CÂU 1: QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ
Khi xã hội chưa có giai cấp, người ta điều chỉnh xã hội chỉ bằng quyền lực công. Quyền lực công nảy sinh từ những nhu cầu sinh hoạt chung của cộng đồng là cái vốn có của xã hội. Nó lấy ý chí và lợi ích chung của xã hội làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển. Nó tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người. Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp thể hiện ý chí lợi ích của mình đối với xã hội. Ý chí đó chỉ thực sự có hiệu lực khi giai cấp nắm lấy được quyền điều hành quyền lực công. Để làm được điều đó, các giai cấp tiến hành đấu tranh với nhau. Giai cấp giành thắng lợi trở thành đại diện và là chủ sở hữu của quyền lực công. Họ sử dụng quyền lực công cho mục đích giai cấp, biến quyền lực công thành quyền lực giai cấp; đồng thời, cũng biến ý chí của giai cấp thành quyền lực công. Cả hai quyền lực ấy hợp thành một chỉnh thể quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền đối với toàn xã hội. Chính vì vậy, Ph.Ănghen đã khẳng định: “Quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác.
Trước khi tìm hiểu quyền lực chính trị, chúng ta tìm hiểu thế nào là quyền lực. Quyền lực là ý chí của người này được người khác thi hành thể hiện mối quan hệ giữa người chỉ huy với người chịu sự chỉ huy, giữa người được giao quyền với người đã trao quyền; đó là quyền uy và thế lực đủ để quyết định công việc điều hành người khác hoạt động theo ý chí của mình
Vậy quyền lực chính trị là gì ? có thể có những quan điểm sau :
- Quyền lực chính trị là quyền lực nhà nước : Quan điểm này có mặt đúng là quyền lực chính trị về cơ bản là quyền lực nhà nước, nhưng quyền lực chính trị không chỉ là quyền lực nhà nước mà còn bao gồm các yếu tố khác của KTTT chính trị như quyền lực đảng cầm quyền, các tổ chức chính trị nhân dân phi nhà nước.
- QLCT là quyền lực công cộng : Theo 1 nghĩa nào đó thì qlct cũng là quyền lục công và thực thi quyền lực chính trị bao giờ cũng thực hiện chức năng công quyền, chức năng xã hội. Nhưng thực thi qlct còn là thực hiện sự thống trị chính trị của giai cấp, 2 chức năng này không tách rời nhau trong việc thực thi qlct.
- QLCT là khả năng áp đặt và thực thi các giải pháp phân bổ gái trị có lợi cho 1 giai cấp. Trong thực tế cho thấy, việc thực thi qlct gắn liền với thực hiện phân bố các giá trị, nhưng đó còn là thực hiện sự thống trị giai cấp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đời sống chính trị hết sức phong phú, đa dạng, nội dung, phạm trù qlct cũng rất phong phú, khó có thể phản ánh đầy đủ, nhưng có thể định nghĩa khái quát vể quyền lực chính trị như sau : qlct là quyền quyết định, định đoạt những vấn đề, công việc quan trọng về chính trị, tổ chức và hoạt động để bảo đảm sức mạnh thực hiện quyền lực ấy của một giai cấp, một chính đảng, tập đoàn xã hội nhằm: giành hoặc duy trì quyền lãnh đạo; định đoạt, điều khiển bộ máy nhà nước; xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội trong một quốc gia và quan hệ chính trị - kinh tế - ngoại giao với các nhà nước khác và tổ chức quốc tế khu vực và thế giới; bảo đảm chiều hướng phát triển quốc gia phù hợp lí tưởng giai cấp. QLCT xuất hiện, tồn tại cùng với sự xuất hiện, tồn tại và phát triển giai cấp, nhà nước trong lịch sử phát triển nhân loại. QLCT có thể thuộc về một chính đảng của một giai cấp, một liên minh nhiều đảng phái hoặc thuộc về nhân dân khi lí tưởng của giai cấp, chính đảng cầm quyền phù hợp, phục vụ lợi ích của cộng đồng các dân tộc xây dựng một quốc gia hoà bình, độc lập, tự do và ngày càng giàu mạnh.
BẢN CHẤT CỦA QUYỀN LỤC CHÍNH TRỊ :
¬ Một là, quyền lực chính trị luôn mang bản chất của giai cấp. Hình thức tổ chức quyền lực chính trị có thể là thể chế chính trị của một giai cấp hoặc của sự liên minh giữa các giai cấp hay của nhân dân. Nhưng thực chất của quyền lực đó bao giờ cũng thuộc về một giai cấp nhất định, giai cấp thực thụ cầm quyền – giai cấp thống trị nền kinh tế xã hội. Trong nội bộ giai cấp, quyền lực chính trị có thể chứa đựng mâu thuẫn, thậm chí có cả những đối kháng nhưng trong liên minh với các giai cấp khác, trong quan hệ với nhân dân và khi thể hiện sự thống trị xã hội, nó luôn mang tính thống nhất của một giai cấp khi biểu hiện ra bên ngòa với tư cách là ý chí của giai cấp này đối với gai cấp khác.
¬ Hai là , quyền lực chính trị là sức mạnh trấn áp bằng tổ chức bạo lực. Suy cho cùng, ý chí của giai cấp chỉ có hiệu lực khi có được sức mạnh trấn áp. Sức mạnh trấn áp chỉ được bảo đảm bằng tổ chức bạo lực. Vì vậy, để ý chí của giai cấp mình buộc giai cấp khác phải thực thi, họ lập ra những tổ chức có sức mạnh bạo lực trấn áp tương ứng với yêu cầu và năng lực của mình. Trong những tổ chức đó của các giai cấp, tiêu biểu nhất là nhà nước. Chỉ khi thiết lập được quyền lực nhà nước, giai cấp mới nắm lấy và sử dụng quyền lực công theo yêu cầu lợi ích của mình.
¬ Ba là, quyền lực chính trị luôn hướng tới quyền lực nhà nước. Nhà nước không chỉ biểu hiện tập trung và mạnh mẽ nhất quyền lực của giai cấp cầm quyền mà còn nhân danh quyền lực của xã hội đối với mọi giai cấp và tầng lớp khác. Cho nên, các lực lượng chính trị xã hội luôn hướng quyền lực của mình đến nắm lấy hay chi phối quyền lực của nhà nước. Hơn nữa, các cuộc đấu tranh một mất một còn giữa các giai cấp trong lịch sử đều xoay quanh việc giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước để hiện thực hóa lợi ích giai cấp. Trong cuộc đấu tranh đó, giai cấp giành được thắng lợi tổ chức quyền lực của giai cấp mình thành quyền lực nhà nước thực hiện sự thống trị của giai cấp đối với toàn xã hội với tư cách là quyền lực công – quyền lực xã hội
¬ Bốn là, quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được thể hiện thành hệ thống thể chế chính trị của xã hội. Đó là hệ thống các thiết chế tổ chức với các đảng chính trị, các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội khác; trong đó, nhà nước đóng vai trò trung tâm và chi phối tất cả. Mỗi thiết chế vừa là bộ phận hợp thành vừa là hệ thống nhỏ hơn của thiết chế theo một trật tự xác định. Đó còn là hệ thống định chế với những nguyên tắc, các tiêu chuẩn, thể thức… về kết cấu của cả hệ thống, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; những mối quan hệ được xác định, cùng phương thức vận hành của cả hệ thống và từng thiết chế. Các thiết chế tổ chức và các định chế đó tồn tại theo quy định của pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật và được bảo vệ bằng pháp luật. Điều đó cũng có nghĩa là quyền lực của giai cấp cầm quyền đối với các giai cấp và tầng lớp khác được thể hiện bằng những quy định pháp luật buộc toàn xã hội phải tuân theo.
Như vậy, có thể nói một cách cô đọng nhất: bản chất quyền lực chính trị là khả năng thực hiện ý chí của một giai cấp đối với sự phát triển của xã hội thông qua tổ chức nhà nước.
CÂU 2: NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ.
Lịch sử đã cho thấy chúng ta đã và đang trải qua các thời kỳ từ công xã nguyên thuỷ đến chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa. Nhưng không phải lúc nào xã hội cũng có nhà nước. Trong xã hội nguyên thuỷ, kinh tế còn thấp kém, chưa có sự phân hoá giai cấp, nên chưa có nhà nước, mọi người đều bình đẳng và hường thụ, xã hội không phân biệt kẻ giàu, người nghèo, không có sự phân chia giai cấp. Đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là các tộc trưởng do nhân dân bầu ra, quyền lực của những người đứng đầu thuộc về uy tín và đạo đức, việc điều chỉnh các quan hệ xã hộI được thực hiện bằng các quy tắc chung. Trong tay họ không có và cũng không cần một công cụ đặc biệt nào. Những người đứng đầu thị tộc, bộ lạc không có đặc quyền lợi nào họ cùng sống, lao động và hưởng thụ như mọi thành viên khác và chịu sự kiểm tra của cộng đồng.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội đã làm thay đổi cơ cấu tổ chức xã hội của xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Trong xã hội lúc này bắt đầu xuất hiện các dư thừa và phần này bị những người đứng đầu thị tộc và bộ lạc chiếm giữ làm cuả riêng. Sau 3 lần phân công lao động trong xã hội, chế độ tư hữu xuất hiện đã phân chia xã hội thành kẻ giàu, người nghèo, thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hoà được xuất hiện.Vậy nguồn gốc sâu xa của sự ra đời của nhà nước là do sự ra đời của quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất làm xuất hiện giai cấp. Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội. Để thảm hoạ đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt ra đời. Đó là Nhà nước. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước chiếm hữu nô lệ. Tiếp đó là nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước là mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lực nào và chừng nào mà về mặt khách quan những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được”. Nhà nước chỉ ra đời, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự tồn tại xã hội và sẽ mất được khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa. Như vậy, nhà nước xuất hiện một cách khách quan “một lực lượng nảy sinh từ xã hội, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho xung đột đó vẫn nằm trong vòng trật tự”
Từ phân tích trên có thể đưa ra kết luận nhà nước : Nhà nước là tổ chức đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực thi chức năng quản lý xã hội nhằm thể hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, đồng thời bảo đảm quyền lợi của các giai cấp khác trong chừng mực thống nhất với lợi ích của giai cấp thống trị.
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ :
Khái niệm hệ thống chính trị : HTCH là tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chế chính trị (các cơ quan quyền lực nhà nước, các đảng chính trị, các tổ chức và các phong trào xã hội…) được xây dựng trên các quyền và các chuẩn mực xã hội phân bố theo kết cấu chức năng nhất định, vận hành theo những nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể nhằm thực thi quyền lực chính trị.
Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định
Nhà nước hình thành trên cơ sở phân chia dân cư theo lãnh thổ mà họ cư trú quyền lực nhà nước có hiệu lực với mọi thành viên trong lãnh thổ, không phân biệt huyết thống. Mỗi nhà nước được xác định bằng một biên giới quốc gia nhất định
Nhà nước có bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội.
Nhà nước của giai cấp thống trị nào cũng có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp: quân đội, cảnh sát,… và bộ máy quản lý hành chính. Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trên cơ sở sức mạnh cưỡng bức của pháp luật và dùng các thiết chế bạo lực để pháp luật của mình được thực thi trong thực tế.
Nhà nước hình thành hệ thống thuế khoá để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị.
Nhà nước không thể tồn tại nếu không dựa vào thuế khoá, quốc trái và các hình thức bóc lột khác. Đó là những chế độ đóng góp có tính chất cưỡng bức đã nuôi sống bộ máy cai trị. Bằng cách hình thức khác nhau, nhà nước của giai cấp bóc lột không những là công cụ trấn áp giai cấp mà còn là công cụ thực hiện sự bóc lột các giai cấp bị áp bức.
Tuỳ theo các góc độ khác nhau, chức năng của nhà nước được phân chia sự khác nhau. Dưới góc độ tổ chức quyền lực, nhà nước có các chức năng thống trị của giai cấp và chức năng xã hội. Dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực, nhà nước có chức năng đối nội và đối ngoại.
Chức năng thống trị chính trị của giai cấp là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp của giai cấp đó đối với toàn thể xã hội. Ví dụ nhà nước tư sản được lập ra dùng để bảo vệ sự thống trị của giai cấp tư sản, nhà nước phong kiến được lập ra dùng để bảo vệ sự thống trị của giai cấp phong kiến: quan lại, địa chủ,…. Chức năng giai cấp của nhà nước bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước và tạo thành bản chất chủ yếu của nó.
Chức năng xã hội của nhà nước: là chức năng nhà nước thể hiện sự quản lý những hành động chung vì sự tồn tại của xã hội, thoả mãn một số nhu cầu nằm dưới sự quản lý của nhà nước. Nhà nước là người đề ra luật pháp để ổn định trật tự xã hội, thực hiện việc thu thuế để phục vụ cho các hoạt động chung của xã hội.
Trong 2 chức năng đó thì chức năng thống trị chính trị là chức năng cơ bản nhất, chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị về chính trị. Giai cấp thống trị bao giờ cũng biết giới hạn chức năng xã hội trong khuôn khổ lợi ích của mình. Song chức năng giai cấp chỉ được thực hiện thông qua chức năng xã hội. Ph. Anghen đã viết: “Ơ khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị về chính trị và sự thống trị về chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó”. Khi xã hội không còn giai cấp nữa thì những nội dung thuộc chức năng xã hội sẽ do xã hội tự đảm nhiệm và khi đó chế độ tự quản của nhân dân được xác lập.
Chức năng đối nội và đối ngoại.
Căn cứ vào phạm vi hoạt động, chức năng của nhà nước được chia thành : chức năng đối nội và đối ngoại. Sự thống trị chính trị và sự thực hiện chức năng xã hội của nhà nước thể hiện trong lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại.
*) Chức năng đối nội của nhà nước: thực hiện những nhiệm vụ bên trong của đất nước. Nhà nước phải thực hiện nhiệm vụ sau:
- Giữ gìn trật tự an ninh xã hội.
- Quản lý xã hội về mọi mặt kinh tế, y tế, văn hoá, giáo dục.
- Thông tin tuyên truyền nhằm đưa hệ tư tưởng của giai cấp thống trị lên thành thống trị xã hội.
*) Chức năng đối ngoại của nhà nước: nhà nước thể hiện nhiệm vụ bên ngoài đất nước.
- Tổ chức lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
- Giữ vững và không ngừng phát huy địa vị của nhà nước đó trên trường quốc tế.
- Thực hiện sự hợp tác song phương và đa phương về mọi mặt trên cơ sở hợp tác, bình đẳng và cùng cơ hội.
Ngày này trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế ngày nay thì chức năng đối ngoại của nhà nước ngày càng có tầm quan trọng. Cả 2 chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Chúng là 2 mặt của một thể thống nhất. Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất chức năng đối ngoại của nhà nước và ngược lại tính chất và những nhu cầu của chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽ trở lại chức năng đối nội.
CÂU 3. ĐẢNG CHÍNH TRỊ, VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
Ngày nay trên thế giới các đảng chính tri là một bộ phận hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị, nhất là các nước tư bản, và khi đề cập đến vấn đề đảng chính trị có rất nhiều ý kiến khác nhau. Như quan điểm của các nhà kinh điển Mac – LêNin cho rẳng : Đảng chính trị là tập hợp những người có tổ chức nhất của 1 giai cấp, có ý thức về quyền lợi của giai cấp mình, có quyết tâm chiến đấu vì lơi ích của giai cấp. ở phương tây mà cụ thể là Mỹ và các nước có chế độ đại nghị, nhiều ý kiến cho rằng : Đảng chính trị là 1 nhóm cá nhân, được tổ chức lại nhằm giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử để điều hành chính phủ và quyết định chính sách công cộng, các đảng như vậy gọi là đảng bầu cử, mục tiêu là giành ghế trong nghị viện và cá vị trí quyền lực. Vậy đảng chính trị là gì va vai trog của nó trong hệ thống chính trị ra sao ?
Đảng chính trị bộ phận tích cực nhất và có tổ chức của một giai cấp, làm công cụ đấu tranh cho lợi ích của giai cấp mình. ĐCT là một tổ chức xã hội tự nguyện, liên minh của những người cùng tư tưởng, theo đuổi những mục đích chính trị nhất định; cố gắng giành ảnh hưởng lãnh đạo đối với đời sống chính trị và tổ chức xã hội, ra sức giành và giữ chính quyền để thực hiện đường lối của mình. Là một bộ phận cấu thành của kiến trúc thượng tầng, ĐCT hành động bằng thuyết phục, truyền bá các quan điểm tư tưởng, bằng cách tập hợp những người cùng chí hướng. ĐCT có những phương tiện vật chất như các cơ quan báo chí, thông tin và xuất bản. Đảng thu hút vào hàng ngũ của mình bộ phận tích cực nhất của giai cấp, chứ không bao giờ toàn bộ giai cấp. Tùy theo giai cấp đóng vai trò như thế nào trong đời sống và trong sự phát triển xã hội (vai trò cách mạng tiến bộ, bảo thủ, phản động) mà đảng của nó thể hiện vai trò đại diện cho lợi ích của giai cấp.
Việc ra đời các đảng chính trị gắn liền với sự phát triển, biến đổi có cấu kinh tế, xã hội giai cấp. Lịch sử ra đời của các ĐCT chỉ bắt đầu từ thời kì Đại cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ 18). Trong xã hội hiện đại, tương ứng với cơ cấu giai cấp của nó, các ĐCT có thể là đảng tư sản, đảng vô sản, đảng địa chủ, đảng nông dân, đảng tiểu tư sản... Có những đảng phản ánh lợi ích của một liên minh giai cấp (như đảng tư sản - địa chủ...). Đôi khi (ở các quốc gia nhiều dân tộc) các đảng có màu sắc dân tộc và đưa ra những mục tiêu dân tộc. Nhưng ngay cả trong trường hợp này thì cơ sở của các đảng đó vẫn là lợi ích giai cấp.
VÍ DỤ : Hiện nay ở các nước tư sản tồn tại một số Đảng tiêu biểu như: Đảng Tự do, Đảng Bảo thủ, Đảng Dân chủ – Thiên chúa giáo, Đảng Xã hội, Đảng Cộng hòa, Đảng theo lãnh thổ, sinh thái học…
Ngày nay, trên thế giới không có quốc gia nào lại không có Đảng chính trị. Hình thức tiền thân của Đảng chính trị là các nhóm chính trị, các câu lạc bộ chính trị… Sự ra đời và phát triển của các Đảng chính trị có liên quan chặt chẽ với quyền tồn tại của các nhóm khác nhau trong xã hội, quyền các nhóm được kiểm soát, chi phối lãnh đạo và hạn chế quyền của Đảng cầm quyền. Chúng phải có tổ chức, phải luôn tìm kiếm sự ủng hộ từ dân chúng và phải khác biệt với các nhóm khác.
VÍ DỤ : Việc người dân lựa chọn bầu Tổng thống (như ở Mỹ) hay người dân bầu hạ nghị sĩ vào Hạ nghị viện (như ở Anh), chính là việc nhân dân lựa chọn một Đảng chính trị làm đại diện cho họ.
Chính vì vậy, sự tồn tại của một Đảng chính trị gắn với cuộc đấu tranh giành chính quyền, thỏa mãn những lợi ích của giai cấp, đạt được mục tiêu cuối cùng là trở thành Đảng cầm quyền, và đương nhiên, thành lập Chính phủ để thể hiện ý chí thống trị xã hội của giai cấp mình. Nhiệm vụ chủ yếu của các Đảng chính trị là trở thành Đảng cầm quyền.
Các Đảng chính trị thường tìm cách để tạo cho quần chúng ấn tượng về mình là tổ chức thể hiện nhu cầu, khát vọng chung của cộng đồng xã hội.
VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ :
Hệ thống chính trị là : HTCH là tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chế chính trị (các cơ quan quyền lực nhà nước, các đảng chính trị, các tổ chức và các phong trào xã hội…) được xây dựng trên các quyền và các chuẩn mực xã hội phân bố theo kết cấu chức năng nhất định, vận hành theo những nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể nhằm thực thi quyền lực chính trị.
Vậy trong hệ thống chính trị đảng chính trị thực hiện những vai trò nào :
Đảng chính trị là một nhân tố hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị. Nó có vai trò là một trong những thành phần cơ bản của chế độ chính trị, của xã hội công dân hiện đại, có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị, từ cơ cấu tổ chức đến sự vận hành của hệ thống chính trị. Đây là một tổ chức chính trị phản ánh lợi ích của giai cấp, của tầng lớp xã hội, nó liên kết, lãnh đạo những người đại diện tích cực nhất của tầng lớp hay xã hội đó để cùng thực hiện đạt những mục tiêu và lý tưởng nhất định.
Đảng chính trị có vai trò tổ chức để vạch ra “ý chí chung”, trong đó hệ thống hóa những khuynh hướng, lập trường chính trị khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau thành một chương trình hành động cụ thể, một chính sách nhất định, và tiến hành giành chính quyền bằng nhiều biện pháp. Bên cạnh đó, Đảng phải tổ chức giáo dục tư tưởng, tuyên truyền phổ biến tư tưởng của Đảng mình cho quần chúng.
Đảng chính trị bảo đảm cho Quốc hội và các Đảng được điều hành ổn định, điều quan trọng là sự bảo đảm tự do về chính trị, ngôn ngữ, lập hội và bầu cử công bằng và giảm bớt những căng thẳng trong nội bộ xã hội.
Một trong những vai trò rất quan trọng của các Đảng chính trị là vai trò đối lập của đảng không cầm quyền.
VÍ DỤ : Sự đối lập này thể hiện rất rõ trong hoạt động các Đảng Chính trị của nhà nước tư sản Anh, Mỹ – nơi điển hình của hệ thống lưỡng đảng.
Tóm lại Đảng chính trị bộ phận tích cực nhất và có tổ chức của một giai cấp, làm công cụ đấu tranh cho lợi ích của giai cấp mình.