Home » » Nợ công và lợi tư

Nợ công và lợi tư

Written By kinhtehoc on Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013 | 04:46


Nợ công quá cao là vấn đề nhức nhối của mọi quốc gia, bởi nó là nguy cơ đe dọa những dấu hiệu phục hồi nền kinh tế mỗi nước.
Với ý nghĩa đó, nợ công ở VN đặc biệt có tác động lớn, bởi nền kinh tế VN đang đứng trước những mâu thuẫn nội tại. Giữa tư duy kinh tế hội nhập, cần sự công bằng, bình đẳng cho các khu vực kinh tế, với thực tiễn các DNNN vẫn được “chiều chuộng” dẫn đến những hệ lụy không nhỏ.
Nợ công của VN cũng là vấn đề vừa được đặt ra tại hội thảo khoa học “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu Âu và những vấn đề gợi mở đối với VN” do Viện hàn lâm Khoa học VN tổ chức ngày 25-4 mới đây.
Theo các chuyện gia, nợ công (nợ quốc gia) là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ (từ trung ương đến địa phương) đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách. Để hình dung quy mô của nợ công, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tại hội thảo này, TS Nguyễn Trọng Hậu (ĐH Almamer- Ba Lan), TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Kế hoạch- đầu tư) cho biết, theo chuẩn quốc tế,  nợ công VN lên đến 128 tỉ USD, bằng khoảng 106% GDP năm 2011. Trong khi đó, con số nợ công Bộ Tài chính công bố chỉ 66,8 tỉ USD (bằng 55% GDP). Đây cũng là con số ước tính của năm 2011 theo cách tính của VN, trong khi ở thế giới, con số nợ công thường được cập nhật hằng quý.
Trương Thị Tuyết Nga, quý bà, lừa đảo, nợ công, lợi ích nhóm, hiệu trưởng Kinh tế Quốc dân
Nợ công ở VN đặc biệt có tác động lớn
Vì sao có sự “lệch pha” quá lớn về những con số nợ công? Theo TS Nguyễn Trọng Hậu, tiêu chí chung của thế giới về nợ công có năm thành tố, trong khi đó cách tính của VN chỉ có…ba (hai yếu tố khác chưa được tính vào nợ công là nợ của DNNN, và khoản Nhà nước vay của quỹ hưu trí) ,
Nhưng ý kiến của các chuyên gia cho rằng, VN đang trên đường hội nhập, thì cần theo thông lệ quốc tế trong cách tính nợ công.
Khuyến cáo này chuẩn không cần chỉnh.
Bởi trong thực tiễn lâu nay, để tăng giá xăng dầu, ngành công thương thường viện lý do giá xăng dầu thế giới tăng, do kinh tế hội nhập, người dân phải chấp nhận tăng giá. Thế nhưng, sẽ rất không công bằng, và không bình đẳng, khi tính nợ công theo tiêu chí VN, còn tính giá tiêu dùng, người dân Việt lại phải theo tiêu chí …hội nhập?
Còn ThS Đinh Mai Long (Văn phòng Chủ tịch nước) lưu ý, trong 10 năm trở lại đây, nợ công tại VN tăng nhanh một cách đáng lo ngại và có cơ cấu kém bền vững…Ngoài ra, tốc độ gia tăng nợ công khoảng 15% /năm đang dần “bắt kịp” tốc độ tăng thu ngân sách khoảng 17-21%, có nghĩa là vài ba năm nữa nguồn tăng thu chỉ đủ để bù trả nợ.
Trước đó, theo tờ TBKTSG, Tạp chí The Economist (Anh) đã công bố nợ công tính trên đầu người VN tăng thêm 38,5 USD, lên 800,7 USD/người (so với 762, 2 USD/ người- công bố ngày 28/9/2012).
Có điều đáng chú ý, trong lúc nợ công tăng nhanh một cách đáng lo ngại, thì  trong xã hội ta, diện mạo các “nhóm lợi ích” cũng hiện dần lên trongmắt Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng, qua một đề tài nghiên cứu mới đây, được công bố hồi đầu tháng 4 tại Đà Nẵng.
Đó là các nhóm thân hữu, nhóm chung lợi ích, nhóm lợi ích cục bộ. Cho dù khác nhau về khái niệm, quy mô, tầm ảnh hưởng, nhưng bản chất các nhóm lợi ích này đều xoay quanh mối quan hệ cấu kết giữa quan chức với doanh nghiệp để trục lợi cá nhân, cả về kinh tế lẫn quyền lực chính trị, thậm chí có thể tác động vào những chính sách. Thực trạng này được nhận định “ngày càng nhiều, có dấu hiệu trầm trọng hơn trong tất cả các lĩnh vực”.
Trương Thị Tuyết Nga, quý bà, lừa đảo, nợ công, lợi ích nhóm, hiệu trưởng Kinh tế Quốc dân
Nhóm lợi ích là lực cản rất lớn
Đặt thực trạng nợ công tăng cao bên cạnh hình ảnh các nhóm lợi ích, có thể thấy sự phát triển của quốc gia, đang gặp không ít nguy cơ và hiểm họa. Thậm chí, ngay khi Đề án Tái cơ cấu kinh tế được đưa ra thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 tổ chức đầu tháng 4 tại Nha Trang, không ít chuyên gia đã cảnh báo: Nhóm lợi ích là lực cản rất lớn.
Nhóm lợi ích là mặt trái của sự phát triển, hay là quy luật của sự phát triển? Câu hỏi này rất cần được làm sáng tỏ.
Có một câu ngạn ngữ rất hay: Cọp chết để da, con người ta chết để tiếng. Ở thời buổi kim tiềnnày, chả cần chết, mà ngay khi đang sống, con người ta đã có thể để tiếng.
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved