Trong thế kỷ 7 và đầu thế kỷ 8, vì đế quốc Đường củng cố được sự cai trị trên phần lớn châu Á Châu khiến nhiều Phật tử ở Đông Á có dịp đi hành hương đất Phật ở Ấn Độ và Tích Lan. An Nam Đô Hộ Phủ là địa điểm quan trọng vì các chuyến hành hương bằng đường biển xuất phát từ đây theo. Các Phật tử Việt Nam cũng nhân cơ hội này tham dự các chuyến hành hương cho thoả lòng mong ước.
Các thông tin về vài chuyến hành hương như vậy của Trung Quốc vào thời đó còn được lưu giữ đến ngày nay. Minh Viễn, quê ở Tứ Xuyên, đã xuống tàu từ An Nam Đô Hộ Phủ. Đến Java thì nghỉ chân, rồi thẳng tới Tích Lan và Ấn Độ. Một người khác, quê ở Hồ Bắc là Vô Hành, cũng đã xuống tàu ở An Nam Đô Hộ Phủ để đi Ấn Độ; trên đường ông dừng chân ở Sumatra và trở thành bạn đồng hành của một người có tên tuổi là Nghĩa Tịnh (635-713). Lại có một khách hành hương nữa ở Hồ Bắc tên là Huệ Minh, nhưng ông này không may mắn bị gặp bão ngoài khơi Lâm Ấp và phải quay về Trung Quốc qua đường An Nam.
Phần đông người Trung Quốc đi hành hương Ấn Độ chỉ ghé qua An Nam như một trạm dừng chân, có những người đã ở lại An Nam khá lâu và góp sức vào các hoạt động Phật Giáo ở đây. Trí Hoằng, người Lạc Dương, đã ở lại An Nam một năm trời trước khi tiếp tục lên đường đi Ấn Độ qua ngả Sumatra. Đàm Nhuận, cũng người Lạc Dương, đã tá túc ở An Nam để tránh một đợt gió mùa và được dân địa phương rất quý trọng vì tính tình thẳng thắn của ông. Khi ông tiếp tục cuộc hành hương sang Ấn Độ thì có một người Giao Chỉ là Văn Ký đi theo.
Nhưng không may Đàm Nhuận chết ở dọc đường, tại một nơi gần đảo Java, còn Văn Kỳ quyết định ở lại. Trong thời gian ở đó Văn Kỳ đã đọc thông viết thạo tiếng Phạn và tiếng Mã Lai (K’un Lun). Về sau, một người Trung Quốc hành hương khác là Hội Ninh ở Java và một nhà sư ở Java tên Jnanabhadra cũng dịch một ít kinh Phật sang tiếng Trung Quốc và Văn Kỳ được giao nhiệm vụ đem những bản dịch ấy về Trung Quốc.
Về lại Giao Chỉ khoảng những năm 670, Văn Kỳ đi thẳng lên kinh đô để trình những bộ kinh Phật đã được dịch lên vua Đường. Trên đường sang Java một lần nữa để chuyển lại thông điệp của triều đình nhà Đường cảm ơn các dịch giả, Văn Ký đã nán lại An Nam Đô Hộ Phủ để thuyết pháp trong cộng đồng Phật Giáo và trong dân chúng địa phương nên khi đến Java thì Huệ Ninh đã khởi hành đi Ấn Độ rồi thế là Văn Kỳ đành ở lại Sumatra.
Cũng vào cuối thế kỷ 7, một người quê quán ở Trung Á tên là Sanghavarma đã hành hương sang tận Ấn Độ và sau đó được triều Đường phái xuống Giao Châu để làm thuốc. Vì những hoạt động từ thiện nhân một nạn đói ở đó khiến Sanghavarma được dân chúng tôn thờ và coi như một vị Bồ Tát.
Gương đức hạnh và lòng sùng đạo của những người đi hành hương từ Trung Quốc đã được nhiều Phật Tử Việt Nam noi theo. Một người quê ở Giao Châu là Mộc Xoa Đề cũng đi theo con đường ấy qua các đảo ở Nam Á để tới Ấn Độ. Khuy Sung, một người hành hương nữa cũng ở Giao Châu, đi theo Minh Viễn tới Java, Tích Lan rồi đến Ấn Độ. Người thứ ba, cũng quê ở Giao Châu, là Huệ Diễm, theo sư phụ của ông đến Tích Lan. Một người ở châu Ái là Trí Hạnh, đi qua các vùng đảo ở phía nam biển Đông để tới Ấn Độ. Đại Thắng Đặng cũng từ Ái Châu đi Thái Lan lúc còn niên thiếu và sau đó đã sống ở kinh đô Đường trước khi theo con đường hành hương qua các đảo ở Nam Hải và Tích Lan để đến Ấn Độ, nơi đó, ông gặp và kết bạn với Nghĩa Tịnh.
Những người hành hương theo chân các thương nhân xuống tàu sang Java và Ấn Độ từ các cảng ở An Nam Đô Hộ Phủ. Không thể có một kỷ nguyên mà các chuyến hành hương lại dễ dàng và tấp nập như thế nếu không có một nền giao thương hàng hải quốc tế sinh động, vì những người hành hương chỉ việc đi theo các hải lộ của các thương thuyền. Xét về mặt tôn giáo đây là thời kỳ hành hương tấp nập nhưng phải hiểu rằng đó là nhờ giao thương hàng hải đã phát triển trên quy mô rộng rãi.
Một lần nữa, người đọc hiểu rằng người Việt Nam đã gắn kết chặt chẽ với thế giới biển ở Đông Nam Á như thế nào. Ranh giới văn hoá giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã được cải thiện nhờ di sản chung là Phật Giáo, nhất là trong thời đại thế giới chủ nghĩa của nhà Đường. Những Phật tử Trung Quốc và Việt Nam du hành đến những tiểu quốc trên các đảo ở Đông Nam Á để trau dồi tiếng Phạn trước khi đặt chân lên đất Phật. Những chiếc tàu chở đầy hàng hoá mà họ tháp tùng là do những thương nhân làm chủ.
Thời đại của những người đi hành hương và thương nhân đã là một chủ đề nổi bật của lịch sử vùng Đông Nam Á mà trong đó có Việt Nam: chủ đề về giao thương và tiếp xúc hàng hải luôn được coi là nguồn gốc của nền văn minh.
NHỮNG NGƯỜI BỊ LƯU ĐẦY
Tuy nhiên, ở miền Nam những tiếp xúc chặt chẽ nhất vẫn là từ phương Bắc với làn sóng các binh sĩ, quan lại, hoàng thân và cả những quan chức bị lưu đầy từ phương Bắc tiếp tục kéo xuống miền Nam. Một trong những đô đốc đầu tiên của Giao Châu là một người trong hoàng tộc nhà Đường tên là Lý Thọ. Đường Thái Tôn lên ngôi năm 627 với nhiều cải cách khiến Lý Thọ bị sa thải về tội tham nhũng. Sau đó Đường Thái Tôn cho đòi Lữ Tổ Thượng, một quan chức có tài và có danh tiếng đến và bảo: “Giao Châu là một vùng biên giới rộng lớn, cần phải có quan chức tốt trông coi nhưng cho đến bây giờ chưa có một đô đốc nào làm đầy đủ nhiệm vụ cả. Xét thấy ngươi có khả năng, vậy hãy đi và phòng thủ Giao Châu cho trẫm. Không được viện lẽ xa xôi mà từ chối.”
Lữ Tổ Thượng vâng vâng dạ dạ nhưng về sau lại viện cớ bịnh hoạn và chẳng chịu đi xuống miền Nam nhậm chức mới. Sau nhiều lần sai sứ giả đến giục ông lên đường nhưng không được, Đường Thái Tôn sai chính anh rể của Lữ Tổ Thượng đến để phân giải cho ông nghe. Sau khi nghe anh rể nói hết lời về danh dự và bổn phận, Lữ Tổ Thượng trả lời: “… miền Nam có nhiều bệnh sốt rét hoành hành; nếu đệ đi đến đó thì sẽ chẳng có ngày về.”
Thái độ ngoan cố của Tổ Thượng khiến Đường Thái Tôn nổi giận và thét đao phủ đem ông ra chém đầu vì tội bất tuân. Việc này cho thấy sự lựa chọn giữa nhát chém của đao phủ và khả năng mất mạng khi vướng phải sơn lam chướng khí dẫn đến việc nhiều quan chức bị giáng cấp và lưu đầy biệt xứ đã trở thành một phương cách để bố trí các quan lại nhà Đường xuống miền Nam làm việc. Ví dụ như năm 635, Lý Đạo Hưng, một người trong hoàng tộc nhà Đường bị đổi xuống làm Đô Đốc Giao Châu như một cách trừng phạt về một tội phạm không được ghi vào hồ sơ; và ông này đã chết vì bịnh hoạn trong vòng chưa tới một năm sau khi nhận nhiệm sở.
Danh sách những người Trung Quốc bị lưu đày xuống Nam rất dài và gồm nhiều người có tên tuổi như Đỗ Chính Luân đã được Đường Thái Tôn bổ làm phụ tá cho Hoàng Thái Tử; nhưng khi Thái Tử âm mưu cướp ngôi vua năm 643 thì Đỗ Chính Luân bị giáng chức xuống làm Đô Đốc Giao Châu.
Tương tự như thế, sau âm mưu phản nghịch của Phòng Di Ái năm 652 bị bại lộ lại có thêm những kẻ bị lưu đày mới. Anh của Văn Bi và em của Sài Triết Uy vì can dự vào âm mưu này nên cả hai đều bị nghi ngờ và bị đày xuống miền Nam. Về sau, Triết Uy được vua khoan hồng với cơ hội chuộc tội là chịu đi làm Đô Đốc Giao Châu.
Sau năm 655, Lý Nghĩa Phủ, một quan đại thần có thế lực trong triều và Đỗ Chính Luân được phục hồi chức vị dưới sự bảo trợ của Võ Hoàng Hậu (Võ Tắc Thiên). Hai ông này sau đó lại cho rằng nhà thư pháp danh tiếng, Chử Toại Lương, là trở ngại lớn cho kế hoạch của họ nên ghép Chử Toại Lương vào tội bất trung và giáng xuống làm Đô Đốc một châu trong tỉnh Hồ Nam ngày nay. Đầu năm 657, Chử Toại Lương lại bị giáng chức xuống nữa, làm Đô Đốc Quế Châu, ở Quảng Tây. Bốn tháng sau, Lý Nghĩa Phủ lại buộc tội Chử Toại Lương đã mưu toan dùng Quế Châu làm căn cứ ly khai và giáng xuống chức Đô Đốc châu Ái. Chử Toại Lương sau khi đến Ái Châu thì thảo ngay một tờ biểu về triều để tâu trình ngọn ngành là mình vô tội, nhưng chẳng đạt được kết quả gì. Khi ông chết vào cuối năm 658; hai người con trai của ông, cũng bị đi đày với ông, đều bị ám hại chết.
Chưa hết, vì nhà Đường thay đổi chính sách liên miên nên năm 658, đến lượt Nghĩa Phụ và Chính Luân bị buộc tội mưu phản và bị đày xuống Quảng Tây. Trớ trêu rằng chỉ vài tháng trước đó, Chính Luân còn khuyến cáo rằng có quá nhiều người bị lưu đày thì nay đã xảy ra chuyện như thế. Mặc dầu Nghĩa Phụ sau đó thoát nạn trở về Bắc và có gây dựng được thanh thế trở lại, nhưng Chính Luân phải chịu để nắm xương tàn ở miền Nam.
Thông thường, một người càng bị tội nặng bao nhiêu, càng bị đày xa xuống miền Nam bấy nhiêu cho nên Lý Thọ, một thân quyến của Lý Nghĩa Phụ và bộ hạ của Chính Luân bị đày xuống châu Hoan. Trước năm 628, Bùi Thiện Thông, một hầu cận của Dương Hoàng đế nhà Tùy, cũng bị tống xuống châu Hoan vì bị triều đình nghi kỵ. Sau này có Lý Càn Hữu, một Thứ sử ở Hồ Bắc bây giờ, bị đày xuống châu Hoan vì đã viết những bài văn châm biếm chính sách triều đình. Đến cuối thế kỷ 7, Nghiêm Thiên Tư, một quan ngự sử có uy tín, nhưng bị khép tội tham nhũng và cũng bị đày xuống châu Hoan
Không thể thích ứng được với lề thói săm soi của Ngự sử đài, một cơ quan rất nhạy cảm của nhà Đường, nên nhiều quan chức chính trực phải chịu đi đày xuống miền Nam. Lăng Dư Khánh bị đổi xuống làm Thứ Sử Giao Châu vì đã tỏ ra sốt sắng thái quá với công việc Ngự Sử. Lại một quan Ngự Sử đáng tôn kính khác là Lý Sao bị đày xuống làm thư ký giữ sổ sách ở Long Biên, Giao Châu, sau khi dám tranh luận với vua. Rồi lại có Hàn Tư Ngạn, một quan Ngự Sử rất có uy tín dám cả gan cảnh cáo Cao Hoàng Đế về thế lực ngày mỗi mạnh của Võ Tắc Thiên Hoàng Hậu. Kết quả là ông phải từ quan bỏ về dưới áp lực của Lý Nghĩa Phủ. Năm 675, một thời gian lâu sau khi Nghĩa Phủ chết, Cao Hoàng Đế nhớ đến Hàn Tư Ngạn và gọi ông về triều với ý định phong chức cho ông nhưng vì đã xa công việc triều chính đã lâu, nên ông quên hết cả nghi lễ và tập tục ở trong triều. Khi đến trước mặt Hoàng Đế, ông quên cả những thủ tục phải thi hành trong một dịp như thế, và kết quả là ông bị đày xuống làm một Lịnh Quan ở châu Diên, Giao Châu, rồi chết ở đó.
Nhiều người bị đày xuống miền Nam là những danh sĩ rất có ảnh hưởng trong việc phát triển văn hoá ở vùng biên giới. Tiêu biểu là Vương Phúc Thời, xuất thân từ một gia đình danh sĩ ở Sơn Tây. Dưới thời Cao Hoàng Đế nhà Đường, ông bị đày xuống làm Lịnh Quan ở Giao Chỉ sau khi một người con trai của ông bị cách chức. Người con khác của ông là Vương Bột, rất nổi tiếng về thi pháp nhưng khi đi thuyền xuống Giao Chỉ thăm ông thì, không may, thuyền bị đắm và chết đuối. Sử chép Vương Phúc Thời cho xây nhiều trường học và được các gia đình quý tộc địa phương rất quý trọng.
Năm 705, sau khi Võ Tắc Thiên bị buộc phải thoái vị, có hai quan chức học giả bị tạm thời đày xuống An Nam Đô Hộ Phủ. Đỗ Thẩm Ngôn bị đày xuống châu Phong và Thẩm Toàn Kỳ xuống châu Hoan. Hai ông này đều để lại những bài thơ cảm thán trong thời gian bị đi đày ở miền Nam. Dưới đây là một trong những bài thơ của Toàn Kỳ: Ta được nghe nói nhiều về Giao Chỉ
Rằng những tục lệ miền Nam đi sâu vào lòng người
Mùa đông thì ngắn, ba mùa còn lại mặt trời luôn toả sáng
Ở đó quan Úy Tô từng có cả một vương quốc
Và Sĩ Nhiếp vẫn lảng vảng từ thế giới bên kia
Nhà cửa trong làng truyền từ đời này sang đời nọ
Cá và muối đã có từ thuở xa xưa
Từ thời thượng cổ, người Việt triều cống chim bạch trĩ
Tướng quân Hán trầm tư vì con chim bồ cắt
Chòm sao Đại Hùng treo lơ lửng trên non Chung
Ngọn gió Nam thổi trên biển Trang
Từ khi ta rời quê nhà, năm tháng qua lại qua
Mái tóc bạc báo tin nay ta đã già
Các huynh đệ ta ai cũng chào thua định mệnh
Vợ con ta cũng đã ra người thiên cổ
Kìa con đường hiu quạnh, kìa bức tường đổ nát và những giọt lệ rơi
Trái tim ta chẳng còn âm vang ý muốn của Trời nữa
Câu nói “người Việt triều cống chim bạch trĩ” là nhắc lại theo huyền sử Trung Quốc, khi Trang Vương của nhà Chu (1115-1078 TCN) nhận được chim trĩ do người từ bộ tộc Việt Thường đem triều cống vào năm 1110 TCN. Đây là lời ghi lại xưa cũ nhất về sự tiếp xúc giữa Trung Quốc thời cổ và người Việt nên sự kiện này đã trở thành cái mốc đánh dấu thuở sơ khai của lịch sử Việt Nam. Trong trí óc của người Trung Quốc thì thời kỳ cổ đại này cho thấy sự qui phục của người Việt khi phải đem đồ triều cống Trung Quốc. Đối với các học giả Việt Nam về sau này thì thời kỳ đó là bằng chứng đất nước họ đã tồn tại từ đời thượng cổ. Lẽ tất nhiên, như Chương I đã nói, người Việt Thường năm 1110 TCN không có gì dính dáng đến người Việt Nam cổ đại cả.
Câu thơ “Tướng quân Hán trầm tư vì con chim bồ cắt” là nhắc đến lời của Mã Viện khi đem quân Hán chinh phạt miền Nam vào năm 42-43. Khi phải tạm dừng quân trong đồng bằng sông Hồng vào mùa gió Nồm và nhìn thấy một con chim bồ cắt rơi xuống sông và chết vì cố bay trong cơn mưa, Mã Viện ngẫm nghĩ đến lẽ sống ở đời và tự hỏi lý do gì khiến ông phải lăn lộn lo toan mọi việc như thế. Tứ thơ nhắc đến con chim bồ cắt là có ý gợi lên phút trầm tư mặc tưởng của tác giả vì đang phải sống xa nhà trong một môi trường xa lạ với nhiều hiểm hoạ khó lường. Chung Sơn là ngọn núi cao ở phía Nam tỉnh Hồ Nam. Cảnh chòm sao Đại Hùng trên bầu trời phía Bắc toả chiếu trên một ngọn núi ở miền Nam xa xôi đã vượt ra ngoài cái tư duy và tâm thức thông thường về thế giới của một người Trung Quốc có học thức vào thời Đường. Biển Trang là vịnh Bắc Bộ bây giờ. Trong bài thơ này, tác giả pha trộn lời tán thưởng cái di sản đặc biệt của phương Nam với tâm trạng u hoài về bi kịch của cuộc đời. Cảm tưởng bị lạc lõng, mất phương hướng, không muốn tin vào hiện trạng, cộng với sự hoang mang là nỗi niềm chung của những kẻ bị lưu đầy. Tuy nhiên, không phải là tất cả các quan đời Đường đều bị ép buộc hay phải miễn cưỡng xuống Nam, và cũng không phải là tất cả đều coi nơi họ lưu trú là niềm bất hạnh mà họ phải cam chịu để chuộc tội. Ngược lại, nhiều người lại thấy thích thú khi sống ở miền Nam nên quyết định ở lại đây vĩnh viễn. Sau này chúng ta sẽ thấy một Tiết Độ Sứ vào thế kỷ 9 đã quyết định ở lại miền Nam và gây dựng nên một gia đình mà những thế kỷ sau này đã đạt được nhiều danh tiếng trong chính quyền Việt Nam.
Tác giả: Keith Weller Taylor
Chuyển ngữ: Lê Hồng Chương
Source: Damau.org
Các thông tin về vài chuyến hành hương như vậy của Trung Quốc vào thời đó còn được lưu giữ đến ngày nay. Minh Viễn, quê ở Tứ Xuyên, đã xuống tàu từ An Nam Đô Hộ Phủ. Đến Java thì nghỉ chân, rồi thẳng tới Tích Lan và Ấn Độ. Một người khác, quê ở Hồ Bắc là Vô Hành, cũng đã xuống tàu ở An Nam Đô Hộ Phủ để đi Ấn Độ; trên đường ông dừng chân ở Sumatra và trở thành bạn đồng hành của một người có tên tuổi là Nghĩa Tịnh (635-713). Lại có một khách hành hương nữa ở Hồ Bắc tên là Huệ Minh, nhưng ông này không may mắn bị gặp bão ngoài khơi Lâm Ấp và phải quay về Trung Quốc qua đường An Nam.
Phần đông người Trung Quốc đi hành hương Ấn Độ chỉ ghé qua An Nam như một trạm dừng chân, có những người đã ở lại An Nam khá lâu và góp sức vào các hoạt động Phật Giáo ở đây. Trí Hoằng, người Lạc Dương, đã ở lại An Nam một năm trời trước khi tiếp tục lên đường đi Ấn Độ qua ngả Sumatra. Đàm Nhuận, cũng người Lạc Dương, đã tá túc ở An Nam để tránh một đợt gió mùa và được dân địa phương rất quý trọng vì tính tình thẳng thắn của ông. Khi ông tiếp tục cuộc hành hương sang Ấn Độ thì có một người Giao Chỉ là Văn Ký đi theo.
Nhưng không may Đàm Nhuận chết ở dọc đường, tại một nơi gần đảo Java, còn Văn Kỳ quyết định ở lại. Trong thời gian ở đó Văn Kỳ đã đọc thông viết thạo tiếng Phạn và tiếng Mã Lai (K’un Lun). Về sau, một người Trung Quốc hành hương khác là Hội Ninh ở Java và một nhà sư ở Java tên Jnanabhadra cũng dịch một ít kinh Phật sang tiếng Trung Quốc và Văn Kỳ được giao nhiệm vụ đem những bản dịch ấy về Trung Quốc.
Về lại Giao Chỉ khoảng những năm 670, Văn Kỳ đi thẳng lên kinh đô để trình những bộ kinh Phật đã được dịch lên vua Đường. Trên đường sang Java một lần nữa để chuyển lại thông điệp của triều đình nhà Đường cảm ơn các dịch giả, Văn Ký đã nán lại An Nam Đô Hộ Phủ để thuyết pháp trong cộng đồng Phật Giáo và trong dân chúng địa phương nên khi đến Java thì Huệ Ninh đã khởi hành đi Ấn Độ rồi thế là Văn Kỳ đành ở lại Sumatra.
Cũng vào cuối thế kỷ 7, một người quê quán ở Trung Á tên là Sanghavarma đã hành hương sang tận Ấn Độ và sau đó được triều Đường phái xuống Giao Châu để làm thuốc. Vì những hoạt động từ thiện nhân một nạn đói ở đó khiến Sanghavarma được dân chúng tôn thờ và coi như một vị Bồ Tát.
Gương đức hạnh và lòng sùng đạo của những người đi hành hương từ Trung Quốc đã được nhiều Phật Tử Việt Nam noi theo. Một người quê ở Giao Châu là Mộc Xoa Đề cũng đi theo con đường ấy qua các đảo ở Nam Á để tới Ấn Độ. Khuy Sung, một người hành hương nữa cũng ở Giao Châu, đi theo Minh Viễn tới Java, Tích Lan rồi đến Ấn Độ. Người thứ ba, cũng quê ở Giao Châu, là Huệ Diễm, theo sư phụ của ông đến Tích Lan. Một người ở châu Ái là Trí Hạnh, đi qua các vùng đảo ở phía nam biển Đông để tới Ấn Độ. Đại Thắng Đặng cũng từ Ái Châu đi Thái Lan lúc còn niên thiếu và sau đó đã sống ở kinh đô Đường trước khi theo con đường hành hương qua các đảo ở Nam Hải và Tích Lan để đến Ấn Độ, nơi đó, ông gặp và kết bạn với Nghĩa Tịnh.
Những người hành hương theo chân các thương nhân xuống tàu sang Java và Ấn Độ từ các cảng ở An Nam Đô Hộ Phủ. Không thể có một kỷ nguyên mà các chuyến hành hương lại dễ dàng và tấp nập như thế nếu không có một nền giao thương hàng hải quốc tế sinh động, vì những người hành hương chỉ việc đi theo các hải lộ của các thương thuyền. Xét về mặt tôn giáo đây là thời kỳ hành hương tấp nập nhưng phải hiểu rằng đó là nhờ giao thương hàng hải đã phát triển trên quy mô rộng rãi.
Một lần nữa, người đọc hiểu rằng người Việt Nam đã gắn kết chặt chẽ với thế giới biển ở Đông Nam Á như thế nào. Ranh giới văn hoá giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã được cải thiện nhờ di sản chung là Phật Giáo, nhất là trong thời đại thế giới chủ nghĩa của nhà Đường. Những Phật tử Trung Quốc và Việt Nam du hành đến những tiểu quốc trên các đảo ở Đông Nam Á để trau dồi tiếng Phạn trước khi đặt chân lên đất Phật. Những chiếc tàu chở đầy hàng hoá mà họ tháp tùng là do những thương nhân làm chủ.
Thời đại của những người đi hành hương và thương nhân đã là một chủ đề nổi bật của lịch sử vùng Đông Nam Á mà trong đó có Việt Nam: chủ đề về giao thương và tiếp xúc hàng hải luôn được coi là nguồn gốc của nền văn minh.
NHỮNG NGƯỜI BỊ LƯU ĐẦY
Tuy nhiên, ở miền Nam những tiếp xúc chặt chẽ nhất vẫn là từ phương Bắc với làn sóng các binh sĩ, quan lại, hoàng thân và cả những quan chức bị lưu đầy từ phương Bắc tiếp tục kéo xuống miền Nam. Một trong những đô đốc đầu tiên của Giao Châu là một người trong hoàng tộc nhà Đường tên là Lý Thọ. Đường Thái Tôn lên ngôi năm 627 với nhiều cải cách khiến Lý Thọ bị sa thải về tội tham nhũng. Sau đó Đường Thái Tôn cho đòi Lữ Tổ Thượng, một quan chức có tài và có danh tiếng đến và bảo: “Giao Châu là một vùng biên giới rộng lớn, cần phải có quan chức tốt trông coi nhưng cho đến bây giờ chưa có một đô đốc nào làm đầy đủ nhiệm vụ cả. Xét thấy ngươi có khả năng, vậy hãy đi và phòng thủ Giao Châu cho trẫm. Không được viện lẽ xa xôi mà từ chối.”
Lữ Tổ Thượng vâng vâng dạ dạ nhưng về sau lại viện cớ bịnh hoạn và chẳng chịu đi xuống miền Nam nhậm chức mới. Sau nhiều lần sai sứ giả đến giục ông lên đường nhưng không được, Đường Thái Tôn sai chính anh rể của Lữ Tổ Thượng đến để phân giải cho ông nghe. Sau khi nghe anh rể nói hết lời về danh dự và bổn phận, Lữ Tổ Thượng trả lời: “… miền Nam có nhiều bệnh sốt rét hoành hành; nếu đệ đi đến đó thì sẽ chẳng có ngày về.”
Thái độ ngoan cố của Tổ Thượng khiến Đường Thái Tôn nổi giận và thét đao phủ đem ông ra chém đầu vì tội bất tuân. Việc này cho thấy sự lựa chọn giữa nhát chém của đao phủ và khả năng mất mạng khi vướng phải sơn lam chướng khí dẫn đến việc nhiều quan chức bị giáng cấp và lưu đầy biệt xứ đã trở thành một phương cách để bố trí các quan lại nhà Đường xuống miền Nam làm việc. Ví dụ như năm 635, Lý Đạo Hưng, một người trong hoàng tộc nhà Đường bị đổi xuống làm Đô Đốc Giao Châu như một cách trừng phạt về một tội phạm không được ghi vào hồ sơ; và ông này đã chết vì bịnh hoạn trong vòng chưa tới một năm sau khi nhận nhiệm sở.
Danh sách những người Trung Quốc bị lưu đày xuống Nam rất dài và gồm nhiều người có tên tuổi như Đỗ Chính Luân đã được Đường Thái Tôn bổ làm phụ tá cho Hoàng Thái Tử; nhưng khi Thái Tử âm mưu cướp ngôi vua năm 643 thì Đỗ Chính Luân bị giáng chức xuống làm Đô Đốc Giao Châu.
Tương tự như thế, sau âm mưu phản nghịch của Phòng Di Ái năm 652 bị bại lộ lại có thêm những kẻ bị lưu đày mới. Anh của Văn Bi và em của Sài Triết Uy vì can dự vào âm mưu này nên cả hai đều bị nghi ngờ và bị đày xuống miền Nam. Về sau, Triết Uy được vua khoan hồng với cơ hội chuộc tội là chịu đi làm Đô Đốc Giao Châu.
Sau năm 655, Lý Nghĩa Phủ, một quan đại thần có thế lực trong triều và Đỗ Chính Luân được phục hồi chức vị dưới sự bảo trợ của Võ Hoàng Hậu (Võ Tắc Thiên). Hai ông này sau đó lại cho rằng nhà thư pháp danh tiếng, Chử Toại Lương, là trở ngại lớn cho kế hoạch của họ nên ghép Chử Toại Lương vào tội bất trung và giáng xuống làm Đô Đốc một châu trong tỉnh Hồ Nam ngày nay. Đầu năm 657, Chử Toại Lương lại bị giáng chức xuống nữa, làm Đô Đốc Quế Châu, ở Quảng Tây. Bốn tháng sau, Lý Nghĩa Phủ lại buộc tội Chử Toại Lương đã mưu toan dùng Quế Châu làm căn cứ ly khai và giáng xuống chức Đô Đốc châu Ái. Chử Toại Lương sau khi đến Ái Châu thì thảo ngay một tờ biểu về triều để tâu trình ngọn ngành là mình vô tội, nhưng chẳng đạt được kết quả gì. Khi ông chết vào cuối năm 658; hai người con trai của ông, cũng bị đi đày với ông, đều bị ám hại chết.
Chưa hết, vì nhà Đường thay đổi chính sách liên miên nên năm 658, đến lượt Nghĩa Phụ và Chính Luân bị buộc tội mưu phản và bị đày xuống Quảng Tây. Trớ trêu rằng chỉ vài tháng trước đó, Chính Luân còn khuyến cáo rằng có quá nhiều người bị lưu đày thì nay đã xảy ra chuyện như thế. Mặc dầu Nghĩa Phụ sau đó thoát nạn trở về Bắc và có gây dựng được thanh thế trở lại, nhưng Chính Luân phải chịu để nắm xương tàn ở miền Nam.
Thông thường, một người càng bị tội nặng bao nhiêu, càng bị đày xa xuống miền Nam bấy nhiêu cho nên Lý Thọ, một thân quyến của Lý Nghĩa Phụ và bộ hạ của Chính Luân bị đày xuống châu Hoan. Trước năm 628, Bùi Thiện Thông, một hầu cận của Dương Hoàng đế nhà Tùy, cũng bị tống xuống châu Hoan vì bị triều đình nghi kỵ. Sau này có Lý Càn Hữu, một Thứ sử ở Hồ Bắc bây giờ, bị đày xuống châu Hoan vì đã viết những bài văn châm biếm chính sách triều đình. Đến cuối thế kỷ 7, Nghiêm Thiên Tư, một quan ngự sử có uy tín, nhưng bị khép tội tham nhũng và cũng bị đày xuống châu Hoan
Không thể thích ứng được với lề thói săm soi của Ngự sử đài, một cơ quan rất nhạy cảm của nhà Đường, nên nhiều quan chức chính trực phải chịu đi đày xuống miền Nam. Lăng Dư Khánh bị đổi xuống làm Thứ Sử Giao Châu vì đã tỏ ra sốt sắng thái quá với công việc Ngự Sử. Lại một quan Ngự Sử đáng tôn kính khác là Lý Sao bị đày xuống làm thư ký giữ sổ sách ở Long Biên, Giao Châu, sau khi dám tranh luận với vua. Rồi lại có Hàn Tư Ngạn, một quan Ngự Sử rất có uy tín dám cả gan cảnh cáo Cao Hoàng Đế về thế lực ngày mỗi mạnh của Võ Tắc Thiên Hoàng Hậu. Kết quả là ông phải từ quan bỏ về dưới áp lực của Lý Nghĩa Phủ. Năm 675, một thời gian lâu sau khi Nghĩa Phủ chết, Cao Hoàng Đế nhớ đến Hàn Tư Ngạn và gọi ông về triều với ý định phong chức cho ông nhưng vì đã xa công việc triều chính đã lâu, nên ông quên hết cả nghi lễ và tập tục ở trong triều. Khi đến trước mặt Hoàng Đế, ông quên cả những thủ tục phải thi hành trong một dịp như thế, và kết quả là ông bị đày xuống làm một Lịnh Quan ở châu Diên, Giao Châu, rồi chết ở đó.
Nhiều người bị đày xuống miền Nam là những danh sĩ rất có ảnh hưởng trong việc phát triển văn hoá ở vùng biên giới. Tiêu biểu là Vương Phúc Thời, xuất thân từ một gia đình danh sĩ ở Sơn Tây. Dưới thời Cao Hoàng Đế nhà Đường, ông bị đày xuống làm Lịnh Quan ở Giao Chỉ sau khi một người con trai của ông bị cách chức. Người con khác của ông là Vương Bột, rất nổi tiếng về thi pháp nhưng khi đi thuyền xuống Giao Chỉ thăm ông thì, không may, thuyền bị đắm và chết đuối. Sử chép Vương Phúc Thời cho xây nhiều trường học và được các gia đình quý tộc địa phương rất quý trọng.
Năm 705, sau khi Võ Tắc Thiên bị buộc phải thoái vị, có hai quan chức học giả bị tạm thời đày xuống An Nam Đô Hộ Phủ. Đỗ Thẩm Ngôn bị đày xuống châu Phong và Thẩm Toàn Kỳ xuống châu Hoan. Hai ông này đều để lại những bài thơ cảm thán trong thời gian bị đi đày ở miền Nam. Dưới đây là một trong những bài thơ của Toàn Kỳ: Ta được nghe nói nhiều về Giao Chỉ
Rằng những tục lệ miền Nam đi sâu vào lòng người
Mùa đông thì ngắn, ba mùa còn lại mặt trời luôn toả sáng
Ở đó quan Úy Tô từng có cả một vương quốc
Và Sĩ Nhiếp vẫn lảng vảng từ thế giới bên kia
Nhà cửa trong làng truyền từ đời này sang đời nọ
Cá và muối đã có từ thuở xa xưa
Từ thời thượng cổ, người Việt triều cống chim bạch trĩ
Tướng quân Hán trầm tư vì con chim bồ cắt
Chòm sao Đại Hùng treo lơ lửng trên non Chung
Ngọn gió Nam thổi trên biển Trang
Từ khi ta rời quê nhà, năm tháng qua lại qua
Mái tóc bạc báo tin nay ta đã già
Các huynh đệ ta ai cũng chào thua định mệnh
Vợ con ta cũng đã ra người thiên cổ
Kìa con đường hiu quạnh, kìa bức tường đổ nát và những giọt lệ rơi
Trái tim ta chẳng còn âm vang ý muốn của Trời nữa
Câu nói “người Việt triều cống chim bạch trĩ” là nhắc lại theo huyền sử Trung Quốc, khi Trang Vương của nhà Chu (1115-1078 TCN) nhận được chim trĩ do người từ bộ tộc Việt Thường đem triều cống vào năm 1110 TCN. Đây là lời ghi lại xưa cũ nhất về sự tiếp xúc giữa Trung Quốc thời cổ và người Việt nên sự kiện này đã trở thành cái mốc đánh dấu thuở sơ khai của lịch sử Việt Nam. Trong trí óc của người Trung Quốc thì thời kỳ cổ đại này cho thấy sự qui phục của người Việt khi phải đem đồ triều cống Trung Quốc. Đối với các học giả Việt Nam về sau này thì thời kỳ đó là bằng chứng đất nước họ đã tồn tại từ đời thượng cổ. Lẽ tất nhiên, như Chương I đã nói, người Việt Thường năm 1110 TCN không có gì dính dáng đến người Việt Nam cổ đại cả.
Câu thơ “Tướng quân Hán trầm tư vì con chim bồ cắt” là nhắc đến lời của Mã Viện khi đem quân Hán chinh phạt miền Nam vào năm 42-43. Khi phải tạm dừng quân trong đồng bằng sông Hồng vào mùa gió Nồm và nhìn thấy một con chim bồ cắt rơi xuống sông và chết vì cố bay trong cơn mưa, Mã Viện ngẫm nghĩ đến lẽ sống ở đời và tự hỏi lý do gì khiến ông phải lăn lộn lo toan mọi việc như thế. Tứ thơ nhắc đến con chim bồ cắt là có ý gợi lên phút trầm tư mặc tưởng của tác giả vì đang phải sống xa nhà trong một môi trường xa lạ với nhiều hiểm hoạ khó lường. Chung Sơn là ngọn núi cao ở phía Nam tỉnh Hồ Nam. Cảnh chòm sao Đại Hùng trên bầu trời phía Bắc toả chiếu trên một ngọn núi ở miền Nam xa xôi đã vượt ra ngoài cái tư duy và tâm thức thông thường về thế giới của một người Trung Quốc có học thức vào thời Đường. Biển Trang là vịnh Bắc Bộ bây giờ. Trong bài thơ này, tác giả pha trộn lời tán thưởng cái di sản đặc biệt của phương Nam với tâm trạng u hoài về bi kịch của cuộc đời. Cảm tưởng bị lạc lõng, mất phương hướng, không muốn tin vào hiện trạng, cộng với sự hoang mang là nỗi niềm chung của những kẻ bị lưu đầy. Tuy nhiên, không phải là tất cả các quan đời Đường đều bị ép buộc hay phải miễn cưỡng xuống Nam, và cũng không phải là tất cả đều coi nơi họ lưu trú là niềm bất hạnh mà họ phải cam chịu để chuộc tội. Ngược lại, nhiều người lại thấy thích thú khi sống ở miền Nam nên quyết định ở lại đây vĩnh viễn. Sau này chúng ta sẽ thấy một Tiết Độ Sứ vào thế kỷ 9 đã quyết định ở lại miền Nam và gây dựng nên một gia đình mà những thế kỷ sau này đã đạt được nhiều danh tiếng trong chính quyền Việt Nam.
Tác giả: Keith Weller Taylor
Chuyển ngữ: Lê Hồng Chương
Source: Damau.org
Xem online : Kỳ trước