Home » » Những chòm sao không còn tồn tại trong thiên văn học

Những chòm sao không còn tồn tại trong thiên văn học

Written By kinhtehoc on Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013 | 06:14


Danh sách 88 chòm sao của thiên văn hiện đại ngàynay gôm các chòm sao cổ theo cách đặt tên của các nhàthieen văn Hi Lạp cũng như các chòm sao sau này do người phương Tây xác lập và đặt tên. Tuy nhiên ngoài số này ra còn các chòm sao khác từ lâu đã bị loại khỏi danh sách chính thức, chúng ta hãy thử tìm hiểu đôi chút về chúng.
Hãy lưu ý rằng các chòm sao chỉ là khái niệm qui ước do con người tự đặt ra khi nối một số ngôi sao gần nhau trên bầu trời lại. Do đó khi nói rằng một chòm sao ào đó trước đây nay đã không còn không có nghĩa nó (hay các sao của nó) biến mất mà chỉ có nghĩa là qui ước đó đã không còn được sử dụng chính thức, các sao của chòm sao được tính vào thành mộ bộ phận của một (hay một vài) chòm sao khác lân cận. Ngoài các chòm sao nêu dưới đây, vẫn còn khá nhiều các chòm sao khác do các nhà thiên văn học chủ yếu vào khoảng thế kỉ 17 đến thế kỉ 19 xác lập và đặt tên dựa trên các quan sát của họ. Một số trong đó thậm chí xuất hiện trong một số bản đồ sao được mô tả trong các thời kì đó, nhưng ở đây xin bỏ qua không nhắc tới tất cả các chòm sao chưa từng được thừa nhận chính thức hay ít ra được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng thiên văn cùng thời. Dưới đây là các chòm sao được các nhà thiên văn phương Tây trước đây đặt tên, nay đã không còn được thừa nhận trong danh mục các chòm sao của thiên văn học hiện đại.

1. Antinous (Chàng thanh niên)
Chòm sao này được đặt tên vào năm 132 sau Công nguyên (CN), chỉ chàng thanh niên Ganimede được thần Zeus yêu mến nên đã sai con đại bàng Aquila đến bắt mang lên đỉnh Olympus hưởng cuộc sống bất tử và làm người bưng rượu cho các vị thần. Truyền thuyết về chòm sao này trùng với chòm sao Aquarius (cũng chỉ Ganimede cầm chiếc bình rót rượu), sau này qui ước về chòm sao này được xóa bỏ và các ngôi sao của nó được nhập vào thành một phần của chòm sao Aquila.

2. Apis (Con ong)
Nằm trên bán thiên cầu nam, ngay phía dưới chòm sao Crux (chữ thập phương Nam), chòm sao này được đặt tên bởi Johann Bayer vào năm 1603. Đến năm 1752 nó được nhà thiên văn người Pháp Nicolas Louis de La Caille xác lập lại và đặt lại tên là Musca Australis (nghĩa là con ruồi phương Nam), sau này nó được gọi tắt là Musca. Chòm sao Musca thì ngày nay vẫn còn trong danh sách 88 chòm sao hiện đại, nhưng có một chòm sao khác cũng được biết tới với cái tên Apis, được gọi là Musca Borealis (Ruồi phương Bắc), nó nằm ngay phía trên của chòm sao Aries, ngàynay chúng ta không còn thừa nhận chòm sao này nữa.


3. Argo Navis (Tàu Argo)
Đây là chòm sao rất lớn trên bầu trời phương Nam, nó được đặt theo tên con tàu Argo chở dũng sĩ Jason và những người Argonaut đi tìm bộ lông cừu vàng. Sau này do chòm sao quá lớn, các nhà thiên văn đã quyết định chia nhỏ nó ra thành 3 chòm sao nhỏ là Carina (sống tàu), Puppis (đuôi tàu) và Vela (Cánh buồm). Ngoài ra còn một chòm sao nhỏ nữa là Malus (cột buồm) nhưng đây cũng là một chòm sao ngày nay không còn tồn tại trong thiên văn hiện đại.


4. Cerberus (Chó ngao 3 đầu)
Một trong số 12 kì công của người anh hùng Hercules trong thần thoại Hy Lạp là bắt sống có ngao 3 đầu Cerberus, con quái vật giữ cửa vào thế giới âm phủ của thần Hades. Chòm sao này được đặt tên bởi nhà thiên văn Johannes Hevelius (đôi khi nó lại được hiểu là rắn 3 đầu). Ngày nay các ngôi sao của nó được tính là một phần của chòm sao Hercules.


5. Custos Messium (Người thu hoạch)
Chòm sao gồm một số sao mờ nằm ở khu vực giữa các chòm sao Camelopardalis, Cassiopeia và Cepheus. Nó được đặt tên năm 1775 bởi nhà thiên văn người Pháp Joseph Jerome le Francais de La Lande. ý nghĩa của nó là chỉ một người nông dân đăng thu hoạch vụ mùa của mình. Tuy nhiên chòm sao này chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian rất ngắn trước khi bị loại khỏi danh sách ngày nay.

6. Frederici Honores (Vinh quang của Frederici)
Chòm sao được xác lập bởi nhà thiên văn người Đức Johann Ehlert Bode vào khoảng năm 1787-1790 để tôn vinh hoàng đế Frederick II (còn gọi là Frederick the Great (Frederick vĩ đại)) của nước Phổ sau khi ông này mất vào năm 1786. Chòm sao này gồm các ngôi sao nằm trong khoảng giữa các chòm sao Lacerta, Cassiopeia và Andromeda, nó còn được biết đến với những tên khác như Friedrich's Ehre, Gloria Frederica hay Gloria Frederici. Chòm sao này nay không còn được thừa nhận, các sao của nó hiện nay thuộc hai chòm sao Andromeda và Cassiopeia.

(Frederici Honores nằm cạnh Andromeda)

7. Malus (Cột buồm)
Một chòm sao cổ từng là một phần của chòm sao lớn Argo Navis. Chòm sao này gồm các ngôi sao mờ, được coi là cột buồm của con tàu. Ngàynay, chòm sao này không còn tồn tại và các sao của nó được coi là các sao của chòm sao Pyxis (La bàn) do Nicolas Louis de La Caille đặt tên vào khoảng năm 1750 - 1754.

8. Musca Borealis (Con ruồi phương Bắc)
Chòm sao nằm ngay bên trên chòm sao Aries (như đã nhắc tới khi nói về chòm sao Apis). Chòm sao này được đặt tên vào khoảng thế kỉ 17, tuy nhiên nguồn gốc thực sự của nó thì không được biết đến. Chòm sao này còn đôi khi được biết tới với cái tên Apis (khác với chòm sao Apis bên trên) hay Vespa. Hiện nay các sao của chòm sao này đều thuộc chòm sao Aries.

9. Noctua (Con cú)
Noctua nằm ở phía đuôi của con mãng xà Hydra. Đây là một chòm sao mà tới nay vẫn chưa biết rõ nguồn gốc thật của nó. Nó xuất hiện lần đầu trong bản đồ bầu trời của nhà thiên văn người Mỹ Elijah Burritt và được nhắc tới trong tác phẩm sau này của John Flamsteed. Dù sao cho tới nay chòm sao này cũng đã không còn được thừa nhận.

10. Psalterium Georgii (Cây đàn Harp của George)
Chòm sao được xác lập vào năm 1781 bởi nhà thiên văn người Áo Abbe Maximillian Hell để tôn vinh vua George II của nước Anh. Chòm sao này gồm một số ngôi sao của chòm Eridanus nằm ở phía gần với chòm sao Cetus. Ngày nay nó không còn được thừa nhận và các ngôi sao được trả lại về cho Eridanus.

11. Quadrans Muralis (Thước phần tư)
Chòm sao được đặt theo tên một dụng cụ thiên văn gọi là cái thước đo góc phần tư, được Joseph Jerome le Francais de La Lande sử dụng để quan sát. Ông đã đặt tên chòm sao theo tên của dụng cụ này. Chòm sao này nằm phía Bắc của chòm sao Bootes. Ngàynay tuy không còn tồn tại và các sao đã được trả về Bootes nhưng chúng ta vẫn thường nghe nhắc tới tên chòm sao này khi nói về trận mưa sao băng Quadrantids tháng 1 hàng năm. Trận mưa sao băng có phần trung tâm là phía Bắc chòm sao Bootes, được gọi là Quadrantids là lấy theo tên của chòm sao Quadrans Mutalis này.

12. Tarandus vel Rangifer (Tuần lộc)
Chòm sao nhỏ và mờ được xác lập bởi nhà thiên văn người Pháp Pierre Charles Le Monnier, nó còn có 1 tên khác là Renne. Chòm sao nhỏ này nằm ngay cạnh chòm sao cũ Custos Messium, giữa Cepheus và Camelopardalis. Ngày nay nó không còn được công nhận trong các bản đồ sao hiện đại.

Đặng Vũ Tuấn Sơn
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved