Home » » MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG

MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Written By kinhtehoc on Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011 | 23:39

BÀI 1    Nhập môn mỹ học1.1  Mĩ học trước Mác1.2  Mĩ học Mác–Lê nin 
Cấu trúc của mĩ học
Mối quan hệ của mĩ học với các bộ môn khác
Cấu trúc của “Đời sống thẩm mĩ“
BÀI 2   Cái đẹp
2.1 Khái niệm  2.2 Phân loại cái đẹp theo ba phạm vi  2.3  Những quan niệm trước Mác về cái đẹp   2.4 Chủ nghĩa Mác Lê nin hoàn thành quan niệm về cái đẹp
BÀI 3   Cái bi kịch  
3.1. Khái niệm   3.2. Phân loại   3.3. Nghệ thuật  bi kịch
BÀI 4   Cái trác tuyệt 
4.1 Các hình thái biểu hiện của cái trác tuyệt   4.2. Tình cảm thẩm mĩ của cái trác tuyệt
4.3.Cái trác tuyệt trong nghệ thuật  4.4. Ba xu hướng nghiên cứu cái trác tuyệt.
BÀI 5   Cái hài kịch  
5.1   Khái niệm. 5.2  Ý nghĩa của hài kịch  5.3. Tính dân tộc của hài kịch
 5.4. Cái hài trong nghệ thuật 
BÀI 6   Chủ thể thẩm mĩ    
6.1  Con người là chủ thể nghệ thuật
6.2  Thị hiếu thẩm mĩ và thị hiếu  nghệ thuật
  6.3. Lí tưởng thẩm mĩ  và lí tưởng nghệ thuật
  6.4. Phân loại chủ thể thẩm mĩ, chủ thể nghệ thuật
BÀI 7   Đại cương về nghệ thuật
 7.1. Cấu trúc của đời sống nghệ thuật
 7.2. Sự thể hiện lí tưởng thẩm mĩ trong nghệ thuật và Hành trình của nhân vật lí tưởng trong nghệ thuật.
7.    7.3. Nghệ sĩ
7     7.4  Quan hệ giữa nghệ sĩ và các chủ thể nghệ thuật  khác .
7.    7.5  Đặc trưng của kiến trúc và những loại hình nghệ thuật cơ bản
(Điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa, sân khấu, văn học và điện ảnh)
  1. 7.6  Chức năng của nghệ thuật.
BÀI 8  Giáo dục thẩm mỹ
 8.1. Hai căn bệnh trong đời sống thẩm mĩ
 8.2. Nội dung và phương hướng giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường trung học
                  Giáo dục ý thức thẩm mĩ. Giáo dục về cái đẹp
Ôn tập – Bài tập 

BÀI 1      NHẬP MÔN MĨ HỌC
 1.1.  Mỹ học trước  Mác
      Aristote thế kỉ 7 thời cổ Hi Lạp trước công nguyên, trong cuốn Poetika (Thi pháp), ông yêu cầu triết học nghiên cứu qui luật sáng tạo nghệ thuật. Lúc ấy, mĩ học còn phôi thai, chưa tồn tại độc lập.
    Baumgacten (Đức) 1735: giáo sư  yêu cầu mĩ học nhận nhiệm vụ nghiên cứu con đường nhận thức thế giới bằng cảm xúc. Ông viết hai cuốn Mĩ học tập I năm 1750, Mĩ học tập II năm 1758. Từ đây mĩ học ra đời, chính thức trở thành khoa học độc lập.
   Immanuel Kant (Đức) cuối thế kỉ 18
            Xác định đối tượng của mĩ học là “thị hiếu thẩm mĩ” là cái chủ quan, ông bác bỏ sự nghiên cứu đối tượng khách quan (cái đẹp không phải ở trên đôi má hồng thiếu nữ mà ở trong con mắt kẻ si tình)
   Hegel  (Đức) đầu thế kỉ 19
Mĩ học chỉ nghiên cứu cái đẹp nghệ thuật do Chúa trời ban phát cho nghệ sĩ, “nghệ thuật  là vương quốc bao la của cái đẹp”. Cái đẹp chủ yếu tập trung ở nghệ thuật, còn những cái đẹp khác trong đời sống thì đơn giản, thiếu hụt và nhàm chán.
  Tsernysevski (Nga thế kỉ 19) trái ngược với Hegel, khẳng định “Cái đẹp là cuộc sống”.
  Dostoievski (Nga thế kỉ 19) “Cái đẹp sẽ cứu cả thế giới“, “cái đẹp là lí tưởng đấu tranh của nhân dân”.
   Bielinski (Nga thế kỉ 19) mở rộng đối tượng mĩ học đến “lí tưởng thẩm mĩ”.
    Gogol (Nga thế kỉ 19)  nghiên cứu thi ca Puskin và từ đó đến với mĩ học. Ông viết “con người có thể suy tư lặng đi trước mọi thứ nhỏ bé và vĩ đại, đó là lúc phát sinh tia lửa điện thi ca-cái đẹp. Nó vốn có trong toàn bộ thế giới (mọi công trình của thượng đế), kể cả và trước hết là trong Con Người”
1.2  Mỹ học Mác Lê nin
       Mối quan hệ của mĩ học với các khoa học khác
                  Quan hệ với triết học
                      Triết học là  cái nôi sinh ra Mĩ  học
  • Bản thể luận
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng,
            Giác quan con người là công cụ của đời sống thẩm mĩ.
cái thẩm mĩ có sẵn trong bản chất thế giới.
cái đẹp mang  tính thứ nhất triết học.
  • Nhận thức luận
          Theo Lê nin, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,
         vậy thì chúng ta có thể dựa vào nghệ thuật để nhận thức thế giới khách quan.
            Mặt khác, con người còn sáng tạo những cái thẩm mĩ chưa có trong thực tiễn.
  • Chủ nghĩa duy vật lịch sử (nghiên cứu về vai trò của cá nhân và quần chúng trong sự phát triển của lịch sử) là công cụ đắc lực khi nghiên cứu mĩ học.
                  Quan hệ với tâm lí học
            Mĩ học và tâm lí học cùng nghiên cứu một đối tượng là con người.
Con người có hai hoạt động là sinh lí và tâm lý. Mĩ học chú ý hoạt động tâm lí, “cái đẹp tâm lí học” và  “tâm lí học thẩm mĩ”.
                   Quan hệ với nghệ thuật học
            Nghệ thuật học bao gồm nhiều chuyên ngành
¨      Lịch sử nghệ thuật (Lịch sử văn học VN, LS sân khấu…v.v…)
¨      Lí luận nghệ thuật  (Lí luận văn học, Lí luận âm nhạc v.v…)
¨      Văn bản học (Văn bản Việt, văn bản Hán cổ, văn bản Nôm.v.v. . .)
¨      Tâm lí học sáng tạo nghệ thuật
¨      Tâm lí học tiếp nhận nghệ thuật
¨      Phê bình nghệ thuật  (văn chương, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh.v.v…)
Quan hệ giữa mĩ học và nghệ thuật học là quan hệ hai chiều nhưng mĩ học chi phối quyết định hơn.
      Cấu trúc của đời sống thẩm mĩ
               Nếu “bổ dọc” đời sống con người ta thấy 2 nửa: nửa vật chất và nửa tinh thần
               Nếu “cắt ngang”, ta thấy “lát cắt” chính là đời sống thẩm mĩ.
Đời sống thẩm mĩ  thấm sâu hòa lẫn vào cả đời sống vật chất lẫn tinh thần.
                                    Đời sống thẩm mĩ là một bộ ba
                                               Khách thể thẩm mĩ
                                               Chủ thể thẩm mĩ   
                                               Nghệ thuật
                KHÁCH THỂ THẨM MĨ  gồm  Bốn  phạm trù thẩm mĩ cơ bản:                  
Cái đẹp – Cái trác tuyệt -  Cái bi kịch -  Cái hài kịch
   CHỦ THỂ THẨM MĨ  gồm 6  tố chất thẩm mỹ:
Cảm xúc thẩm mĩ
Biểu tượng thẩm mĩ
Hình tượng thẩm mĩ
Tình cảm thẩm mĩ
Thị hiếu thẩm mĩ
Lí tưởng thẩm mĩ
           k


BÀI 2        CÁI ĐẸP
                                                 美, měi: Mỹ
                    美丽: měilì: mỹ lệ, 美好:  měi hǎo: mỹ hảo
 The Beauty, the Beautiful
  2.1  Khái niệm
Thế giới của chúng ta là vương quốc bao la của cái đẹp.
Phong cảnh  风景 (fēng jǐng) là cảnh sắc đẹp tự nhiên, hài hòa với nhau.
 Phong cảnh muôn màu sắc, muôn dáng điệu, muôn hương thơm.
      “Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp, mây gió trăng hoa tuyết núi sông”
                   (Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ/ sơn thuỷ yên hoa tuyết nguyệt phong)
               - Hồ Chí Minh  “Khán Thiên gia thi hữu cảm”)
Phong cảnh là do thiên nhiên tạo ra, con người chỉ có thể tham gia vào cảnh một cách hạn chế góp phần bổ sung thêm nét đẹp.
Con người đẹp muôn hình muôn vẻ
(SV trao đổi định nghĩa phân biệt từng vẻ đẹp)
Xinh đẹp: nhìn chung đẹp
xinh xắn  đẹp nhỏ nhắn, trẻ trung
Kiều diễm: 娇艳 jiāo yàn: [kiều: mềm mại, xinh xắn, xanh tươi mơn mởn, nũng nịu, hơi điệu. Diễm: đẹp tươi]
Diễm lệ (Yàn lì) 艳丽 đẹp tươi rực rỡ. 
Ỷ nị  (Yǐ nǐ ) gần như kiều diễm 旖旎
Mĩ lệ (měi lì): đẹp tươi 美丽
Duyên dáng : đẹp về dáng vóc, cử chỉ
Tươi thắm: làn da trắng hồng, đôi môi tươi hồng, đôi mắt sáng
Dễ thương /khả ái:可 爱
Ưa nhìn: nhìn chung đẹp tuy không có nét nào nổi bật.
Mảnh mai: đẹp và vóc người nhỏ
Thanh nhã 清 雅 (thanh: trong sáng, giản dị. Nhã: dịu dàng, mẫu mực qui tắc…)
Phương  phi 丰满fēng mǎn/ phong mãn,丰腴 fēng yú/ phong du
Khôi ngô 魁梧 kuí wú,  khôi vĩ 魁伟 kuí wěi .
Dĩnh ngộ: vẻ đẹp hơi lạ
Tuấn tú 俊秀 jùnxiù: nam, tài giỏi, vóc trung bình, lanh lợi, đẹp trai.
(Phái nữ có nhiều vẻ đẹp tự nhiên phong phú hơn nên được gọi là “phái đẹp”,
nghệ thuật hội họa thường chọn người mẫu nữ để miêu tả cả thế giới)
v.v…
Chưa kể lối nói dân gian ngày nay “Cô ấy đẹp thảm thiết, …đẹp thảm khốc… cô ấy đẹp đến nao lòng…,đẹp như tranh”. Vẻ đẹp con người vô cùng phong phú đa dạng.
     Hàng hóa đẹp và tác phẩm nghệ thuật
Mọi hàng hóa, dụng cụ cũng thể hiện một vẻ đẹp nào đấy. Những đồ thủ công mĩ nghệ. Các tác phẩm nghệ thuật .
Karl Marx nhận xét “Con người sản xuất theo qui luật của cái đẹp”
 Cảm xúc thẩm mĩ của cái đẹp
                Đứng trước cái đẹp, con người cảm thấy dễ chịu, khoan khoái, pha chút bàng hoàng ngạc nhiên và cảm thấy yêu đời hơn.
2.2    Cái đẹp trong ba phạm vi tồn tại

Cái đẹp trong Tự nhiênCái đẹp trong Xã hộiCái đẹp trong Nghệ thuật
Phong cảnh thiên nhiên:cây lá hoa bầu trời trăng sao,sông biển, loài vật, chim hót… với tiêu chuẩn sau :

* Hình dáng cân đối, cân xứng, trật tự, màu sắc, hương vị, hài hòa… trong muôn hình muôn vẻ
*  Tất cả thế giới sinh vật đều đẹp, do trải qua hàng triệu năm đã đào thải những gì không đẹp.
* Sức sống là cái đẹp cơ bản nhất của sinh vật.
Con người là sinh vật hoàn hảo nhất trong giới sinh vật.
Thiên nhiên gồm vật hữu cơvật vô cơ . Vật hữu cơ là cái đẹp cơ bản của thiên nhiên .
Bao dung
Lao động, kĩ xảo
Tình yêu, tình bạn . ..
Tình xóm giềng
Tình đồng bào
Tình nhân loại
Tha thứ, ân hận
Đoàn kết
dân chủ, tự do
công bằng
Trí tuệ
Làm ra sản phẩm tiêu dùng đẹp.
Giải trí lành mạnh
Trang trí, trang điểm
(thẩm mĩ viện . . .)
và cao nhất là tác phẩm nghệ thuật                              
*Tái tạo những vẻ đẹp của tự nhiên và xã hội, lấy con người làm trung tâm. Tác động vào hai giác quan chính là Nghe và Nhìn (âm thanh và hình ảnh đẹp..)
 Chọn lựa, tập trung những hình ảnh đẹp, gạt bỏ những cái bình thường, bố trí lại, soi tỏ cái đẹp.
* Sáng tạo những vẻ đẹp mới chưa có trong hiện thực, nhân vật lãng mạn, cảnh vật huyền ảo, kỳ vĩ, . . . và những ước mơ khát vọng cao cả.
*Nhân vật chính là con người
Câu hỏi: Cái đẹp nhất tồn tại ở đâu trong 3 phạm vi Tự nhiên – Xã hội – Nghệ thuật ?
          Trong thần thoại Hi Lạp có câu chuyện họa sĩ  Pigmalion tạc ra bức tượng cô gái đẹp  từ một cái ngà voi. Nữ thần Venus cho cô gái ngà voi sức sống, chàng đặt tên khai sinh cho vợ là Galatea, sinh con trai đặt tên là Paphos (tiếng Hylạp) nghĩa là “say mê”. Từ đó sinh ra pathetique (và sympathetic) trong tiếng Latin, Pháp, Anh nghĩa là “cảm động, thống thiết”.
  Quan điểm của Tsernysevski “Cái đẹp là cuộc sống”. Cuộc sống hiện thực cao hơn nghệ thuật  (đúng / sai ? SV thảo luận)
        Thật ra, chính nhờ bức tượng ngà voi là tác phẩm nghệ thuật tạo hình mà Pigmalion mới cảm nhận được vẻ đẹp của nàng Galatea bằng xương bằng thịt – con người thật sự.
        Cái đẹp trong Tự nhiên rất phong phú, trong Xã hội càng phong phú hơn và cái đẹp trong Nghệ thuật là vô tận.
2.3  Những quan niệm về cái đẹp trước Mác
Các nhà triết học cổ đại đã giải thích cái đẹp như những ma thuật, như cái lan tỏa chứa đầy bí ẩn.
