Home » » KINH TẾ THỊ TRƯỜNG NHỮNG THÁCH THỨC XÃ HỘI TOÀN CẦU MỘT CÁCH NHÌN TỪ NƯỚC ĐỨC (tiếp theo

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG NHỮNG THÁCH THỨC XÃ HỘI TOÀN CẦU MỘT CÁCH NHÌN TỪ NƯỚC ĐỨC (tiếp theo

Written By kinhtehoc on Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011 | 01:21

GERHARD KRUIP (*)

VII. Những thách thức toàn cầu
Về nguyên tắc, điều gì đúng ở mức độ quốc gia thì cũng đúng cho nền kinh tế thị trường toàn cầu. Những vấn đề nghiêm trọng, như đói nghèo và cơ cực ở nhiều nơi trên thế giới, sự biến đổi khí hậu và những vấn đề sinh thái khác, hiểm hoạ của những xung đột vũ trang, các nhà nước suy sụp (thất bại, sụp đổ - failing states) và chủ nghĩa khủng bố, khủng hoảng hiện thời của những thị trường tài chính quốc tế với những hậu quả kinh tế trầm trọng là những vấn đề toàn cầu khẩn cấp mà các quốc gia riêng rẽ không thể giải quyết được. Việc giải quyết những vấn đề toàn cầu đòi hỏi những giải pháp toàn cầu. Những hàng hoá công thiết yếu mang tính toàn cầu chỉ có thể được sản xuất bởi sự hợp tác quốc tế và những thiết chế toàn cầu không chạy theo những lợi ích quốc gia(13). Nếu chúng ta không chỉ muốn tìm kiếm những giải pháp ngắn hạn hoặc những giải pháp thuần tuý dựa trên những quan hệ quyền lực của các quốc gia tham dự, mà cả những giải pháp công bằng về mặt đạo đức, cho một tương lai nhân văn hơn, thì những giải pháp toàn cầu này cần đến đạo đức học toàn cầu, tối thiểu là một số nguyên tắc về công bằng được chấp thuận trên toàn cầu. Giáo hội Thiên Chúa giáo và Tin Lành, trong tuyên bố chung của họ năm 1997, đã có yêu cầu rõ ràng về một nền kinh tế thị trường xã hội toàn cầu: “ Trong bối cảnh sự thống trị không bị ngăn cản của những lợi ích kinh doanh cá nhân trên toàn cầu và do khả năng tác động chính trị của các quốc gia riêng rẽ bị hạn chế, cần thiết phải có một cơ chế toàn cầu cho các hoạt động kinh tế và xã hội. Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, và trên hết là Tổ chức thương mại thế giới đã bắt đầu tiến hành công việc này. Những sự khởi đầu này cần được mở rộng, đặc biệt là những quy tắc cạnh tranh kinh tế công bằng và những chuẩn mực xã hội tối thiểu. Việc thi hành những quy tắc và chuẩn mực này sẽ chỉ khả dĩ khi những thiết chế tựa như nhà nước mang tính siêu quốc gia này (supra-national quasi-state institutions) được ủy thác thẩm quyền điều tiết(14).
Tuy nhiên, trong hầu hết những suy tư đạo đức, công bằng, ít nhất là công bằng xã hội trong phân phối hàng hoá, là một khái niệm được đề cập đến trước nhất trong phạm vi xã hội của một quốc gia. Các thiết chế nhà nước và các tổ chức quốc gia chính là những chủ thể đầu tiên có nghĩa vụ xây dựng một xã hội công bằng hơn trong phạm vi biên giới một quốc gia. Ngày nay, sự tăng tốc của quá trình toàn cầu hoá đặt ra đòi hỏi cấp thiết rằng, khái niệm về công bằng phải trở thành khái niệm toàn cầu để xây dựng những cấu trúc công bằng cho thế giới toàn cầu, bao gồm sự công bằng trong phân phối cho người nghèo, những cấu trúc dân chủ thỏa đáng, trật tự kinh tế thế giới công bằng, v.v.(15).
