(Nhân đọc Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh trên mạng internet, năm 2008)
LTS: Trong thời gian qua, trên mạng internet có đăng tải Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh. Hồi ký này đã làm xôn xao cư dân mạng và có nhiều ý kiến phản hồi với tác giả hồi ký.
Để rộng đường dư luận, báo Sức khỏe & Đời sống trích đăng bài viết của Tiến sĩ mỹ học Đỗ Văn Khang.
Trước đây tôi cứ đinh ninh Nguyễn Đăng Mạnh là người thận trọng trong nghiên cứu văn chương; té ra đó chỉ là người chăm chỉ ghi chép đủ thứ trên đời. Bằng chứng là Nguyễn Đăng Mạnh đã biến tác phẩm của mình "thành phòng trưng bày các chi tiết", cứ khái quát lên là không ổn; xin dẫn chứng trường hợp nghiên cứu thơ Bác:
Nguyễn Đăng Mạnh viết: "Nhiều thằng ngu hoặc cố tình không hiểu đã phê phán tôi về sự phân biệt" trong thơ Bác có hai loại: "Một loại là thơ tuyên truyền thường dùng lối ca vè, cốt minh họa đường lối chính trị. Những bài thơ Chúc Tết, Mừng xuân cũng thuộc loại này. Thơ này không sáng tác theo quy luật nghệ thuật. Hai là loại thơ nghệ thuật diễn đạt tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ. Loại này (Bác Hồ) cốt làm để giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng, hoặc ở trong nhà tù, khi hoàn toàn không có cách gì để làm việc cho Cách mạng" (tr 127).
Nguyễn Đăng Mạnh hồn nhiên dẫn bài:
Ngâm thơ ta vốn không ham/ Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây/ Ngày dài ngâm ngợi cho khuây/ Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
Để chứng minh: Đấy Cụ Hồ đã tự nhận mình làm thơ trong tù để giải trí là gì? "Cụ làm thơ y như nằm đếm ngói trên mái nhà tù" cho qua ngày là gì!
Cứ theo cái logic của Nguyễn Đăng Mạnh thì Hải Thượng Lãn Ông là một Ông "Lười", vì Hải Thượng tự nhận mình là Lãn Ông rồi còn gì!
Như thế về phương pháp, (Nguyễn Đăng Mạnh hay nói sai về phương pháp luận vì ông không phải chuyên gia triết học) ngay ở đây, Nguyễn Đăng Mạnh không chú ý rằng: Một sự vật, một hiện tượng, một bài thơ, thậm chí chỉ một câu thơ chí ít có hai nội dung: nội dung bên ngoài và nội dung bên trong.
Bài thơ Nguyễn Đăng Mạnh dẫn ra để làm căn cứ chia thơ Bác Hồ là thơ giải trí, đó mới là "ngôn ngoại"; còn bên trong liệu Bác Hồ ở trong tù chỉ có "ngâm ngợi" hay còn nung nấu:
Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao/ Muốn nên sự nghiệp lớn/ Tinh thần cần phải cao.
Bác Hồ có một quan niệm thơ rất mới ghi ngay trong tập Ngục trung nhật ký, đó là quan niệm của nhà thơ chiến sĩ:
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp/ Mây gió trăng hoa tuyết núi sông/ Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
Một nhà thơ chiến sĩ mà lại chịu bó tay trong nhà tù, chỉ có ngâm ngợi giải trí thì lạ thật. Tôi chưa từng thấy một chiến sĩ cộng sản nào lại chịu bó tay trong nhà tù cả.
Hơn thế, thơ "Ngục trung" của Bác trước hết còn là thơ phản ánh hiện thực: Nào ghẻ lở, răng gãy, gầy nhom, chỉ có một chậu nước con. Thơ Bác còn là thơ chia sẻ với bạn tù; nhỏ lệ thương cảm cảnh em bé cũng bị đi tù trong bài Oa oa. Bé khóc to như vậy mà Nguyễn Đăng Mạnh vẫn không nghe thấy thì phải xem lại cảm xúc.
Làm văn mắt phải tinh, tai phải thính, chọn câu chữ phải dùng cân tiểu ly, y như cân vàng mười; đằng này Nguyễn Đăng Mạnh lại mang đấu để đong chữ như đong thóc. Lại nữa, trong khoa học phải cẩn trọng, phải lắng nghe và học hỏi lẫn nhau, phải coi người khác như "mảnh thiên tài của nhân loại; hãy nhặt những mảnh mà góp nên tài năng của mình".
Nguyễn Đăng Mạnh đưa ra ý kiến phản đối ông Trường Chinh về "Mối quan hệ giữa nghệ thuật và tuyên truyền". Được thôi! Nhưng sẽ có hai trường hợp:
Một là: Nêu lại vấn đề nghệ thuật đã được giải quyết cách ta đến 40 năm (từ thời kháng chiến chống Pháp) lại do hai nhà văn hóa lớn là Trường Chinh và Tô Ngọc Vân luận bàn và đã được thuyết phục, nay Nguyễn Đăng Mạnh nêu lại mà nêu đúng thì Nguyễn Đăng Mạnh có tầm cỡ lý luận đấy!
Hai là: Ngược lại, Nguyễn Đăng Mạnh sẽ tự coi mình là người "điếc không sợ súng"; lại tự phơi bày cái vốn của mình như bà Nguyễn Thị Lộ nói trong bài "Đoản Thiên...": "Kẻ này chữ nghĩa chỉ có lưng đấu mà cứ đem vung tán tàn ra" (Hà Nội mới Chủ nhật, số 83, ngày 28/10/1990). Rõ là:
Nguyễn Đăng Mạnh đã không chú ý (hoặc không biết đến) lý thuyết Giải tần nghệ thuật, lý thuyết này có trong Mỹ học của Hêghen (từ trang 568 đến trang 644 phần nói về Sử thi, tập II, NXB Văn học 1999). Nguyễn Đăng Mạnh quả quyết: "Văn tuyên truyền cao vẫn là tuyên truyền" không thể thành nghệ thuật được (trang 101). Trong khi đó Hêghen cho thơ đề trên mộ tuy chỉ để đánh dấu mộ chí nhưng nó mà cao, người nằm trong mộ cũng cao thì được xếp vào nghệ thuật Sử thi. Nguyễn Đăng Mạnh còn nói: "Giống như tranh áp phích - cao hay thấp vẫn là áp phích" (trang 101). Chỗ này Nguyễn Đăng Mạnh không biết rằng tranh cổ động (áp phích) đã được liệt vào phạm vi hoạt động nghệ thuật rồi.
Vậy luận điểm của ông Trường Chinh: "Tuyên truyền cao đến mức nào (đó) thì tuyên truyền trở thành nghệ thuật, nghệ thuật thiết thực đến mức nào (đó) thì nghệ thuật đó có tính rõ rệt là tuyên truyền". Ý kiến này đúng cả về hai phương diện:
Về lý luận, ông Trường Chinh bắt gặp Hêghen ở thuyết Giải tần nghệ thuật.
Về thực tiễn, chính họa sĩ Tô Ngọc Vân đã chứng minh luận điểm đó là đúng trong tác phẩm Con trâu quả thực. Hiện tác phẩm này được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Xem thế, cầm chắc là Nguyễn Đăng Mạnh còn xa mới tiếp cận nổi câu nói của danh họa Egieni Delacroa: "Hãy cho tôi một mảng bùn, tôi sẽ biến nó thành thần Vệ nữ", nghĩa là Nguyễn Đăng Mạnh không biết đến quy luật chuyển hóa giá trị của nghệ thuật qua tài năng nghệ thuật. Xem ra lý luận nghệ thuật của Nguyễn Đăng Mạnh còn nhiều chỗ lõm bõm lắm.
Khả năng bình giá văn chương thời đổi mới
Nguyễn Đăng Mạnh tự nhận mình thuộc phái cấp tiến. Ta phải xem Nguyễn Đăng Mạnh có cấp tiến thật hay cấp lùi. Cấp tiến thật phải có quan điểm thẩm mỹ mới, phải phát hiện được nhân vật thời đại mới bằng không chỉ là "nói đại", là cơ hội.
Nguyễn Đăng Mạnh đánh giá bản chất của phê bình văn học thời cách mạng và kháng chiến là thứ "phê bình gác cổng, thổi còi". Như vậy là "nói đại", vừa thiếu kiến thức, vừa không nghiêm túc.
Không có khả năng đánh giá văn chương, đổi mới của Nguyễn Đăng Mạnh thể hiện ở sự loạn chuẩn trong cách bênh Nguyễn Huy Thiệp.
Nguyễn Đăng Mạnh viết: "Khi Huy Thiệp viết Phẩm tiết, bị quy là xúc phạm Quang Trung, nhiều tay xúm vào đả kích, chửi bới" (tr. 291). Nguyễn Đăng Mạnh còn khen truyện Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp (toàn cứt với đái) là hay quá! Dân gian quá! Nguyễn Đăng Mạnh tán: "Tả sự thật mà dùng chữ tục thì sự thật được phơi bày đến triệt để" (Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn hóa Thông tin 2001, tr. 463). Ở đây, Nguyễn Đăng Mạnh đã không phân biệt hai sự thật. Sự thật ngoài đời và sự thật nghệ thuật. Sự thật ngoài đời mới chỉ là nguyên liệu. Nhà văn muốn biến nó thành sự thật nghệ thuật thì phải khử trùng, chống ô nhiễm; đến vàng còn phải luyện nữa là văn. Hơn nữa, chửi tục viết trong văn, nhà văn còn phải "cấp phép" cho nhân vật nào được nói tục; nói tục ở hoàn cảnh nào, môi trường nào; nhân vật nói tục cho ai? Vì sao? Để làm gì?
Chí Phèo trước khi bị Bá Kiến lập mẹo cho đi tù, Chí là người tử tế, không nói tục. Chí chỉ nói tục khi ra tù, khi bị nhà tù tha hóa thành tên nát rượu. Nhà văn Nam Cao dùng cách nói tục của Chí để lên án cái xã hội phi nhân thời thực dân phong kiến.
Nguyễn Đăng Mạnh chẳng nghiên cứu kỹ quy luật nói tục của nghệ thuật, hóa ra ông ủng hộ phản văn hóa, phản thẩm mỹ; "muốn sự thật được phơi bày triệt để, nhà văn cứ dùng nhiều chữ tục vào". Đó mới là lý luận văn học cấp tiến của Nguyễn Đăng Mạnh.
Về nhân tình thế thái trong Bút ký Nguyễn Đăng Mạnh
Trước hết là tình người: Nguyễn Đăng Mạnh kể có lần sáng tác bài thơ được đăng báo, một nhạc sĩ thấy thích đem phổ nhạc. Chương trình phát sóng được báo trước cho cả gia đình Nguyễn Đăng Mạnh. Nghe xong, con trai Nguyễn Đăng Mạnh lăn ra chổng bốn vó lên trời cười hô hố diễu bản nhạc đó.
Có hai điều nên tránh trong câu chuyện này: thứ nhất, tất cả mọi cái đều qua đi, chỉ còn lại có tình người. Tình người nơi Nguyễn Đăng Mạnh sao ít quá. Hay dở là do khả năng, nhưng tâm huyết của người phổ nhạc lại đầy ắp tình bạn. Ai lại đem ra diễu bao giờ. Thứ hai, Nguyễn Đăng Mạnh vẽ con mình chổng vó như vậy chỉ làm người ta hiểu sai về cậu bé.
Về tình thầy trò:
Nguyễn Đăng Mạnh kể có một trò cũ là Lê Tuấn Anh đã là thầy giáo của Đại học Sư phạm Hà Nội I viết liền hai bài báo đăng trên Quân đội Nhân dân tháng 4/1995 nhận xét thầy Nguyễn Đăng Mạnh: "Trước công cuộc đổi mới, viết về thơ Bác rất tốt, nhưng từ khi đổi mới đã chạy theo phong trào hạ bệ Hồ Chí Minh" (tr 95).
Căn cứ vào lời thuật của Nguyễn Đăng Mạnh thì rõ là Lê Tuấn Anh đã nói thẳng, nói thật, nói đúng. Nguyễn Đăng Mạnh còn khen văn của Lê Tuấn Anh sắc sảo. Tôi cũng thấy Tuấn Anh nói giỏi, nhưng tại sao thầy Nguyễn Đăng Mạnh lại căm thù trò như thế kể cả khi Lê Tuấn Anh lâm bệnh qua đời còn bị Nguyễn Đăng Mạnh lôi ra mắng mỏ, còn mang cả bố người ta ra rủa là "Xuân tóc đỏ".
Ôi! nhân tình thế thái, làm như vậy chỉ tự bộc lộ là lòng dạ hẹp quá vì trong khoa học mọi người đều bình đẳng về chân lý.
Về chính trị:
Nguyễn Đăng Mạnh tâm đắc với Nguyên Ngọc khẳng định: "Chế độ này thế nào cũng sụp đổ. Nhưng không biết nó sẽ sụp đổ theo kịch bản nào" (trang 266 dòng thứ 10 từ dưới lên), các chữ này đều in nghiêng gây ấn tượng.
Thế là rõ tâm đen của Nguyễn Đăng Mạnh. Về văn nghệ, "đưa tên dắt gái Nguyễn Huy Thiệp" lên làm thần tượng văn học thời đổi mới (Nguyễn Đăng Mạnh thừa nhận tr 291).
Nguyễn Đăng Mạnh còn vô chính phủ ngay trong nhận xét về con người và các miền quê Việt.
Sau khi nói xấu người Nghệ An là "cá gỗ", là tham vọng, là tự khổ sở không biết sự sung sướng là gì. Sau đó quay ra chê dân xứ Thanh là "thẩm mỹ phó cạo", rồi còn nói ai người Thanh Hoá làm văn nghệ thì hoa hoè hoa sói không có nội dung gì sâu sắc.
Nguyễn Đăng Mạnh còn tự nhận mình không ưa gì người Huế, rồi dẫn bốn câu tếu táo chê phong cảnh và con người Huế đến cạn tình, cạn nghĩa:
"Sơn bất cao/ Thủy bất thâm/ Nam đa trá/ Nữ đa dâm" (tr. 58).
Nguyễn Đăng Mạnh tự nhận mình là vô đạo (tr.10). Mạnh còn lếu láo với cả xứ Nghệ và xứ Thanh, cả sông Hương, núi Ngự và người xứ Huế, Mạnh đã vô lễ. Mạnh cầu mong cho Tổ quốc mình sụp đổ, Mạnh là vô nhân.
Khả năng đánh giá văn chương trước đổi mới
LTS: Trong thời gian qua, trên mạng internet có đăng tải Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh. Hồi ký này đã làm xôn xao cư dân mạng và có nhiều ý kiến phản hồi với tác giả hồi ký.
Để rộng đường dư luận, báo Sức khỏe & Đời sống trích đăng bài viết của Tiến sĩ mỹ học Đỗ Văn Khang.
Trước đây tôi cứ đinh ninh Nguyễn Đăng Mạnh là người thận trọng trong nghiên cứu văn chương; té ra đó chỉ là người chăm chỉ ghi chép đủ thứ trên đời. Bằng chứng là Nguyễn Đăng Mạnh đã biến tác phẩm của mình "thành phòng trưng bày các chi tiết", cứ khái quát lên là không ổn; xin dẫn chứng trường hợp nghiên cứu thơ Bác:
Nguyễn Đăng Mạnh viết: "Nhiều thằng ngu hoặc cố tình không hiểu đã phê phán tôi về sự phân biệt" trong thơ Bác có hai loại: "Một loại là thơ tuyên truyền thường dùng lối ca vè, cốt minh họa đường lối chính trị. Những bài thơ Chúc Tết, Mừng xuân cũng thuộc loại này. Thơ này không sáng tác theo quy luật nghệ thuật. Hai là loại thơ nghệ thuật diễn đạt tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ. Loại này (Bác Hồ) cốt làm để giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng, hoặc ở trong nhà tù, khi hoàn toàn không có cách gì để làm việc cho Cách mạng" (tr 127).
Nguyễn Đăng Mạnh hồn nhiên dẫn bài:
Ngâm thơ ta vốn không ham/ Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây/ Ngày dài ngâm ngợi cho khuây/ Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
Để chứng minh: Đấy Cụ Hồ đã tự nhận mình làm thơ trong tù để giải trí là gì? "Cụ làm thơ y như nằm đếm ngói trên mái nhà tù" cho qua ngày là gì!
Cứ theo cái logic của Nguyễn Đăng Mạnh thì Hải Thượng Lãn Ông là một Ông "Lười", vì Hải Thượng tự nhận mình là Lãn Ông rồi còn gì!
Như thế về phương pháp, (Nguyễn Đăng Mạnh hay nói sai về phương pháp luận vì ông không phải chuyên gia triết học) ngay ở đây, Nguyễn Đăng Mạnh không chú ý rằng: Một sự vật, một hiện tượng, một bài thơ, thậm chí chỉ một câu thơ chí ít có hai nội dung: nội dung bên ngoài và nội dung bên trong.
Bài thơ Nguyễn Đăng Mạnh dẫn ra để làm căn cứ chia thơ Bác Hồ là thơ giải trí, đó mới là "ngôn ngoại"; còn bên trong liệu Bác Hồ ở trong tù chỉ có "ngâm ngợi" hay còn nung nấu:
Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao/ Muốn nên sự nghiệp lớn/ Tinh thần cần phải cao.
Bác Hồ có một quan niệm thơ rất mới ghi ngay trong tập Ngục trung nhật ký, đó là quan niệm của nhà thơ chiến sĩ:
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp/ Mây gió trăng hoa tuyết núi sông/ Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
Một nhà thơ chiến sĩ mà lại chịu bó tay trong nhà tù, chỉ có ngâm ngợi giải trí thì lạ thật. Tôi chưa từng thấy một chiến sĩ cộng sản nào lại chịu bó tay trong nhà tù cả.
Hơn thế, thơ "Ngục trung" của Bác trước hết còn là thơ phản ánh hiện thực: Nào ghẻ lở, răng gãy, gầy nhom, chỉ có một chậu nước con. Thơ Bác còn là thơ chia sẻ với bạn tù; nhỏ lệ thương cảm cảnh em bé cũng bị đi tù trong bài Oa oa. Bé khóc to như vậy mà Nguyễn Đăng Mạnh vẫn không nghe thấy thì phải xem lại cảm xúc.
Làm văn mắt phải tinh, tai phải thính, chọn câu chữ phải dùng cân tiểu ly, y như cân vàng mười; đằng này Nguyễn Đăng Mạnh lại mang đấu để đong chữ như đong thóc. Lại nữa, trong khoa học phải cẩn trọng, phải lắng nghe và học hỏi lẫn nhau, phải coi người khác như "mảnh thiên tài của nhân loại; hãy nhặt những mảnh mà góp nên tài năng của mình".
Nguyễn Đăng Mạnh đưa ra ý kiến phản đối ông Trường Chinh về "Mối quan hệ giữa nghệ thuật và tuyên truyền". Được thôi! Nhưng sẽ có hai trường hợp:
Một là: Nêu lại vấn đề nghệ thuật đã được giải quyết cách ta đến 40 năm (từ thời kháng chiến chống Pháp) lại do hai nhà văn hóa lớn là Trường Chinh và Tô Ngọc Vân luận bàn và đã được thuyết phục, nay Nguyễn Đăng Mạnh nêu lại mà nêu đúng thì Nguyễn Đăng Mạnh có tầm cỡ lý luận đấy!
Hai là: Ngược lại, Nguyễn Đăng Mạnh sẽ tự coi mình là người "điếc không sợ súng"; lại tự phơi bày cái vốn của mình như bà Nguyễn Thị Lộ nói trong bài "Đoản Thiên...": "Kẻ này chữ nghĩa chỉ có lưng đấu mà cứ đem vung tán tàn ra" (Hà Nội mới Chủ nhật, số 83, ngày 28/10/1990). Rõ là:
Nguyễn Đăng Mạnh đã không chú ý (hoặc không biết đến) lý thuyết Giải tần nghệ thuật, lý thuyết này có trong Mỹ học của Hêghen (từ trang 568 đến trang 644 phần nói về Sử thi, tập II, NXB Văn học 1999). Nguyễn Đăng Mạnh quả quyết: "Văn tuyên truyền cao vẫn là tuyên truyền" không thể thành nghệ thuật được (trang 101). Trong khi đó Hêghen cho thơ đề trên mộ tuy chỉ để đánh dấu mộ chí nhưng nó mà cao, người nằm trong mộ cũng cao thì được xếp vào nghệ thuật Sử thi. Nguyễn Đăng Mạnh còn nói: "Giống như tranh áp phích - cao hay thấp vẫn là áp phích" (trang 101). Chỗ này Nguyễn Đăng Mạnh không biết rằng tranh cổ động (áp phích) đã được liệt vào phạm vi hoạt động nghệ thuật rồi.
Vậy luận điểm của ông Trường Chinh: "Tuyên truyền cao đến mức nào (đó) thì tuyên truyền trở thành nghệ thuật, nghệ thuật thiết thực đến mức nào (đó) thì nghệ thuật đó có tính rõ rệt là tuyên truyền". Ý kiến này đúng cả về hai phương diện:
Về lý luận, ông Trường Chinh bắt gặp Hêghen ở thuyết Giải tần nghệ thuật.
Về thực tiễn, chính họa sĩ Tô Ngọc Vân đã chứng minh luận điểm đó là đúng trong tác phẩm Con trâu quả thực. Hiện tác phẩm này được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Xem thế, cầm chắc là Nguyễn Đăng Mạnh còn xa mới tiếp cận nổi câu nói của danh họa Egieni Delacroa: "Hãy cho tôi một mảng bùn, tôi sẽ biến nó thành thần Vệ nữ", nghĩa là Nguyễn Đăng Mạnh không biết đến quy luật chuyển hóa giá trị của nghệ thuật qua tài năng nghệ thuật. Xem ra lý luận nghệ thuật của Nguyễn Đăng Mạnh còn nhiều chỗ lõm bõm lắm.
Khả năng bình giá văn chương thời đổi mới
Nguyễn Đăng Mạnh tự nhận mình thuộc phái cấp tiến. Ta phải xem Nguyễn Đăng Mạnh có cấp tiến thật hay cấp lùi. Cấp tiến thật phải có quan điểm thẩm mỹ mới, phải phát hiện được nhân vật thời đại mới bằng không chỉ là "nói đại", là cơ hội.
Nguyễn Đăng Mạnh đánh giá bản chất của phê bình văn học thời cách mạng và kháng chiến là thứ "phê bình gác cổng, thổi còi". Như vậy là "nói đại", vừa thiếu kiến thức, vừa không nghiêm túc.
Không có khả năng đánh giá văn chương, đổi mới của Nguyễn Đăng Mạnh thể hiện ở sự loạn chuẩn trong cách bênh Nguyễn Huy Thiệp.
Nguyễn Đăng Mạnh viết: "Khi Huy Thiệp viết Phẩm tiết, bị quy là xúc phạm Quang Trung, nhiều tay xúm vào đả kích, chửi bới" (tr. 291). Nguyễn Đăng Mạnh còn khen truyện Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp (toàn cứt với đái) là hay quá! Dân gian quá! Nguyễn Đăng Mạnh tán: "Tả sự thật mà dùng chữ tục thì sự thật được phơi bày đến triệt để" (Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn hóa Thông tin 2001, tr. 463). Ở đây, Nguyễn Đăng Mạnh đã không phân biệt hai sự thật. Sự thật ngoài đời và sự thật nghệ thuật. Sự thật ngoài đời mới chỉ là nguyên liệu. Nhà văn muốn biến nó thành sự thật nghệ thuật thì phải khử trùng, chống ô nhiễm; đến vàng còn phải luyện nữa là văn. Hơn nữa, chửi tục viết trong văn, nhà văn còn phải "cấp phép" cho nhân vật nào được nói tục; nói tục ở hoàn cảnh nào, môi trường nào; nhân vật nói tục cho ai? Vì sao? Để làm gì?
Chí Phèo trước khi bị Bá Kiến lập mẹo cho đi tù, Chí là người tử tế, không nói tục. Chí chỉ nói tục khi ra tù, khi bị nhà tù tha hóa thành tên nát rượu. Nhà văn Nam Cao dùng cách nói tục của Chí để lên án cái xã hội phi nhân thời thực dân phong kiến.
Nguyễn Đăng Mạnh chẳng nghiên cứu kỹ quy luật nói tục của nghệ thuật, hóa ra ông ủng hộ phản văn hóa, phản thẩm mỹ; "muốn sự thật được phơi bày triệt để, nhà văn cứ dùng nhiều chữ tục vào". Đó mới là lý luận văn học cấp tiến của Nguyễn Đăng Mạnh.
Về nhân tình thế thái trong Bút ký Nguyễn Đăng Mạnh
Trước hết là tình người: Nguyễn Đăng Mạnh kể có lần sáng tác bài thơ được đăng báo, một nhạc sĩ thấy thích đem phổ nhạc. Chương trình phát sóng được báo trước cho cả gia đình Nguyễn Đăng Mạnh. Nghe xong, con trai Nguyễn Đăng Mạnh lăn ra chổng bốn vó lên trời cười hô hố diễu bản nhạc đó.
Có hai điều nên tránh trong câu chuyện này: thứ nhất, tất cả mọi cái đều qua đi, chỉ còn lại có tình người. Tình người nơi Nguyễn Đăng Mạnh sao ít quá. Hay dở là do khả năng, nhưng tâm huyết của người phổ nhạc lại đầy ắp tình bạn. Ai lại đem ra diễu bao giờ. Thứ hai, Nguyễn Đăng Mạnh vẽ con mình chổng vó như vậy chỉ làm người ta hiểu sai về cậu bé.
Về tình thầy trò:
Nguyễn Đăng Mạnh kể có một trò cũ là Lê Tuấn Anh đã là thầy giáo của Đại học Sư phạm Hà Nội I viết liền hai bài báo đăng trên Quân đội Nhân dân tháng 4/1995 nhận xét thầy Nguyễn Đăng Mạnh: "Trước công cuộc đổi mới, viết về thơ Bác rất tốt, nhưng từ khi đổi mới đã chạy theo phong trào hạ bệ Hồ Chí Minh" (tr 95).
Căn cứ vào lời thuật của Nguyễn Đăng Mạnh thì rõ là Lê Tuấn Anh đã nói thẳng, nói thật, nói đúng. Nguyễn Đăng Mạnh còn khen văn của Lê Tuấn Anh sắc sảo. Tôi cũng thấy Tuấn Anh nói giỏi, nhưng tại sao thầy Nguyễn Đăng Mạnh lại căm thù trò như thế kể cả khi Lê Tuấn Anh lâm bệnh qua đời còn bị Nguyễn Đăng Mạnh lôi ra mắng mỏ, còn mang cả bố người ta ra rủa là "Xuân tóc đỏ".
Ôi! nhân tình thế thái, làm như vậy chỉ tự bộc lộ là lòng dạ hẹp quá vì trong khoa học mọi người đều bình đẳng về chân lý.
Về chính trị:
Nguyễn Đăng Mạnh tâm đắc với Nguyên Ngọc khẳng định: "Chế độ này thế nào cũng sụp đổ. Nhưng không biết nó sẽ sụp đổ theo kịch bản nào" (trang 266 dòng thứ 10 từ dưới lên), các chữ này đều in nghiêng gây ấn tượng.
Thế là rõ tâm đen của Nguyễn Đăng Mạnh. Về văn nghệ, "đưa tên dắt gái Nguyễn Huy Thiệp" lên làm thần tượng văn học thời đổi mới (Nguyễn Đăng Mạnh thừa nhận tr 291).
Nguyễn Đăng Mạnh còn vô chính phủ ngay trong nhận xét về con người và các miền quê Việt.
Sau khi nói xấu người Nghệ An là "cá gỗ", là tham vọng, là tự khổ sở không biết sự sung sướng là gì. Sau đó quay ra chê dân xứ Thanh là "thẩm mỹ phó cạo", rồi còn nói ai người Thanh Hoá làm văn nghệ thì hoa hoè hoa sói không có nội dung gì sâu sắc.
Nguyễn Đăng Mạnh còn tự nhận mình không ưa gì người Huế, rồi dẫn bốn câu tếu táo chê phong cảnh và con người Huế đến cạn tình, cạn nghĩa:
"Sơn bất cao/ Thủy bất thâm/ Nam đa trá/ Nữ đa dâm" (tr. 58).
Nguyễn Đăng Mạnh tự nhận mình là vô đạo (tr.10). Mạnh còn lếu láo với cả xứ Nghệ và xứ Thanh, cả sông Hương, núi Ngự và người xứ Huế, Mạnh đã vô lễ. Mạnh cầu mong cho Tổ quốc mình sụp đổ, Mạnh là vô nhân.
TSKH. Đỗ Văn Khang
Ông Nguyễn Đăng Mạnh. |