      Nhà  triết học toán học Pythagore căn cứ vào các con số để giải thích sự cân đối, hài hòa của thế giới. Cái đẹp sinh ra từ những sự chuyển động có nhịp điệu và âm thanh. Vậy cái đẹp là sự vận động nhịp nhàng của các con số và sự hòa điệu của chúng (tiến tới lí thuyết âm nhạc: cái đẹp của âm thanh gọi là giai điệu ).
      Nhà triết học Heraclet: cái đẹp sinh ra từ sự hài hòa của mâu thuẫn. Ông nhấn mạnh tính tương đối của cái đẹp. Dấu hiệu của cái đẹp là sự hòa hợp trong mâu thuẫn và phù hợp với điều kiện sống.
      Nhà triết học Democrit cho rằng: điều tốt nhất của con người là sống, sống khoan khoái hơn, ít buồn phiền hơn. Không nên cố đạt tới bất kì sự khoái cảm tột đỉnh nào mà chỉ nên đạt tới khoái cảm gắn liền với cái đẹp. Ai vi phạm độ thì cái dễ chịu sẽ trở thành cái khó chịu. Ông cũng cho rằng khi con người muốn tái hiện cuộc sống, tái sản xuất cuộc sống thì nghệ thuật xuất hiện.
      Nhà triết học Platon thờ cổ Hi Lạp: Cái đẹp là ý niệm vĩnh cửu, siêu cảm giác và siêu trần thế. Mọi vẻ đẹp là do Thượng đế nhập vào, con người chỉ nhận ra cái đẹp mà “không thể giải thích được cái đẹp” (!)
Nhà triết học Kant thế kỉ 18 : Cái đẹp chỉ tồn tại trong chủ thể
Hegel thế kỉ 19 : Cái đẹp chỉ có ở nghệ thuật    
Ý kiến của các nhà văn, nhà mĩ học Nga thế kỉ 19 tiến thêm một bước khi bổ sung tính xã hội của cái đẹp (cái đẹp là đấu tranh cho tự do ).
Giáo sư Chu Quang Tiềm (Trung Quốc) nói ”Đẹp là những sự vật mà tính chất, hình thái nào đó về phương diện khách quan lại thích hợp với hình thái ý thức chủ quan có thể giao hoà làm một mà trở thành tính chất ấy của một hình tượng hoàn chỉnh”.
2.4.    Quan niệm về cái đẹp của chủ nghĩa Mác- Lê Nin
Cái đẹp làm cho con người khoan khoái dễ chịu, yêu đời.
Cái đẹp là nhu cầu tinh thần vô hạn của  con người (còn nhu cầu vật chất thì có hạn).
Cái đẹp là một hiện tượng vô cùng phức tạp và đa dạng. Nó là một lĩnh vực tinh thần và tình cảm dù nó tồn tại dưới dạng vật chất hay tinh thần. Cái đẹp là một loại giá trị giúp con người đánh giá thế giới và bản thân mình. Cái đẹp là nhu cầu cá nhân đồng thời cũng mang tính định hướng của xã hội. Nó tồn tại trong ba phạm vi  tự nhiên, xã hội và nghệ thuật.
Cái đẹp khách quan, tự nó
Cái đẹp có những chuẩn mực như hình dạng cân đối, màu sắc, âm thanh, hương vị.. trật tự, hợp lí.  Về kích thước, cái đẹp có “tỉ lệ vàng”, “kích thước vàng” cho từng loại đối tượng.
      Thiên nhiên là nơi chứa đựng những cái đẹp khách quan tự nó sau khi trải qua hàng triệu năm thích nghi, đào thải, chọn lọc và tích lũy. (xem phim khoa học “Thế giới động vật” trên TV thấy  giới sinh vật có rất  nhiều vẻ đẹp kì lạ hiếm có).
Cái đẹp hài hòa, chỉnh thể trong tự nhiên, xã hội và nghệ thuật
Hài hòa, chỉnh thể là : những bộ phận đứng riêng lẻ chưa phải là đẹp nếu được sự phối hợp có thể tạo ra một cái đẹp chung. Một bộ phận có thể thiếu sự cân xứng, nhưng nó được đặt trong một tương quan nào đó nên vẫn tạo ra được cảm giác hài hòa và đẹp .
Ví dụ: mái tóc lệch, chiếc răng khểnh bản thân nó chưa đẹp, nhưng nhìn hòa hợp với khuôn mặt, dáng người sẽ đẹp. Đôi chân con cò khẳng khiu, quá dài so với thân thể nhỏ bé, nhưng lại hòa hợp với cổ dài, mỏ dài, do đó nhìn toàn bộ con cò rất đẹp.
Một bài thơ hay có thể bao gồm cả những câu bình thường, thậm chí không hay. Một tác phẩm hay vẫn có thể chứa đựng một số phần chưa hay. Khi phân tích tác phẩm, xinb đừng nhằm vào những câu dở mà cố ép khen cho hay, hoặc áp đặt cho nó cái đẹp mà nó không có (ví dụ bài thơ Bên kia sông Đuống rất hay, song câu thơ dở không ít, chẳng hạn ”nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ” . Xưa nay bao giờ dòng sông ấy cũng nằm nghiêng vậy thôi, đâu phải chỉ trong kháng chiến nó mới nằm nghiêng ! Câu thơ “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” là câu thơ dở ở trong một bài thơ hay (Tràng giang của Huy Cận). Bài Các vị La Hán chùa Tây Phương cũng là bài thơ hay mặc dù có khổ thơ cuối cùng rất dở, phi thực tế, vội vàng…
       Cái đẹp mang tính chủ thể – khách thể
              Cái đẹp này phụ thuộc vào năng lực vào ý thức thẩm mĩ của con người chủ thể. Mỗi con người gồm những yếu tố như: lứa tuổi, nghề nghiệp, hoàn cảnh xuất thân, trình độ học vấn và văn hóa, dân tộc, thời đại. Những yếu tố ấy tạo ra những thị hiếu thẩm mĩ khác nhau. Do đó khi đứng trước một khách thể, sẽ có thể sinh ra những sự đánh giá khác nhau về cái đẹp.
        Cái đẹp của nghệ thuật
Đó là cái đẹp do nghệ sĩ sáng tạo ra trong các loại hình nghệ thuật nhưng cái đẹp ấy có quan hệ mật thiết với cái đẹp trong tự nhiên và xã hội.
            Trước hết, nghệ thuật tái tạo những cái đẹp có sẵn trong tự nhiên mà trung tâm là con người. Tái tạo không phải là sự chép lại đơn giản (copy) mà là chọn lựa, sắp xếp bố cục, gạt đi những cái rườm rà, và tập trung chiếu sáng cái đẹp. Qua sự tái tạo, nghệ sĩ bộc lộ sự đánh giá và ca ngợi cái đẹp.
            Tiến hơn nữa, nghệ sĩ còn sáng tạo những vẻ đẹp mới mẻ như một ước mơ, một dự báo về cái đẹp tương lai, hoặc quay về sống với những cái đẹp đã trôi vào quá khứ . . .
Cái đẹp trong nghệ thuật phải đạt được tiêu chuẩn  là “tính  điển hình”.
“Tính điển hình” nghĩa  là tính phổ biến, quen thuộc đồng thời lại sinh động và cụ thể đối với người thưởng thức.
Trong quan niệm về cái đẹp cần tránh hai hướng lệch lạc: thói giáo điều và tự nhiên chủ nghĩa
Câu chuyện nhà thơ nhà soạn kịch Bertolt Brecht đến thăm một nhà hát “nổi tiếng” có: một khán giả qúa xúc động đã bắn chết diễn viên đóng vai phản diện quá giống (cả hai đều mắc bệnh tự nhiên chủ nghĩa, chưa có ý thức rõ rệt về nghệ thuật). Bertolt đã chê trách người diễn viên và người khán giả thiếu ý thức mĩ học (giải thích tại sao ?)
Tiểu thuyết Đẹp của Khái Hưng kể chuyện họa sĩ Nam mỏi mệt, thất vọng vì đi tìm mẫu vẽ không được như ý. Đến nhà người quen ở Hà Nội, anh gặp lại Lan – cô bé ngày xưa gọi anh bằng chú mà anh không chú ý, nay lớn lên xinh đẹp bất ngờ. Anh xúc động, say mê vẽ. Và tình yêu đến, anh cưới Lan. Một thời gian trôi qua, anh lại thất vọng, không vẽ được nữa, Lan đã thành thiếu phụ. Bạn bè hỏi, anh buồn bã nói: trên đời không có cái đẹp vĩnh cửu, nó đã chết, cái đẹp rất yểu mệnh, thật là buồn chán ! (anh mắc bệnh giáo điều chủ nghĩa)    
    Nhân vật lí tưởng (con người  đẹp nhất)  đi cùng lịch sử mĩ học, lịch sử nghệ thuật  và lịch sử phát triển của nhân loại :
      Nhân vật lí tưởng tức là mẫu người đẹp nhất của mỗi  thời đại, mỗi xứ sở. Nghệ
sĩ có bổn phận miêu tả họ trong  tác phẩm nghệ thuật …
BÀI 3                       CÁI BI KỊCH
                      (悲剧 Bēi jù, The tragedy )
 3.1  Khái niệm
             Bi kịch là tình trạng xung đột trực tiếp xảy ra giữa cái đẹp và cái xấu. Cái đẹp và cái xấu đều muốn tồn tại hợp pháp và cố gắng duy trì sự tồn tại của mình.
             Đó là những xung đột có ý nghĩa xã hội, lịch sử, đạo đức, tâm lí, chứ không phải bất kì sự xung đột nào trong cuộc sống. Những xung đột bi kịch liên quan đến lẽ sống  và tình đời rộng lớn của con người, có ý nghĩa triết lí sâu xa, khiến chúng ta xúc động và rút ra những bài học răn đời.
             Quan điểm của Aristote về bi kịch rất cô đọng và chuẩn xác  như  sau đây:
 Bi kịch là một hiện tượng quan trọng trong xã hội thể hiện qua số phận cá nhân.
 Bi kịch chân chính (tức là bi kịch chính thống) là bi kịch của những con người có hành động  nghiêm túc và cao thượng- “người tốt nhất so với những người trong thực tế”.
Kết thúc xung đột, những người tốt chịu đựng sự bất hạnh, thậm chí bị tiêu vong thảm khốc.
Nhưng sự thất bại của họ làm cho người đời xót thương, ca ngợi họ, vẽ chân dung họ đẹp , “đẹp hơn thực” để treo trước cuộc đời một tấm gương.
Tấm gương đó là bài học, giúp con người tránh điều ác, làm điều thiện. Bi kịch làm trong sạch hóa cảm xúc tương tự bằng cách khêu gợi sự xót thương và khủng khiếp (hiệu ứng catharsis).
Có người gọi bi kịch là loại “anh hùng ca đẫm lệ”, nó làm cho con người ghê tởm và căm ghét cái xấu, cái ác  và khích lệ con người đấu tranh cho lí tưởng sống của xã hội.
3.2  Phân loại bi kịch
 Bi kịch chính thống  gồm 2 loại
            3.2.1- Bi kịch của các nhân vật chết trong đêm trường đen tối của lịch sử
          Bi kịch của các nhân vật chết trong đêm trường đen tối là một dạng thức bi kịch lịch sử và có tính chất điển hình nhất.
Nói như Engels “đây là xung đột bi kịch giữa yêu sách tất yếu về mặt lịch sử và tình trạng không thể nào thực hiện được điều đó trong thực tiễn” (Marx-Engels–Lenin Về văn học và nghệ thuật).
Như vậy, bi kịch ở đây là bi kịch của cái mới, cái tiến bộ, cái cách mạng còn đang ở trong thế yếu, ở trong một hoàn cảnh nảy sinh nhu cầu tất yếu cần thay đổi lịch sử hiện hành, vì nó đã già cỗi, nhưng điều kiện để thực hiện nhu cầu đó lại chưa chín muồi. Nhưng không vì thế mà ngã lòng, lịch sử đã hiến dâng những người con ưu tú nhất của mình, những người dám đón nhận sứ mạng cao quí là hiến dâng cả cuộc đời mình để đốt lên những ngọn đuốc làm bừng tỉnh cả một dân tộc, thậm chí cả nhân loại, đang còn chìm đắm trong giấc ngủ triền miên.
            Các nhân vật đó phải chết và chết một cách vĩ đại. Lúc đó, họ không chỉ đại diện cho cá nhân họ. Họ cũng không chỉ đại diện cho một bộ phận nhỏ bé nào đó của xã hội. Hơn thế họ đại diện cho “những giai cấp và những trào lưu nhất định của thời đại ”.
           Tính cách của các nhân vật loại này trở nên hùng mạnh và có tính chất bi kịch cũng bởi hành động của họ không phải là một thứ “ham thích vụn vặt”, mà là một hành động có ý thức sâu sắc trước lịch sử, coi sự dấn thân vào dông bão là một nhiệm vụ thiêng liêng không thể thoái thác được, và họ cũng nhận thấy rằng ngoài họ ra, những người khác chưa thể làm thế được.
           Tấm gương của họ trở thành trác tuyệt, cũng vì cái chết của họ không phải là cái chết trong bối cảnh đối địch thông thường của các giai cấp trong lịch sử, mà là cái chết trong bối cảnh vận động của lịch sử đã tạo thành phong trào đối địch. Và họ là người góp phần quan trọng đẩy mạnh phong trào lịch sử đó.
           Họ chết, nhưng không vì thế mà lý tưởng của họ trở thành bi thảm; Trái lại, cái chết của họ có tác dụng thôi thúc mọi người đứng dậy đấu tranh cho lẽ phải. Cũng thông qua cái chết bi kịch này mà lịch sử đã hiện lên rõ nét những khuôn mặt và những tâm trạng, sắp xếp các khuôn mặt, các tâm trạng đó thành hai tuyến đen, trắng rõ ràng. Mác đã nói đến tình huống đấu tranh của nhân vật bi kịch và tác dụng của nó làm cho “tâm trạng của kẻ thù trở thành bảo thủ thực sự một cách điển hình và tất yếu”. Nói một cách khác, họ làm cho bộ mặt kẻ thù không còn ngụy trang được bằng bộ mặt dễ coi, mị dân mà buộc phải tỏ thái độ, do đó, sự tàn bạo của kẻ thù phải bộc lộ trắng trợn, làm cho xã hội ghê tởm và cảm thấy không còn sợ chúng nữa.
             Chính vì thế, lịch sử mãi mãi ca ngợi sự thất bại của nghĩa quân Yên Thế  và cái chết của cụ Hoàng Hoa Thám. Lịch sử cũng ghi đậm nét trên trang sách của nhà trường bài ca chưa thành của nghĩa quân Bãi Sậy. Cái chết của liệt sỹ Phạm Hồng Thái không hề uổng phí vì tiếng bom Sa Điện (Quảng Châu) ném vào mặt tên toàn quyền Pháp đã làm thức tỉnh cả một thế hệ thanh niên Việt Nam, khiến đời đời còn ghi nhớ:
            Tấm gương sống và chiến đấu của những người cộng sản Việt Nam trước lúc tử hình như: Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tự Trọng, v.v.. . còn mãi mãi làm cho cuộc đời ngân vang những câu nói bất tử. Câu nói của Phuxich  người cộng sản Tiệp Khắc nhắn nhủ con người lúc ông viết dưới giá treo cổ: “Hỡi nhân loại, hãy cảnh giác” ngày nay vẫn còn ngân vang nhắc nhở loài người.
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved