Home » » NHững vật phẩm tốt lành - với việc sinh con trai

NHững vật phẩm tốt lành - với việc sinh con trai

Written By kinhtehoc on Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012 | 15:20


Trong sách kinh điển của khoa phong thủy có câu: “Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài” (tức là núi quản về người còn sông quản về của cải). Người Trung Quốc coi con người vô cùng quan trọng, vì vậy trong sách cổ nói rằng: “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (Tức là có ba điều bất hiếu, thì điều bất hiếu lớn nhất là không có con cái nối dõi tông đường). Ngoài việc xem phong thủy, thì người ta thích bày trong nhà các vật phẩm biểu tượng về đường con cái hoặc treo các bức tranh mang ý nghĩa này.

• Kỳ lân biếu con
Kỳ lân còn gọi là con nghê trong truyền thuyết, được coi là con thú nhân hậu, hôm trước ngày Khổng Tử chào đời, có một con kỳ lân đến nhà ông, trong miệng ngậm quyển sách bằng ngọc, trong sách đó ghi chép vận mệnh của Khổng Tử, dự đoán sau này ông trở thành bậc vương hầu, tuy nhiên ông đã không gặp thời, không làm được quan lớn. Đây là nội dung của điển tích “kỳ lân nhả sách ngọc”, cũng vì vậy mà sau khi ra đời, người ta gọi Khổng Tử là “con kỳ lân”, từ đó truyền tụng phong tục kỳ lân biếu con.
Một số người khác lấy vàng bạc đánh thành “Khóa trường mệnh” nhưng hình dạng như kỳ lân biếu con để cầu may về đường con cái.
Đời Thanh, trên áo phẩm phục quan nhất phẩm được thêu hình kỳ lân, nhìn vào áo biết phẩm hàm của người đó còn kém những người trên áo thêu rồng một bậc.
• Liên sinh quý tử
Một số bạn bè của tác giả rất sốt ruột muốn có con ngay, tác giả liền đem tặng họ miếng ngọc bội cổ mang tên “liên sinh quý tử”. Hình dạng của miếng ngọc bội này ra sao, đó là một cậu bé ngồi trên lá sen hoặc tay cầm hoa sen (loại này còn có tên là trì hà đồng tử, tức là cậu bé cầm hoa sen) “liên” là hoa sen lá sen nhưng lại đồng âm với chữ “liên” là liền ngay, nên tấm ngọc bội mang ý nghĩa cầu chúc có con sớm.
• Ngọc sơn

Sách kinh viết: Núi quản người, sông quản tài lộc, nhưng một số ngôi nhà kém về đường con cái, chủ nhân ở trong ngôi nhà đó sẽ khó có con, muốn tránh cảnh về già phải sống cô độc, thì nên bày núi ngọc trong phòng, để cầu mong thêm người.
Hình dáng núi ngọc được chế tác rất đa dạng, nhưng thịnh hành nhất là “phù giáp thiên hạ” (nghĩa là giàu có nhất thiên hạ), phía dưới hình quả núi, trên đỉnh núi có con bọ hoặc cóc ba chân, như vậy hình này không những mang ý nghĩa thêm người mà còn mang ý nghĩa thêm của.
• Bầu bí đầy đàn
Trên dàn bầu bí dây leo chằng chịt, quả to quả bé treo lủng lẳng, đúng là biểu tượng cho một gia đình sum họp, con đàn cháu đống.
Người ta khắc họa hình đàn bầu trĩu ủa trên đá ngọc làm bùa cho những đôi vợ chồng hiếm con, nếu vẽ thành tranh thì treo trong nhà, với ý cầu chúc đẻ nhiều con.
• Thạch lựu
Trước đây tác giả có tặng cho học trò một viên bạch ngọc tạc hình quả lựu trong lễ cưới của anh ấy, hình quả lựu ở đây được bổ làm đôi, một nửa lộ ra rất nhiều hạt, mang ý nghĩa “lựu khai bách tử” (tức là lựu nở nhiều con). Nếu mang tặng bức tranh “lựu khai bách tử” cho đôi vợ chồng mới cưới, được coi là lời cầu chúc tốt đẹp. Có điều thời nay người ta thích nhiều của hơn nhiều con, nên đôi khi người được tặng quà lại không vui vẻ đón nhận

.Vật phẩm biểu tượng tốt lành hết sức đa dạng, chí ít cũng có đến hàng mấy trăm loại, cuốn sách này chỉ chọn giới thiệu một số loại đồ vật tương đối thông dụng được lưu hành rộng rãi nhất liên quan đến nhà cửa. Mặc dù ở phần trên đã chia ra một số chương mục, nhưng vẫn chưa đủ đại diện cho toàn bộ ý nghĩa tốt lành của các đồ vật này, ví dụ trong các thứ đó, loại nào có khả năng đẩy trừ con ma ốm, loại nào rước được quý nhân đến phù trợ, loại nào tránh được kẻ tiểu nhân xấu bụng… Vì vậy trong chương này sẽ đi sâu phân tích thêm về các khía cạnh này, nếu như vẫn còn khiếm khuyết, kính mong quý vị độc giả thông cảm.

Vật phẩm tốt lành giải trừ ốm đau bệnh hoạn.
• Chong chóng
Chong chóng không phải là vật phẩm riêng của Trung Quốc, chúng ta còn nhìn thấy chong chóng ở các nước Đông Nam châu á và Nam Hàn.
Ở Hồng Kông có một vị “thần che gió” nghe nói rất linh nghiệm. Ngày mồng một tết rất nhiều người đến đền miếu thờ thần để cầu cúng, thần có một cỗ xe gió, nếu các thiện nam tín nữ dùng tay đẩy cho chiếc xe quay, thì năm đó chắc chắn sẽ mưa thuận gió hòa, người đó tài vận hanh thông, sức khỏe dồi dào. Ngoài chiếc xe ở miếu thần che gió, người ta cũng có thể mua những vật biểu tượng loại này về bày trong nhà để cầu chúc trong năm vận hạn tốt lành. Người ta quan niệm rằng đây là vật biểu tượng vận hạn.
• Ngũ bảo thú


Nguyên tên cũ của “ngũ bảo thú” là “ngũ độc”, vì người ta cho rằng tên đó không được thanh tao nên đổi thành ngũ bảo thú.
Vì sao lại gọi là ngũ bảo, ngũ bảo nghĩa là năm vật quý, ở đây chỉ năm loại thú quý, đó là: Hổ, nhện, rắn, bọ cạp, cóc, rết, trong năm loài động vật này, riêng hổ bao giờ cũng chiếm ngôi đầu bảng và không thể thiếu được, còn lại 4 loài chỉ là đóng vai trò phụ. Người ta vẽ tranh hoặc khắc chạm 5 loài vật này trên một bức tranh hoặc trên một mảnh ngọc. Ý nghĩa của biểu tượng này là trừ tà ma, độc ác, bệnh tật, giữ gìn sự bình an cho mọi người, xua đuổi vận xấu đón quý nhân, thông thường người ta làm thành bùa đeo trên cổ cho trẻ con, đặt tên là “Ngọc bội năm thú quý”, với ý muốn cầu mong bình an và sức khỏe cho các cháu.
• Hồ lô

Hồ lô có tác dụng giải tỏa bệnh tật, người ta hay treo hồ lô (còn gọi là quả bầu nậm) ở đầu giường người ốm hoặc trong buồng người ốm. Có thể dùng quả bầu nậm thật đạ được phơi khô hoặc quả hồ lô bằng đồng.
• Rùa đầu rồng


Trong rất nhiều loài thú lành, thì ở Tung Quốc người ta tôn vinh một loài là rùa đầu rồng.
Nếu đặt một con rùa đầu rồng trong văn phòng, người ta tin rằng sẽ có người giúp đỡ mình trong công việc, sẽ được sếp tin dùng, công việc sẽ hết sức trôi chảy. Khong những đặt ở văn phòng mà còn có thể đặt ở phòng khách, nếu đặt cả 2 nơi thì mọi việc lại càng suôn sẻ hơn.
• Phượng hoàng


