Cộng đồng người Chăm tại Kampuchia
Cộng đồng người Chăm tại Kampuchia hiện nay (230,000 người) đông gấp hai lần cộng đồng người Chăm tại Việt Nam (115,000 người). Sự đông đảo này không phải tình cờ. Vì ở sát cạnh nhau, Kampuchia là vùng đất dung thân của những gia đình người Chăm trốn chạy những cuộc nội chiến và chiến tranh xảy ra tại Chiêm Thành cũ. Nhóm Chăm Java. Cộng đồng người Chăm có mặt đông đảo trên lãnh thổ Kampuchia từ sau ngày thành Đồ Bàn (Vijaya) thất thủ năm 1471. Hàng trăm gia đình Chăm, sinh sống dọc vùng duyên hải Bình Trị Thiên, chạy lên Tây Nguyên lánh nạn, một số đã ở lại và sống lẫn với các sắc tộc Thượng đã có từ trước, một số khác vượt thảo nguyên Kontum sang Chân Lạp định cư và trở thành những dân cư Khmer gốc Chăm. Đợt tị nạn đông nhất có ghi rõ số lượng xảy ra vào năm 1692, khi quân của Minh vương Nguyễn Phúc Chu chiếm đóng Khánh Hòa (Kauthara).
Sử liệu Khmer cho biết có khoảng 5,000 gia đình người Chăm, do những vương tôn dẫn đầu, đã băng rừng vượt núi đến Chân Lạp xin tị nạn. Vua Khmer Jaya Chetta III chấp thuận bảo vệ và cho định cư tại Udong (đế đô cũ). Những người này đều được đối xử tử tế. Với thời gian, một số di chuyển đến những địa phương khác quanh đế đô khai phá đất đai và trồng trọt. Sau 1835, có thêm nhiều đợt di dân Chăm khác đến. Những người này không chấp nhận chính sách cai trị hà khắc của vua Minh Mạng, nhất là từ khi quyền tự trị tại trấn Thuận Thành (Panduranga) bị xóa bỏ. Dân số Chăm định cư tại Chân Lạp ngày càng tăng lên, đa số được đưa đến các tỉnh Pretviha (phía tây bắc) và các tỉnh Kongpong Cham, Prayveng, Svayrieng, Kandang và Takeo (phía tây nam) định cư. Một số khác tình nguyện sang Thái Lan định cư tại các tỉnh Ubon, Ratchathani và Sisakhet.Thật ra người Khmer và người Chăm không xa lạ gì nhau. Lúc tiểu vương quốc Panduranga còn hùng mạnh, sự giao hảo giữa người Chăm và người Khmer đã rất khắng khít, dân cư hai vương quốc này đã thiết lập nhiều quan hệ sui gia thân thiết. Nhiều vị vua tại Panduranga có vợ là người Khmer. Nhiều vị vua Chân Lạp đã từng sinh trưởng tại vương quốc Nam Chiêm Thành, như Jayavarman III, và cũng có nhiều vị vương Chăm được hoàng triều Khmer nuôi nấng, như Suryavaravarman. Người Khmer gọi chung cộng đồng di dân này là Chăm Java. Tại sao Chăm Java? Theo những sử liệu Khmer, người Java (Chà Và) đã đến định cư tại Kampuchia từ thế kỷ 14.
Thật ra Java là hai nhóm người khác nhau: Người Mã Lai và người Java. Vì không nắm vững địa lý và phong tục tập quán của hai nhóm này, dân chúng Khmer gọi chung là Java. Người Java từ các đảo Bornéo, Sumatra, Minang Kabau... đến Chân Lạp từ đầu thế kỷ 16; người Mã Lai đến từ các lãnh địa Singapore, Trengganu, Thái Lan... để trốn tránh chiến tranh, đói kém hay sự trù dập của các chính quyền địa phương. Đa số những người tị nạn này là đàn ông, đi trên những thuyền nhỏ đổ bộ các vùng bờ biển phía đông nam, rồi di chuyển dần vào sâu trong nội địa và định cư tại các tỉnh Prayveng, Takeo, Kandang, Kampot, Kompong Chnang, Kompong Spư. Thời gian sau đó, những nam nhân Java di cư này lập gia đình với những phụ nữ Khmer, gọi là Java Kur. (Kur theo tiếng Chăm là Khmer). Vì theo đạo Hồi chính thống (Sunnite), nhóm này sống tách biệt với người Khmer chính gốc, đa số theo Phật Giáo. Nhưng từ khi tiếp xúc được với những nhóm Chăm di cư có mặt tại chỗ, vì cùng ngôn ngữ, phong tục và tôn giáo, cả hai nhóm dân gốc Nam Đảo ly hương này kết hợp lại với nhau để thành nhóm Chăm Java. Người Chăm và các vương triều Khmer. Sự xuất hiện của nhóm Chăm Java xảy ra đúng vào lúc hoàng triều Chân Lạp có nhiều biến loạn.
Từ 1516 đến 1525, hai tiểu vương Paramaraja II (Cau Bana Cand hay Ang Chan) và Sri Jettha (Stec Kan hay Nay Kan) tranh quyền lẫn nhau. Được sự hỗ trợ của nhóm Chăm Java, Paramaraja II đuổi được Sri Jettha sang Xiêm La. Từ sau ngày đó nhóm di dân hỗn hợp này đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong nội chính Chân Lạp, nhiều người được phong tới chức thượng thư (Samtec Cau Hva). Năm 1594, quân Xiêm tiến chiếm đế đô Longvek, cướp đi nhiều tài sản rồi rút về. Vua Paramaraja IV (Chetta I) cử hai lãnh tụ Chăm Java, Po Rat và Laksmana, sang Chiêm Thành cầu cứu. Vì đang bận chống lại chúa Nguyễn tại Phú Yên, vua Po Klong Halau (gốc Khmer) đã không tiếp đãi trọng hậu hai lãnh tụ này. Cảm thấy bị nhục và lợi dụng lúc đế đô Panran (Phan Rang) vắng chủ, cả hai tháo gỡ nhiều khẩu đại bác (mua của người Bồ Đào Nha) và bắt theo một số phụ nữ Chăm mang về Chân Lạp. Trong thời gian đó, năm 1595, con của Sri Jettha tên Ram de Joen Brai (Prah Rama) đã cùng một người Tây Ban Nha tên Blas Ruiz, một người Bồ Đào Nha tên Diego Veloso và một người Hòa Lan chiếm, trốn chạy qua Lào. Joen Brai xưng hiệu Ram I, dời đô về Srei Santhor.
Vừa từ Chiêm Thành trở về và hay tin đảo chánh, hai vị tướng Chăm Java đành ủng hộ tân vương. Ram I liền ra lệnh cho Ukena Tejo, một tướng Khmer, và hai vị tướng Chăm Java kia sang đánh Chiêm Thành nhưng bị quân Đại Việt lúc đó đã làm chủ đất Phú Yên đánh bại. Trong lúc đó, tại Chân Lạp, Ram I bị người Tây Ban Nha ám sát năm 1596. Hay tin này, Ukena Tejo cùng Po Rat và Laksmana về chiếm lại đế đô, sát hại rất nhiều người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và tôn hoàng tử Cau Bana Nur con của Ram I lên ngôi, hiệu Ram II, nhưng bị hoàng tử Cau Bana Tan (Ponhea Tan, con của Paramaraja IV) được người phương Tây và vương quốc Lào ủng hộ, trở về Longvek chiếm lại ngôi báu năm 1597, xưng hiệu Paramaraja V. Ba vị tướng xin thần phục và được giao bảo vệ đế đô. Laksmana còn được cử làm đô đốc Bộ Thủy Vận đặc trách về quan thuế và giao dịch quốc tế. Nhưng chính sách bài phương Tây một cách trắng trợn vì lý do tôn giáo của ba vị tướng ngày càng bị nhiều quần thần thân phương Tây chống đối. Ukena Tejo bị phe phản loạn xử tử, Po Rat bị Diego Veloso đâm chết.
Còn lại một mình, năm 1599, Laksmana kêu gọi dân Khmer và Chăm Java nổi loạn, chiếm đế đô Srei Santhor, giết tất cả người phương Tây rồi rút về Thbuang Khmum thành lập một tiểu vương quốc riêng tên Ponhea Lu. Tại đây Laksmana bị một tân vương khác tên Paramaraja VI (Cau Bana An hay Ponhea An) đánh bại, phải chạy qua Chiêm Thành xin tị nạn nhưng bị vua Po Klong Halau bắt giết vì tội cướp người và vũ khí vài năm trước đó. Tuy bị mất những địa vị cao trong triều đình, người Chăm vẫn được cậy nhờ mỗi khi vương quyền Khmer lâm nguy. Năm 1603, với sự trợ lực của nhóm Chăm Java, hoàng tử Cau Bana Nom (Ponhea Nom) tranh chấp với Paramaraja VII (Ponhea To hay Sri Suryobarm) nhưng không thành. Năm 1621, Ponhea Nu lên ngôi, hiệu Jaya Chetta II, tuyển rất nhiều người Chăm vào đoàn quân viễn chinh sang Attopeu (Lào) tìm vàng. Năm 1630, Ang Non I lên ngôi, nhưng đến năm 1636 phải nhờ người Chăm bảo vệ và chấp nhận cho người Chăm có một lãnh thổ riêng tại Ponhea Lu (Thbuang Khmum hay Kompong Cham), cạnh thủ đô Udong.
Trong thời gian này đạo Hồi phát triển mạnh tại Chân Lạp. Sự cuồng tín và lòng dũng cảm của những tín đồ Hồi giáo được nhiều vương tôn Khmer cậy nhờ mỗi khi có biến. Năm 1642, Cau Bana Cand (Ram Cul hay Nặc Ông Chân) nhờ nhóm Chăm Java giúp lật đổ Ang Non I và lên ngôi, hiệu Ramadhipatih I (Nặc Ông Chân) và phong một phụ nữ Chăm tên Nan Hah làm hoàng hậu, hiệu Anak Mnan Kapah Pau. Nhà vua theo đạo Hồi (tên thánh là Ibrahim) và áp dụng triệt để giáo lý Hồi Giáo trong đời sống. Chính sách này đã làm dân chúng Khmer bất bình, một phong trào bảo vệ Phật Giáo chống lại Hồi Giáo nổi lên khắp nơi. Chống không lại, con cháu các vị vua Khmer cũ chạy sang Đàng Trong cầu cứu. Năm 1658 chúa Hiền xua 3,000 quân tiến chiếm Mỗi Xuy (Biên Hòa), bắt Ramadhipatih I về giam tại Quảng Bình, đưa Batom Racha (Nặc Ông Nộn hay Ang Sur) lên ngôi, hiệu Paramaraja VIII (1659-1674) và năm 1659 đuổi được nhóm Hồi Giáo chạy sang Xiêm La, trong số này có rất nhiều gia đình vương tôn Khmer. Cộng đồng người Chăm Hồi Giáo còn lại chạy về Nokor Vat (tỉnh Svayrieng) cạnh biên giới tây-nam Việt Nam ẩn náu, một số khác ở lại phục tùng vị vua mới và được cho giữ những chức vị cao trong triều đình. Hồi giáo mất dần ảnh hưởng trong đời sống chính trị và xã hội tại Chân Lạp.
Nhưng cũng kể từ đó cộng đồng người Chăm Hồi giáo chống lại bất cứ triều đình Khmer nào thân Việt Nam hay thân Phật giáo. Năm 1672, hoàng tử Sri Jaya Chetta (Ang Chey hay Nặc Ông Đài), cháu Ramadhipatih I, giết cha vợ là vua Paramaraja VIII lên ngôi, hiệu Padumaraja II, và nhờ Xiêm La chống lại quân Việt. Vị tân vương mời hoàng hậu gốc Chăm, vợ của vua Ramadhipatih I, từ Battambang về Udong làm thái hậu, nhưng bà này từ chối và trốn về Thbaung Khmum nhờ đồng hương giành lại ngôi báu. Padumaraja II bị ám sát chết, Udong bị chiếm đóng và hoàng hậu cũ lên ngôi nhưng chỉ tồn tại được 5 tháng. Các con của Ramadhipatih I đã vận động dân chúng Khmer lật đổ bà hoàng thái hậu và giành lại quyền lãnh đạo nhưng anh em lại tranh chấp lẫn nhau. Thommo Racha (Nặc Ông Thu) nhờ Xiêm La và nhóm Chăm Java giúp; Ang Non (Nặc Ông Nộn) chạy sang Đàng Trong cầu cứu. Năm 1674, chúa Nguyễn sai Nguyễn Dương Lâm và Nguyễn Đình Phái đánh chiếm thành Udong. Ramadhipatih I chạy trốn vào rừng và mất tích. Con trưởng là Nặc Ông Thu đầu hàng nhưng được chúa Nguyễn phong Ông Thu làm chánh vương cai trị Lục Chân Lạp, đóng đô tại Udong (Long Úc hay Nam Vang), Nặc Ông Nộn được phong làm phó vương cai trị Thủy Chân Lạp (miền Nam Việt Nam), đóng đô tại Prei Nokor (Sài Gòn).
Năm 1691, sau khi Nguyễn Hữu Kính đánh chiếm lãnh thổ Panduranga, giết Po Saut (Bà Tranh) vì đã dám chống cự lại Minh vương Nguyễn Phúc Chu, một lãnh tụ Chăm tên Po Chonchanh, đạo Bà Ni (Hồi giáo cải tiến), dẫn 5,000 người băng cao nguyên Di Linh sang Chân Lạp tị nạn, tất cả được đưa đến Thbaung Khnum (Kompong Cham) lập nghiệp. Trong hai thế kỷ 17 và 18, nội bộ triều đình Khmer luôn có loạn lạc, quân Xiêm La và quân Đàng Trong liên tục sang can thiệp để đưa một vị vua thân mình lên ngôi. Trong khi đó, tất cả các vị vương Khmer đều nhờ các nhóm Chăm tại Thbuang Khmum và Chroy Chanvar giúp sức. Năm 1782, nhân dịp triều đình Khmer đang rối loạn, một người Chăm tên Duôn Ser chiếm Udong và Chroy Chanvar rồi xưng vương. Nặc Tôn chạy sang Hà Tiên tị nạn và nhờ Mạc Thiên Tứ xin chúa Nguyễn giúp, quân Chăm bị đánh bại, Duôn Ser bị giết. Dưới thời Nặc Tôn, cộng đồng người Chăm tại Chân Lạp bị sát hại tập thể, một số chạy qua Xiêm La ẩn lánh, một số khác chạy vào xứ Đàng Trong xin tị nạn và được định cư tại Moat Chruk (Châu Đốc).
Trong thời gian này binh lực nhà Nguyễn thường tiến qua Chân Lạp bảo vệ các triều vương Khmer thân Việt, nhóm Chăm Java cũng nhờ đó được người Khmer để yên. Thế lực của nhóm này lên cao khi năm 1795, một lãnh tụ Chăm, hoàng tử Thị Hảo (Chay Brey hay Po Ceng Sei Brei) và binh lính từ Panduranga qua tị nạn. Năm 1817, một hoàng thân Chăm (không rõ tên) được cử làm tổng trấn tỉnh Kongpong Cham. Năm 1834, con vị tổng trấn này được Minh Mạng phong tước tổng trấn thay mặt triều đình Huế cai trị Kompong Cham, nhưng chính sách bảo hộ này bị người Khmer thân Xiêm La chống đối. Năm 1854 sau khi nhờ quân Xiêm La đuổi quân Việt ra khỏi lãnh thổ, vua Ang Duong (Harirak Rama hay Ang Tuon) áp dụng chính sách bài Việt và cứng rắn với người Chăm : Quyền tự trị tại Thbuang Khmum bị bãi bỏ, sự qua lại với Châu Đốc bị hạn chế. Nhiều chức sắc cao cấp trong cộng đồng Chăm tại Thbuang Khmum nổi lên chống lại vì không muốn bị đồng hóa với người Khmer.
Năm 1858, một sứ giả của vua Ang Duong là Udkana Yodhasangram (Yuthea Sangkream) được cử đến thương thuyết nhưng bị quân Chăm phản loạn giết chết. Ang Duong mang 10,000 quân đến đánh, giết được nhiều thủ lãnh Chăm, giải tán Ponhea Lu và tuyên án khổ sai cho hơn 6,000 người khác. Gia đình những người Chăm còn lại bị đày sang các tỉnh Pursat, Lovek, Kompong Tralach, Kompong Luong và khu vực giữa Tonlé Sap và Phnom Penh, đạo Hồi bị cấm truyền bá. Một thủ lãnh Chăm Java dẫn hàng ngàn người Chăm Java chạy sang Châu Đốc tị nạn và giúp nhà Nguyễn tấn công các vị vua Khmer chống người Việt và người Chăm. Năm 1861 triều đình Khmer lại có loạn, Norodom (Narottam hay Nặc Ông Lân), con vua Ang Duong, vừa lên ngôi thì bị hai em là hoàng tử Sisowath (Preah Kevea hay Ang Sor) và hoàng thân Sivattha (Sivotha) tranh ngôi. Sivattha được người Chăm hậu thuẫn chiếm thành Udong, Norodom chạy qua Bangkok, thủ đô Xiêm La lánh nạn. Tại đây, Norodom kêu gọi người Chăm tại Châu Đốc qua giúp. Nhân dịp này, với sự có mặt của quân Pháp tại Nam kỳ, cộng đồng người Chăm tại Châu Đốc yêu cầu quân Pháp chiếm luôn Chân Lạp với hy vọng được tự do truyền bá đạo Hồi. Năm 1862 Norodom được người Pháp và người Chăm đưa về nước giành lại ngôi vua, nhưng Chân Lạp vẫn bị đặt dưới quyền bảo hộ của Xiêm La. Năm 1864, Pháp đuổi quyền Xiêm ra khỏi lãnh thổ và đứng ra bảo hộ Chân Lạp trực tiếp, đổi tên nước là Cambodge.
Dân chúng Khmer, không tán thành việc này, nổi lên chống lại triều đình. Một nhân sĩ Khmer tên Assoua, tự nhận là hoàng tử Ang Phim, cháu vua Ang Duong, kêu gọi người Khmer chống Norodom. Trong cuộc tranh chấp này, cộng đồng người Chăm bị chia rẽ. Người Chăm tại Kompong Cham theo Assoua; người Chăm tại Châu Đốc theo Pháp ủng hộ Norodom. Vùng biên giới phía cực nam Việt Nam trở thành vùng tranh chấp giữa người Khmer, người Việt và người Chăm. Người Chăm muốn thành lập một tiểu vương quốc Hồi giáo tại Hà Tiên, chấp nhận triều cống Cao Miên và nhận Pháp bảo hộ. Cambodge xác nhận Hà Tiên là lãnh thổ của họ và người Việt nói Hà Tiên là một thị xã của miền Nam từ lâu đời. Sau cùng Pháp sát nhập Hà Tiên vào lãnh thổ Nam kỳ. Trong khi đó, tại Cambodge, triều thần muốn đưa hoàng tử Sisowath lên thay. Bị cô lập, Norodom giao cho Samdech Chau Ponhea, một tướng Chăm, bảo vệ vòng đai thành Udong nhưng sau cùng phải giao cho Brière de l Isle, một sĩ quan Pháp, đảm nhiệm vì trong phe phản loạn cũng có người Chăm do đó rất khó phân biệt. Sau cùng Samdech Chau Ponhea được giao bảo vệ hậu cung. Năm 1865, một tu sĩ Phật giáo tên Pou Kombo (tự nhận là hoàng tử Ang Phim, con vua Ang Chan, cháu vua Ang Duong) cùng với 2,000 người Chăm tại Châu Đốc nổi lên chống lại Norodom, bao vây thành Udong. Khoảng 1,000 người Chăm khác từ Châu Đốc theo quân Pháp sang bảo vệ thành Udong. Pou Kombo chạy sang Châu Đốc và Tây Ninh tị nạn.
Sau khi chiêu mộ thêm binh sĩ Chăm và Khmer, ngày 17-12-1866, Pou Kombo tiến vào Udong. Quân Khmer bỏ chạy, chỉ còn quân Chăm của Samdech Chau Ponhea ở lại tử thủ. Nhưng qua ngày hôm sau, hơn 500 quân Chăm của Pou Kombo bỏ theo Chau Ponhea vì lý do tôn giáo (Pou Kombo là một nhà sư Phật Giáo). Hoàng tử Sisowath (Preah Kevea), được cả người Khmer và người Chăm tại Kompong Cham lẫn Châu Đốc ủng hộ, đứng ra lãnh đạo cuộc phản công chống Pou Kombo. Tháng 12-1867, quân phản loạn bị bao vây tại Kompong Thom, Pou Kombo bị giết. Pháp rất hài lòng về sự dũng cảm và sự trung thành của quân Chăm Hồi Giáo ở Châu Đốc, buộc Norodom phải khen thưởng xứng đáng.
Nhiều nhân vật Chăm giữ những chức vị quan trọng trong triều đình vua Norodom. Nhưng vì sự cuồng nhiệt trong lối sống đạo, người Chăm Hồi giáo không chiếm được nhiều thiện cảm của dân chúng Khmer, đa số theo đạo Phật. Chỉ các vua chúa Khmer mới tin tưởng nhóm người Chăm Hồi giáo vì sự trung thành và sự cang cường của họ, một số quân nhân Chăm được tuyển mộ để bảo vệ hoàng gia và vòng đai củ thủ đô Nam Vang. Norodom mất năm 1904, hoàng thân Sisowath lên thay, vòng đai cận vệ của nhà vua chỉ toàn người Chăm. Trong hai triều kế tiếp, Monivong (1928-1940) và Sihanouk (từ 1940), người Chăm được giữ nhiều vai trò quan trọng trong vương quyền.
Năm 1970, vòng đai phòng thủ Phnom Penh được giao cho tướng Les Kosem, một người gốc Chăm và là một sĩ quan nhảy dù được huấn luyện từ Pháp. Khi đã ổn định được thế đứng trong chính quyền Cambodge, Les Kosem liền nghĩ tới việc phục hồi vương quốc Champa cũ. Sau 1954, những người Chăm Java theo đạo Hồi là Khmer Islam và tỏ ra thù nghịch với người Việt. Trong những năm 1975-1979, những nhóm người Chăm sinh sống trong những thành phố tại Kongpong Cham, Kongpong Chnang và nhiều nơi khác bị đuổi về nông thôn, hơn phân nửa đã bị Khmer đỏ sát hại, số còn lại chạy sang Châu Đốc và vùng biên giới Thái Lan lánh nạn. Khi Khmer đỏ bị quân đội cộng sản Việt Nam đẩy lui ra khỏi lãnh thổ Kampuchia, người Khmer Islam tị nạn tại Châu Đốc trở về Kompong Cham, Kompong Chnang và Phnom Penh sinh sống. Cộng đồng người Chăm Hồi giáo sống dưới chế độ cộng sản thân Việt Nam của Heng Samrin và Hun Sen được tự do giữ gìn văn hóa và giữ đạo của họ. Hiện có hơn 260 giáo đường Hồi giáo tại Kampuchia và mỗi năm có trên 20 người hành hường tại La Mecque. Cũng nên biết đương kim thủ tướng Hun Sen xuất thân từ Kompong Cham, do đó rất được người Chăm ủng hộ. Chính phủ của Norodom Ranariddh cũng thế. Sự phồn thịnh và ổn định của Kampuchia trong những năm 1979-1980 một phần là do sự đóng góp của nhóm Chăm Hồi giáo này, họ là đầu cầu vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam qua ngõ Châu Đốc và trên sông Hậu. Trong các chức vụ cao trong chính quyền Khmer, của Hun Sen và Ranariddh, đều có người Khmer Islam.
Hết
Cộng đồng người Chăm tại Kampuchia hiện nay (230,000 người) đông gấp hai lần cộng đồng người Chăm tại Việt Nam (115,000 người). Sự đông đảo này không phải tình cờ. Vì ở sát cạnh nhau, Kampuchia là vùng đất dung thân của những gia đình người Chăm trốn chạy những cuộc nội chiến và chiến tranh xảy ra tại Chiêm Thành cũ. Nhóm Chăm Java. Cộng đồng người Chăm có mặt đông đảo trên lãnh thổ Kampuchia từ sau ngày thành Đồ Bàn (Vijaya) thất thủ năm 1471. Hàng trăm gia đình Chăm, sinh sống dọc vùng duyên hải Bình Trị Thiên, chạy lên Tây Nguyên lánh nạn, một số đã ở lại và sống lẫn với các sắc tộc Thượng đã có từ trước, một số khác vượt thảo nguyên Kontum sang Chân Lạp định cư và trở thành những dân cư Khmer gốc Chăm. Đợt tị nạn đông nhất có ghi rõ số lượng xảy ra vào năm 1692, khi quân của Minh vương Nguyễn Phúc Chu chiếm đóng Khánh Hòa (Kauthara).
Sử liệu Khmer cho biết có khoảng 5,000 gia đình người Chăm, do những vương tôn dẫn đầu, đã băng rừng vượt núi đến Chân Lạp xin tị nạn. Vua Khmer Jaya Chetta III chấp thuận bảo vệ và cho định cư tại Udong (đế đô cũ). Những người này đều được đối xử tử tế. Với thời gian, một số di chuyển đến những địa phương khác quanh đế đô khai phá đất đai và trồng trọt. Sau 1835, có thêm nhiều đợt di dân Chăm khác đến. Những người này không chấp nhận chính sách cai trị hà khắc của vua Minh Mạng, nhất là từ khi quyền tự trị tại trấn Thuận Thành (Panduranga) bị xóa bỏ. Dân số Chăm định cư tại Chân Lạp ngày càng tăng lên, đa số được đưa đến các tỉnh Pretviha (phía tây bắc) và các tỉnh Kongpong Cham, Prayveng, Svayrieng, Kandang và Takeo (phía tây nam) định cư. Một số khác tình nguyện sang Thái Lan định cư tại các tỉnh Ubon, Ratchathani và Sisakhet.Thật ra người Khmer và người Chăm không xa lạ gì nhau. Lúc tiểu vương quốc Panduranga còn hùng mạnh, sự giao hảo giữa người Chăm và người Khmer đã rất khắng khít, dân cư hai vương quốc này đã thiết lập nhiều quan hệ sui gia thân thiết. Nhiều vị vua tại Panduranga có vợ là người Khmer. Nhiều vị vua Chân Lạp đã từng sinh trưởng tại vương quốc Nam Chiêm Thành, như Jayavarman III, và cũng có nhiều vị vương Chăm được hoàng triều Khmer nuôi nấng, như Suryavaravarman. Người Khmer gọi chung cộng đồng di dân này là Chăm Java. Tại sao Chăm Java? Theo những sử liệu Khmer, người Java (Chà Và) đã đến định cư tại Kampuchia từ thế kỷ 14.
Thật ra Java là hai nhóm người khác nhau: Người Mã Lai và người Java. Vì không nắm vững địa lý và phong tục tập quán của hai nhóm này, dân chúng Khmer gọi chung là Java. Người Java từ các đảo Bornéo, Sumatra, Minang Kabau... đến Chân Lạp từ đầu thế kỷ 16; người Mã Lai đến từ các lãnh địa Singapore, Trengganu, Thái Lan... để trốn tránh chiến tranh, đói kém hay sự trù dập của các chính quyền địa phương. Đa số những người tị nạn này là đàn ông, đi trên những thuyền nhỏ đổ bộ các vùng bờ biển phía đông nam, rồi di chuyển dần vào sâu trong nội địa và định cư tại các tỉnh Prayveng, Takeo, Kandang, Kampot, Kompong Chnang, Kompong Spư. Thời gian sau đó, những nam nhân Java di cư này lập gia đình với những phụ nữ Khmer, gọi là Java Kur. (Kur theo tiếng Chăm là Khmer). Vì theo đạo Hồi chính thống (Sunnite), nhóm này sống tách biệt với người Khmer chính gốc, đa số theo Phật Giáo. Nhưng từ khi tiếp xúc được với những nhóm Chăm di cư có mặt tại chỗ, vì cùng ngôn ngữ, phong tục và tôn giáo, cả hai nhóm dân gốc Nam Đảo ly hương này kết hợp lại với nhau để thành nhóm Chăm Java. Người Chăm và các vương triều Khmer. Sự xuất hiện của nhóm Chăm Java xảy ra đúng vào lúc hoàng triều Chân Lạp có nhiều biến loạn.
Từ 1516 đến 1525, hai tiểu vương Paramaraja II (Cau Bana Cand hay Ang Chan) và Sri Jettha (Stec Kan hay Nay Kan) tranh quyền lẫn nhau. Được sự hỗ trợ của nhóm Chăm Java, Paramaraja II đuổi được Sri Jettha sang Xiêm La. Từ sau ngày đó nhóm di dân hỗn hợp này đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong nội chính Chân Lạp, nhiều người được phong tới chức thượng thư (Samtec Cau Hva). Năm 1594, quân Xiêm tiến chiếm đế đô Longvek, cướp đi nhiều tài sản rồi rút về. Vua Paramaraja IV (Chetta I) cử hai lãnh tụ Chăm Java, Po Rat và Laksmana, sang Chiêm Thành cầu cứu. Vì đang bận chống lại chúa Nguyễn tại Phú Yên, vua Po Klong Halau (gốc Khmer) đã không tiếp đãi trọng hậu hai lãnh tụ này. Cảm thấy bị nhục và lợi dụng lúc đế đô Panran (Phan Rang) vắng chủ, cả hai tháo gỡ nhiều khẩu đại bác (mua của người Bồ Đào Nha) và bắt theo một số phụ nữ Chăm mang về Chân Lạp. Trong thời gian đó, năm 1595, con của Sri Jettha tên Ram de Joen Brai (Prah Rama) đã cùng một người Tây Ban Nha tên Blas Ruiz, một người Bồ Đào Nha tên Diego Veloso và một người Hòa Lan chiếm, trốn chạy qua Lào. Joen Brai xưng hiệu Ram I, dời đô về Srei Santhor.
Vừa từ Chiêm Thành trở về và hay tin đảo chánh, hai vị tướng Chăm Java đành ủng hộ tân vương. Ram I liền ra lệnh cho Ukena Tejo, một tướng Khmer, và hai vị tướng Chăm Java kia sang đánh Chiêm Thành nhưng bị quân Đại Việt lúc đó đã làm chủ đất Phú Yên đánh bại. Trong lúc đó, tại Chân Lạp, Ram I bị người Tây Ban Nha ám sát năm 1596. Hay tin này, Ukena Tejo cùng Po Rat và Laksmana về chiếm lại đế đô, sát hại rất nhiều người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và tôn hoàng tử Cau Bana Nur con của Ram I lên ngôi, hiệu Ram II, nhưng bị hoàng tử Cau Bana Tan (Ponhea Tan, con của Paramaraja IV) được người phương Tây và vương quốc Lào ủng hộ, trở về Longvek chiếm lại ngôi báu năm 1597, xưng hiệu Paramaraja V. Ba vị tướng xin thần phục và được giao bảo vệ đế đô. Laksmana còn được cử làm đô đốc Bộ Thủy Vận đặc trách về quan thuế và giao dịch quốc tế. Nhưng chính sách bài phương Tây một cách trắng trợn vì lý do tôn giáo của ba vị tướng ngày càng bị nhiều quần thần thân phương Tây chống đối. Ukena Tejo bị phe phản loạn xử tử, Po Rat bị Diego Veloso đâm chết.
Còn lại một mình, năm 1599, Laksmana kêu gọi dân Khmer và Chăm Java nổi loạn, chiếm đế đô Srei Santhor, giết tất cả người phương Tây rồi rút về Thbuang Khmum thành lập một tiểu vương quốc riêng tên Ponhea Lu. Tại đây Laksmana bị một tân vương khác tên Paramaraja VI (Cau Bana An hay Ponhea An) đánh bại, phải chạy qua Chiêm Thành xin tị nạn nhưng bị vua Po Klong Halau bắt giết vì tội cướp người và vũ khí vài năm trước đó. Tuy bị mất những địa vị cao trong triều đình, người Chăm vẫn được cậy nhờ mỗi khi vương quyền Khmer lâm nguy. Năm 1603, với sự trợ lực của nhóm Chăm Java, hoàng tử Cau Bana Nom (Ponhea Nom) tranh chấp với Paramaraja VII (Ponhea To hay Sri Suryobarm) nhưng không thành. Năm 1621, Ponhea Nu lên ngôi, hiệu Jaya Chetta II, tuyển rất nhiều người Chăm vào đoàn quân viễn chinh sang Attopeu (Lào) tìm vàng. Năm 1630, Ang Non I lên ngôi, nhưng đến năm 1636 phải nhờ người Chăm bảo vệ và chấp nhận cho người Chăm có một lãnh thổ riêng tại Ponhea Lu (Thbuang Khmum hay Kompong Cham), cạnh thủ đô Udong.
Trong thời gian này đạo Hồi phát triển mạnh tại Chân Lạp. Sự cuồng tín và lòng dũng cảm của những tín đồ Hồi giáo được nhiều vương tôn Khmer cậy nhờ mỗi khi có biến. Năm 1642, Cau Bana Cand (Ram Cul hay Nặc Ông Chân) nhờ nhóm Chăm Java giúp lật đổ Ang Non I và lên ngôi, hiệu Ramadhipatih I (Nặc Ông Chân) và phong một phụ nữ Chăm tên Nan Hah làm hoàng hậu, hiệu Anak Mnan Kapah Pau. Nhà vua theo đạo Hồi (tên thánh là Ibrahim) và áp dụng triệt để giáo lý Hồi Giáo trong đời sống. Chính sách này đã làm dân chúng Khmer bất bình, một phong trào bảo vệ Phật Giáo chống lại Hồi Giáo nổi lên khắp nơi. Chống không lại, con cháu các vị vua Khmer cũ chạy sang Đàng Trong cầu cứu. Năm 1658 chúa Hiền xua 3,000 quân tiến chiếm Mỗi Xuy (Biên Hòa), bắt Ramadhipatih I về giam tại Quảng Bình, đưa Batom Racha (Nặc Ông Nộn hay Ang Sur) lên ngôi, hiệu Paramaraja VIII (1659-1674) và năm 1659 đuổi được nhóm Hồi Giáo chạy sang Xiêm La, trong số này có rất nhiều gia đình vương tôn Khmer. Cộng đồng người Chăm Hồi Giáo còn lại chạy về Nokor Vat (tỉnh Svayrieng) cạnh biên giới tây-nam Việt Nam ẩn náu, một số khác ở lại phục tùng vị vua mới và được cho giữ những chức vị cao trong triều đình. Hồi giáo mất dần ảnh hưởng trong đời sống chính trị và xã hội tại Chân Lạp.
Nhưng cũng kể từ đó cộng đồng người Chăm Hồi giáo chống lại bất cứ triều đình Khmer nào thân Việt Nam hay thân Phật giáo. Năm 1672, hoàng tử Sri Jaya Chetta (Ang Chey hay Nặc Ông Đài), cháu Ramadhipatih I, giết cha vợ là vua Paramaraja VIII lên ngôi, hiệu Padumaraja II, và nhờ Xiêm La chống lại quân Việt. Vị tân vương mời hoàng hậu gốc Chăm, vợ của vua Ramadhipatih I, từ Battambang về Udong làm thái hậu, nhưng bà này từ chối và trốn về Thbaung Khmum nhờ đồng hương giành lại ngôi báu. Padumaraja II bị ám sát chết, Udong bị chiếm đóng và hoàng hậu cũ lên ngôi nhưng chỉ tồn tại được 5 tháng. Các con của Ramadhipatih I đã vận động dân chúng Khmer lật đổ bà hoàng thái hậu và giành lại quyền lãnh đạo nhưng anh em lại tranh chấp lẫn nhau. Thommo Racha (Nặc Ông Thu) nhờ Xiêm La và nhóm Chăm Java giúp; Ang Non (Nặc Ông Nộn) chạy sang Đàng Trong cầu cứu. Năm 1674, chúa Nguyễn sai Nguyễn Dương Lâm và Nguyễn Đình Phái đánh chiếm thành Udong. Ramadhipatih I chạy trốn vào rừng và mất tích. Con trưởng là Nặc Ông Thu đầu hàng nhưng được chúa Nguyễn phong Ông Thu làm chánh vương cai trị Lục Chân Lạp, đóng đô tại Udong (Long Úc hay Nam Vang), Nặc Ông Nộn được phong làm phó vương cai trị Thủy Chân Lạp (miền Nam Việt Nam), đóng đô tại Prei Nokor (Sài Gòn).
Năm 1691, sau khi Nguyễn Hữu Kính đánh chiếm lãnh thổ Panduranga, giết Po Saut (Bà Tranh) vì đã dám chống cự lại Minh vương Nguyễn Phúc Chu, một lãnh tụ Chăm tên Po Chonchanh, đạo Bà Ni (Hồi giáo cải tiến), dẫn 5,000 người băng cao nguyên Di Linh sang Chân Lạp tị nạn, tất cả được đưa đến Thbaung Khnum (Kompong Cham) lập nghiệp. Trong hai thế kỷ 17 và 18, nội bộ triều đình Khmer luôn có loạn lạc, quân Xiêm La và quân Đàng Trong liên tục sang can thiệp để đưa một vị vua thân mình lên ngôi. Trong khi đó, tất cả các vị vương Khmer đều nhờ các nhóm Chăm tại Thbuang Khmum và Chroy Chanvar giúp sức. Năm 1782, nhân dịp triều đình Khmer đang rối loạn, một người Chăm tên Duôn Ser chiếm Udong và Chroy Chanvar rồi xưng vương. Nặc Tôn chạy sang Hà Tiên tị nạn và nhờ Mạc Thiên Tứ xin chúa Nguyễn giúp, quân Chăm bị đánh bại, Duôn Ser bị giết. Dưới thời Nặc Tôn, cộng đồng người Chăm tại Chân Lạp bị sát hại tập thể, một số chạy qua Xiêm La ẩn lánh, một số khác chạy vào xứ Đàng Trong xin tị nạn và được định cư tại Moat Chruk (Châu Đốc).
Trong thời gian này binh lực nhà Nguyễn thường tiến qua Chân Lạp bảo vệ các triều vương Khmer thân Việt, nhóm Chăm Java cũng nhờ đó được người Khmer để yên. Thế lực của nhóm này lên cao khi năm 1795, một lãnh tụ Chăm, hoàng tử Thị Hảo (Chay Brey hay Po Ceng Sei Brei) và binh lính từ Panduranga qua tị nạn. Năm 1817, một hoàng thân Chăm (không rõ tên) được cử làm tổng trấn tỉnh Kongpong Cham. Năm 1834, con vị tổng trấn này được Minh Mạng phong tước tổng trấn thay mặt triều đình Huế cai trị Kompong Cham, nhưng chính sách bảo hộ này bị người Khmer thân Xiêm La chống đối. Năm 1854 sau khi nhờ quân Xiêm La đuổi quân Việt ra khỏi lãnh thổ, vua Ang Duong (Harirak Rama hay Ang Tuon) áp dụng chính sách bài Việt và cứng rắn với người Chăm : Quyền tự trị tại Thbuang Khmum bị bãi bỏ, sự qua lại với Châu Đốc bị hạn chế. Nhiều chức sắc cao cấp trong cộng đồng Chăm tại Thbuang Khmum nổi lên chống lại vì không muốn bị đồng hóa với người Khmer.
Năm 1858, một sứ giả của vua Ang Duong là Udkana Yodhasangram (Yuthea Sangkream) được cử đến thương thuyết nhưng bị quân Chăm phản loạn giết chết. Ang Duong mang 10,000 quân đến đánh, giết được nhiều thủ lãnh Chăm, giải tán Ponhea Lu và tuyên án khổ sai cho hơn 6,000 người khác. Gia đình những người Chăm còn lại bị đày sang các tỉnh Pursat, Lovek, Kompong Tralach, Kompong Luong và khu vực giữa Tonlé Sap và Phnom Penh, đạo Hồi bị cấm truyền bá. Một thủ lãnh Chăm Java dẫn hàng ngàn người Chăm Java chạy sang Châu Đốc tị nạn và giúp nhà Nguyễn tấn công các vị vua Khmer chống người Việt và người Chăm. Năm 1861 triều đình Khmer lại có loạn, Norodom (Narottam hay Nặc Ông Lân), con vua Ang Duong, vừa lên ngôi thì bị hai em là hoàng tử Sisowath (Preah Kevea hay Ang Sor) và hoàng thân Sivattha (Sivotha) tranh ngôi. Sivattha được người Chăm hậu thuẫn chiếm thành Udong, Norodom chạy qua Bangkok, thủ đô Xiêm La lánh nạn. Tại đây, Norodom kêu gọi người Chăm tại Châu Đốc qua giúp. Nhân dịp này, với sự có mặt của quân Pháp tại Nam kỳ, cộng đồng người Chăm tại Châu Đốc yêu cầu quân Pháp chiếm luôn Chân Lạp với hy vọng được tự do truyền bá đạo Hồi. Năm 1862 Norodom được người Pháp và người Chăm đưa về nước giành lại ngôi vua, nhưng Chân Lạp vẫn bị đặt dưới quyền bảo hộ của Xiêm La. Năm 1864, Pháp đuổi quyền Xiêm ra khỏi lãnh thổ và đứng ra bảo hộ Chân Lạp trực tiếp, đổi tên nước là Cambodge.
Dân chúng Khmer, không tán thành việc này, nổi lên chống lại triều đình. Một nhân sĩ Khmer tên Assoua, tự nhận là hoàng tử Ang Phim, cháu vua Ang Duong, kêu gọi người Khmer chống Norodom. Trong cuộc tranh chấp này, cộng đồng người Chăm bị chia rẽ. Người Chăm tại Kompong Cham theo Assoua; người Chăm tại Châu Đốc theo Pháp ủng hộ Norodom. Vùng biên giới phía cực nam Việt Nam trở thành vùng tranh chấp giữa người Khmer, người Việt và người Chăm. Người Chăm muốn thành lập một tiểu vương quốc Hồi giáo tại Hà Tiên, chấp nhận triều cống Cao Miên và nhận Pháp bảo hộ. Cambodge xác nhận Hà Tiên là lãnh thổ của họ và người Việt nói Hà Tiên là một thị xã của miền Nam từ lâu đời. Sau cùng Pháp sát nhập Hà Tiên vào lãnh thổ Nam kỳ. Trong khi đó, tại Cambodge, triều thần muốn đưa hoàng tử Sisowath lên thay. Bị cô lập, Norodom giao cho Samdech Chau Ponhea, một tướng Chăm, bảo vệ vòng đai thành Udong nhưng sau cùng phải giao cho Brière de l Isle, một sĩ quan Pháp, đảm nhiệm vì trong phe phản loạn cũng có người Chăm do đó rất khó phân biệt. Sau cùng Samdech Chau Ponhea được giao bảo vệ hậu cung. Năm 1865, một tu sĩ Phật giáo tên Pou Kombo (tự nhận là hoàng tử Ang Phim, con vua Ang Chan, cháu vua Ang Duong) cùng với 2,000 người Chăm tại Châu Đốc nổi lên chống lại Norodom, bao vây thành Udong. Khoảng 1,000 người Chăm khác từ Châu Đốc theo quân Pháp sang bảo vệ thành Udong. Pou Kombo chạy sang Châu Đốc và Tây Ninh tị nạn.
Sau khi chiêu mộ thêm binh sĩ Chăm và Khmer, ngày 17-12-1866, Pou Kombo tiến vào Udong. Quân Khmer bỏ chạy, chỉ còn quân Chăm của Samdech Chau Ponhea ở lại tử thủ. Nhưng qua ngày hôm sau, hơn 500 quân Chăm của Pou Kombo bỏ theo Chau Ponhea vì lý do tôn giáo (Pou Kombo là một nhà sư Phật Giáo). Hoàng tử Sisowath (Preah Kevea), được cả người Khmer và người Chăm tại Kompong Cham lẫn Châu Đốc ủng hộ, đứng ra lãnh đạo cuộc phản công chống Pou Kombo. Tháng 12-1867, quân phản loạn bị bao vây tại Kompong Thom, Pou Kombo bị giết. Pháp rất hài lòng về sự dũng cảm và sự trung thành của quân Chăm Hồi Giáo ở Châu Đốc, buộc Norodom phải khen thưởng xứng đáng.
Nhiều nhân vật Chăm giữ những chức vị quan trọng trong triều đình vua Norodom. Nhưng vì sự cuồng nhiệt trong lối sống đạo, người Chăm Hồi giáo không chiếm được nhiều thiện cảm của dân chúng Khmer, đa số theo đạo Phật. Chỉ các vua chúa Khmer mới tin tưởng nhóm người Chăm Hồi giáo vì sự trung thành và sự cang cường của họ, một số quân nhân Chăm được tuyển mộ để bảo vệ hoàng gia và vòng đai củ thủ đô Nam Vang. Norodom mất năm 1904, hoàng thân Sisowath lên thay, vòng đai cận vệ của nhà vua chỉ toàn người Chăm. Trong hai triều kế tiếp, Monivong (1928-1940) và Sihanouk (từ 1940), người Chăm được giữ nhiều vai trò quan trọng trong vương quyền.
Năm 1970, vòng đai phòng thủ Phnom Penh được giao cho tướng Les Kosem, một người gốc Chăm và là một sĩ quan nhảy dù được huấn luyện từ Pháp. Khi đã ổn định được thế đứng trong chính quyền Cambodge, Les Kosem liền nghĩ tới việc phục hồi vương quốc Champa cũ. Sau 1954, những người Chăm Java theo đạo Hồi là Khmer Islam và tỏ ra thù nghịch với người Việt. Trong những năm 1975-1979, những nhóm người Chăm sinh sống trong những thành phố tại Kongpong Cham, Kongpong Chnang và nhiều nơi khác bị đuổi về nông thôn, hơn phân nửa đã bị Khmer đỏ sát hại, số còn lại chạy sang Châu Đốc và vùng biên giới Thái Lan lánh nạn. Khi Khmer đỏ bị quân đội cộng sản Việt Nam đẩy lui ra khỏi lãnh thổ Kampuchia, người Khmer Islam tị nạn tại Châu Đốc trở về Kompong Cham, Kompong Chnang và Phnom Penh sinh sống. Cộng đồng người Chăm Hồi giáo sống dưới chế độ cộng sản thân Việt Nam của Heng Samrin và Hun Sen được tự do giữ gìn văn hóa và giữ đạo của họ. Hiện có hơn 260 giáo đường Hồi giáo tại Kampuchia và mỗi năm có trên 20 người hành hường tại La Mecque. Cũng nên biết đương kim thủ tướng Hun Sen xuất thân từ Kompong Cham, do đó rất được người Chăm ủng hộ. Chính phủ của Norodom Ranariddh cũng thế. Sự phồn thịnh và ổn định của Kampuchia trong những năm 1979-1980 một phần là do sự đóng góp của nhóm Chăm Hồi giáo này, họ là đầu cầu vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam qua ngõ Châu Đốc và trên sông Hậu. Trong các chức vụ cao trong chính quyền Khmer, của Hun Sen và Ranariddh, đều có người Khmer Islam.