Rõ ràng, khái niệm công bằng toàn cầu đem lại hiệu quả quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Ở đây, tôi không thể miêu tả chính xác những kết quả đó là như thế nào, mà chỉ có thể gói gọn trong một vài nhận xét rất ngắn: chúng ta nên cố gắng thiết lập một loại “thị trường tự do xã hội” (Social Free Market) trên phạm vi toàn thế giới. Những bước đầu tiên đã được các thiết chế của Liên hợp quốc, các hiệp hội thương mại tự do và Tổ chức thương mại thế giới thực hiện. Nhưng, như vậy vẫn chưa đủ. Chúng ta cần “cuộc chơi” công bằng hơn trong thưong mại thế giới nhằm buộc các nước giàu phải cắt giảm các chính sách bảo hộ của họ trong nông nghiệp, và cho phép những nước nghèo, ở mức độ phù hợp với nhu cầu của họ, có được một sự hội nhập dần dần và từng phần vào thị trường thế giới. Hơn nữa, chúng ta phải đảm bảo một lượng tối thiểu những nguồn tài nguyên cho cuộc sống đàng hoàng của mỗi trẻ em, mỗi người phụ nữ và mỗi người nói chung. Nói cách khác, cần phải có một hệ thống an sinh xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Chúng ta phải tìm những giải pháp cho sự phân phối hàng hoá công bằng hơn để cho người nghèo được tham dự vào phúc lợi của người giàu, thay vì ngày càng trở nên nghèo hơn trong khi người giàu lại càng giàu hơn. Chúng ta phải thảo luận những quy tắc di cư quốc tế, không chỉ bắt đầu với chủ quyền quốc gia, mà bằng việc nhận thức được rằng, các đường biên giới quốc gia và các chính sách di cư phải phù hợp với một trách nhiệm xã hội toàn cầu đối với người nghèo ở những nước khác. Các đường biên giới như là sở hữu riêng (của mỗi nước) liên quan đến những nghĩa vụ xã hội nhất định. Nếu theo nguyên tắc tài nguyên trên trái đất thuộc về tất cả (mọi người) thì quyền được di cư cũng phải thuộc về tất cả (mọi người). Ít nhất, phải có tiêu chuẩn chặt chẽ cho phép từ chối những người khác qua biên giới của chúng ta. Chúng ta cần một sự phân phối tốt hơn và công bằng hơn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên để có thể bảo đảm những cơ hội phát triển bền vững cho người nghèo. Chúng ta cần sự công bằng trong việc đưa ra các quyết định mang tính toàn cầu, để phần lớn những người nghèo có thể thực sự có được đại diện tương xứng trong các thiết chế thế giới - những thiết chế phải thật dân chủ trong sự quản trị toàn cầu vì lợi ích của tất cả (mọi người) và, điều đó có nghĩa là, trước hết là vì lợi ích của người nghèo.
Tất cả các quốc gia phải góp sức để tìm ra những giải pháp như vậy và đàm phán về những luật lệ và thiết chế quốc tế để thực thi chúng. Một “nhà nước cho cả thế giới” (world state) dường như là điều không thể và cũng không nên mơ uớc đến. Cái chúng ta cần là một giải pháp được gọi là “sự quản trị toàn cầu”(16). Điều này chỉ khả dĩ nếu tất cả các quốc gia - lớn và nhỏ, yếu và mạnh, những nước công nghiệp hoá và những nền kinh tế mới nổi - sẵn sàng theo đuổi lợi ích chung cho toàn thể loài người, thay vì chỉ chọn lựa những lợi ích cho riêng mình.r
Người dịch: ThS.CAO THU HẰNG
Người hiệu đính: ThS.TRẦN TUẤN PHONG
(Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam)

(*) Giáo sư, tiến sĩ, Đại học Mainz, Đức.
(1) Do đó, lý thuyết “phụ thuộc” cổ điển đã không hợp lý nữa. Xem báo cáo của nhóm chuyên gia “Kinh tế thế giới và đạo đức học xã hội” mà tôi là một thành viên và trực tiếp thực hiện từ năm 2003 - 2008: Từ phụ thuộc đến phụ thuộc lẫn nhau (From Dependency to Interdependency). Bonn, 1994. Nhóm chuyên gia này làm việc cho  Uỷ ban Hội đồng Giám mục Đức tại Giáo hội thế giới. Phần lớn các tài liệu có sẵn trên http://www.dbk.de/schriften/wiss_ag/broschueren/index.html.
(2) Bởi sự phát triển kinh tế nhanh chóng này và khả năng phát triển trong hợp tác quốc tế, một hướng dẫn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã được xuất bản ở Đức: Matthias Dỹhn. Investitionsf#hrer Vietnam 2008. Politik und Wirtschaft, Gesch#ftsumfeld, Recht und Steuern. Frankfurt am Main, 2007.  
(3) Người  đầu tiên giải thích một cách hệ thống những lợi thế của thị trường tự do, dĩ nhiên, là Adam Smith (xem, ví dụ, tác phẩm của Adam Smith: Tìm hiểu bản chất và nguyên nhân của sự giàu có quốc gia (An inquiry into the nature and causes of the wealth of nations). Chicago, 1984). Trong số các học giả hiện đại,  có thể tham khảo một giáo trình kinh điển là  Paul A. Samuelson / William D. Nordhaus. Kinh tế học  (Economics). Boston. 2005. Một giáo trình hay khác của Đức về kinh tế học phát triển là của Hans-Rimbert Hemmer. Wirtschaftsprobleme der Entwicklungsl#nder. M#nchen, 1988.
(4) Do đó, lịch sử nước Đức thế kỷ XIX bao gồm chủ nghĩa xã hội và cả Học thuyết xã hội Công giáo. Xem:  Walter Euchner / Helga Grebing. Geschichte der sozialen Ideen in Deutschland. Sozialismus, katholische Soziallehre, protestantische Sozialethik - Ein Handbuch. Essen, 2000.
(5) Xem:  Joseph A. Schumpeter. Lý thuyết phát triển kinh tế. Tìm hiểu về lợi nhuận, vốn, tín dụng, lãi suất và chu kỳ kinh doanh  (The theory of economic development. An inquiry into profits, capital, credit, interest, and the business cycle). New Brunswick N.J. 1983; Joseph A. Schumpeter. Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và nền dân chủ  (Capitalism, socialism, and democracy). London, 1976.
(6) Erhard đã xuất bản một tác phẩm quan trọng về vấn đề này: Ludwig Erhard. Thịnh vượng qua cạnh tranh (Prosperity through competition). New York, 1958.
(7) Theo tôi, dường như những tác phẩm quan trọng nhất của Mỹller-Armack là: Alfred Mỹller-Armack, Wirtschaftsordnung und Wirtschaftspolitik. Studien und Konzepte zur sozialen Marktwirtschaft und zur europọischen Integration, Freiburg i. Br. 1966. Cf. Daniel Dietzfelbinger, Soziale Marktwirtschaft als Wirtschaftsstil. Alfred Mỹller-Armack Lebenswerk, Gỹtersloh 1998. Cũng có một cuốn từ điển rất hữu ích về nền kinh tế thị trường xã hội: Rolf H. Hasse / Hermann Schnieder / Klaus Weigelt (Ed.). Lexikon Soziale Marktwirtschaft. Wirtschaftspolitik von A bis Z, Paderborn 2005. Về tranh luận hiện nay, xem trên trang web “Nền kinh tế thị trường xã hội mới” (bị ảnh hưởng bởi viễn cảnh của cộng đồng kinh doanh: http://www.insm.de/. Kể từ tác phẩm quan trọng của Michel Albert (Capitalisme contre capitalisme, Paris 1991), một số người thường sử dụng cụm từ  “chủ nghĩa tư bản (sông) Rhine” (“Rhine Capitalism”) khi nói về nền kinh tế thị trường xã hội. Esping-Anderson đưa ra một sự phân loại thú vị về các kiểu loại khác nhau của các nền kinh tế thị trường xã hội. Xem: Gửsta Esping-Andersen. Ba kiểu loại của chủ nghĩa tư bản phúc lợi  (The Three Worlds of Welfare Capitalism). Cambridge, 1990.
(8) Trong tiếng Anh, từ “Cartel” cũng thường được sử dụng để chỉ khái niệm “Tập đoàn kinh tế”. Cartel là một nhóm các nhà sản xuất độc lập có cùng mục đích là tăng lợi nhuận chung bằng cách kiểm soát giá cả, hạn chế cung ứng hàng hoá, hoặc các biện pháp hạn chế khác. (nguồn :  http://www.vccimekong.com.vn/VCCICT/html/noidungtulieu.asp?ID=363)
(9) Vì một tương lai được hình thành trên sự liên đới và công bằng (For a Future Founded on Solidarity and Justice). Thông báo của Giáo hội Phúc âm Đức và Hội đồng Giám mục Đức về tình hình kinh tế và xã hội Đức, Bonn and Hannover 1997, tr.49 (có thể xem trên: http://www.dbk.de/imperia/md/content/schriften/dbk6.gemeinsametexte/gt_09a_engl.pdf).
(10) Có rất nhiều thảo luận về những vấn đề này và không thể đưa ra một cái nhìn tổng quan về những tác phẩm quan trọng nhất. Tôi chỉ muốn đề cập đến 3 tác phẩm đưa ra cách nhìn từ các viễn cảnh khác nhau: Franz-Xaver Kaufmann, Herausforderungen des Sozialstaats, Frankfurt am Main 1997; Christoph Butterwegge, Krise und Zukunft des Sozialstaates, Wiesbaden 2005; Wolfgang Kersting (Ed.), Politische Philosophie des Sozialstaats, Weilerswist 2000. Tôi cũng đã có vài bài báo viết về vấn đề này: như  Gerhard Kruip, Was ist soziale Gerechtigkeit? Grundsọtzliche ĩberlegungen zur aktuellen Sozialstaatsdebatte in Deutschland, in: Jan Jans (Ed.), Fỹr die Freiheit verantwortlich. Festschrift fỹr Karl-Wilhelm Merks zum 65. Geburtstag, Fribourg/Schweiz, Freiburg i.Br., Wien 2004, 221-237. Một báo cáo của Giám mục Công giáo Đức cuối năm 2003 nói về những cải cách xã hội cần thiết đã gây ra một cuộc tranh luận gay gắt. Xem:  Kommission VI fỹr gesellschaftliche und soziale Fragen der Deutschen Bischofskonferenz, Das Soziale neu denken. Fỹr eine langfristig angelegte Reformpolitik, Bonn 2003. Cũng có thể xem bài viết của tôi về những tranh luận này: Gerhard Kruip. Das Soziale weiter denken, in: Stimmen der Zeit 129( 2004), 398-408.
(11) Có rất nhiều tranh luận về vấn đề rằng, liệu những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường xã hội có thể được áp dụng cho nền kinh tế của những nước đang phát triển được không? Có thể xem:  Ernst Dỹrr (Ed.), Soziale Marktwirtschaft in Entwicklungs- und Schwellenlọndern, Bern, Stuttgart 1991. Tổ chức Công giáo Adveniat đã tổ chức một Hội thảo về nền kinh tế thị trường xã hội ở Mỹ - Latin. Xem:  Jorge E. Jiménez Carvajal et al. (Ed.). Marktwirtschaft und soziale Gerechtigkeit fỹrLateinamerika. Mỹnster, 2000. Cũng nhóm chuyên gia  về  Kinh tế thế giới và đạo đức học xã hội ở trên đã xuất bản một số tài liệu về vấn đề này. Xem: Các nghiên cứu  thương mại thế giới  về dịch vụ cho người nghèo (the studies World Trade in the Service of the Poor). Bonn, 2007. (http://www.dbk.de/imperia/md/content/schriften/dbk7.wissarbeitsgruppe/wag_br_016_en.pdf); Vốn xã hội - một nhân tố trong cuộc chiến chống đói nghèo của các xã hội (Social Capital. One Element in the Battle against the Poverty of Societies). Bonn, 2000. (http://www.dbk.de/imperia/md/content/schriften/dbk7.wissarbeitsgruppe/wag_br011a_rtf.zip); Hệ thống an sinh xã hội như là nhân tố xoá đói ở các nước đang phát triển  (Social Security Systems as Elements of Poverty Alleviation in Developing Countries). Bonn, 1998. (http://www.dbk.de/imperia/md/content/schriften/dbk7.wissarbeitsgruppe/wag_br008a_rtf.zip).
(12) Cùng đồng nghiệp của tôi - Marianne Heimbach-Steins (Bamberg), tôi đang nghiên cứu về vấn đề “Quyền được giáo dục và sự thực thi chúng ở Đức” (Right to Education“ and its implications for Germany). Xem: Marianne Heimbach-Steins / Gerhard Kruip (Ed.). Bildung und Beteiligungsgerechtigkeit. Sozialethische Sondierungen. Bielefeld, 2003; Marianne Heimbach-Steins / Gerhard Kruip / Axel B. Kunze (Ed.). Das Menschenrecht auf Bildung und seine Umsetzung in Deutschland. Diagnosen - Reflexionen – Perspektiven. Bielefeld, 2007; Marianne Heimbach-Steins / Gerhard Kruip / Katja Neuhoff (Ed.). Bildungswege als Hindernislọufe. Zum Menschenrecht auf Bildung in Deutschlan., Bielefeld, 2008; Gerhard Kruip. In der Menschenwỹrde begrỹndet. Fỹr ein Menschenrecht auf Bildung auch in Deutschland, in: Herder Korrespondenz 63( 2009), 145-149. Cũng có thể xem: David Baker / Alexander W. Wiseman (Ed.). Giáo dục cho mọi nguời. Lời hứa toàn cầu, thách thức quốc gia (Education for all. Global promises, national challenges).  Amsterdam, Boston, 2007.
(13) Xem:  Inge Kaul / Isabelle Grunberg / Marc A. Stern (Ed.). Hàng hoá công  toàn cầu - Hợp tác quốc tế trong thế kỷ XXI (Global Public Goods. International Cooperation in the 21st Century).  New York, 1999.
(14) Op. cit., p. 57.
(15) Có rất nhiều ấn phẩm viết về công bằng toàn cầu. Ví dụ như: Thomas Pogge (Ed.). Công bằng toàn cầu. (Global Justice).  Oxford, 2001; Stefan Gosepath. Phạm vi công bằng toàn cầu (The Global Scope of Justice), trong: Metaphilosophy 32(2001), 135-159; Wilfried Hinsch. Công bằng trong phân phối toàn cầu  (Global distributive Justice), trong:  Metaphilosophy 32(2001), 58-78; Michael Schramm (Ed.). Đói nghèo và công bằng toàn cầu (Absolute Poverty and Global Justice),  London, 2009 (sắp xuất bản).
(16) Xem: Uỷ ban quản trị toàn cầu.  Láng giềng toàn cầu của chúng ta  (Our Global Neighbourhood). Báo cáo của Uỷ ban quản trị toàn cầu, trên: : http://www.cgg.ch/  (1995).
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved