Kiểm tra dân số
The Birth of Vietnam (chương 5, phần 2)
Thứ Bảy 10, Tháng Tư 2010, BTV:
Xem mục lục ở sau Lời mở đầu Việt Nam khai quốc
Trong thời kỳ đô hộ An Nam Đô Hộ Phủ nhà Đường đã tiến hành kiểm tra dân số tất cả 5 lần với các con số được lưu lại trong thư tịch theo Bảng 5. Theo bảng thống kê dân số này thì số dân kiểm tra lần đầu tiên là theo “số liệu cũ”, có lẽ vào khoảng đầu thế kỷ 8. Lần kiểm tra dân số thứ nhì, vào thời Khai Nguyên (713-741) có thể được thực hiện vào năm 726. Thống kê dân số cho năm 740 và chỉ hai năm sau đó, nhân dịp Trung Quốc lấy niên hiệu mới vào năm 742, thì chẳng khác nhau với một chỗ sai biệt rõ ràng là do “tam sao thất bổn”.
Lần kiểm tra dân số An Nam Đô Hộ Phủ cuối cùng của nhà Đường là vào năm 807. Trong lần kiểm tra này dân số châu Hoan và châu Ái đã giảm xuống rõ rệt vì hậu quả chiến tranh trong các năm 803-809 với Hoàn Vương (Lâm Ấp). Phần nữa, vì được tách thành một châu riêng, nên Châu Diên đã chia bớt dân số của châu Hoan.
Từ những ô bỏ trống và những con số sai biệt rõ ràng trong Bảng 6 chúng ta chỉ có thể so sánh dân số trong “số liệu cũ” với dân số năm 742 đối với châu Giao và châu Hoan, 2 châu duy nhất có số thống kê đầy đủ. Qua so sánh cho thấy sự gia tăng bất bình thường về số dân đăng ký vào thế kỷ 8. Không giống những thời kỳ ổn định trước đời Đường, việc di cư của người Trung Quốc vào Việt Nam đã tạo ra những thay đổi cơ bản đối với một vài khu vực trong xã hội Việt Nam. Ảnh hưởng của những người di cư đến Giao Châu được thấy rõ qua số hộ dân đã tăng lên 3 lần mau hơn số dân, nghĩa là số nhân khẩu bình quân trong mỗi hộ đã giảm đáng kể.
Ngược lại phần châu Hoan thuộc phía nam của An Nam Đô Hộ Phủ thì số dân tăng 4 lần mau hơn số hộ nghĩa là số nhân khẩu bình quân trong mỗi hộ đã tăng quá gấp đôi. Nguyên nhân của sự khác biệt giữa châu Giao và châu Hoan trong vấn đề dân số là vì dân chúng di cư đến châu Hoan từ nhiều vùng khác nhau, trong khi phần lớn người di cư đến châu Giao là từ Trung Quốc như đã trình bày ở trên.
Di dân Trung Quốc nhập cư Việt Nam với tư cách cá nhân hay từng hộ nhỏ. Phần lớn họ là binh sĩ hay thương nhân Trung Quốc di cư đến Việt Nam, lập gia đình với phụ nữ địa phương, rồi quyết định ở lại đó. Cũng có một số khá đông là những người bị Trung Quốc lưu đầy nên thường chỉ đến một mình hoặc với một vài người trong gia đình. Ngoài ra, lại có một số quan chức ở lâu, thích cảnh vật và quyết định ở lại. Các loại người di cư này đã khiến số nhân khẩu bình quân trong mỗi hộ dân ở Giao Châu đi xuống. Ngược lại, ở châu Hoan, do người di cư đến thành từng nhóm đông với họ hàng thân thuộc, phe phái, thị tộc nên số nhân khẩu trung bình trong mỗi hộ đi lên. Nói vắn tắt, những người từ Trung Quốc di cư làm thay đổi xã hội Việt Nam ở phía Bắc và những người di cư từ nhiều nơi khác làm thay đổi xã hội Việt Nam ở phía Nam.
Thế kỷ thứ 8 là thời kỳ có rất nhiều bất ổn đặc biệt ở vùng biên giới phía nam. Năm 722, như sẽ được trình bày chi tiết sau, có một lãnh đạo địa phương ở châu Hoan đã tập hợp được một đạo quân lớn gồm đủ mọi sắc dân và tạm thời đuổi được nhà Đường ra khỏi An Nam Đô Hộ Phủ. Đạo quân gồm đủ mọi sắc dân này đến từ nhiều vùng ở Đông Nam Á theo sau một loạt các cuộc di cư mà đến nay các nhà sử học vẫn chưa tìm hiểu được rõ lý do và nguồn gốc của họ.
Bảng 5. THỐNG KÊ DÂN SỐ TẠI AN NAM ĐÔ HỘ PHỦ THỜI NHÀ ĐƯỜNG
Chú giải * : Rõ ràng là con số nhầm lẫn.
Tài liệu: Cựu Đường Thư 41, 42b-46b; Tân Đường Thư 43a, 9b-11a. Nguyên Hoà Quận Huyện Chí, Thượng Hải, 1935-37. Thông Điển 174, 50a – 51a, Thượng Hải 1902. Thái Bình Hoàn Vũ Chí 171, 11b, Đài Bắc 1963.
Đầu năm 758, tài liệu của Trung Quốc có nhắc đến danh hiệu Hoàn Vương thay vì Lâm Ấp và năm 877 lại nói đến Chiêm Thành hay Champapura. Thời Hoàn Vương, vương quốc Chàm nằm phụ cận Nha Trang và Phan Rang bây giờ, và ở quá phía Nam Lâm Ấp. Đầu năm 875, lại có một triều đại mới khác xuất hiện ở vùng phụ cận Đà Nẵng ngày nay. Các mối bất ổn và nổi dậy như thế ở phía Nam đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ về dân số ở châu Hoan vì nhiều phe phái và các thị tộc sau khi vượt qua biên giới vào năm 722 có lẽ đã ở lại và định cư ở châu Hoan. Khi vương quốc Chàm mở rộng về phía Nam, rồi lại ngược bờ biển tiến lên phía bắc thì nhiều nhóm dân chắc chắn đã trú ngụ lại châu Hoan nơi đang chịu ách đô hộ của nhà Đường. Cũng sau biến cố năm 722 rất có thể đã có nhiều binh sĩ nhà Đường quyết định ở lại Giao Châu như được thấy trong bản thống kê dân số.
Khi so sánh bảng 4 với bảng 5, ta thấy số dân được kiểm tra của nhà Tùy phần nào cao hơn nhà Đường. Có thể một phần là vì những phương pháp tính toán khác nhau nhưng lý do cơ bản là nhà Tùy đã chiếm được Việt Nam mà không phải đánh một trận nào và kiểm soát ngay được một xã hội đã và đang phát triển một cách tự chủ trên một nửa thế kỷ rồi. Mặc dù nhà Tùy sau này phải đương đầu với những làn sóng nổi dậy mạnh mẽ ở Việt Nam đến nỗi phải sai Khâu Hoà xuống bình trị nhưng cần hiểu rằng những con số thống kê này nhà Tùy đã thu thập trước khi những rối loạn đó có thể gây ra những tác động về dân số.
Bảng 6. So sánh Kiểm Tra Dân Số từ “Số liệu cũ” và Kiểm Tra Năm 742 tại Châu Giao và Châu Hoan
Kiểm tra dân số của nhà Đường lại có từ sau khi những vụ nổi loạn lớn, năm 687 và 722; sau một thời kỳ hỗn loạn và hầu như độc lập của Việt Nam vào cuối thế kỷ 8. Chúng ta có thể nghĩ rằng những con số kiểm tra dân số thấp của nhà Đường phản ánh ảnh hưởng của các cuộc bạo động chính trị đối với dân số.
Rập khuôn các bắc triều trước đó, những con số thống kê về dân số của nhà Đường tại Việt Nam chỉ bao gồm phần dân chúng mà họ kiểm soát được. Trong một thế kỷ rưỡi đầu tiên khi nhà Đường đô hộ Việt Nam, thì chỉ có 3 trong số 6 loại người phải đóng thuế được gồm trong bản kiểm tra. Do đó không thể biết chính xác bao nhiêu phần trăm số dân trong bản kiểm tra tính trên tổng số dân thực sự mà chỉ ước chừng vào khoảng từ 10% đến 30% của tổng số dân thực sự sinh sống tại An Nam Đô Hộ Phủ mà thôi.
Các hồ sơ của nhà Đường thì cho rằng Giao Châu chiếm phân nửa tổng số dân đăng ký trong toàn An Nam Đô Hộ Phủ. So sánh với kiểm tra dân số cũ, Giao Châu chiếm 64,2% tổng số dân đăng ký; năm 742 chiếm 47,5% tổng số hộ dân đăng ký. Đến năm 807, con số này đã tăng lên 67%, mặc dù số tăng này có thể do một phần những chiến cuộc ở Ái và Hoan. Trong tất cả các châu thuộc An Nam Đô Hộ Phủ, bốn châu Giao, Phong, Ái và Hoan chiếm gần như toàn bộ số dân đăng ký thì đều ở vùng đất thấp, gồm những cộng đồng nông nghiệp đã định cư. Số kiểm tra ở các châu khác có thể tiêu biểu cho những khu canh tác khác trong vùng núi hay vùng đất duyên hải nơi mà cuộc sống nay đây mai đó rất khó kiểm soát. Tất cả những điều kể trên dường như xác nhận ý kiến cho rằng đời sống kinh tế và xã hội của Đô Hộ Phủ không dựa vào buôn bán, mà căn bản hơn là vào tầng lớp dân chúng chính thức làm nông nghiệp theo thời vụ.
Cũng cần nói thêm rằng số dân đăng ký trong các bảng kiểm tra dân số ấy không thể phản ánh toàn cảnh xã hội Việt Nam vì chưa tính đến một số khá lớn người Việt tìm đến sống ở những vùng cao hay những khu xa xôi ở ven vùng đất thấp, nơi áp lực của bắc triều không đủ mạnh. Tổ tiên của người Mường sống ở các vùng đất cao giữa sông Hồng và sông Cả không chịu ảnh hưởng văn hoá, ngôn ngữ của nhà Đường như những đồng bào của họ ở vùng đất thấp. Hơn nữa họ cũng chẳng bao giờ được tính đến trong bất cứ một cuộc kiểm tra dân số nào của nhà Đường cả.
Khi so sánh số dân được kiểm tra trong thời gian Việt Nam bị đô hộ từ thời nhà Hán đến nhà Đường, ta sẽ lần ra đầu mối để tìm hiểu gốc gác của người Mường. Thống kê dân số thời nhà Hán sai biệt quá nhiều so với những thế kỷ đô hộ về sau. Thí dụ như cuộc kiểm tra thời Hán (vào năm 2 Công nguyên) cho thấy có tới 950.000 người Việt Nam, trong khi theo nhà Đường thì dân số lại chưa đến 150.000, nghĩa là dân số hơn 8 thế kỷ sau mà lại giảm đi hơn 80%! Cũng không thể cho rằng thống kê của nhà Hán đã được thổi phồng lên vì các quan chức phải nộp cuống biên lai thu thuế bằng với số dân đã kiểm tra trong địa hạt do đó họ thường báo cáo số dân ít hơn số dân thực sự chứ không đời nào lại báo nhiều hơn để bị khép vào tội lấy thuế dân làm của riêng.
Có một số ý kiến cho rằng dân số Trung Quốc nói chung sụt giảm nhiều từ thời Hán đến thời Đường là hậu quả của các cuộc nổi loạn và chiến tranh thời Hán và cả sau khi nhà Hán lụi tàn. Nhưng điều giải thích cơ bản hơn là việc có thêm nhiều đại gia đình địa chủ khiến những nông dân trước kia từng được đăng ký độc lập như một cá thể nay trở thành tá điền hay “nông nô” nên không còn được tính trong số dân phải nộp thuế nữa.
Riêng tại Việt Nam, vì hậu quả hoặc nhân cơ hội những cuộc binh biến giữa Lâm Ấp và các địa hạt của Việt Nam thời bị trị, nhiều người Việt đã chạy trốn xuống Lâm Ấp để tránh sự cai trị hà khắc của Trung Quốc hoặc đến định cư tại những vùng núi cao tại Việt Nam nơi mà sự cai trị của Trung Quốc lỏng lẻo hơn nhờ địa lý hiểm trở ít quan lại lui tới hay các điều kiện xã hội, kinh tế ở đó. Điều này cắt nghĩa gốc gác của người Mường, một sắc tộc sống ở vùng cao nguyên nam sông Hồng và có ngôn ngữ và văn hoá rất giống với người Việt Nam. Các học giả Việt Nam ngày nay tin rằng ngôn ngữ Mường và Việt chỉ bắt đầu phân nhánh khi họ bị nhà Đường đô hộ hoặc sau khi Việt Nam không còn chịu ách đô hộ của Trung Quốc nữa. Trước đó các giao lưu văn hóa giữa đồng bằng và các vùng núi ở Việt Nam rất dễ dàng theo kiểu xã hội bộ lạc và không có những khuôn mẫu trí tuệ định chế theo kiểu Trung Quốc dưới các triều đại Việt Nam trong thời kỳ độc lập sau này.
Dân số Mường gia tăng trong thời nhà Đường đô hộ đã giải thích tại sao lại có sự giảm bớt số dân tại An Nam Đô Hộ Phủ trong bảng kiểm tra dân số so với thời nhà Hán đô hộ vì những người sống trong vùng cao nguyên chẳng mấy khi chịu đăng ký hộ khẩu. Người Tày và người Nùng ở các vùng núi phía bắc Việt Nam, gần biên giới Trung Quốc cũng đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Việt Nam thời thượng cổ. Chưa kể đến người các người Việt thiểu số như Mon Khmer, người Malai Pôlinêsi và một số rất lớn dân chúng sống nổi trôi dưới vùng đồng bằng, ngoài các con đê, sống bằng nghề biển hay hàng hải ngoài biển xa nơi mà việc kiểm soát trực tiếp của nhà Đường chẳng bao giờ đến được.
Việc đô hộ và thu thuế của Trung Quốc tại Việt Nam lấy trọng tâm là tầng lớp nông dân định cư ở các vùng đất thấp. Tuy phải đăng ký và chịu sưu cao thuế nặng cho các quan lại Trung Quốc, người Việt Nam vẫn luôn gìn giữ bản sắc của họ. Họ không bao giờ đánh mất ngôn ngữ và vẫn diễn tả những cảm xúc hay tư tưởng của họ một cách rõ rệt. Họ không bao giờ mất lòng tin ở quá khứ và luôn trân trọng các di sản văn hóa. Bằng cách bảo tồn di sản ấy, họ đã để lại dấu ấn của họ, không những qua các con số trong các bảng kiểm tra dân số còn lưu lại đến nay mà cả trong thực tế kế thừa của một nước Việt Nam độc lập.
Các thống kê dân số từ thời Hán đến thời Đường tại các vùng bị trị Quảng Đông, Quảng Tây, và Việt Nam ngày nay cho thấy rằng, so với Việt Nam, khu vực Quảng Đông, Quảng Tây đã có nhiều thay đổi về dân số do dân nhập cư từ Trung Quốc. Kiểm tra dân số vào năm 2 CN thời nhà Hán đô hộ cho thấy 67% các hộ dân đăng ký ở ba vùng ấy là người Việt Nam nhưng đến thời Đường theo “số liệu thống kê cũ” thì con số này đã giảm xuống chỉ còn 13%. Nếu tính theo số hộ dân thì thống kê vào năm 2 CN cho thấy có 71.805 hộ ở Lưỡng Quảng và sau đó tăng lên 274.696 hộ theo “số liệu cũ” thời Đường, tức là gia tăng gần 400%. Ngược lại, số hộ dân đăng ký ở các vùng thuộc Việt Nam ngày nay là 143.643 trong kỳ thống kê năm 2 CN và xuống còn chưa đến 40.000 hộ theo “số liệu cũ” đời Đường. Những thống kê này cho thấy rằng khuôn mẫu di cư vào các vùng thuộc Việt Nam ngày nay rất khác biệt với những gì xảy ra ở Lưỡng Quảng. Điều này cũng chứng tỏ sự đối kháng mạnh mẽ của dân chúng tại những vùng thuộc Việt Nam ngày nay đối với ách thống trị của Trung Quốc đối với việc đăng ký dân số và thu thuế. Áp lực thống trị của Trung Quốc bị giảm thiểu ấy có lẽ bắt nguồn từ những gia đình địa phương có thế lực cũng như thế phòng thủ đầy ngõ ngách của miền biên giới cao nguyên Việt Nam.
Tác giả: Keith Weller Taylor
Chuyển ngữ: Lê Hồng Chương
Source: Damau.org
Trong thời kỳ đô hộ An Nam Đô Hộ Phủ nhà Đường đã tiến hành kiểm tra dân số tất cả 5 lần với các con số được lưu lại trong thư tịch theo Bảng 5. Theo bảng thống kê dân số này thì số dân kiểm tra lần đầu tiên là theo “số liệu cũ”, có lẽ vào khoảng đầu thế kỷ 8. Lần kiểm tra dân số thứ nhì, vào thời Khai Nguyên (713-741) có thể được thực hiện vào năm 726. Thống kê dân số cho năm 740 và chỉ hai năm sau đó, nhân dịp Trung Quốc lấy niên hiệu mới vào năm 742, thì chẳng khác nhau với một chỗ sai biệt rõ ràng là do “tam sao thất bổn”.
Lần kiểm tra dân số An Nam Đô Hộ Phủ cuối cùng của nhà Đường là vào năm 807. Trong lần kiểm tra này dân số châu Hoan và châu Ái đã giảm xuống rõ rệt vì hậu quả chiến tranh trong các năm 803-809 với Hoàn Vương (Lâm Ấp). Phần nữa, vì được tách thành một châu riêng, nên Châu Diên đã chia bớt dân số của châu Hoan.
Từ những ô bỏ trống và những con số sai biệt rõ ràng trong Bảng 6 chúng ta chỉ có thể so sánh dân số trong “số liệu cũ” với dân số năm 742 đối với châu Giao và châu Hoan, 2 châu duy nhất có số thống kê đầy đủ. Qua so sánh cho thấy sự gia tăng bất bình thường về số dân đăng ký vào thế kỷ 8. Không giống những thời kỳ ổn định trước đời Đường, việc di cư của người Trung Quốc vào Việt Nam đã tạo ra những thay đổi cơ bản đối với một vài khu vực trong xã hội Việt Nam. Ảnh hưởng của những người di cư đến Giao Châu được thấy rõ qua số hộ dân đã tăng lên 3 lần mau hơn số dân, nghĩa là số nhân khẩu bình quân trong mỗi hộ đã giảm đáng kể.
Ngược lại phần châu Hoan thuộc phía nam của An Nam Đô Hộ Phủ thì số dân tăng 4 lần mau hơn số hộ nghĩa là số nhân khẩu bình quân trong mỗi hộ đã tăng quá gấp đôi. Nguyên nhân của sự khác biệt giữa châu Giao và châu Hoan trong vấn đề dân số là vì dân chúng di cư đến châu Hoan từ nhiều vùng khác nhau, trong khi phần lớn người di cư đến châu Giao là từ Trung Quốc như đã trình bày ở trên.
Di dân Trung Quốc nhập cư Việt Nam với tư cách cá nhân hay từng hộ nhỏ. Phần lớn họ là binh sĩ hay thương nhân Trung Quốc di cư đến Việt Nam, lập gia đình với phụ nữ địa phương, rồi quyết định ở lại đó. Cũng có một số khá đông là những người bị Trung Quốc lưu đầy nên thường chỉ đến một mình hoặc với một vài người trong gia đình. Ngoài ra, lại có một số quan chức ở lâu, thích cảnh vật và quyết định ở lại. Các loại người di cư này đã khiến số nhân khẩu bình quân trong mỗi hộ dân ở Giao Châu đi xuống. Ngược lại, ở châu Hoan, do người di cư đến thành từng nhóm đông với họ hàng thân thuộc, phe phái, thị tộc nên số nhân khẩu trung bình trong mỗi hộ đi lên. Nói vắn tắt, những người từ Trung Quốc di cư làm thay đổi xã hội Việt Nam ở phía Bắc và những người di cư từ nhiều nơi khác làm thay đổi xã hội Việt Nam ở phía Nam.
Thế kỷ thứ 8 là thời kỳ có rất nhiều bất ổn đặc biệt ở vùng biên giới phía nam. Năm 722, như sẽ được trình bày chi tiết sau, có một lãnh đạo địa phương ở châu Hoan đã tập hợp được một đạo quân lớn gồm đủ mọi sắc dân và tạm thời đuổi được nhà Đường ra khỏi An Nam Đô Hộ Phủ. Đạo quân gồm đủ mọi sắc dân này đến từ nhiều vùng ở Đông Nam Á theo sau một loạt các cuộc di cư mà đến nay các nhà sử học vẫn chưa tìm hiểu được rõ lý do và nguồn gốc của họ.
Bảng 5. THỐNG KÊ DÂN SỐ TẠI AN NAM ĐÔ HỘ PHỦ THỜI NHÀ ĐƯỜNG
Số liệu cũ | Số liệu cũ | Năm 726 | Năm 740 | Năm 740 | Năm 742 | Năm 742 | Năm 807 | |
Châu | Hộ | Nhân khẩu | Hộ | Hộ | Nhân khẩu | Hộ | Nhân khẩu | Hộ |
Giao | 17.523 | 88.788 | 25.690 | 24.730 | 99.660 | 24.230 | 99.652 | 27.135 |
Phong | 5.444* | 6.435 | 3.561* | 1.920 | 5.119 | 1.920 | …… | 1.483 |
Ái | 9.080 | 36.519 | 14.056 | 40.700* | 135.030* | 14.700 | …… | 5.379 |
Hoan | 6.579 | 16.689 | 6.649 | 9.629 | 53.818 | 9.619 | 50.818 | 3.843 |
Lục | …… | …… | 1.934* | 490 | 2.710 | 494 | 2.674 | 231 |
Trường | …… | …… | …… | 630 | 3.040 | …… | …… | 648 |
Diên | …… | ……. | …… | (gộp | trong | châu | Hoan) | 1.450 |
Phúc Lộc | …… | …… | …… | …… | …… | …… | …… | 317 |
Tổng Cộng | 148.431 | 40.963 | 40.486 |
Tài liệu: Cựu Đường Thư 41, 42b-46b; Tân Đường Thư 43a, 9b-11a. Nguyên Hoà Quận Huyện Chí, Thượng Hải, 1935-37. Thông Điển 174, 50a – 51a, Thượng Hải 1902. Thái Bình Hoàn Vũ Chí 171, 11b, Đài Bắc 1963.
Đầu năm 758, tài liệu của Trung Quốc có nhắc đến danh hiệu Hoàn Vương thay vì Lâm Ấp và năm 877 lại nói đến Chiêm Thành hay Champapura. Thời Hoàn Vương, vương quốc Chàm nằm phụ cận Nha Trang và Phan Rang bây giờ, và ở quá phía Nam Lâm Ấp. Đầu năm 875, lại có một triều đại mới khác xuất hiện ở vùng phụ cận Đà Nẵng ngày nay. Các mối bất ổn và nổi dậy như thế ở phía Nam đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ về dân số ở châu Hoan vì nhiều phe phái và các thị tộc sau khi vượt qua biên giới vào năm 722 có lẽ đã ở lại và định cư ở châu Hoan. Khi vương quốc Chàm mở rộng về phía Nam, rồi lại ngược bờ biển tiến lên phía bắc thì nhiều nhóm dân chắc chắn đã trú ngụ lại châu Hoan nơi đang chịu ách đô hộ của nhà Đường. Cũng sau biến cố năm 722 rất có thể đã có nhiều binh sĩ nhà Đường quyết định ở lại Giao Châu như được thấy trong bản thống kê dân số.
Khi so sánh bảng 4 với bảng 5, ta thấy số dân được kiểm tra của nhà Tùy phần nào cao hơn nhà Đường. Có thể một phần là vì những phương pháp tính toán khác nhau nhưng lý do cơ bản là nhà Tùy đã chiếm được Việt Nam mà không phải đánh một trận nào và kiểm soát ngay được một xã hội đã và đang phát triển một cách tự chủ trên một nửa thế kỷ rồi. Mặc dù nhà Tùy sau này phải đương đầu với những làn sóng nổi dậy mạnh mẽ ở Việt Nam đến nỗi phải sai Khâu Hoà xuống bình trị nhưng cần hiểu rằng những con số thống kê này nhà Tùy đã thu thập trước khi những rối loạn đó có thể gây ra những tác động về dân số.
Bảng 6. So sánh Kiểm Tra Dân Số từ “Số liệu cũ” và Kiểm Tra Năm 742 tại Châu Giao và Châu Hoan
Châu | Gia tăng số dân | Gia tăng số hộ | Số nhân khẩu tính bình quân | trên mỗi hộ dân | Nhân khẩu bình quân tăng/giảm trên mỗi hộ dân |
Số Dân | Số Hộ | “Số liệu cũ” | Năm 742 | ||
Giao | 38% | 12% | 5,1 | 4,1 | -1 |
Hoan | 46% | 204% | 2,5 | 5,3 | +2,8 |
Rập khuôn các bắc triều trước đó, những con số thống kê về dân số của nhà Đường tại Việt Nam chỉ bao gồm phần dân chúng mà họ kiểm soát được. Trong một thế kỷ rưỡi đầu tiên khi nhà Đường đô hộ Việt Nam, thì chỉ có 3 trong số 6 loại người phải đóng thuế được gồm trong bản kiểm tra. Do đó không thể biết chính xác bao nhiêu phần trăm số dân trong bản kiểm tra tính trên tổng số dân thực sự mà chỉ ước chừng vào khoảng từ 10% đến 30% của tổng số dân thực sự sinh sống tại An Nam Đô Hộ Phủ mà thôi.
Các hồ sơ của nhà Đường thì cho rằng Giao Châu chiếm phân nửa tổng số dân đăng ký trong toàn An Nam Đô Hộ Phủ. So sánh với kiểm tra dân số cũ, Giao Châu chiếm 64,2% tổng số dân đăng ký; năm 742 chiếm 47,5% tổng số hộ dân đăng ký. Đến năm 807, con số này đã tăng lên 67%, mặc dù số tăng này có thể do một phần những chiến cuộc ở Ái và Hoan. Trong tất cả các châu thuộc An Nam Đô Hộ Phủ, bốn châu Giao, Phong, Ái và Hoan chiếm gần như toàn bộ số dân đăng ký thì đều ở vùng đất thấp, gồm những cộng đồng nông nghiệp đã định cư. Số kiểm tra ở các châu khác có thể tiêu biểu cho những khu canh tác khác trong vùng núi hay vùng đất duyên hải nơi mà cuộc sống nay đây mai đó rất khó kiểm soát. Tất cả những điều kể trên dường như xác nhận ý kiến cho rằng đời sống kinh tế và xã hội của Đô Hộ Phủ không dựa vào buôn bán, mà căn bản hơn là vào tầng lớp dân chúng chính thức làm nông nghiệp theo thời vụ.
Cũng cần nói thêm rằng số dân đăng ký trong các bảng kiểm tra dân số ấy không thể phản ánh toàn cảnh xã hội Việt Nam vì chưa tính đến một số khá lớn người Việt tìm đến sống ở những vùng cao hay những khu xa xôi ở ven vùng đất thấp, nơi áp lực của bắc triều không đủ mạnh. Tổ tiên của người Mường sống ở các vùng đất cao giữa sông Hồng và sông Cả không chịu ảnh hưởng văn hoá, ngôn ngữ của nhà Đường như những đồng bào của họ ở vùng đất thấp. Hơn nữa họ cũng chẳng bao giờ được tính đến trong bất cứ một cuộc kiểm tra dân số nào của nhà Đường cả.
Khi so sánh số dân được kiểm tra trong thời gian Việt Nam bị đô hộ từ thời nhà Hán đến nhà Đường, ta sẽ lần ra đầu mối để tìm hiểu gốc gác của người Mường. Thống kê dân số thời nhà Hán sai biệt quá nhiều so với những thế kỷ đô hộ về sau. Thí dụ như cuộc kiểm tra thời Hán (vào năm 2 Công nguyên) cho thấy có tới 950.000 người Việt Nam, trong khi theo nhà Đường thì dân số lại chưa đến 150.000, nghĩa là dân số hơn 8 thế kỷ sau mà lại giảm đi hơn 80%! Cũng không thể cho rằng thống kê của nhà Hán đã được thổi phồng lên vì các quan chức phải nộp cuống biên lai thu thuế bằng với số dân đã kiểm tra trong địa hạt do đó họ thường báo cáo số dân ít hơn số dân thực sự chứ không đời nào lại báo nhiều hơn để bị khép vào tội lấy thuế dân làm của riêng.
Có một số ý kiến cho rằng dân số Trung Quốc nói chung sụt giảm nhiều từ thời Hán đến thời Đường là hậu quả của các cuộc nổi loạn và chiến tranh thời Hán và cả sau khi nhà Hán lụi tàn. Nhưng điều giải thích cơ bản hơn là việc có thêm nhiều đại gia đình địa chủ khiến những nông dân trước kia từng được đăng ký độc lập như một cá thể nay trở thành tá điền hay “nông nô” nên không còn được tính trong số dân phải nộp thuế nữa.
Riêng tại Việt Nam, vì hậu quả hoặc nhân cơ hội những cuộc binh biến giữa Lâm Ấp và các địa hạt của Việt Nam thời bị trị, nhiều người Việt đã chạy trốn xuống Lâm Ấp để tránh sự cai trị hà khắc của Trung Quốc hoặc đến định cư tại những vùng núi cao tại Việt Nam nơi mà sự cai trị của Trung Quốc lỏng lẻo hơn nhờ địa lý hiểm trở ít quan lại lui tới hay các điều kiện xã hội, kinh tế ở đó. Điều này cắt nghĩa gốc gác của người Mường, một sắc tộc sống ở vùng cao nguyên nam sông Hồng và có ngôn ngữ và văn hoá rất giống với người Việt Nam. Các học giả Việt Nam ngày nay tin rằng ngôn ngữ Mường và Việt chỉ bắt đầu phân nhánh khi họ bị nhà Đường đô hộ hoặc sau khi Việt Nam không còn chịu ách đô hộ của Trung Quốc nữa. Trước đó các giao lưu văn hóa giữa đồng bằng và các vùng núi ở Việt Nam rất dễ dàng theo kiểu xã hội bộ lạc và không có những khuôn mẫu trí tuệ định chế theo kiểu Trung Quốc dưới các triều đại Việt Nam trong thời kỳ độc lập sau này.
Dân số Mường gia tăng trong thời nhà Đường đô hộ đã giải thích tại sao lại có sự giảm bớt số dân tại An Nam Đô Hộ Phủ trong bảng kiểm tra dân số so với thời nhà Hán đô hộ vì những người sống trong vùng cao nguyên chẳng mấy khi chịu đăng ký hộ khẩu. Người Tày và người Nùng ở các vùng núi phía bắc Việt Nam, gần biên giới Trung Quốc cũng đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Việt Nam thời thượng cổ. Chưa kể đến người các người Việt thiểu số như Mon Khmer, người Malai Pôlinêsi và một số rất lớn dân chúng sống nổi trôi dưới vùng đồng bằng, ngoài các con đê, sống bằng nghề biển hay hàng hải ngoài biển xa nơi mà việc kiểm soát trực tiếp của nhà Đường chẳng bao giờ đến được.
Việc đô hộ và thu thuế của Trung Quốc tại Việt Nam lấy trọng tâm là tầng lớp nông dân định cư ở các vùng đất thấp. Tuy phải đăng ký và chịu sưu cao thuế nặng cho các quan lại Trung Quốc, người Việt Nam vẫn luôn gìn giữ bản sắc của họ. Họ không bao giờ đánh mất ngôn ngữ và vẫn diễn tả những cảm xúc hay tư tưởng của họ một cách rõ rệt. Họ không bao giờ mất lòng tin ở quá khứ và luôn trân trọng các di sản văn hóa. Bằng cách bảo tồn di sản ấy, họ đã để lại dấu ấn của họ, không những qua các con số trong các bảng kiểm tra dân số còn lưu lại đến nay mà cả trong thực tế kế thừa của một nước Việt Nam độc lập.
Các thống kê dân số từ thời Hán đến thời Đường tại các vùng bị trị Quảng Đông, Quảng Tây, và Việt Nam ngày nay cho thấy rằng, so với Việt Nam, khu vực Quảng Đông, Quảng Tây đã có nhiều thay đổi về dân số do dân nhập cư từ Trung Quốc. Kiểm tra dân số vào năm 2 CN thời nhà Hán đô hộ cho thấy 67% các hộ dân đăng ký ở ba vùng ấy là người Việt Nam nhưng đến thời Đường theo “số liệu thống kê cũ” thì con số này đã giảm xuống chỉ còn 13%. Nếu tính theo số hộ dân thì thống kê vào năm 2 CN cho thấy có 71.805 hộ ở Lưỡng Quảng và sau đó tăng lên 274.696 hộ theo “số liệu cũ” thời Đường, tức là gia tăng gần 400%. Ngược lại, số hộ dân đăng ký ở các vùng thuộc Việt Nam ngày nay là 143.643 trong kỳ thống kê năm 2 CN và xuống còn chưa đến 40.000 hộ theo “số liệu cũ” đời Đường. Những thống kê này cho thấy rằng khuôn mẫu di cư vào các vùng thuộc Việt Nam ngày nay rất khác biệt với những gì xảy ra ở Lưỡng Quảng. Điều này cũng chứng tỏ sự đối kháng mạnh mẽ của dân chúng tại những vùng thuộc Việt Nam ngày nay đối với ách thống trị của Trung Quốc đối với việc đăng ký dân số và thu thuế. Áp lực thống trị của Trung Quốc bị giảm thiểu ấy có lẽ bắt nguồn từ những gia đình địa phương có thế lực cũng như thế phòng thủ đầy ngõ ngách của miền biên giới cao nguyên Việt Nam.
Tác giả: Keith Weller Taylor
Chuyển ngữ: Lê Hồng Chương
Source: Damau.org