Phượng hoàng được người đời cho là loài chim đẹp và dự báo điềm lành, về hình thức nó còn vượt trội hơn cả chim công, nhiều bức tranh vẽ hình phượng hoàng, thường bày trong nhà ở với mục đích đón quý nhân.
Vật phẩm tốt lành né tránh tiểu nhân
• Rồng
Có 4 loài vật được người đời mệnh danh là tứ linh gồm:
Tả thanh long (rồng xanh ở bên trái).
Hữu bạch hổ (hổ trắng ở bên phải).
Tiền chu tước (con chim trĩ màu đỏ ở phía trước).
Hậu huyền vũ (sao huyền vũ ở phía sau).
Thanh long được coi là một loại thú lành, người ta đồn rằng nếu như người đàn bà nào trước khi sinh nở mà nằm mơ thấy rồng, thì đứa bé trai được sinh ra chắc chắn sẽ hơn người.
Vào dịp lễ tết, dân gian thường múa lân và múa rồng, trong các lễ hội long trọng, mới được xem múa lân múa rồng.
Rồng mang ý nghĩa đón quý nhân và tránh gặp phải kẻ tiểu nhân xấu bụng.
Về phương diện phong thủy, nếu như phía bên trái của căn nhà thiếu cát để bảo vệ, thì có thể treo ở đó một bức vẽ thần rồng.
Tuy nhiên muốn treo rồng để đón khách quý, tránh tiểu nhân thì phải treo vào dịp ngũ long nhật, cụ thể là các ngày “giáp thìn”, “bính thìn”, “mậu thìn”, “canh thìn” và “nhâm thìn” thì hiệu quả mới nổi bật. Muốn nắm được các ngày này ứng vào ngày nào xin mời các bạn hãy tra ở sách “thông thắng” hoặc cuốn “lịch vạn niên”.
• Rồng xanh
Sách có câu: “Tiểu nhân hưng ba trở trệ đa, thanh long nhất điều khứ kỳ ác” nghĩa là nếu bị kẻ tiểu nhân tác oai tác quái gây khó khăn ách tắt, thì hãy dùng một con rồng xanh trừ khử hết mọi điều xấu do nó gậy ra. Qua đó đủ biết muốn hóa giải ách tắt thì có thể dùng kỳ lân hoặc rồng xanh, loại bỏ hết những khó khăn, trở ngại do bọn tiểu nhân gây ra. Rồng xanh nên bày ở bên trái nhà ở, như vậy hiệu quả sẽ càng tốt hơn.
Vật phẩm tốt lành trừ vận xấu đào hoa
• Đào hoa trảm
Đó là hình tượng chém hoa đào, hình tượng được khắc họa là một lưỡi kiếm cắm vào bông hoa đào, mang ý nghĩa dùng kiếm để hóa giải vận xấu hoa đào. Nói chung, người ta hay treo bùa này trong phòng ngủ, có người để nó ở cạnh đầu giường. Phụ nữ thường mong mỏi chồng mình không mắc phải vận đào hoa, phải treo bùa này ở cạnh hoặc đầu giường chồng nằm, nếu chồng muốn vợ mình không mắc phải thói trăng hoa, thì chồng treo bùa ở gần chỗ vợ nằm, như vậy sẽ yên tâm là chồng (hoặc vợ) mình không có chuyện thòng lòng.
• Gà trống
Trong các loại sao băng thì tứ lục ứng vào quẻ Tốn, một số nhà thuật số cho rằng, sao tứ lục chính là sao hoa đào, khi có người trong nhà mắc vào vận đào hoa, thì chắc hẳn là có liên quan đến sao tứ lục, như vậy chỉ cần bày một biểu tượng gì đó chế ngự được ngôi sao này là có thể hóa giải được vận hạn. Còn thất xích kim tinh lại ứng vào quẻ Đoài, được coi là sao phá quân, mang ý nghĩa phá hủy. Thất xích kim là quẻ Đoài, quẻ Đoài tam sơn là canh dậu tân, dậu tức là gà, mình kim. Do đó nếu dùng gà tức là kim thì có thể chế ngự được đào hoa, suy luận như vậy là hết sức hợp lý. Nếu nhà phạm vào đào hoa thì đặt con gà vàng ở giữa nhà, người nhà sẽ thoát được vận đào hoa.
Nguyễn Huy Cố (biên soạn)
Vật phẩm tốt lành biểu tượng tình yêu
Chuyện yêu đương, hôn nhân tình duyên trai gái được coi là thiêng liêng hơn mọi thức trên đời, đến tuổi trưởng thành ai cũng mong được yêu đương tìm hiểu, có người bạn đời như ý, nhưng trong thực tế thì nó cũng mang lại phiền muộn đau khổ cho rất nhiều người.

Nhiều người sau khi “ván đã đóng thuyền”, mới gặp được trai thanh gái lịch mà mình thật sự ưng ý, trong trường hợp này, cho dù có giữ trọn đạo nghĩa vợ chồng, không để xảy ra ngoại tình thì chưa chắc vợ chồng đã sống được êm ấm mặn nồng với nhau cho đến khi răng long đầu bạc.
Trong phạm vi bài này, đi sâu nghiên cứu phân tích về các đồ vật tốt lành biểu tượng cho tình yêu và hôn nhân.
Khi bạn bè cưới vợ, có thể tặng họ một ngọc khí cổ chạm khắc hình ngó sen vàng, tặng vật đó có ý nghĩa gì đặc biệt không? Ngó sen là biểu tượng lứa đôi, còn ngọc cổ là đồ vật quý giá có tác dụng giải hạn, tránh tà ma, vượng khí. Như vậy ngọc chạm ngó sen mang ý nghĩa “ông trời se duyên”. Một số bức tranh vẽ ngó sen, cũng mang hàm ý duyên trời tác hợp như vậy.
• Uyên ương.
Uyên ương là loài chim quý, nhưng có một đặc tính nổi bậc là con trống con mái suốt đời ở bên nhau, con trống ở bên trái con mái ở bên phải, cổ nhân coi uyên ương, là biểu tượng của lứa đôi, theo truyền thuyết, nếu trong một cặp uyên ương, chẳng may một con bị chết thì con kia sẽ ở vậy suốt đời không đi theo ai. Trong dịp cưới hỏi, người ta hay tặng tranh uyên ương đùa dưới nước để cầu chúc hạnh phúc.
• Vạn niên thanh
Đáng tiếc là trong xã hội thời nay ít người tặng nhau vạn niên thanh, chẳng qua vì đó là cây cỏ rẻ tiền. Nhưng trong tiệc cưới ngày xưa, khách mời thường tặng cho đôi vợ chồng mới một chùm vạn niên thanh, để cầu chúc cho họ ân ái trọn đời.
• Củ ấu, linh chi

Trong tiếng Hán củ ấu gọi là “linh chi” chữ linh ở đây trùng với chữ linh trong câu “phúc chí tâm linh”, còn chữ linh trong “linh chi” thì hoàn toàn trùng hợp với chữ linh trong “phúc chí tâm linh”, vì thế rất nhiều vật trang trí bằng ngọc được chạm khắc củ ấu và linh chi, khi trái gái yêu nhau thì tặng kỷ vật này, mong cho tình đầu ý hợp.
Riêng linh chi là vị thuốc tiên, nghe nói chữa trị được bách bệnh. Vì vậy nếu tặng ai chạm ngọc hay bức tranh vẽ hình linh chi là tỏ ý cầu chúc sức khỏe.
• Chồn (1)
Loài chồn này trong tiếng Hán gọi là “Hoan”, hình dạng giống con cáo nhưng có bộ lông rất ấm, vi âm “Hoan”, trùng với âm “Hoan” trong hoan lạc, nên người ta hay tạc hình nó trên đồ trang sức bằng ngọc để tặng nhau, thông thường thì chạm hai con đang quấn quýt bên nhau, để biểu lộ ý “hợp hoan”, đây là món quà thích hợp cho vợ chồng mới cưới.
Một kiểu phác họa khác là hình một con chồn đang đậu trên lá cây mang ý nghĩa “hoan tâm thủ nghiệp” (tức là một lòng theo đuổi nghề nghiệp). Cha mẹ cho con để cầu mong con cái phấn đấu nên người, nối được cơ nghiệp của cha mẹ.
(1) Chồn “Hoan” có tên khoa học là Meles meles; có hai loại chồn là chồn chó và chồn lợn, thân dài 50 – 65 cm, đầu dài, tai ngắn, lông màu xám, đào hang hoặc trèo trên cây, phân bố ở châu âu, châu á, bộ lông rất quý, thịt thơm ngon.
• Rồng phượng báo điềm lành
Tiếng Hán gọi là “Long phượng trình tường”, bức tranh này thường được bày trong tiệc cưới, trong nhà hàng để trang trí, nếu hội trường có treo tranh long phượng thì gọi là hội trường rồng phượng. Khi tặng tranh long phượng cho bạn bè là cầu chúc điều tốt lành, may mắn cho người đó.
• Hai tiên hòa hợp
Nhiều người thích thờ bức tranh “hai tiên hòa hợp” trong nhà, bức tranh này mang ý nghĩa cầu mong cho vợ chồng hòa hợp, tương thân tương ái như là tiên nhân vậy. Tác giả cũng đã từng thử đem tặng ngọc quý khắc họa hai tiền hòa hợp cho học sinh khi họ tổ chức lễ cưới, chất liệu bằng ngọc trắng, có thể làm bùa đeo trên người, thâm ý của nó là: Ngọc cổ biểu tượng cho thời vận, có khả năng chống tà ma, giải trừ tai ách, còn hai tiên hòa hợp là tỏ ý mong muốn cho vợ chồng hòa thuận êm ấm cho đến lúc già. Tạo hình hai tiên hòa hợp, trong đó một vị tiên tay cầm bông lúa, còn vị kia tay cầm cái hộp ý nói “hòa hợp” (1), đôi khi vẽ một ông tiên cầm hoa sen, một ông khác cầm cái khay tròn, trên đó đựng đầy ngọc ngà châu báu, từ trong chiếc hộp trên khay có một con dơi bay ra biểu thị của cải vào nhiều như nước, còn chữ hoa sen cũng có âm là hà, rất giống với “hòa” trong hòa hợp, vì vậy tranh này cũng mang ý nghĩa “hòa hợp”.
(1) Trong tiếng Hán, rơm lúa gọi là “hòa”, còn cái hộp gọi là “hợp” hai thứ để gần nhau là biểu tượng “hòa hợp”.
• Hoa đào
Phong tục ở nhiều nơi thích bày hoa đào trong dịp tết nhất, còn nam nữ thì mong mình gặp số “đào hoa”, nên họ tìm mua bằng được hoa đào về trang trí trong nhà.
• Giày dép
Nói chung, người ta không thích mua sắm giầy trong dịp tết, vì âm đọc của chữ “giầy dép” giống như tiếng than thở, điềm báo chủ nhân gặp chuyện không vui. Nhưng lúc cưới hỏi, thì trong khoản hồi môn của nhà gái giành cho cô dâu nhất thiết phải có giầy dép, vì âm chữ “giầy” trong tiếng hán là “hài” lại trùng với chữ “giai” trong “Bách niên giai lão”(1).
(1) Âm “giai” trong bách niên giai lão cũng có thể đọc là “hài”.
Nguyễn Huy Cố (biên soạn)
Vật phẩm tốt lành biểu tượng phú quý
Người không những mong muốn thêm người thêm của mà còn một điều mong ước nữa thường được thể hiện trong các câu chúc tụng nhau, đó là phú quý, vì vậy nhiều người thích trồng hoa cảnh hoặc cắm hoa trong nhà, một số loài hoa không những được người đời ưa thích mà còn coi đó là biểu tượng của phú quý, giàu sang, ví dụ hoa mẫu đơn.

• Hoa mẫu đơn
Năm khai nguyên nhà Đường, thiên hạ rất thanh bình, nghe đâu năm đó ở Trường An, hoa mẫu đơn nở rộ, khi Đường Huyền Tông thưởng thức hoa mẫu đơn ở trong nội điện muốn cao hứng ngâm vịnh một bài thơ về hoa mẫu đơn, nhưng nhà vua chưa biết nên ngâm bài thơ nào, lúc đó Trần Tu ở bên cạnh liền tâu rằng: Nên ngâm bài thơ của Lý Chính Phong, trong bài này có câu:
Thiên hương tại nhiễm y
Quốc sắc triều hàm tửu.
(Hương trời nhuốm màu áo, sắc nước say cả triều)
Về sau người ta dùng từ “quốc sắc thiên hương” (sắc nước hương trời) để hình dung hoa mẫu đơn. Nhưng Âu Dương Tu lại có cách phác họa khác là: “Thiên hạ chân hoa độc mẫu đơn” (chỉ có mẫu đơn mới xứng đáng là hoa thật trong thiên hạ). Dường như mẫu đơn càng đẹp hơn, quý hơn nhờ được hai nhà thơ tôn vinh, còn người đời coi mẫu đơn là biểu tượng của phú quý, trong các dịp khai trương, người ta hay tặng nhau tranh mẫu đơn để chúc nhau phú quý.
• Con cò
Cò trắng tiếng Hán gọi là “Bạch Lộ” là loài chim kiếm ăn dưới nước, cũng giống với con cói, con vạc, con giang.
Thời Minh Thanh, trên áo phẩm phục của quan văn từ bậc ngạch thất phẩm thì được thêm hình cò trắng, đó là điềm tốt lành. Chữ “lộ” nghĩa là cò đồng âm với chữ “lộ” là đường (1). Trong tranh hoặc trên bức chạm ngọc, thường khắc họa hình tượng con cò trắng đứng trên lá sen, mang ý nghĩa “nhất lộ liên khoa” (nghĩa là thăng tiến một mạch) còn chữ liên là lá sen lại đồng âm với chữ liên là liên tục, như vậy con cò đứng trên lá sen để biểu đạt ý nghĩa “lộ lộ thanh liêm” (tất cả các con đường đều thông suốt).
(1) Lộ cò và lộ (đường) đọc giống nhau. Liên (lá sen) và liên (liên tục) đều đọc là liên.
• Cát tường như ý

Bức tranh thể hiện hai ý là đạo cát và như ý, hợp lại thành cát tường như ý (nghĩa là may mắn thỏa nguyện) chủ bức tranh hoặc biểu tượng này luôn gặp may và thỏa mãn mọi điều mong muốn.
Như ý là ước mơ chung của mọi người, nghĩa là trong mọi lĩnh vực, mọi công việc đề đạt mức yêu cầu, tiêu chuẩn như mình hằng mơ ước, không còn đòi hỏi gì hơn. Vì vậy khi bạn của tác giả khai trương, tác giả tặng món quà như ý và món quà khác mang ý nghĩa cát tường. Dưới đây xin đi sâu phân tích từng khía cạnh.
• Như ý
Biểu tượng của như ý là những vật hình cong đầu rất lớn, ý nghĩa của biểu tượng là cầu mong đạt được mọi ước nguyện, việc gì cũng tốt đẹp, vừa ý, như vậy tặng biểu tượng như ý trong trường hợp này rất đúng, trong tâm linh phúc lộc thọ thì ông lộc trong tay cầm như ý, đa phần như ý được chế tác bằng ngọc. Tuy nhiên có thể làm bằng chất liệu khác như vàng, bạc đồng, sứ…
• Chuông gió đón quý nhân

Người xưa đã biết dùng chuông gió để hóa giải vận xui, gần đây nhiều người cho rằng treo chuông gió lại là gọi ma quỷ vào nhà, đó là một quan điểm sai lầm. Thực tình là khi phong thủy trong nhà mất thời vận, nếu treo chuông gió thì đúng là sẽ rước quỷ vào nhà, nếu vận nhà đang tốt thì treo chuông gió không hề gây ra thịnh âm.
Phía dưới chuông gió thường được trang sức bằng long, quy người ta gọi chuông này là chuông đón quý nhân. Dù là trong công tác hay các mặt khác, chuông gió đều có tác dụng chào mời quý nhân đến phù trợ. Nói chung, nên treo chuông gió đón quý nhân trước cửa chính hay cửa sổ, đều đạt hiệu quả đón rước quý nhân.
• Tranh sơn thủy

Chọn những huyệt vị tốt để đặt hoặc treo tranh sơn thủy trong văn phòng hay trên bàn làm việc là điều mang ý nghĩa cát tường. Sách kinh nói: “Núi quản người, sông quản tài lộc” như vậy trong tranh sơn thủy có cả hai yếu tố sông và núi, nó sẽ phù hộ cho chủ nhân sức khỏe dồi dào, công việc trôi chảy, tài vận hanh thông.
Vật phẩm tốt lành biểu tượng thông minh

Hầu như ai cũng mong muốn bản thân mình, con cái, cháu chắt mình thông minh hơn người, nhưng khi con người ra chào đời, thì dường như mức độ thông minh đã được trời định sẵn. Nếu gặp phải đứa trẻ ngu dốt, thì cho dù có bỏ công bảo ban dạy dỗ bao nhiêu cũng vô ích mà thôi, những đứa trẻ có chỉ số trí tuệ quá thấp thường gọi là thiểu năng trí tuệ.

Trong lĩnh vực phong thủy, có cách nâng cao mức độ thông minh cho con người. Xin mời các bạn tham khảo thêm ở phần “22 phép giải ách vượng nhà”. Về phần bày vật phẩm tốt lành để tăng thêm trí tuệ, nên bày vật gì, mời các bạn xem tiếp ở dưới đây:
• Sao khôi đấu đá
Trong 28 chòm sao trên trời cá bảy ngôi sao bạch hổ ở phương tây, ngôi sao thứ nhất trong chòm bạch hổ gọi là “sao khuê” được coi là ngôi sao trông coi về văn chương khoa cử. Vì chữ khôi đồng âm với chữ khuê, mà chữ “khôi” lại mang ý nghĩa thứ hàng, nên sao khuê thường được gọi là sao khôi.
Về cấu tạo chữ thì chữ “khôi” gồm chữ “quỷ” ghép với chữ “đấu” ý nói con quỷ thích đấu đá, người ta liên tưởng chữ này với hình tượng dữ tợn dũng mãnh, ví dụ trên bức tranh vẽ con quỷ đạp một chân trên đầu con ba ba, một chân hất về phía sau, một tay cầm gậy, tay kia cầm bút, người ta đặt tên cho bức tranh đó là “sao khôi đấu đá, độc chiếm đầu ba ba”.
Vật biểu tượng này tương đối hiếm, muốn tìm kiếm ra nó để đem về bày trong nhà không phải là chuyện dễ.
• Văn xương đế quân
Văn xương là ông thần coi sóc về mặt văn chương khoa bảng, nếu ai được ông ấy cầm bút chấm vào tên, thì học hành thông minh tấn tới. Tháp văn xương ở nhà họ Đặng danh giá Nguyên Lang khu Tân Giới Hồng Kông là nơi thờ văn xương đế quân, ngày xưa tại viện sách nhà trường nỗi tiếng Nhị Đế cũng thờ văn xương đế quân. Các thí sinh muốn đậu đạt cao đều thờ thần Văn Xương trong nhà.
• Tam nguyên cập đệ (ba nguyên bảo)
Chế độ thi cử ngày xưa chia ra ba nấc là thi hương, thi hội, thi đình, người đậu đầu trong ba khoa thi này gọi là giải nguyên, hội nguyên và trạng nguyên. Nhưng đời Minh quy định lấy ba người đậu đầu trong khoa thi điện gọi là Tam nguyên trong đó chia ra: Trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. Nhiều nơi người ta bày cái nguyên bảo vào một chỗ, một cái để ở trên, hai cái để ở dưới mang ý nghĩa “tam nguyên cập đệ”.
• Tháp văn xương

Trên đất Trung Quốc, nhiều nơi dựng tháp văn xương, mang ý nghĩa cầu mong thông minh đỗ đạt, ai có ý nguyện thì góp tiền xây tháp vóc dáng tháp văn xương thường làm bảy tầng hay chín tầng. Nếu ở trong nhà đặt tháp văn xương đúng huyệt vị văn xương thì con người trở nên tỉnh táo, nhanh nhẹn, sáng suốt hơn, nếu đặt gần bàn làm việc thì có lợi cho quan văn, hỗ trợ cho họ làm việc thông thoáng hơn, nếu đặt trên giá sách, thì con cái học hành tấn tới hơn.
• Bút lông
Về phong thủy, thì đỉnh văn chương được hình dung cao và nhọn. Vì vậy, nếu ở gần nhà có ngọn núi cao nhọn chọc lên trời, thì người nhà đó đều thông minh sáng suốt. Ngòi bút lông cũng sắc nhọn như vậy, còn cán bút thì dài, nên được coi là biểu tượng văn xương. Trong chín ngôi sao tử bạch thì quẻ tốn là văn xương vì đó là trường mộc mà cán bút rất hợp với biểu tượng này.
Nếu treo một hoặc bốn chiếc bút lông ở trong văn phòng hay gần bàn làm việc, thì trí tuệ thông minh của chủ nhân sẽ được tăng cường.
• Ngọc thiền
“Thiền” là con ve sầu còn có tên là “tri liễu”, con ve sầu đực có cơ quan phát thanh bụng, nên tiếng kêu vang xa, người xưa coi ve sầu là tượng trưng cho sự trong trắng thanh cao, còn chữ “thiền liên” để chỉ khái niệm liên tục không ngừng, các giải đấu liên tục, người quán quân liên tục thì gọi là “thiền liên quán quân”, do vậy người xưa cũng ví thiền như ngôi đầu bảng.
Ngọc thiền là con ve sầu tạc bằng ngọc, nếu bày ngọc thiền trong nhà, sẽ khích lệ các cháu chăm học, tranh thủ giành thành tích cao trong học hành thi cử, không ngừng tiến bộ.
Cũng có thể cho trẻ đeo ngọc thiền, để cầu mong như trên, đặc biệt đối với các cháu biếng học, càng nên cho đeo ngọc thiền để các cháu siêng năng chăm học, có ý chí phấn đấu vươn lên.
• Vịt bơi dưới tán lá sen
Trên nhiều bức tranh hoặc bức chạm ngọc ở Trung Quốc thường khắc học hình tượng vịt bơi dưới tán lá sen.
Sen được coi là biểu tượng trong trắng, thanh khiết, liêm chính và liên tục không ngơi nghỉ. Trong chữ áp nghĩa là con vịt có thành phần cấu tạo là chữ giáp, mà chữ giáp có nghĩa là loại A, là số 1. Vì vậy kết hợp hình tượng vịt với sen mang ý nghĩa thi cử đậu đạt.
Có thể cho trẻ đeo thẻ bài chạm vịt bơi dưới lá sen, hoặc treo tranh vẽ vịt bơi dưới tán là sen ở trong nhà để khích lệ các cháu cố gắng học hành, không ngừng phấn đấu, để thi cử đậu đạt.
Nguyễn Huy Cố (biên soạn)

Cẩm nang phong tục dân gian - Ngũ phúc lâm môn - 1

Các loại vật phẩm biểu tượng tốt lành
Trên thế gian này, dù là người thuộc  dân tộc nào, cư trú ở đâu đều coi một số đồ vật là biểu tượng cho những điều tốt lành. Ví dụ một số hương tộc ở một vài đất nước coi trâu là biểu tượng cho những điều tốt lành, một số hương tộc ở một vài đất nước khác thì lại coi con chuột là biểu tượng cho những điều tốt lành. Như vậy vật biểu tượng tốt lành thay đổi theo đất nước hoặc các khu vực khác nhau trên cùng một đất nước.

