Món Ngon Ba Miền
Ngày Tết
Như
Phong sưu
tầm
Không chỉ để no lòng, món ăn
ngày Tết còn là một nếp văn hóa thể hiện qua dấu ấn ẩm thực của đất nước ta. Tùy
vào mỗi vùng miền khác nhau, thói quen ẩm thực cũng có nhiều điều
không giống nhau. Tuy nhiên sự khác biệt ấy chỉ góp phần mang thêm phong vị đầy
đa dạng của mỗi nơi, để khi có dịp thưởng thức qua, người ta lại có cảm giác như
tìm thấy một vùng đất mới, của những tinh hoa trời đất và bàn tay chăm chỉ, sáng
tạo của con người.
MIỀN
NAM
Ở vùng Nam bộ nói chung,
ngày Tết là dịp để mọi người được bận rộn. Sự bận rộn ấy thể hiện một mối quan
hệ khăng khít trong làng xóm và gia tộc. Chỉ nói riêng việc ăn uống, Nam bộ đã
là là một vùng đất mang nhiều phong vị rất riêng, trong nếp ẩm thực ngày
xuân
Bánh
tét

Dưa
giá
Dưa giá là món ăn
không thể thiếu trong những ngày Tết dùng để ăn chung với thịt kho hoặc cuốn
bánh tráng. Đây là món ăn kèm giúp cho các món ăn chính trong ngày Tết thêm
hương vị, mà cũng là thể hiện sự thông minh vô cùng trong việc kết hợp món ăn
của ông cha ta. Vì ngày Tết món ăn nào cũng nhiều dầu mỡ, món dưa giá đơn sơ này
sẽ có tác dụng làm "cân bằng". Vì thế, món dưa giá từ lâu đã trở thành món
ăn
quen thuộc trên bàn tiệc ngày Tết ở miền Nam.
Dưa
cải chua
Là món ăn phổ biến trong mọi
gia đình, nhất là vào dịp Tết. Món ăn này không cầu kỳ chỉ cần làm sạch cải (cắt
rễ), phơi héo, trụng sơ và để ráo, sau đó xếp vào khạp hoặc hủ sành, rồi cho hỗn
hợp nước muối, đường, phèn chua là được. Khi ăn, cho dưa cải ra đĩa, ăn kèm với
thịt kho trứng và cơm nóng thì tuyệt vời. Cái vị chua chua giòn giòn như còn
đọng lại trên đầu môi mỗi khi nhắc đến.
Củ
kiệu ngâm chua
Bên cạnh hai món dưa
giá và cải chua, củ kiệu là món không thể thiếu trong mọi gia đình, người ta có
thể mua ở chợ, siêu thị, nhưng ngon nhất vẫn là do tự tay làm lấy. Trước hết,
kiệu phải được ngâm nước tro khoảng 1 đêm cho bớt mùi hăng, sau đó làm sạch rễ
và
lá, phơi héo khoảng 4 giờ rồi ướp đường, cho vào keo thủy tinh sạch. Nếu
muốn lọ kiệu thêm đẹp, bạn có thể trang trí thêm củ cải đỏ cắt hoa. Sau đó cho
nước giấm nấu đường để nguội vào. 10 ngày sau là dùng được.
MIỀN
TRUNG
Bếp lửa miền Trung
thường náo nức chào Xuân với hương thơm của bánh tét, của dưa món, của nem chua,
của tré, của thịt giầm bên cành mai vàng sắc nắng. Không những vậy, đến vùng đất
kinh thành Huế, du khách còn có dịp thưởng thức món bánh tét Huế, mang màu xanh
thẫm và dậy hương nếp cái nhờ nước cốt lá ngót ngâm gạo. Ngoài ra còn có
món bò bắp giầm nước mắm xắt lát, ăn kèm với dưa món chua chua,
ngọt ngọt.

Được làm từ thịt chân giò
(giò heo), có màu vàng nghệ, hương thơm đặc trưng, là món rất được ưa dùng trong
những ngày Tết ở miền Trung. Thịt giò cắt miếng vuông bằng đốt tay cái, ướp
chung với nghệ tươi giã nát, nước mắm, muối, đường và nhất là không được thiếu
chút ruốc Huế cho đậm đà. Rồi cứ việc đảo cho săn, cho chút nước xâm xấp, kho
riu riu đến khi thịt mềm, cho thêm đậu phộng luộc chín, bóc vỏ. Ai thích ăn cay
có thể gia thêm chút ớt bột, hay trái ớt giã nhuyễn, và cũng đừng quên cho vào
một ít xả giã nhuyễn để nồi thịt thêm thơm nồng.
Tôm
chua Huế
Tôm chua có ở nhiều
nơi, nhưng ngon vào bậc nhất phải kể đến món tôm chua xứ Huế. Khi chế biến,
người ta chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như tôm, măng, tỏi xắt lát mỏng,
củ riềng, ớt trái xắt lát dài. Đối với tôm, phải chọn
loại tôm tươi, cắt râu, rửa sạch để ráo, ngâm với rượu cho đến khi hết mùi rượu,
vớt ra, sau đó trộn đều tôm, măng, tỏi, ớt, riềng, nước mắm ngon hoặc muối, cho
vào lọ thủy tinh hoặc lọ men, lấy vài thanh tre mỏng gài lại và đậy nắp, để nơi
có nắng ấm độ 3 ngày rồi đưa vào nơi khô ráo và mát. Từ 5 đến 7 ngày, bạn đã có
một lọ mắm tôm rực màu đỏ hồng, thơm phức. Gói trọn trong món tôm chua Huế là vị
ngọt bùi của tôm, vị béo của thịt, vị cay, thơm của riềng, tỏi ớt, vị chua của
khế, vị chát của vả, hương thơm của rau... tất cả sẽ mang đến cho bạn hương vị
một ngày tết rất Huế, rất ngon.
MIỀN
BẮC
Bên cạnh hai loại bánh
truyền thống là bánh chưng và bánh dày. Món Tết miền Bắc rất đa dạng. Trong đó,
phải kể đến các món như dưa hành, thịt đông, thịt bò kho quế...
Dưa
Hành

Thịt
đông
Thịt đông là món riêng
có của mùa xuân Bắc bộ. Trong là không khí lạnh, thịt đông trở nên ngon hơn. Món
này được làm từ thịt heo ba chỉ, đôi khi được sử dụng cả gà,
cộng thêm một mảng bì lợn. Tất cả đều được ninh nhừ. Sau khi nấu xong, bạn lấy
khỏi bếp và đặt nồi thịt ra ngoài sân, đậy kỹ cho nó ăn gió uống sương, thu lấy
cái rét mướt từ trời cao và đất thấp vào mình để sớm hôm sau, nhà ta đã có nồi
thịt đông kỳ diệu. Trên mặt của nồi thịt đông là lớp ván mỡ có màu trắng như
tuyết pha sắc vàng mịn như mặt hồ không gợn sóng. Một miếng thịt đông kèm một củ
dưa hành, thì thật đúng nghĩa Tết bắc.
Thịt
bò kho quế
Thông thường, món này
được chuẩn bị từ ngày 29 Tết để kịp cúng trưa 30 và mấy ngày Tết. Để làm món
này, người ta chọn loại thịt bò nạm. Sau đó ướp với chút nước cốt tỏi, chút mắm
muối rồi cho thịt ba chỉ cắt mỏng vào giữa, cuộn tròn
lại, dùng lạt buộc chặt rồi chiên sơ trước khi cho vào nồi kho. Tiếp theo bạn có
thể thả miếng thịt bò vào nồi nước sôi đã có sẵn nước tương, chút đường và một
miếng quế nhỏ rang thơm, nấu cho đến khi thịt mềm thì vớt ra, để nguội. Gỡ bỏ
những cọng lạt và cắt thịt thành khoanh, miếng thịt bò mềm mà chắc chứ không
nát, lẫn vào mầu nâu của thịt bò là màu trắng của mỡ heo. Món này bạn có thể ăn
kèm với bánh chưng hay cơm nếp vào ngày Tết thì tưởng như không có gì ngon
bằng.
Như Phong sưu tầm