Tây Du Ký và các giai đoạn hành Thiền - phần 1
TVĐĐ - 06/07/2010
Bài 1 : TÂY DU KÝ VÀ TIẾN TRÌNH TU TẬPTây Du Ký là một đại tác phẩm. Ngoài giá trị về văn chương nghệ thuật, nó còn bao hàm một ý nghĩa triết học sâu sắc. Cuộc đời hoạt động của 5 thầy trò Đường Tăng, nhất là nhân vật Tôn Ngộ Không (Tề Thiên), minh họa rất rõ nét quá trình tu tập gian khổ của chúng sanh vô minh trên con đường thăng hoa tiến hóa, tự hoàn thiện chính mình, để thực chứng giác ngộ và thể nhập cảnh giới an lạc Đại Niết bàn (Nirvanakanya). Đặc biệt nó cũng rất trùng hợp với các giai đoạn hành thiền theo phương pháp của bản môn. Theo đây từng giai đoạn tu tập, lý do tại sao phải tập thiền động trước, kỹ thuật thiền năng lượng, kỹ thuật dụng tâm quán thân của thiền tịnh, phương pháp trụ vào giác tánh làm chứng nhân cho các biểu hiện tâm sinh lý lúc hành thiền cũng như trong đời sống, kỹ thuật giao hòa và vận hành các kênh năng lượng vũ trụ để hoạt dụng độ sanh, thậm chí đến các bài luyện xác cụ thể như võ thuật, dưỡng sinh, nội lực, huyền công ... tác phẩm cũng miêu tã rõ ràng chi tiết và đều rất trùng hợp với các bài luyện công trong phương pháp hành thiền của chúng ta. Như vậy tác phẩm có thể xem như một giáo án vĩ đại, cụ thể và chi tiết về các giai đoạn hành thiền. Nên để có một cái nhìn tổng quát, về các giai đoạn tiến hóa cũng như phương cách vận dụng các yếu tố tâm lý, phối hợp giữa tâm lý và năng lượng trong phương pháp hành thiền, chúng ta có thể liên tưởng tới những nhân vật, tình tiết, và hoạt cảnh sinh động đã được miêu tả trong tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Việc làm này sẽ đem lại nhiều lợi ích thực tiễn cho những ai thực sự muốn hội nhập với con người thật của mình. Thực sự muốn tìm được con đường tiến tới chân hạnh phúc với một cuộc sống đích thực ngày càng có ý nghĩa hơn. Phương pháp hành thiền của chúng ta có thể chia ra làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1 thiền Động: Là giai đoạn thiền nhân định tâm, tập trụ vào giác tánh, giữ chánh niệm trong lúc thiền định và trong cuộc sống. Đạt tình trạng nhận điển quang, tập làm chủ luồng năng lượng này. Trụ vào giác tánh sử dụng nguồn năng lượng này để thăng hoa tiến hóa lên những mức độ thanh tịnh hơn. - Giai đoạn 2 thiền Tịnh: Dụng tâm quán tâm. Trụ vào thể tịnh làm chứng nhân cho mọi biểu hiện tâm lý. Diệt trừ vọng niệm. Đạt tâm không, nhập định và thực chứng Prajnaparamita (Bát Nhã Ba La Mật Đa). - Giai đoạn 3 thiền Mật: Nhận điển quang chư Phật, chư Bồ Tát. Phát đại nguyện hành Bồ Tát Đạo. Thông qua Yidam của mình, vô ngã hoạt dụng độ sanh.
Giai đoạn 1 - Vận động trên nền đất cứng.
![]() Giai đoạn 2: Thiền Tịnh ![]()
Quán niệm, quán không, trung quán song chiếu, tâm không, và nhập định lần thứ nhất (Samadhi) Đạt Ngã Không...
Các bài tập trên tương ứng với Tây Du Ký. Ở giai đoạn Tề Thiên lên Thiên Đình làm Bật Mã Ôn, làm quan không quản lý bộ nào, coi vườn đào Tiên ăn trộm đào, uống linh đan, đạp vỡ lò bát quái của Thái Thượng Lão quân, đại náo thiên đình, bị đè ở Ngũ Hành Sơn. Và được Đường Tăng cứu thoát. Giai đoạn 3: Thiền Mật ![]() Thiền mật (Mahamantra) Phát đại nguyện, giao hòa và vận hành các kênh năng lượng vũ trụ, vừa tu vừa hành đạo độ sanh. Nhận điển quang chư Phật chư Bồ Tát. Nhập định dùng kỹ thuật tổng lực: (Mahamudra)+MahaDalani+ MahaMantra) thực hành các pháp môn của Mật tông. Các bài tập này tương tự với giai đoạn thầy trò Đường Tăng thấy xác mình trôi trên sông. Gặp Phật Tổ Như Lai, thỉnh được kinh vô tự tại chùa Lôi âm (với Lôi là điển quang, Âm là Dalani). Vì giai đoạn này thiền nhân tu tập bằng điển lực, trong trạng thái vô ngã, thông qua vị thầy độ mạng Yidam của mình. Thiền nhân thực chứng Ngã không và Pháp Không. - Giai đoạn 5 Thầy trò Đường Tăng thỉnh được kinh trở về. Tương ứng với giai đoạn thiền nhân vì đại nguyện độ sanh nên hành trì kinh đại thừa bằng huyền công qua các bài tập: Chuẩn Đề Dalani, Đại bi huyền công, Thủ lăng nghiêm huyền công, Thập chú huyền công. Sau đây là một số gợi ý ban đầu về sự liên tưởng giữa Tây Du Ký và các giai đoạn hành thiền: Cuộc hành trình đi Tây Trúc thỉnh kinh của 5 thầy trò Đường Tăng tượng trưng cho quá trình rèn Tâm của thiền nhân (Phật giáo) đó là quá trình rèn luyện để nhằm thăng hoa chuyển biến các yếu tố: Năng lượng (Tề Thiên), tính thiện (Đường Tăng), Dục tính (Bát Giới), tính sân (Sa Tăng), tính si (ngựa trắng) cho đến ngày Giác ngộ hoàn toàn (gặp Phật Tổ Như Lai) và hành Phật sự độ sanh (thỉnh được kinh mang về). Cuộc đời hoạt động của nhân vật Tề Thiên tương ứng với quá trình luyện Tinh hóa khí, luyện Khí hóa Thần và luyện Thần hoàn Hư trong Khí công và Tiên Đạo. Nó cũng tương ứng quá trình hành công thúc đấy Kundalini vươn lên trong kênh Sushuma, đột phá qua 7 luân xa để thực chứng giác ngộ trong Yoga (Ấn giáo). Dưới đây là sơ đồ minh họa cuộc đời hoạt động của Tề Thiên, so sánh với phương pháp luyện nội hỏa (Kundalini) của Yoga và phương pháp luyện khí của Khí công Tiên đạo Trung Quốc và phương pháp hành thiền của chúng ta: ![]() ![]() Chú thích hình đồ trên: a) Điều khí theo vòng Châu Thiên: Điều khí theo Nhâm mach: ( -----> âm): Khởi sự điều khí đi xuống lần lượt qua các huyệt sau: Liên tuyền, Thiên Đột, Đản Trung, Cửu vĩ, Thần khuyết, Khí Hải, Hội Âm. Tại đây hàm hung bạt bối đẩy khí qua huyệt Trường Cường thuộc Đốc Mạch. Xong tiếp tục dẫn khí theo Mạch Đốc. Điều khí theo Đốc Mach: ( -----> Dương): Khởi sự từ huyệt Trường Cường dẫn khí ngược cột sống lên đỉnh đầu. Lần lượt qua các huyệt sau: Trường Cường, Đương Quan, Mệnh Môn, Tâm Du, Đại Chùy, Ngạnh Trung, Bách Hội, Ấn Đường, Ngân Giao. Đến đây vì lưỡi đang cong lên đụng lợi hàm răng trên. Nên từ Ngân Giao ở lợi hàm răng trên tiếp tục đẩy khí qua huyệt Liêm Tuyền thuộc Nhâm mạch. Kết thúc một vòng châu thiên. Sau đó lại tiếp tục điều khí như trước. Điều khí theo đường thẳng đứng lần lượt từ dưới lên đỉnh đầu: Hợp nhất âm dương trong kênh trung đạo Sushuma. Nội hỏa là Kundalini thăng hoa đột phá qua 7 luân xa. Thiền nhân hợp nhất với đấng toàn năng, thực chứng giác ngộ. c) Đường đi của Tề Thiên: Tác phẩm có thể chia làm hai phần. Phần thức nhất là các hoạt động của Tề Thiên trước khi gặp Đường Tăng. Phần thứ hai các hoạt động của 5 thầy trò sau khi Đường tăng xuất hiện. Có thể xem đường đi của Tề Thiên trải qua 7 giai đoạn tương ứng với 7 luân xa trong kỹ thuật luyện khí: 1) Làm vua tại động Thủy Liêm núi Hoa Quả tương ứng với việc Kundalini nằm tại luân xa 1 (Muladhara).Tượng trưng cho tâm thức vô minh, luôn nô lệ bản năng. 2) Học đạo với Tổ Sư Bồ Đề tại động Tà Nguyệt Tam Tinh thuộc núi Linh đài Phương Thốn, giai đoan khai mở luân xa 2 ( Swadhisthana), Thiền nhân đạt tình trạng đắc khí và có thể điều khí thưc hiện thiền động. 3) Xuống Thủy Cung lấy áo giáp và thiết bản. Tượng trưng cho giai đoạn thiền nhân khai mở luân xa 3 (Manipura). Đắc một số công năng do thực hành nhất niệm xứ và giữ giới luật trong cơn thiền định.. 4) Xuống U Minh Giới đánh thắng ma quỷ, xóa sổ sanh tử. Tượng trưng cho giai đoạn thiền nhân khai mở luân xa 4 (Anahata). Chiến thắng được ác niệm, luôn giữ được chánh niệm trong lúc thức lẫn trong lúc ngủ (vô thức). Do vậy nên có khả năng tập khí công trong giấc ngủ. Đạt khả năng thường trụ khí, nên hoạt động trở thành vô ngã. Vì thế không tạo ra nghiệp lực nên thoát khỏi sanh tử luân hồi. 5) Lên Thiên Đình, ăn đào tiên, uống Linh Đan, đập vỡ lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân, đại náo Thiên Đình. Tượng trưng cho giai đoạn thiền nhân qua tu tập khai mở được luân xa 5 (Vishusdda).Vượt khỏi sự xiềng xích của tâm thức nhị nguyên. Thực chứng Ngã không. Thấy cái Tôi là không thực có. Nhập Samadhi lần thứ nhất. Thiền nhân không trụ ở an lạc thiền mà phát nguyện độ sanh (thiện thệ). 6) Chiến đấu thắng ma quỷ. Đưa thầy đi Tây Trúc thỉnh kinh. Tượng trưng cho giai đoạn thiền nhân thiền định tự khai mở luân xa 6 (Ajna). Đi sâu vào tạng thức tiêu dung chủng tử vi tế. Hành Bồ Tát đạo không ngừng nghỉ. Nhập Samadhi lần thứ 2. Thực chứng Pháp Không. Thấy pháp giới cũng là huyễn cảnh. 7) Gặp Phật Tổ Như Lai, thỉnh đươc kinh mang về.Tượng trưng cho giai đoạn nội hỏa (khí) đã lên đến đỉnh đầu. Hành giả khai mở được luân xa 7( Sahasrara) nhập samadhi lần thứ 3. Thực chứng Chân Không mà Diệu Hữu. Thể nhập Đại Niết Bàn(Nirvanakanya). Đạt giác ngộ hoàn toàn. Bài 2 : Làm vua tại động Thủy Liêm và tầm sư học đạo. Sau đây là một số hình ảnh có thể dùng gợi ý cho sự liên tưởng giữa Tây du ký và các giai đoan hành thiền: A/Tương đương với giai đoan thiền động: Làm vua tại động Thủy Liêm núi Hoa Quả: ![]() ![]() ![]() ![]() Hoa Quả Sơn (thế giới bản năng): Cư dân của Hoa Qủa Sơn chỉ toàn là khỉ (loài vật). Tượng trưng cho việc khi năng lượng chưa thăng hoa còn tập trung ở trung tâm dục. Mọi biểu hiện sẽ là bản năng của loài vật. Con người khi ấy chưa khác con vật là bao vì nó luôn nô lệ cho những đòi hỏi của dục tính. ![]() Khỉ ăn tiệc ở động Thủy Liêm: tượng trưng cho nhân sinh quan bản năng. Luôn chạy theo việc thỏa mãn các cảm giác và đấu tranh nhau để sở hữu thật nhiều phương tiện thỏa mãn cảm giác. Xem đó là lý tưởng của cuộc đời. II) Đi học đạo: ![]() ![]() Rời động Thủy Liêm, Tề Thiên vượt biển tầm sư học đạo. Tượng trưng cho năng lương bắt đầu thăng hoa trong kênh Sushuma từ luân xa 1 (Muladhara) tiến về luân xa 2 (Swadhisthana) trong Yoga. Hay năng lượng toàn thân tập trung về Đan Điền Tinh là Khí Hải. Đây là giai đoạn người tu bắt đầu phát tâm tu tập. Đã biết hướng về nội tâm mình nhưng chưa tìm được minh sư, chưa chọn được pháp môn thích hợp. Về hành thiền thì chưa đắc khí. Tề Thiên bắt chước (Giai đoan tu theo hình tướng, rời bản tâm của mình) ![]() Lúc còn ở động Thủy Liêm chỉ có thế giới của loài vật vì năng lượng còn nằm ở trung tâm dục. Khi người tu cắt đứt sự hướng ngoại khởi sự quán sát nội tâm mình. Năng lượng sẽ bắt đầu đi lên nên Tề Thiên bước vào thế giới của loài người. Khi ấy do bản tính hay bắt chước người khác, tâm bất định, quên mất người thầy vĩ đại nhất là bản tâm thanh tịnh của mình, pháp môn tối diệu nhất là giác tánh của Như Lai. Người tu thường vọng ngoại, nay theo thầy này, mai học pháp môn nọ vì tham pháp, muốn cái gì cũng biết hơn người. Không chuyển tâm tinh tấn thực hành chánh pháp của Như Lai. Nên cuối cùng chỉ vơ được một mớ rác rưởi, làm trò cười cho thiên hạ. Giống như Tề Thiên bắt chước người đời ăn mì, mặc áo, đội mũ, đi giày, ăn ớt . . v v. . . . ![]() Tiều phu chỉ đường (Thượng sư dạy, hạ sư truyền): Cho đến ngày Tề Thiên gặp được người tiều phu chỉ đường đến thọ giáo với Tổ Sư Bồ Đề. Người tiều phu tượng trưng cho vị thiện tri thức hướng dẫn ta đắc khí, phương cách thăng hoa chuyển biến khí, phương cách trụ vào giác tánh của Như Lai. Nghĩa là hướng dẫn ta qui y với vị thầy tại tâm của mình. Đó là minh sư tại thế. ![]() Động Tà Nguyệt Tam Tinh: (Chơn tâm là ngôi chùa tốt nhất, giác tánh là người thầy vĩ đại nhất của Thiền nhân): Qua sự chỉ dẫn của người tiều phu, Tề Thiên đã đến được nơi ở của thầy để học đạo. Đó là động Tà Nguyệt Tam Tinh (chữ Tâm chiết tự ra) thuộc núi Linh Đài Phương Tốn (Hạ Đan Điền, tức Đan Điền Tinh Khí Hải hay luân xa 2 swadhisthana). Tượng trưng cho năng lượng thiền nhân đã thăng hoa đến Đan Điền Tinh và tình trạng ĐẮC KHÍ. ![]() Tổ Sư Bồ Đề: Tượng trưng cho giác tánh của Như Lai trong giai đoạn thiền động. Đây là Yidam, người thầy tại tâm của thiền nhân tại luân xa 2 (hay tại Đan Điền Tinh Khí Hải). Ngài là chứng nhân của toàn bộ biểu hiện vận động và tâm lý khi đắc khí. Ngài tượng trưng cho cái tịnh giữa muôn vàn vọng niệm. Khi đắc khí thiền nhân phải qui y với tam bảo. Đó là qui y với Giác tánh của mình gọi là qui y Phật. Luôn tuân theo đúng kinh điển của chư Phật goi là qui y Pháp. Và làm đúng theo lời hướng dẫn của minh sư mình, gọi là quy y Tăng. ![]() Tề Thiên học đạo với Tổ Sư Bồ Đề: Tượng trưng cho nguyên tắc quan trọng của thiền động là: Khi đắc khí, tuyệt đối thiền nhân phải trụ vào thế tịnh và giác tánh của mình. Làm chứng nhân cho mỗi biểu hiện của khí để điều tiết các biểu hiện này luôn chậm rãi, chừng mực, ổn định, điều hòa đúng với quy định. Tề Thiên là năng lượng dục thăng hoa (sattva), Tổ Sư Bồ Đề là giác tánh ( Bodhi). Cả hai phải kết hợp làm một trong kỹ thuật thiền để thành Hóa thân (Bodhísattva). ![]() Lúc mới vào học đạo, vì tập tính hoang dại vẫn còn nên Tề Thiên thường chọc phá đồng môn. Tượng trưng cho thiền nhân khi mới đắc khí, độ tịnh của tâm chưa cao nên các biểu hiện sẽ mang nặng vô thức, không chậm rãi, điều hòa ổn định được. Tề Thiên cần phải qui y Tổ Sư Bồ Đề, giữ nghiêm môn qui thì mới đi dần vào khuôn phép. Tượng trưng cho thiền nhân ở giai đoạn này phải giữ nghiêm giới luật và qui y vị thầy tại tâm là giác tánh của mình. Nhờ vậy sẽ có khả năng điều tiết các biểu hiện luôn điều hòa chậm rãi và đúng qui cách. Một số bài luyện công của Tổ Sư Bồ Đề dạy cho Tề Thiên và đồng môn: (Tượng trưng cho các bài điều khí luyện công trong giai đoạn thiền động của bản môn) ![]() ![]() Hình ảnh Tổ Sư Bồ Đề giảng pháp: Tượng trưng cho pháp nhất thiết phải được truyền qua môi trường trong suốt và cực tịnh của tâm không. Như cây trúc rỗng ruột, tự nhiên thổi qua nó thành bản nhạc với muôn vàn giai điệu. Người giảng phải đắc khí, giữ tâm không, giao hòa với các kênh năng lượng vũ trụ. Và lời giảng thốt ra miệng đều là vô ngã, là âm thanh của tự nhiên. Không có gì tội lỗi bằng truyền pháp qua ý chí và quan điểm cá nhân, làm đánh mất tánh Như Thị của pháp. Hình ảnh Tề Thiên ngồi nghe pháp: Tượng trưng cho nguyên tắc của người thọ pháp. Phải lấy tâm mà nghe, phải nghe trong tình trạng đắc khí. Phải thọ nhận pháp của Như Lai qua người thầy vô ngã bằng hoàn bộ năng lượng sống của mình. Và hãy để cho chủng tử Bồ Đề phát triển thuận lợi trong bản tâm cho đến ngày nó ra hoa và giải thoát và kết thành trái giác ngộ. Không có gì uổng phí bằng việc nghe pháp bằng tai và hiểu pháp qua suy luận diễn dịch của ý thức nhị nguyên. ![]() Tề Thiên nhảy nhót vui mừng: (Tiệm tu mà đốn ngộ): Hình ảnh Tề Thiên nghe Thầy giảng pháp đến chỗ hay, hiểu được và vì quá vui mừng nên la hét nhảy nhót làm ảnh hưởng đến đồng môn. Tượng trưng cho giai đoạn đốn ngộ của thiền nhân. Bởi nghe pháp trong tình trạng đắc khí, rung động chân thành và hợp nhất làm một với lời giảng của Thầy. Nên qua thời gian hạt giống Bồ Đề sẽ mọc thành cây và ra hoa kết trái trong tâm thức thiền nhân. Khi ấy người tu thấy được con đường giải thoát rõ ràng minh bạch và biết chắc rằng nhất định mình sẽ thành chánh quả. Nên niềm vui vô bờ trào dâng, niềm sung sướng vô biên sẽ làm rung động cả người. Như từ trong tối bước ra ánh sáng. Như người bị giam giữ lâu ngày được tự do. Như được gặp lại người thân yêu nhất qua bao ngày xa cách. . . .Trạng thái Satori (ngộ) sẽ mang lại niềm phúc lạc lớn lao chưa bao giờ có. Nếu chưa đạt trạng thái này thiền nhân thật sự chỉ là bậc dự lưu (đứng trên bờ). Tuy nhiên vì Tề Thiên tượng trưng cho năng lượng khí trong cơ thể. Bởi vậy các biểu hiện của trạng thái Đốn Ngộ xuất hiện trong nội tâm chứ không phải lúc ấy thiền nhân có động tác nhảy nhót la hét như Tề Thiên. Satori là trạng thái nở hoa của tâm thức, khi cái tịnh của tâm hồn thiền nhân đã thấm sâu và tận miền sâu thẳm, để cùng rung động với linh hồn sự vật. ![]() Thầy trò vấn đáp (Thiền ngữ): Khi Tổ Sư đưa ra 3 pháp môn: Trừ tà diệt quỷ, ăn chay niệm Phật tạo phước, tham thiền nhập định. Tề Thiên đều không đồng ý. Mà chỉ muốn học pháp môn trường sanh bất tử. Đây là cách nói của thiền gọi là thiền ngữ. Cả người hỏi lẫn người trả lời đều ở trong trạng thái thiền, và cùng đề cập đến 2 mặt của một vấn đề. Nên gọi là siêu lý, vì thường không phù hợp với luân lý nhị nguyên thông thường. Ở đây vấn đề là giác ngộ. Tổ sư nói về các phương tiện để giác ngộ, Tề Thiên nói về tính rốt ráo, thường trụ tịch lặng của bản thể. Giai đoạn này tượng trưng cho thiền nhân sau khi ngộ, phân biệt được phương tiện và mục đích cuối cùng của việc tu tập. Do vậy phát đại nguyện thành Phật, không trụ ở thần thông pháp thuật hay các quả vị công đức khác. Đây là điều kiện tối cần thiết để thiền nhân có thể tiến tu lên những mức độ ngày càng cao hơn, cho đến ngày giác ngộ hoàn toàn. ![]() Tương tự như thiền ngữ. Thiền cơ là hành động của thiền nhân trước một vấn đề nào đấy. Sự việc phản ánh như thật qua Tâm trong suốt cực tịnh của Bát Nhã Ba La Mật Đa nếu hiển thị bằng lời nói thì gọi là thiền ngữ. Còn nếu hiển thị bằng động tác thì gọi là thiền cơ. Bởi vậy thiền cơ chứa nội dung siêu lý qua thiền, mà không thể hiện tính logic nhị nguyên của sự việc. Do đó thiền cơ chỉ có thể cảm nhận và hiểu đúng nội dung khi người thọ nhận cũng trong trạng thạng thiền và thể nhập tam không. Vì thế cùng một lời giảng, cùng một động tác thị phạm của minh sư. Nếu thực sự đắc thiền và đạt tâm không, tự nhiên người thọ nhật sẽ hiểu được Mật nghĩa. Do vậy học được mật pháp, còn những người khác cũng cùng thọ pháp nhưng chạy theo hình tướng, không trụ tâm ở thể tịnh và giác tánh của Như Lai, luôn phan duyên theo vọng niệm, không lắng tâm hồn mình để vào được trung tâm vấn đề là bản thể của sự việc, thì nhất định chỉ học được phần hiển giáo của pháp mà thôi. Đó là yếu lĩnh của Mật tông. Chứ Mật không có nghĩa là minh sư của mình giấu pháp không chịu công truyền cho mọi người. Bởi nếu như vậy sẽ phạm vào giới luật vì mất tình bình đẳng của Phật môn. Tổ sư đánh Tề Thiên, chỉ một mình Ngài hiểu được thiền cơ này. Nên chỉ một minh Ngài học được 72 phép biến hóa của Tổ Sư. ![]() Tổ Sư đồng ý dạy Mật pháp cho Tề Thiên (Lễ quán đảnh) Đến giai đoạn này Bodhísattva được gọi là Yidam Tổ sư gõ lên đầu Tề Thiên 3 cái. Tề Thiên hiểu được thiền cơ này nên canh 3 đêm ấy vào xin học tối thượng pháp. Tổ Sư đồng ý truyền dạy 72 phép thần thông. Giai đoạn này tượng trưng cho thiền nhân đã tiến đến giai đoạn chót của thiền động. Khả năng trụ vào giác tánh của định tâm đã cao nên bắt đầu học được huyền công của bản môn. Nghĩa là thông qua Yidam của mình bắt đầu học huyền công bằng kỹ thuật tổng lực: Mahamudra + mahamantra + mahadalani. Minh sư tại thế giúp môn sinh mình nhận được kênh năng lượng vũ trụ đặc thù của họ để học các pháp bất tư nghì là ý nghĩa thực sự của lễ quán đảnh trong Mật tông. Chứ không phải các nghi thức rườm rà phiền toái và nặng phô trương để thị uy. ![]() ![]() Hình ảnh Ma quân thường xuyên đánh phá Thủy Liêm Động tượng trưng cho ác niệm thường thống trị tâm thức bản năng. Người như vậy sẽ luôn nô lệ cho những nhu cầu thấp hèn. Ý chí của dạng tâm thức bản năng không đủ mạnh để chiến thắng các cám dỗ này. Do vậy sẽ dẫn đến những hành động tội lỗi. Hình ảnh Tề Thiên, sau khi học đạo trở về, chiến thắng Ma quân, giành lại động Thủy Liêm. Tượng trưng cho tâm thức thiền nhân sau khi học xong giai đoạn thiền động, đã khải mở luân xa 2 (swadhísthana), độ tịnh của tâm đã khá hơn, đã quen trụ giác tánh làm chứng nhân cho mọi biểu hiện vận động và tâm lý. Do vậy thiền nhân dễ dàng chiến thắng ác niệm, nhất là các cám dỗ và các niệm về ác. Cũng như rác hôi thối có hại cho sức khỏe. Nhưng nếu chế biến nó thành phân đem bón cho cây lương thực, nó có thể nuôi sống mọi người. Cũng vậy năng lượng dục qua kỹ thuật Bramacharya đã có thể biến Tinh thành khí, tuy thiền nhân không thể diệt dục được. Vì dục là năng lượng tự nhiên cơ bản của con người, diệt dục cũng là diệt ngay chính bản thân mình, nếu không nói là có thể trở thành gỗ đá vô tri. Nhưng thiền nhân có thể chuyển hóa dục thành năng lượng thanh tịnh hơn gọi là khí, và sử dụng như là phương tiện để đạt giác ngộ. Minh họa cho sự liên tưởng này là hình ảnh Tề Thiên chiến thắng Hỗn Thế Ma Vương. Sau đó lại kết giao với 7 Ma Vương khác. Thu phục và thống lĩnh 72 động chủ, làm thống soái toàn cõi. Tề Thiên chẳng những được 4 khỉ già chỉ đường xuống Long Cung để lấy thiết bản, áo giáp, giày, mũ. Mà còn được toàn bộ yêu ma vương giúp đỡ chống lại thiên binh bảo hộ sơn động, chống lại các yêu tinh khác trên đường đi thỉnh kinh ...vv...
Huệ Hải
|
Tây Du Ký và các giai đoạn hành Thiền - phần 1
Written By kinhtehoc on Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012 | 01:49
Bài viết liên quan
Bắc Ninh đề nghị công nhận ba “bảo vật quốc gia”
12/02/2012 - Tắt Nhận xétĐi chùa, giải sao thế nào cho đúng?
12/02/2012 - Tắt Nhận xétTư duy hướng nội của Phật giáo và vai trò của nó trong tư duy của người Việt
10/02/2012 - Tắt Nhận xétTản mạn về cõi Đâu Suất và lý thuyết tương đối (phần 1)
09/02/2012 - Tắt Nhận xétTranh thập mục ngưu đồ
07/02/2012 - Tắt Nhận xétTây Du Ký và các giai đoạn hành Thiền - phần 3
07/02/2012 - Tắt Nhận xétTây Du Ký và các giai đoạn hành Thiền - phần 2
07/02/2012 - Tắt Nhận xétLogic vận động của "ý thức" trong duy thức học
07/02/2012 - Tắt Nhận xétTu bổ hai pho “tượng táng” ở chùa Đậu
07/02/2012 - Tắt Nhận xétBí mật "tượng táng" ở chùa Tiêu Sơn
07/02/2012 - Tắt Nhận xétBuổi đầu tu tập của Đại Đăng - phần 2
07/02/2012 - Tắt Nhận xétVỀ KHÁI NIỆM NIẾT BÀN TRONG PHẬT GIÁO
14/09/2012 - Tắt Nhận xétLửa tam muội
08/06/2012 - Tắt Nhận xétTăng đoàn phật giáo
01/06/2012 - Tắt Nhận xét