Sau đây xin giới thiệu ý nghĩa của một số đồ vật biểu trưng cho điều tốt lành, sau khi đọc, các bạn độc giả sẽ tự mình chọn lựa nên bày đồ vật gì thích hợp nhất cho mình, và trong từng hoàn cảnh, ví dụ khi bạn bè kết hôn, khi công ty khai trương, mở cửa hàng và nhà mới… thì nên đem tặng vật gì.
Vật biểu tượng bình an tốt lành.
Ai cũng mong nhà mình được yên lành, quan chức địa phương, giám đốc xí nghiệp luôn mong cho địa phương mình mọi người yên ổn làm ăn, không xảy ra tai nạn bất ngờ, nên bày thêm đồ vật gì trong nhà để tăng cảm giác tốt lành?
• Bình hoa
Chữ “Bình” trong “bình hoa” có âm “bình” trùng hợp với chũ “bình” trong “bình an”, vì vậy trong nhà bày bình hoa làm tăng thêm niềm tin bình an cho bạn, trong công ty bày bình hoa, là hy vọng mọi nhân viên đều khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu đặt lọ hoa vào đúng huyệt đào hoa, thì nó lại trở thành vật cầu mong xảy ra chuyện trăng hoa.
• Cây trúc
Nếu không trồng tre trúc trong nhà hoặc cửa hàng, nhà máy, sẽ mang ý nghĩa “trúc báo bình an”, người ta có thể xây các vườn cảnh trên tầng thượng nhà mái bằng.
Tuy nhiên, trồng trúc chỉ là một gợi ý chung chung, nếu ai có điều kiện hãy chọn trồng loại trúc cảnh, trồng trong chậu hoa hẳn hoi, nếu không thì bên cạnh khóm trúc nên đặt thêm lọ hoa, để tăng thêm phần ý nghĩa dự báo điềm lành.
• Tâm kinh
Tên đầy đủ của tâm kinh là “Bàn nhược ba là mật đa tâm kinh” là một bộ sách kinh của phật giáo, do Đường Tam Tạng đời Đường biên dịch, ngày nay người ta lưu hành rất nhiều, chủ yếu nên treo ở nhà khách, nếu ở công ty thì nên treo ở văn phòng chủ hội đồng quản trị hay văn phòng tổng giám đốc.
• Giác phù
“Giác phù” là vật thể hình thoi làm bằng “mật lạp” người xưa nói: “Nghìn năm hổ phách, vạn năm mật lạp” tức là nhựa cây hóa thạch nghìn năm thì thành hổ phách, vạn năm thì thành mật lạp.
Hổ phách còn là một vị thuốc nam, có tác dụng an thần, lợi thủy, hoạt huyết chống ứ máu, chống hoảng sợ..
Trong phật giáo, hổ phách và mật lạp là biểu tượng điều tốt lành, nên bày trước bàn thờ hương án, mong mỏi niềm hy vọng nhanh chóng biến thành hiện thực.
Giác phù được chạm khắc từ vật liệu mật lạp, tạo dánh hình thoi, ở giữa đục một lỗ nhỏ, đút một tờ giấy ghi câu thần chú cuộn tròn vào trong lỗ này, sau đó luồn sợi dây qua đó, thường được treo lâu dài hàng chục, hàng trăm năm trong chùa chiền nơi tăng ni hằng ngày tập trung đọc kinh niệm phật. Khi có phật tử quyên cúng phúc đức bằng một khoản tiền lớn, thì gỡ giác phù xuống tặng cho họ để đeo trên người, có tác dụng trừ tai giải nạn, phù hộ cho họ luôn được bình an.
Một số tăng lữ thường chọn giấy giác phù ưa thích, khi họ đọc hết một số lượng kinh phật nhất định, thì họ khắc một ký hiệu vào đó để đánh dấu, đo đó về sau trên một giác phù có thêm nhiều ký hiệu của các nhà sư để lại.
Đồ vật biểu tượng điều tốt lành vượng tài.
Trong phong tục tập quán của người Trung Quốc, có khá nhiều đồ vật được coi là biểu trưng về vượng tài, dưới đây xin phân tích một số đồ vật thuộc dạng này.
• Giận dữ
Nếu người thân hoặc bạn bè mở công ty buôn bán tiền tệ cổ phiếu thì nên tặng cho bạn một biểu tượng “giận dữ”, theo truyền thuyết, rồng sinh chín con đều không thành rồng, nhưng đều có biệt tài, trong đó một kẻ biệt danh là “giận dữ”, thích giết chóc, có tài xuất chúng về đánh bạc, vì vậy, những kẻ máu mê cờ bạc thường đeo trong người để cầu mong hốt bạc, hoặc bày trong nhà biểu tượng này, nếu bạn của bạn ham đánh bạc hoặc làm nghề đầu tư tiền tệ như cổ phiếu, buôn bán ngoại tệ thì nên tặng vật này.
Vì “giận dữ” hiếu sát nên thường mang theo gươm đao, con thú được vẽ trên gươm đao không phải là “rồng” quen thuộc, mà là con thú nhe nanh trợn mắt, trông rất dễ sợ.
• Tiền cổ
Một số người thường bày hoặc treo tiền cổ trong nhà, để cầu mong vượng tài, một số người khác lại đeo trên người, vì đồng tiền cổ đã qua tay hàng vạn người tiêu dùng, nên được vận dụng để cầu mong tài vận cho mình. Người ta hay chọn những đồng tiền của triều đại hưng thịnh để đeo thì mới hay gặp may, cụ thể là những đồng tiền mang tên “ngũ đế cổ tiền”, 5 đời vua được đánh giá là cao nhất, hưng vượng nhất trong 95 đời, năm ông vua này đã cho đúc tiền dưới thời thống trị của mình, chứng tỏ thời đại đó rất phát đạt, năm ông vua này đều thuộc nhà Thanh, cụ thể là: Thuận Trị, Khanh Hy, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh.
• Cóc (Thiền Thừ)

Con cóc được chỉ ra ở đây không giống các chú cóc bình thường khác, đặc biệt là nó chỉ có 3 chân, và có biệt tài nhả ra tiền, theo truyền thuyết, thì cóc ba chân vốn là yêu tinh, sau được ông tiên Lưu Hải thu phục, cải tà quy chính, tỏa đi muôn ngả giúp đỡ người nghèo khổ bằng cách nhả tiền cho họ. Về sau được người đời tôn xưng là con vật quý biểu tượng cho vượng tài.
Khi bày con cóc thì phải hướng đầu của nó vào trong cửa hàng, trong công ty hoặc trong nhà ở, hoặc từ ngoài hướng vào trong cổng, nếu không thì tiền nhả ra sẽ đi ra ngoài hết, không làm cho người nhà phát tài được, ngay cả hướng đầu cóc về phía cửa sổ cũng không được, lý lẽ cũng giống như vậy.
• Tiên Lưu Hải
Tuy tiên Lưu Hải không được xếp vào diện thần tài, nhưng cũng là vị tiên thường được đặt trong nhà để cầu tài lộc, tạo dánh của vị tiên này khá đa dạng, nhưng phổ biến nhất là hình dáng một ông tiên lưng đeo bị tiền hoặc tay xách quan tiền (chủ đề vượng tài), có ông còn đùa nghịch với con cóc, con cóc này cũng giống như trình bày ở mục trên, một số tượng được tạc bằng ngọc, trên người đeo các biểu tượng cầu tài. Một số hình tượng khác là tiên Lưu Hải tay cầm chiếc chổi, coi là các vũ khí trừ khử tà ma, tuy nhiên vẫn có cóc đi theo, tác giả đã sưu tập được hàng ngàn pho tượng tiên Lưu Hải, cóc thường ngồi trên vai hoặc trên đùi tiên ông, đây là một phong cách truyền thống về tiên Lưu Hải.
• Thần tài
Ở Trung Quốc có khá nhiều hình tượng thần tài, theo truyền thuyết thì văn tài thần chính là vị văn thần trung liệt đời vua nhà Ân, có tên là Tỷ Can, còn vũ tài thần chính là võ tướng quen thuộc thời Tam Quốc Quan Vân Trường. Ở Hồng Kông người ta hay thờ thần tài Quan Vân Trường.
Một hình tượng thần tài tương đối chính thống khác là Triệu Công Minh, theo tục truyền thì ông sinh vào thời Tần, tu hành đắc đạo thành tiên, được thiên đế phong là “Lôi phó nguyên soái” (tức là phó nguyên soái thiên lôi), trên đầu đội mũ sắt, cưỡi trên lưng con cọp màu đen, mặt đen râu rậm, tay vung roi sắt, phù hộ cho người buôn bán, giúp thương gia kiếm được nhiều tiền, chức vụ đầy đủ của ông ta là “Triệu nguyên soái tổng quản chấp pháp trên lưng hổ nhiều bánh ở thượng giới trong đàn Thanh chính nhất huyền”. Tục gọi là Triệu nguyên soái hay Triệu huyền đàn.
• Chuối
Có người hỏi, nên dùng vật phẩm gì để cúng tế thiên thần?
Theo tác giả, thì chủ yếu là có lòng thành, còn cúng bằng vật phẩm gì cũng được, có điều nếu bạn kinh doanh thời trang, thì khi sắm vật phẩm, bạn nên bày nhiều chuối, vì chuối chín có mau vàng giống hoàng kim, còn chữ “tiêu” lại có âm gần với chữ “chiêu”, có ý nghĩa là “chiêu tài”, vì vậy nên khi cúng phật, bồ tát hoặc thổ địa, thì nên bày hẳn một nải chuối để cầu tài lộc.
• Thần tài thổ địa
Xin các bạn lưu ý, nhiều nhà buôn thường thờ thổ địa trong nhà, trên bài vị thổ địa thường viết chữ gì? Đó là chữ “ngũ phương ngũ thổ long thần, tiền hậu địa phương tài thần”.
Ngọc trắng được người đời coi là vật tôn quý, nên trong các vụ bán đấu giá đồ cổ đa phần được chế tạo bằng ngọc trắng, ví dụ tượng Quan Âm, tượng phật bằng ngọc trắng, còn vàng quý đến đâu thì ai cũng biết cả rồi. Tượng long thần và thần tài là quản về vượng tài nên khi cúng bao giờ cũng được bày trên mặt đất vì họ thuộc thần thổ địa, người ta còn gọi là âm tài thần, người theo nghề buôn bán thành tâm thờ thổ địa sẽ được phù trợ.
• Long ngân
Long ngân là tên một loại tiền cuối đời Thanh, tiền được đúc bằng bạc trên đó lại chạm hình con rồng, nên người gọi là long ngân. Rất ít khi long ngân được sử dụng riêng lẻ để cầu tài lộc, phần lớn được dùng để thờ thổ địa, ví dụ thổ địa bên trái (một trong năm phương hướng của long thần), ở đó bày một đồng long ngân, để cầu tài lộc.
Ngoài tác dụng trong phong thủy, long ngân còn có nhiều công dụng thực tế khác, ví dụ: Chỗ bị va đập sưng tấy, hoặc khi nhức đầu thì dùng đồng bạc trắng đó để đáng xát, khi đau bụng thì chườm theo cách như sau:
1) Trước hết luộc chín hai quả trứng gà, bóc vỏ bỏ lòng đỏ.
2) Chuẩn bị khăn tay hoặc khăn mỏng.
3) Bỏ đồng bạc trắng vào trong trứng gà (nơi ruột trứng đó chứa lòng đỏ). Phải nhớ một điều là lòng trắng cần giữ cho nóng, mếu để nguội sẽ mất công hiệu, sau đó dùng khăn tay hoặc vải mỏng gói lại.
Lúc chữa trị thì xát hoặc chấm bọc vải vào chỗ đâu một cách nhẹ nhàng. Khi chườm thì làm giống như là quần áo, sẽ thấy chỗ ứ máu tan đi rất nhanh, đau bụng thì chườm bụng, nhức đầu thì chườm đầu, có điều chỉ chữa lành bệnh nhẹ thôi, bệnh nặng thì phải đưa đi bệnh viện.
• Ngọc Tông
Ngọc Tông là sản phẩm bằng ngọc có dạng hộp vuông ở giữa dùi một lỗ to hình tròn, hình tròn tượng trưng cho trời, hình vuông tượng trưng cho đất, cũng giống như long ngân, ngọc tông rất ít khi sử dụng đơn lẻ, thông thường được đặt ở phương bên phải của thổ địa (tức là một bên của thần tài thổ địa phía trước phía sau) để cầu tài lộc.
• Ngọc bích
Ngọc bích là khí cụ bằng ngọc hình tròn, ở giữa dùi một lỗ nhỏ. Về mặt vượng tài thì nó cũng ít khi được sử dụng đơn lẻ, thông thường được bày ở gần thần tài, với mục đích cầu tài vận, cũng có thể bày bên trái một số tượng thần như Quan đế, Triệu Công Minh, Lưu Hải, tiên ông, Quan âm như ý (nghĩa là phật quan âm tay cầm gậy như ý) Bảo Châu quan âm (quan âm tay cầm chuỗi hạt) (để ở bên phải người ngồi cúng phật).
• Thần tài vàng
Thần tài trong các dòng phật giáo được chia ta mấy loại là Tài bảo thiên vương (còn gọi là Đa văn thiên vương) thần tài đỏ, xanh, trắng, đen, vàng (hợp lại gọi là ngũ lộ thần tài), nhưng trong đó lưu hành rộng rãi nhất là thần tài màu vàng, các màu khác ít thấy bày trong nhà hơn, nghĩa là thần tài màu vàng thân thuộc với con người, được người đời mến mộ vì người ta quan niệm rằng thần có thể mang lại niềm vui và sự thanh thản cho họ. Khi thờ thần tài vàng hãy nhớ, nếu kiếm được tiền thì phải trích một phần để phát huy công tích của phật pháp, còn một phền khác dùng làm từ thiện, công đức. Một nét nổi bậc của thần tài màu vàng trên tay trái của ngài nâng con chuột, đây là giống chuột nhả ngọc, nghĩa là có khả năng mang lại tiền của.
• Cậu bé tài vận (Cậu bé chở của)
Nhiều người quen với hình ảnh bên cạnh quan thế âm bồ tát có kim đồng ngọc nữ, cậu bé ở đây là vị thần đại từ đại bi, có khả năng giúp người đời thay đổi tài vận, vì thế người ta đặt cho cậu cái tên “cậu bé tài vận”.
Trong các bức vẽ hoặc khắc chạm thời nay, thì cậu bé tài vận được thể hiện qua hình tượng một cậu bé khôi ngô, bên cạnh chất đầy kim ấn với ý nghĩa tài lộc.
Những người làm nghề buôn bán, thường treo hình cậu bé tài vận làm bằng vật trang trí trong văn phòng, cửa hàng hoặc trong nhà ở.
• Niên niên hữu dư
Trong tám biểu tượng của mật tông phật giáo thì một biểu tượng là “đôi cá”. Trong nhiều đồ vật tượng trưng có điều tốt lành. Ở Trung Quốc thì con cá có một vai trò nổi bật, vì sao vậy? Vì âm “ngư” trùng với âm “dư”.
Trong bức tranh tiêu đề: “Năm nào cũng dư thừa” người ta vẽ con cá và lá sen gắn liền với nhau, tranh này còn in trên phong bao người Trùng Quốc.
• Quả cầu thủy tinh
Đối với phật giáo, được coi là khí cụ trợ pháp trong phép tu hành viên mãn, do vậy trong mật tông, quả cầu thủy tinh giữ một vai trò quan trọng đối cao, thế còn trong lĩnh vực phong thủy, thì quả cầu thủy tinh có tác dụng ra sao?
Quả cầu thủy tinh có đặc tính phóng đại năng lượng, vì thế người ta bày nó tại huyện cát ở trong nhà, mang ý nghĩa thúc đẩy điều tốt lành, nhưng nếu đặt nhầm vào huyệt hung thì lại là chuốc thêm tai họa, do vậy cần nắm vững cách sử dụng quả cầu thủy tinh, thì nó mới phát huy được tác dụng tốt trong lĩnh vực phong thủy.
• Cá chép tím, cá vàng
Vì sao nhiều nhà buôn thích nuôi cá chép tím trong ao cảnh? Vì chữ “lý” trong “lý ngư” có âm trùng với chữ “lợi” (Trong tiếng Hán đều đọc là Li), nghĩa là mong thu được món lợi hoặc lời lãi lớn. Một số người khác lại thích chơi cá vàng, vì không những đó là đồ chơi sang trọng mà còn liên quan đến vàng, biểu tượng của tiền của. Số con cá người ta nuôi thường là 9 con vì trong dãy số thập phân thì 9 là con số lớn nhất, mà còn trùng âm với chữ “cửu” có nghĩa là trường cửu.
Nếu ao lớn quá thì phải nuôi 19, 29 con cá chép hoặc cá vàng. Còn trong văn phòng thì có thể treo bức tranh “chín con cá” gồm cá chép hay cá vàng.
Ngoài cá chép, cá vàng, người ta còn có thể nuôi các loài cá khác, nhưng trong đồ trang sức bằng ngọc thì người ta hay chạm con cá bơi dưới hoa sen lá sen, ý nghĩa của nó là niên niên hữu dư, trong đó âm “niên” và “liên” cũng gần nhau.
Những người buôn bán không chính đáng thì lại thích treo hình con cá lớn nhe răng nhọn hoắt, giống như rồng phun châu, có ý nghĩa hăm dọa người.
• Tỳ hưu
Những hình tượng múa sư tử, múa rồng được treo trong nhà đối với chúng ta đã trở thành quá quen thuộc, nhưng theo một số phong tục người ta còn treo hình ảnh múa tỳ hưu, theo truyền thuyết thì đó là một loài thú có sừng, có bờm uốn cong rất dài, nên còn có tên gọi là “hưu trời” hai cái sừng của nó có tác dụng “trừ tà”, về sau nó có xu hướng phát triển thành con thú một sừng, ngày nay người ta hay mua loại một sừng.
Quan niệm chung người đời cho rằng tỳ hưu có thể mang lại tài lộc, nên được nhiều người treo trong nhà.
Khi treo tranh tỳ hưu cần chú ý, là đầu của nó nhất thiết phải hướng ra ngoài cửa chính hoặc ngoài cửa sổ, vì nghe đâu nó ăn tài lộc cả bốn phương.
Nguyễn Huy Cố (biên soạn)

Cẩm nang phong tục dân gian - Ngũ phúc lâm môn - 2
Vật phẩm tốt lành mang phúc đến
Ngoài cầu mong “đinh vượng” (thêm người) và “tài vượng” (nhiều của), thì người Trung Quốc còn cầu thêm “phúc khí”, như thế nào gọi là có phúc? Đó là những ai không phải lo ăn lo mặc, không phải lo lắng công việc, tâm trạng thanh thản, nhà cửa yên lành, không nhất thiết phải dư thừa tiền của, giàu có hơn người, nhưng đồ dùng tiện nghi trong nhà phải ngăn nắp sang trọng, chất lượng hàng đầu, rất có thể những lẻ giàu có ức vạn, nhưng ăn mặc bình dị, ăn uống chém to kho măn, các món bình dân, hàng ngày phải bươn trải với trăm công nghìn việc, thì được đánh giá là giàu nhưng không có tốt phúc.

Trong phong tục tập quán truyền thống, vật gì là biểu tượng cho phúc phận?
• Con dơi
Ở phương Tây, người ta cho rằng con dơi báo điềm gở, qua các truyện kể hoặc phim ảnh, ta thường thấy trước khi ma quỷ hiện ra hút máu người làm cho thây chết cứng đờ, thì có hàng đàn dơi bay ra, nhưng ở Trung Quốc lại quan niệm con dơi là loài thú tốt lành. Vì thế họ còn gọi con dơi là phúc thử (tức là chuột phúc) vì hình dáng của nó giống y hệt con chuột.
Ngoài ra, chữ phúc trong “con dơi” đồng âm với chữ “phúc” trong tốt phúc, nên trong xã hội Trung Quốc, con dơi là biểu tượng của có phúc.
• Ngũ phúc lâm môn
Trên đồ sứ hoặc trên bức tranh, người ta vẽ năm con dơi đậu bên cửa, tức là bao hàm ý nghĩa “ngũ phúc lâm môn”. Năm điều phúc đó là gì? Trong sách “thượng thư” giải thích rằng: Phúc có 5 loại, một là thọ (sống lâu), hai là phú (giàu có), ba là khang (khỏe mạnh), bốn là đức (làm nhiều điều nhân nghĩa), năm là khảo chung mệnh (sống đến già). Nhưng trong dân gian lại cho rằng năm điều phúc là phúc, lộc, thọ, hỷ, tài. Do đó đồ ngọc khí đeo trên người thường được chạm hình 5 con dơi biểu thị cho điềm tốt lành.
• Phúc đáo nhỡn tiền
Chúng ta đều biết, người Trung Quốc thích dùng hình ảnh con dơi để biểu tượng cho phúc, còn l64 vuông đục giữa đồng tiền là biểu tượng cho con mắt của đồng tiền, trên đồng tiền cổ thường chạm thêm hình một con dơi, như vậy gộp hai hình lại sẽ thành “phúc đáo nhỡn tiền”. Ta thấy những bức vẽ này rất nhiều trên tranh và trên bề mặt đồ sứ.
• Bách phúc đồ
Đây là loại tranh chữ, trên đó viết đủ 100 chữ phúc theo các kiểu tự dạng khác nhau, gọi nôm na là “bức tranh trăm phúc”. Tuy cũng thể hiện các tường, nhưng loại tranh này không liên quan gì đến con dơi cả.
• Phúc đáo môn tiền
Vào dịp tết, người ta hay dán bức tranh xuân, trên đó viết chữ phúc trên cử, nhưng lại dán lộn ngược, vì treo ngược đầu đuôi thì là “đảo” mà chữ đảo lại gần giống với chữ đáo để mang ý nghĩa phúc đến trước cửa.
• Dẫn phúc quy đường
Có một loại tranh vẽ thần mang ý nghĩa dẫn phúc vào nhà. Trên đó vẽ Chung Quỳ tay cầm quạt giấy, trên đầu quạt giấy có con dơi đang đậu. Ý muốn biểu đạt là dẫn phúc vào nhà.
• Song hỷ
Một số bức tranh trên đó viết chữ “hỷ” để biểu thị song hỷ lâm môn (hai điều vui mừng cùng đến nhà), được dùng nhiều nhất trong các dịp cưới hỏi, với niềm mong mỏi hôn nhân tốt đẹp.
• Chim khách
Người Quảng Đông gọi chim khách là “Hỷ tước”, tục truyền coi tiếng hót của nó là dự báo điềm tốt lành, nó được vẽ rất nhiều trên tranh, trên đồ sứ, trên bình phong hoặc khắc chạm trên ngọc ngà, trong nhà treo tranh có hình chim khách, là cầu mong niềm vui đến nhà.
• Phúc thần
Phương Đông có tam kinh gọi là phúc tinh, lộc tinh, thọ tinh đều là phúc thần, chuyên chăm lo việc phúc phận, quan tước bổng lộc và tuổi thọ cho con người, thông thường người ta bày tam kinh phúc, lộc, thọ vào một chỗ đều cầu mong điềm tốt lành.
• Phật thủ
Phật thủ là một loại quả thuộc họ cam bưởi, nhưng hình dáng lỳ lạ, giống như một bàn tay mà các ngón gần duỗi ra hết, dân gian gọi là phật thủ (tức là bàn tay phật). Nếu bày quả phật thủ trong nhà nó tỏa ra một mùi hương thoang thoảng lâu tan, còn trong tranh người ta hay vẽ “một chậu thủy tiên cùng với một quả phật thủ” với ý nghĩa học tiên học phật, ngày nay đồ trang sức bằng ngọc cũng hay chạm hình này, đeo ngọc khí này trên người để cầu “phật đà” phù hộc độ trì.
• Pháp luân bích (viên ngọc chạm bánh xe tượng trưng cho phật pháp).
Tác giả từng được hầu chuyện một vị pháp sư, ông nói “Khi tất cả chúng sinh đều thành phật thì pháp luân càng đại diện tính phật nhiều hơn, trong phật giáo thì pháp luân là biểu tượng cao nhất, còn pháp luân bích mang ý nghĩa tất cả các vị phật đều đồng lòng che chở, với nội dung tăng phúc đứa giảm tai họa.
Nếu trong nhà bạn bày bài vị thờ phật, thì nên sử dụng một chiếc cốc bằng bạc hay bằng đồng đựng gạo, rồi đặt pháp luân bích lên mặt gạo, ý cầu mong cho trong nhà may mắn giàu sang, lắm phúc tránh được họa.
Vật phẩm tốt lành thăng quan tiến chức
Hầu như ai đi làm công cho sếp, cũng mong muốn mình được thăng tiến, lên lương thật nhanh, nhân viên công vụ càng sốt ruột hơn, muốn cầu mong điều này, thì nên treo hay đồ vật gì mang ý nghĩa biểu tượng tốt lành thăng quan tiến chức.
• Phong hầu trên ngựa (mã thượng phong hầu)
Chắc các bạn sẽ thắc mắc muốn hỏi, thế nào là phong hầu trên ngựa phải không? Trên bức chạm ngọc có hình một con khỉ và một con ngựa, ở đây chữ hầu của con khỉ và chữ vương hầu có âm trùng nhau, trong khi khỉ lại ngồi trên ngựa nên bức chạm mới có tên phong hầu trên ngựa. Biểu tượng này rất phù hợp với nhân viên công vụ, họ có thể đeo trên người hoặc bày trên bàn làm việc làm vật trang sức. Làm như vậy tạo thuận lợi trong công việc và dễ dàng thăng tiến.
• Hươu
“Lộc” nghĩa là hươu, có âm trùng với “lộc” trong phúc lộc, vì vậy hình con hươu thích hợp để bày biện nơi văn phòng, trên tranh, người ta hay vẽ một con dơi biểu tượng cho phúc và một con hươu biểu tượng cho lộc, hai con ở bên nhau mang ý nghĩa phúc lộc vẹn cả đôi, một số bức tranh khác, bên cạnh hươu và dơi còn vẽ thêm ông thọ cho đủ tam tinhphu1c lộc thọ toàn.
• Khuê hốt
Là đồ ngọc khí đầu nhọn đít vuông, ngày xưa trong khi tiến hành các lễ nghi long trọng, đế vương và chư hầu hai tay cầm trước ngực.
Khuê và hốt đều được đánh giá là đồ vật quý, được những người chơi đồ cổ liệt vào danh sách “Tông, bích, khuê, hoàng” đều là những thứ quý hiếm.
Nếu bày khuê hoặc hốt trong văn phòng, là tỏ ý cầu mong nhanh thăng tiến về mặt quan chức, quyền lực.
• Ong mật
Có một người bạn mở công ty, lúc khai trương được bạn bè biếu một bức tranh, trên có vẽ một con khỉ và một số con ong mật đang bay lượn, thử hỏi tranh ấy có thể hiện điều tốt lành không? Vì loại tranh đó cũng hơi hiếm thấy.
Nguyên do là chữ ong trong tiếng Trung gọi là “phong”, còn khỉ trong tiếng Trung gọi là “hầu”, ghép hai con đó vào nhau thành ra “phong hầu”, ý cầu mong chủ nhân được phú quý vinh hiển, sau khi nghe tác giả giài thích, người bạn mới biết đó là tranh cầu mong điều tốt lành.
• Thăng quan ấn (ấn thăng quan)
Những quan chức thời xưa, đều đeo trên ngực một con dấu ngọc để thể hiện chức danh của mình, hiển nhiên chức quan càng cao thì chất liệu con dấu càng tốt, còn ấn của vua thì gọi là ngọc tỷ, rất nhiều người thời nay cũng thích dùng ngọc chạm con dấu riêng của mình, tuy không gọi là ấn quan, nhưng cũng bày tỏ một chút tâm nguyện.
Thăng quan ấn được chạm bằng ngọc quý, chủng loại khá nhiều nói chung gồm: “Thiên lộc, kỳ lân ấn, sư tử ấn, thụy long ấn, long quy ấn."
Nếu bày thăng quan ấn trong nhà, đúng như mong ước của những người làm công vụ, hy vọng sớm thăng quan phát tài, đối với các nhân viên hành chính cao cấp ở cơ quan lớn thì có thể bày trên bàn đọc sách trong thư phòng.
Muốn thấy hiệu quả nhanh chóng, thì phải chọn đúng huyệt vị vận hạn trong năm để đặt, về vận hạn trong năm, xin mời tham khảo ở một chương khác.
• Thước thăng quan vượng tài
Khi làm nhà, nhiều người cho rằng tất cả các bộ phận đều phải phù hợp với kích thước, ví dụ chiều cao, chiều rộng, chiêu sâu của ngôi nhà đều phải đặt đúng vào kích thước cát lợi.
Kích thước khác nhau mang ý nghĩa khác nhau, trong các mực thước cát lợi, thì cũng chia ra lợi về tài vận, lợi về thên người, lợi về nhân duyên, lợi về đường học hành thi cử, về đường thăng quan tiến chức…
Về kích thước không tốt lành cũng có nhiều mức độ và phân loại khác nhau, ví dụ có chỗ thì xảy ra tranh chấp trong quan trường, có khi bị phá sản, chết người, hoặc phải rời bỏ quê hương bản quán. Còn cách đo đạc xác định thì xin tham khảo ở phần “Cách hóa giải điềm xấu làm cho nhà thịnh”.
Trên thước thăng quan vượng tài (còn gọi là thước lỗ ban), người ta đã ghi rõ các vạch chia độ cát và hung để người dùng chọn lựa, loại bỏ các vạch hung chỉ để lại các vạch cát, mà chú trọng nhất là các vạch tài vận và sự nghiệp, vì thê cái thước này được mệnh danh là thước vượng tài thăng quan. Nói chung, người ta hay bày thước này ở quầy thu ngân hoặc két tiền trong cửa hàng hoặc tại nhà ở để cầu vượng tài, còn nhân viên công vụ thì đặt thước ở trên mặt bàn làm việc như một vật trang sức, hoặc như một cái chặn giấy, mang ý nghĩa cầu mong thăng quan tiến chức. Nếu bày trong nhà ở thì nên để trên bậu cửa, dù bậu đó xây bằng đá hay ghép bằng gỗ đều được, cũng có thể bày trên bàn.
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved