Home » » CƠ HỘI CỦA CHÚA - CHƯƠNG 5B

CƠ HỘI CỦA CHÚA - CHƯƠNG 5B

Written By kinhtehoc on Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012 | 00:46

3

Tôi có thói quen ghi nhật ký. Quyển nhật ký từ năm cấp hai phổ thông vẫn còn được giữ. Giữa những dòng nắn nót viết của riêng tôi là những bài thơ tình nho nhỏ chép từ báo, những hoa, những lá ép khô. Đọc lại thấy ngờ ngợ. Và tự thấy mình trưởng thành nhiều. Có lần tôi đưa Hoàng xem. Vừa đọc vừa gậm móng tay anh mủm mỉm. Cái kiểu cười làm người khác phát tức.

Tôi giằng lại. Hoàng thanh minh là anh buồn cười vì chuyện khác. còn nhật ký của tôi anh coi trọng như kinh thánh. "Em không bao giờ cho anh xem nữa". Tôi hét lên. Hoàng âu yếm hôn tôi. Anh nói ngay từ những năm tháng ấy anh đã yêu tôi. "Dừng có nịnh. Lúc ấy anh ở tít tít chỗ nào". Hoàng lắc đầu. Vẻ mặt khó hiểu. Tại sao tôi lại yêu Hoàng. Anh có hiểu tôi khôing. Nhiều lúc tôi rất muốn hiểu anh, nhưng Hoàng nhơn nhơn "Anh với em không phải cạp phạm trù phức tạp. Lại càng không có mâu thuẫn đối kháng. Chàng có lý do gì để mất công tìm hiểu". Tôi đang trả bài môn Triết. Hoàng đang ngồi chơi tam cúc với hai đứa em tôi. Chơi ăn vòng chun. Cả ba đền cay cú và rất hay ăn gian. Đi đêm một lúc, thằng út được tứ tử đỏ cười vỡ nhà. Bố tôi nghi Hoàng chưa có việc làm. ở Hoàng có vẻ xộc xệch không giống công chức.



Hoàng phải giả vờ để quên thẻ ra vào cơ quan trên giáo án của cụ. Tại sao tôi lại yêu Hoàng. Có lần tôi hỏi thẳng anh. Hoàng bảo: "Chỉ có những tay sinh viên phải thi lại môn Triết, mới hay hỏi tại sao hoặc vì cái gì". Hồi đầu mới quen, tôi đã biết Hoàng uống rượu giỏi. Cách uống của anh tôi thích. Nó đẹp và có gì lãng mạn, tuyệt đối không bê tha. Nhưng đấy là cảm giác của những ngày đầu. Ai cũng có một thời mười bảy tuổi ấu trĩ. Sang đầu năm thứ hai tôi cắt cụt đi hai bím tóc đuôi sam. Trưởng thành là phài vượt qua những cái vụng dại. Hoàng đùa ngay cả nhưng chỗ rất nghiêm túc. Hơn một jần, tôi đã xấu hổ vì anh. Thế mà mình vẫn yêu. hay là tại số. Ba lần tôi đi xem bói, người ta đều uói giống nhau về người chồng tương lai. Thông minh, nhiều tài. Và về sau tôi cùng khỏi lo nghĩ về chuyện kinh tế. Càng đoạn luận tôi càng sướng. Lung tung quá đi thôi. Hay là vì anh đẹp trai. Vớ vẩn. Chẳng nhẽ mình lại có suy nghĩ tầm thtờng đến thế... Tôi nghĩ nhiều về anh từ hôm đầu nhìn thấy anh. Được nghe anh hát một bản tình ca rất buồn trong nhà trọ chùa Hương. Khi yêu nhau tôi có nài anh hát lại bản đó. Anh cười cười, kêu đã quên.

"Anh không yêu em"

"Anh yêu em"

"Anh chỉ hay trêu em. Đừng nghĩ em còn quá bé".

Tôi luôn luôn khó chịu khi bị người khác cư xử theo kiểu xoa đầu. Một người muốn khẳng định được mình bắt buộc phải tự tin. Ngay cả bố tôi, rất nghiêm khắc, nhưng trong chuyện riêng của tôi cũng luôn tôn trọng.

Tôi ít chơi với bọn cùng lớp. Tôi có nhóm bạn rất yêu văn học nghệ thuật. Nổi bật là Quang, sinh viên năm cuối khoa Văn. Và cô bạn cực thân của tôi, Mỹ Trúc, học Trường đại học Vàn hoá. Trúc đã có thơ đăng báo, đang hoàn thành một cuốn tiểu thuyết về lối sống hôm nay của thanh niên. Ba Trúc, tuy làm kinh tế, nhưng giao du rất rộng với giới văn nghệ sĩ. Các chú trong Hội nhà văn khen Mỹ Trúc lắm. Thông thường tối thứ bảy hàng tuần chúng tôi tụ ở nhà Đại, một người bạn trai lớn hơn tuổi học ở Nga về, bây giờ đang là phóng viên của tạp chí tuôỉ trẻ. Đại có biết Hoàng nhưng chắc không thân.

Ngẫu nhiên, một buổi chiều mưa phùn, tôi đi lang thang với Trúc và Đại. Sau mấy vòng vẩn vơ Yên phụ, Hồ Tây cả ba tạt vào một quán café lẻ. Quán duy nhất có người khách đang ngồi uống rượu. Đó là Hoàng. Tôi nhận ra anh ngay, mặc dầu anh hơi nghiêng nghiêng vào phía trong. Tim tôi thót lại. Không bao giờ tôi quên được lần đi chùa Hương ấy. Người đàn ông đầu tiên tôi không dám nhìn thảng mặt. Tôi khóc nhiều khi nghe anh hát. Anh loạng choạng đi ra triền núi, tôi đi theo sau. Trông anh ngộ nghĩnh khi ngồi bệt trên phiến đá. Tôi lại gần. Đó là duy nhất một câu chuyện nghiêm túc tôi được nghe ở anh. Người ta nói khi say đàn ông thường hay nói thật. Hoàng bảo "Không biết. Còn anh chỉ thấy đàn ông say là nói nhảm. Thuật ngữ ngành dọc gọi là mượn chén". đại mê Trúc. Những vốn là người có văn hoá và tế nhị nên anh ít biểu lộ tình cảm. Đại quen Hoàng. Lúc Hoàng đi ra châm thuốc, Đại niềm nở gọi. Còn Hoàng làm ra vẻ không nhận ra tôi. Quá nhiều lần, tôi thật nhu nhược với mình khi yêu Hoàng. Anh ta trắng trợn ba hoa về chuyện vừa ở Sài Gòn. Anh ta kể như thật. Nhìn vẻ mặt cả tin của Mỹ Trúc tôi vừa tức vừa buồn cười. Nếu không có ấn tượng chùa Hương tôi đã nghĩ khác về anh. Hoàng bảo: "Em thông minh. Lại được giáo dục bằng những khái niệm tiêu c huẩn. Từ đấy em đong đo anh bằng các chỉ số mậu dịch". Hoàng xin phép ra về. Lấy cớ em gái gẫy chân đang nằm bệnh viện. ác khẩu đến thế là cùng. Tôi cũng muốn về. Tôi cũng đã chán cái cảnh nghe kiểu nói lòng vòng của Đại. Và Hoàng im lặng đi bên tôi. Đến ngã ba cạnh hồ anh xin phép về.

Cái gì đó xốc ngược trong tôi. Lao đao đạp xe trong cơn mưa bụi. Phải, chàng nhẽ tôi lại gào lên là trong những tuần vừa rồi tôi nghĩ nhiều tới anh đến mức nào. Tôi đạp xe về và thật sự căm thù anh. Quên đi. Anh ta chẳng là cái gì hết. Chỉ là đồ say rượu suốt, ngày lảm nhảm. Ba đêm liền tôi trằn trọc. Mình yêu anh ta. Không thể. Tại sao mình lại nhớ. Anh ta đâu có thèm để ý đến mình. Phải tự nghiêm khác với chính bản thân.

Anh - ta - chẳng - là - cái - gì - hết. Rồi tuần tiếp đó tôi phát hiện thấy Hoàng theo sau tôi những lúc tan học. Anh lững thững từ đằng xa. Trông anh cô đơn đến tội nghiệp. Chắc nồi buồn nào rất lớn đang dày vò anh. Hoàng bảo: "Em hay suy diễn. Những lúc anh buồn nhất là những lúc không có tiền uống rượu". Một lần, tôi đợi mọi người tan hết rồi về một mình. Anh vẫn theo xa xa. Tôi đạp ngược vồng cho xích tuột. Ngoảnh lại thấy anh ra vẻ ngó nghiêng bên kia vỉa hè. Anh ta tưởng là anh ta cao đạo lắm đấy. Anh ta chẳng là cái gì cả. Tôi không kể chuyện này với ai. Chỉ ghi vài cảm xúc chính vào nhật ký. Mọi chuyện sẽ qua đi. Tôi còn có gia đình, bạn bè và hơn hết tôi sắp thi học kỳ. Tôi không còn nhỏ nữa. Thế nhưng đôi lúc tan học, thmh thoảng lại nhói đau khi chợt thấy ai giống anh đi ngược chiều. Hết năm thứ nhất. Tôi qua tất cả các môn khá đơn giản. Trường tôi thi sớm. Sinh viên rỗi rãi chờ nghỉ hè. Mỹ Trúc rủ tôi vào thư viện Quốc gia. Nó cũng đã thi xong học kỳ II.

Vào thư viện cốt, để ôn bài tập ngoại ngữ lớp buổi tối. Hai đứa chúng tôi chung nhau một thẻ. Bụng rất run khi đi ngang phòng thường trực. Phòng đọc thư viện mùa thi đông kinh khủng. Sinh viên năm cuối rất nhiều người biết Mỹ Trúc. Chương trình Văn nghệ đài truyền hình hôm rồi có đưa một tin dài về sinh hoạt của Câu lạc bộ thơ sinh viên. Nhà thơ già dẫn chương trình suýt khóc khi đọc thơ Mỹ Trúc. Ông nói, thật yên tâm không viết nữa khi có đội ngũ kế cận xứng đáng như vậy. Tôi hạnh phúc khi xem bạn tôi kể về nỗi đau sáng tác. Bạn tôi đeo kính toát ngời một vé thi sĩ. Phía trong góc phòng còn chỗ, chúng tôi ngồi xuống. Một sinh viên ngồi khác bàn lẩy bẩy đánh rơi bút. Tôi giở cuốn Departure.

Đối diện thẳng tôi duy nhất, một chỗ trống. Duy nhất một quyển sách có tên rất lạ. Thiền luận. Chắc là muột danh từ chuyên ngạch kỹ thuật. Hoàng bảo: "Thiền là truyện cười dân gian Trung Quốc". Hoàng rất mê truyện chưởng. Cái gu xem sách báo rẻ tiền tôi nói mãi Hoàng không bỏ được. Tôi lẩm nhẩm dọc bài hai mươi mốt,. Đọc lại bài khoá gập một, chữ rất khó, hỏi Mỹ Trúc, nó cùng không biết. Một người ngồi xuống chỗ duy nhất trống. Tôi khe khẽ ngẩng, người lạnh toát,. Đó là Hoàng. Cho đến giờ tôi cũng không lý giải dược những gì tôi nghĩ lúc đó. Mọi cái quay tròn. Người cồn cào, tôi cúi gằm sâu vào trang sách. Việc gì mình phải sợ. Tôi ngẩng lên. Hoàng chăm chú đọc. Mái tóc phủ loà xoà buồn bã quanh trán. Vâng, tôi yêu anh, có gì là xấu hồ. Tôi muốn nói một điều gì đó với anh. Tôi bình tĩnh xé vở để nguyên cả tờ đúp viết. "Anh Hoàng, chúng ta có thể nói chuyện như người lớn được không". Hoàng ngước nhìn tôi Mắt anh đẹp lạ lùng. Anh viết, ba chữ rất lớn "Anh yêu em". Những tháng đầu sống bên anh thật tuyệt vời. Tôi lúc nào cũng ở trạng thái lâng lâng. Hoàng thông minh vô cùng và chiều tôi hết mực. Chúng tôi đi xem phim, đi xem ca nhạc. Tôi dẫn anh đến nhà các bạn bè tô. i Nhưng dần dần tôi cũng hiểu Hoàng. Hoá ra anh không hẳn như tôi tưởng; ở anh có cái gì là lạ. Một nét yếm thế của những người duy tâm. Hình như anh tin có một Thượng đế siêu hình nào đó. Hoàng đi lễ nhà thờ nhiều nhưng không bao giờ rủ tôi. Anh cũng biết tôi không ưa mê tín. Hơn nữa, khác hẳn tôi, Hoàng không thích đông người. Giữa ồn ào, giọng anh nhiều lúc rất khó chịu. Đầy vẻ gây gổ không đâu và thiến tự tin. Một lần giữa hè, lớp tôi tổ chức đi nghỉ Đồ Sơn. Lần đầu tiên ra biển, tôi choáng ngợp cảnh mênh mông của thiên nhiên bao la. Tôi đã làm thơ, cảm xúc ứa ngập trên trang giấy. Mỹ Trúc đi cùng cũng viết được một truyện ngắn. Tối cuối tuần chúng tôi tụ ở nhà Đại, đọc cho nhau nghe những câu văn dòng thơ của mình. Thật thi vị và lãng mạn. Những vẩn đục hỗn loạn của cuộc sống bị tan đi. Thế nhưng Hoàng thờ ơ. Anh cư xử rất khách sáo, khác hẳn khi chỉ có riêng anh với tôi. Và trước những cái đẹp đầy nghệ thuật như vậy anh không mảy may rung động. Hoàng im lặng uống rượu và hút thuốc, thỉnh thoảng xen vào những câu rất nhạt. Đây là lần đầu tiên anh đến Thi xã của chúng tôi. Mỹ Trúc đòi anh bình về truyện ngán mới viết. Hoàng ngập ngừng rồi phân tích theo kiểu học sinh lớp mười hai mới tập làm văn. Mọi người tế nhị tôn trọng vì Hoàng là người lạ. Truyện của Mỹ Trúc không đến nỗi khó hiểu, nhưng nó đã dày công viết theo một phong cách hiện đại. Một dòng ý thức cuồn cuộn mà nghe đâu được bắt nghồn từ một ông Aixơlen nào đấy. Tôi sượng sùng uống cốc nước cam. Cậu Quang từng tuyên bố nghệ thuật là đền đài dành riêng cho số ít. Đúng vậy chăng. Không phải người ta cứ biết hát, biết ngoại ngữ là biết được thi ca. Khi về tôi trách anh. Sao anh hời hợt với mọi người vậy. Anh không thấy bạn bè em rất tốt và quý anh à".

"Anh cũng thiết, tha yêu mến bạn bè em. Nếu em cho là bắt tay và cười vẫn chưa đủ, lần sau anh sẽ hôn chân. "

Tôi khóc. Anh ôm tôi.

"Thuỷ. Anh tôn trọng em và bạn bè em, những người thông minh và đầy tài năng. Anh tin chắc giai đoạn lịch sử sắp tới sẽ thnộc về những người như các em. Những có điều đơn giản, nghe cậu Quang đọc thơ tình anh thấy tủi thân. Khi biết người yêu đi lấy chồng, từ nhà nàng trở về trong cái buổi tối mùa đông se lạnh thưa gió. Cậu ấy đã hoàn thành một trường ca. Nỗi đau khổ đương nhiên là chân thật. Anh khâm phục cường độ sáng tạo của cậu ấy. Vần điệu vẫn rất chỉnh trong khi trái tim thì loạn nhịp. Chỉ có những bậc vĩ nhân bị vợ bỏ, mới có hiệu suất lao động tuyệt vời đến như vậy.

- Em không biết", tôi gắt.

"Mỹ Trúc nữa chẳng hạn. Bố nàng là giám đốc xí nghiệp. Mẹ của nàng là Cửa hàng trưởng bách hoá. Anh giai nàng, kỹ sư điện tử có bằng ở Nga và rất hiền. Mỹ Trúc rất hiếu với bố mẹ và thảo với anh. Nàng đi học bằng xe máy Peugeot. Tay trái đeo đồng hồ Citizen hai cửa sổ nhưng tay phải lại viết những truyện ngán về sự rạn nứt của gia đình, rạn nứt xã hội. Nàng và bạn bè của nàng nhí nhảnh yêu đời nhưng liên tục mô tả cuộc sống của thanh niên bây giờ cực khổ về vật chất, sa đọa về tinh thần. Quằn quại ngơ ngác. Quả là những khái niệm có cánh. Nàng muốn yêu Nguyễn Huy Thiệp hay Dương Thu Hương đấy là việc của nàng. Nhưng can cớ gì My Trúc nhất quyết, bắt anh phải khóc khi tóm tắt tiểu thuyết của mình. Một cô sinh viên nhân vật chính, đã bị đồng tiền cám dỗ. San khi kết hôn với một trung niên nhà giàu bất tài bạc đức thì không đêm nào không chong đèn ghi nhật ký nuối tiếc mối tình đầu trong sạch với anh bạn cùng lớp nhà nghèo đẹp giai, học giỏi".

Tôi giận anh gần mất một tuần rồi cửng làm lành. Hoàng hay gạ tôi đi uống rượu cùng. Anh quen nhiều quán thưa thưa khách ở những phố nhỏ có bán rượu trắng. Hôm nào có dư dư tiền anh lại rủ tôi vào ngách sân phố Hàng Buồm, có hàng đặc sản khuất nẻo bán bít tết. Các chủ quán đều qúi anh, mà những chuyện Hoàng nói có sâu xa gì cho cam, toàn huyên thuyên vớ vẩn. Thông thường anh gọi cho tôi một cốc café đá. Anh lai rai một cút rượu. Uống chừng hai chén anh im lặng nhìn tôi. Lúc ấy tôi cảm thấy yêu anh lắm lắm. Yêu cái vẻ láu lỉnh đầy ân yếm ở anh. Những giận hờn định khi gặp sẽ nói bằng tan ra. Đúng là có số thật.

"Anh có vẻ bằng lòng cuộc sống của mình"

"Liệu em có nhầm lẫn giữa khái niệm bằng lòng và thoả mãn không"

"Anh đừng có chơi chữ. Cuộc sống có ích là không ngừng vươn lên và tự khẳng định mình".

Anh cũng đã tốt nghiệp đại học và đang đi làm. Và cũng như mọi người, anh đang làm việc trên quê hương yên dấu của chúng ta. Còn khẳng định mình không hẳn cứ là nhân viên phải lên Trưởng phòng"

"Em nói đến cái khác kia".

"Anh không biết viết văn hay làm thơ như bạn em. Chúa sinh ra anh là để uống rượu và yêu em. Anh thấy thế là hạnh phúc".

"Vâng. Em không phải là cao đạo nhưng em cũng cần phải nói: đó là thứ hạnh phúc cá nhân đầy ích kỷ. "

"Thế em nghĩ thơ của Quang hay văn của Mỹ Trúc sẽ đem lại hạnh phúc cho người khác ư"

Tôi tức. Và Hoàng uống rượu vẻ mặt đắc ý rất tiểu nhân. Nhưng ngồi mãi với anh trong quán cũng chán. Anh rủ tôi đến nhà bạn anh. Một thiếu phụ rất đẹp trông kiêu cang. Nhà toàn tiện nghi đắt tiền. Hoàng trở nên thoải mái và dịu dàng. Bà người ở nhìn tôi sỗ sàng kiểu quê mùa. Hoàng bỏ mặc tôi ngồi nói chuyện với thiếu phụ, anh quay ra nô với con bé chừng bốn tuổi, người tròn xoay. Nhã, tên thiếu phụ, nói chuyện rất dề nghe và có duyên. Chị kể vài trò nghịch của Hoàng từ hồi đi học. Nhã có nhiều tiền và thân Hoàng. Hình như chị gặp rất nhiều bất hạnh trong đời sống riêng tư.

Hoàng hần như không kể, mặc dần, thi thoảng tôi có gợi chuyện. Có cái gì khó cắt nghĩa trong quan hệ của hai người. Tôi hiểu, con bé Phương Phương không có bố. Thế nhưng mẹ con Nhã chẳng thấy băn khoăn về chuyện này. Thông thường, những người vật chất no đủ hay nghèo nàn về tình cảm.

Hồi tôi với Hoàng giận nhau, anh lấy cớ đi công tác bỏ đi xa. Sốt ruột tuần ba lần, tôi đến chơi với Nhã và chị an ủi tôi rất nhiều. Thực ra không phải lỗi tại tôi.

Sinh nhật, Mỹ Trúc, tôi đến báo Hoàng, anh nhăn nhó nói không thể đi được vì dạọ này đang đau dạ dày. Tôi giận điên người. Dù hợp hay không hợp anh cũng phải biết Mỹ Trúc là bạn thân nhất của tôi. Đã thế, buổi sáng nói vậy, buổi chiều tôi với Trúc đi mna hoa gặp anh đang ngồi uống rượu ở quán chênh chếch đường Hai Bà Trưng. Chỉ còn nước tôi chui xuống đất. Tôi bảo Trúc: "Cậu về trước một tí, mình đến ngay". Tôi dựng xe lẳng lặng ngồi đối diện với anh. Hoáng giật mình mặt tái, cố thanh minh là anh quá đau dạ dày, mà đan dạ dày có hai loại. Một loại thiếu muối, một loại thiếu a xít. Anh thuộc loại sau. Đây chẳng là nghiện ngập gì cả thực ra anh đang tự điều trị bệnh.

Anh Hoàng, cái Trúc để dành cho anh nguyên một chai rượu Tây. Nó trân trọng anh như thế. Anh đùa em thì được nhưng đừng xúc phạm đến bạn em".

Tôi đạp xe thảng đến nhà Trúc. Bẩy giờ bắt đầu lác đác có khách. Tôi cắm xong lọ hoa rồi chui vào buồng trong nức nở khóc. Sẽ không còn gì nữa. Chấm hết. Anh ta hoàn toàn không yêu mình. Đến bây giờ tôi mới nhớ rằng chưa lần nào Hoàng tặng tôi hoa. Một người đàn ông cằn cỗi. Tôi đâu bắt anh ta làm những gì to tát. Yêu nhau là phải quan tâm đến những cái rất nhỏ của nhau.

Mỹ Trúc chạy vào thay bộ váy thứ ba. Tôi không muốn để bạn tôi buồn, cố gượng vui đi ra nhà ngoài. Khách đông, trang nhã và lịch thiệp. Tôi ngồi cạnh bố Mỹ Trúc.

Cụ ông là một người hóm hỉnh rất gần thế hệ trẻ. Ông hay đi dạo bộ với con gái. Một thói quen chỉ hay có ở những người thượng lưu văn hoá. ông gập Hoàng vài lần và không có cảm tình. Tuy nhiên, khi gặp người yêu tôi ông vẫn vồn vã. Tôi không được coi như con cái trong nhà. Tôi nói chuyện với Hoàng, anh cười "Cụ ghét, anh là phải". "Sao vậy". Anh ỡm ờ. "Một người đứng đắn đương nhiên không ưa một thằng bụi đời. Tôi sầm mặt nói là không thích đùa, "chẳng có gì đâu, vô tình một lần anh gặp chú ở một chỗ không nên gặp". Tôi gặng, Hoàng cười ma quái, không giải thích. Vào giữa băng nhạc mọi người dọn dẹp bàn ghế c huẩn bị dancing. Tôi mông lung uống cốc nước cam. Chín giờ đúng, Hoàng xuất hiện với bộ complé đi mượn. Trông trịnh trọng thật đáng ghét. Hoàng rút bài thơ đọc tặng Trúc, chép lại trên báo Văn nghệ, mà của một tác giả không tên tuổi.

Trời ơi, ở đây toàn là văn nghệ sĩ và trí thức. Hoàng lại gần tôi xin lỗi. Đầu chải mợt, cổ áo sơ mi tráng cáu ghét. Tôi cố gắng giữ bình tĩnh. Đi đâu hết cái phong độ đáng yêu ngày thường của anh. Kệch cỡm như thằng hề. Hoàng ngồi xuống cạnh một, Phó tiến sĩ vừa ở Nga về chưa đầy hai tháng, ba hoa giá vàng trong nước rồi hỏi giá nồi áp suất ở Mát. Kiểu làm quen rất tỉnh lẻ. Anh Phó tiến sĩ nhìn Hoàng đại lượng vẻ khinh khi. Tôi đi ra cửa.

"Anh Hoàng, em nhờ một chút".

Hoàng bất tay anh Phó tiến sĩ, dặn thêm rằng nếu lần sau có phải mua áo kimônô thì Hoàng sẽ mua hộ. Bảo đảm giá mềm. Anh Phó tiến sĩ nhìn Hoàng, vẻ mặt không hiểu. Chúng tôi đi ra ngoài cổng. Phố Mỹ Trúc nhiều công sở thưa nhà dân. Tôi nén giận

"Anh Hoàng, anh có say không?"

"Anh tỉnh như em"

"Anh có biết tự trọng không".

"Rất mong em chỉ giáo" .

"Anh đi về đi".

"Mỹ Trúc hứa là mời riêng anh một chai John Walker. Và chốc nữa tan nhảy đầm Mỹ Trúc sẽ đọc một sáng tác mới nhân ngày sinh, Thủy, anh cũng rất yêu nghệ thuật"

"Anh về đi, và còn chút gì tự trọng thì đừng bao giờ đến gặp tôi"

"Vâng. Anh xin phép, Thuỷ, cho anh hôn em nhé".

Tôi quay mặt đi. Hoàng khẽ ỡm vai tôi. Anh hôn rất lâu vào má. Tiếng chân anh khuất đầu phố. Vỉa hè vắng bơ vơ hai cột đèn. Tôi vào trong đám đông và chẳng thiếu gì cả. Với vài người bạn gái thân tôi hay kể về Hoàng. ở anh những cái tốt xấu chen nhau lẫn lộn. Tôi phải giúp anh sửa. Hạn chế cái xấu và phát huy cái tốt. Nhưng bao giờ anh cĩng đem ý nghĩ ấy của tôi ra đùa. Có lần, giả vờ giả vịt anh để rơi cho tôi xem quyển sổ mà anh ghi nắn nót những lời khuyên của tôi. Có hình vẽ minh hoạ tôi đang cầm thước kẻ còn anh đang quì. Anh có nhiều khả năng. Và rõ ràng anh không biết cách phát triển. Công việc của anh ở cơ quan chỉ làm anh thêm tầm thường. Không rõ lý do nào anh lại xin vào đó làm. Một anh bạn học của Mỹ Trúc bên Xưởng phim đến gần tôi. Anh ta tự giới thiệu là biên kịch. Anh ta nói, tôi có một ngoại hình rất thích hợp với vai một nhân vật nữ anh ta đang sáng tác dở. Tôi nói bâng quơ. Tôi kêu đau đầu quay ra bảo Mỹ Trúc là tôi muốn về nghỉ. Nó hỏi anh Hoàng đâu và nhìn tôi thông cảm. Tôi có thói quen đạp xe nhanh, những tối nay tôi đã bảo bố mẹ tôi là về nhà muộn. Tôi đành đạp thong thả, chán lắm. Có người đi bên cạnh. Tôi quay sang. Hoàng.

"Anh đi đi"

"Thuỷ, tha lỗi cho anh".

"Anh đi đi"

"Anh đi theo em"

"Đối với tôi anh chẳng có giá trị gì hết. Anh không hiểu à".

"Bây giờ anh chưa hiểu"

"Tôi thực sự phát chán mọi cái ở anh. Trời ơi là trời ơi".

"Anh xin em"

"Anh đi đi"

Tôi không có Hoàng một tháng. Anh đi đâu đó vào một tỉnh trong Nam. Và nói là đi công tác. Nhờ chị Nhã chuyển lời. Cách tối sinh nhật Trúc một tối, chị Nhã đến tìm tôi. Hai chị em ngồi ngoài sân. Nhà tư mất điện. Tôi uất ức kể hết với Nhã. Chị an ủi tôi. Tôi khóc nhiều. Rõ ràng là anh không hiểu tôi. Nhưng tệ hại hơn, anh không còn yêu nữa. Mối tình đầu của tôi sao cay đắng.

Trên thế gian này có ai đau khổ như tôi. Chiều hôm sau tan học, Nhã đến trường đón tôi. Chị đi cái Cup bảy mươi màu xanh. Hai chị em vòng qua lớp mẫu giáo đón con bé Phương Phương. Rồi lên Hồ Tây ăn bánh tôm. Chị Nhã không uống được bia nhưng có thói quen khác rất xấu. Hút thuốc liên tục. Loại Dmhill bao đỏ. Khác với Hoàng, chị Nhã giao thiệp rộng. Bất cứ chỗ nào cũng thấy người quen chào hôi. Sẩm tối chúng tôi về nhà Nhã. Con bé Phương nằm xem ti vi. Tôi ngồi salon kể cho chị nghe về chuyện tình của mình. Hoàng làm sao biết tôi yêu Hoàng đến mức nào, tôi không cần Hoàng phải yêu hơn tôi yêu. Mà tôi có cần thì cũng không thể. Chị Nhã nói là Hoàng rất yêu tôi, và thề danh dự bảo đảm. Đối với Hoàng tôi là mối tình đầu. "Nhưng chính anh ấy cũng bao em không phải là người con gái đầu tiên". "Nhưng là mốitình đầu". Nhã khẳng định. Tôi tin Nhã. Thực ra cũng có đôi điều tôi gờn gợn với chị. ở chị có một độ tự tin đầy quyết đoán. Chị rất tốt với tôi và quý Hoàng. Tôi không ghen. Tôi không cho phép mình có ý nghĩ tầm thường thế được. Hoàng đi đâu cũng rất hay mang theo con bé Phương. Nhiều lần anh đón tôi ra đến chỗ hẹn, đã thấy con bé Phương vất vẻo trên bình xăng cái xe của "mẹ Nhã" đang nũng nịu đòi Hoàng một chuyện gì đấy. Hoàng chiều con bé kinh khủng, không bao giờ anh từ chối một yêu sách nào của nó. Có những tháng chị Nhã đi vắng liên tục khoảng mười ngày, con bé toàn ngủ tối với Hoàng. Con bé Phương không thân tôi Nó nhìn tôi bãng đôi mắt to, là lạ e dè. Rồi tôi cũng biết sơ qua chuyện của Nhã. Hoá ra có những người học vấn như thế lại vô đạo đức. Hoàng bảo "Anh ta là người bình thường. Có đủ đạo đức theo tiêu chuẩn chung". Tôi phẫn nộ:

"Không thể phủi qua như anh được. Đó là hành động của kẻ Sở Khanh"

"Ơn Chúa. Hay anh nói với em làm một Seminar nhỏ về chuyên đề đạo đức vậy. Nếu em ở thế anh ta em sẽ cư xử như thế nào?"

"A, tất nhiên. Vâng, tất nhiên là em sẽ huỷ bỏ chuyến đi nước ngoài và cưới chị Nhã. "

"Nhưng chị Nhã sẽ chắc chắn là không đồng ý. Trong một tình yêu cao cả thì không ai muốn người mình yêu lại tàn lụi sự nghiệp vì những lý do vặt vãnh".

"Đấy là quan điểm của anh chứ không phải của chị Nhã. "

"Chao ôi, tâm địa của đàn ông. Một con người ra đời lại là vặt vãnh".

"Chao ôi, thói nhỏ mọn của đàn bà. Một phó tiến sĩ ra đời lại không được coi là sự kiện".

Anh thôi cái kiểu nói ấy đi, ngấy lắm. Được rồi, nêú chính anh là gã Sở Khanh kia, liệu anh thế nào?"

"Chúa đâu có cho anh cái năng khiếu tuyệt với ấy"

"Đừng có mà khôn lỏi, trả lời đi".

Hoàng bật cười hôn tôi. Có Chúa đàng nhà anh chứng giám, tôi tin Hoàng không bao giờ là con người như thế.

Rồi tôi với Hoàng cũng làm lành sau cái chuyện sinh nhật Mỹ Trúc. Tôi tha thứ cho cái tính hay đùa của anh. Hoàng trân trọng cảm ơn. Tôi cũng ưa hài hước nhưng phải là thứ humour chân chính. Trong nụ cười phải mang tính thâm sân của trí thức, đừng nhạt nhẽo như một trò hề rẻ tiền. Hoàng cúi đầu rầu rĩ tiếp thu và sụt sịt hứa xin chữa. Tôi cố nhịn cười nhưng không nổi. Anh hôn tôi. Tức thật. Thằng được anh mà vẫn ấm ức. Tôi tự hứa là không thèm chấp với Hoàng. Chấp với anh có lẽ chấp cả đời. Khoảng đầu đông năm tám chín. Tâm, em giai Hoàng đi lao động xuất khẩu từ Đức về. Tâm đẹp giai, tính cách rất đàn ông. Trông hai anh em không giống nhan lắm. ở Hoàng thiếu dũng mãnh. Tâm nói chuyện với tôi cởi mở, sắc sảo thám dò. Có vẻ lo lắng như tôi sẽ làm Hoàng mệt mỏi. Chủ nhật của tuần liền sau, nhà Hoàng làm cơm. Tôi đến từ sớm đi chợ cùng út Phượng. Hoàng chịu trách nhiệm nấu nướng. Hoàng làm bếp khéo, tôi công nhận. Anh rất hãnh diện về điều này. Đi đâu cũng khoe. Một là tửu lượng, hai là tài pha nước chấm. Thật quá đàn bà. Bữa ăn xấp xỉ chục người. Ngoài gia đình Hoàng còn có một vài anh bạn của Tâm.

Không khí vui vẻ. Mọi người ép tôi uống hết một ly rượu đầy. Tâm bàn chuyện xây nhà. Đến lưng chừng bữa Hoàng ngỏ lời xin Tâm ít tiền để đi chơi xa. Tôi nuốt miếng thịt gà như nuốt cục than. Tâm cười, cởi đồng hồ đưa Hoàng. Mấy anh bạn Tâm cũng cười. Hoàng đeo đồng hồ vào tay vẻ mặt hý hửng.

"Anh Hoàng này, anh không sợ Tâm hiểu lầm sao".

"Thế em có hiển lầm anh không? "

"Em khác, em đã sống quá lâu với anh. Còn Tâm, vừa chân ướt chân ráo về. Anh ấy chắc không lạ những chuyện tiêu cực khi ở xa Tổ quốc. Hơn nữa, cuộc sống bây giờ rất phức tạp ".

"Lạy Chúa. Em đọc quá nhiều tiểu thuyết tình cảm và chuyện vụ án đấy"

Bố mẹ Hoàng đều rất hiền. Có lẽ phải gọi là nhu nhược. Khi Tâm đi vắng, chuyện lớn chuyện bé đều do Hoàng quyết định. Những tính Hoàng phiên phiến. Cả nhà cứ lay lắt mà tạm bợ sống. Tâm đi hết một năm thì đều đều gửi tiền về. Tháng, một cái xe đạp, vài ba tháng một cái xe máy. Gia cảnh đã khá nhiều. Hoàng dựa dẫm thành thói quen. Bây giờ, Tâm về nước, Hoàng chuyển giao ngay gánh nặng ấy cho em giai. Tâm vẫn cười.

Hình như giống chị Nhã và tôi, Tâm không thèm chấp với Hoàng. Sự lông bông của anh ảnh hưởng nhiều đến tôi Không phải ai cũng thông cảm được với Hoàng. Một thanh niên hai chín ba mươi tuổi đầu, sểnh một cái là ngửa tay xin từng đồng của bạn bè và gia đình. Hoàng đi làm thậm chí có một dạo cũng dịch sách. Rồi cái nhận bút còm ấy nhanh chóng hoà tan vào rượu. Càng lớn tôi càng phải nghĩ. Dù sao tôi cũng la chị cả của một gia đình đông em. Bố mẹ tôi, so với xã hội, tay trắng trên mọi phương diện. Người đàn ông phải là chỗ dựa chứ. Tôi sẽ nói thẳng với Hoàng. Tôikhông thể chạy theo anh mãi được. Tôi khóc. Nước mắt ướt đầy trang nhật ký trắng tinh không viết được nửa chữ. Trời ơi, không hiểu tại sao em lại yêu anh.



4

Lại sắp đến Tết. Mùa xuân nam nay thanh niên Hà Nội trông đẹp hẳn ra. Những cậu con trai dong dỏng trong bộ đồ thời thượng khoác vai bạn gái những cô bé xinh như mơ quần thụng áo lửng mác Nhật hoặc Thái nhún nhảy đi cạnh người yêu. Thỉnh thoảng đang nói chuyện có văng tục. Chẳng sao cả, tuổi trẻ được phép sai lầm. Cuộc sống ấm no, con người cởi mở. Hoàng đi bộ đến thăm Nhã, cô bị ốm. Mưa xuân làm người Hoàng âm ẩm. Cửa gài hờ. Hoàng vòng tay qua lỗ khoá rút then trong. Anh cởi Blouson treo lên mác. Seri áo lạc hậu, Tâm gửi về từ năm tám tư. Cổ áo cáu ghét cháy một vệt xanh đen gây gây hôi. Tháng trước Hoàng đã định giặt nhưng trời đột ngột đại hàn. Nhã nửa nằm nửa ngồi trên giường dựa lưng vào đống chăn đọc Kinh thánh. Hoàng kéo ghế.

- Cậu phải tiêm cơ à?

- ừ mình ho lắm?

- Con chào chú.

Hoàng bế bé Phương Phương hôn rất dài vào mũi. Trộm vía, càng ngày con bé càng nặng. Nó vòng tay quanh cổ Hoàng nghịch tóc. Năm nay con bé đã đi học lớp một.

- Thế nào, sinh viên năm thứ nhất được nghỉ chưa.

- Mình ốm, cho luôn nó ở nhà.

- Hôm mình đi họp phụ huynh cô giáo kêu nó học sớm một tuổi mà lớn nhất lớp.

- Hôm hai mươi tháng mười một vừa rồi, biếu cô cân đường - Nhã cười - Cô khen bố cháu Phương quá thể. Nghi lắm.

Hoàng cười lảng. Con bé Phương tụt xuống chạy lấy cặp. Nó khoe anh hai điểm mười vừa được chấm.

- Ra giêng rảnh rảnh, mình kèm nó ít tiếng Anh.

- Tùy cậu.

- Con có thích tiếng Anh không?

- Con có - Bé Phương chun mũi - Hôm nọ con húc nhau với bạn lớp trưởng. Con đau nhưng bạn ấy khóc to hơn con.

- Tại sao con đi húc nhau với bạn ấy.

- Bạn ấy trêu con béo. Con liền giở võ rắn còn bạn ấy biết võ khỉ.

Trong tất cả các băng video, bọn trẻ con được phép xem phim chưởng. Người lớn cho là vô hại so với phim găng - tơ Mỹ. Con bé Phương Phương xuống tấn, nó biểu diễn cho chú Hoàng xem bài quyền học mót.

- Toàn những thế thất truyển - Hoàng nức nở - Y xì như Triệu Minh quận chúa.

"A. a. a... sát" nó vung chân đạp vào thành tủ. Võ sĩ mới nhập môn lên hoả hầu còn kém ngã một cú khá nặng. Cố không khóc nhưng miệng méo xệch.

- Uống tí gì nhé.

Nhã đi xuống giường cẩn thận quấn khăn len quanh cổ.

- Kệ mình, cậu đang mệt.

- Mình chỉ ho thôi, có sốt, đâu.

- U đi chợ à

- ừ

Con bé Phương Phương đang xếp lại cỗ bài tổ tôm. Nó ngắm rất kỹ quân bài bát vạn có vẽ con cá. Thằng bé hàng xóm học cấp một sát cạnh nhà Hoàng, đánh chắn cực kỳ thợ. Nó được chân truyền từ ông nội. Bố mẹ nó đi làm cả ngày. Buổi sáng nghỉ học, hai ông cháu bị nhốt suốt trong nhà. Nhã cắt một miếng gìo bò. Mở tủ lạnh, xách ra chai nguyên Henessy

Lúc nãy đánh chắn tay đôi với U, mình ù thông hai ván có lèo. à quên, nhà muối dưa hành đấy.

- Để mình lấy cho.

Hoàng uống. Con bé Phương ngồi trên lòng. Anh với bao Dunhill ở mặt bàn châm một điếu. Nhã ho. Hoàng dụi điếu thuốc vào chân bàn.

- Cậu cứ hút đi. Mình rất thích ngửi mùi khói thuốc. Đau cổ nhưng thèm quá.

Có ai bấm chuông. Hoàng đặt nhẹ con bé Phương xuống giltờng. Nó đã thin thiu ngủ. Những đứa trẻ béo khoẻ là quà tặng của Chúa. Hoàng đi ra ngoài cổng mở cửa. Một người đàn ông trung niên tầm thước, nét mặt tự tin quyết đoán. Một mầu tuyệt vời của self -mademan.

- Xin lỗi anh, chị Nhã có nhà không ạ.

- Cô ấy trong nhà, mời anh

- Cảm ơn anh, không dám.

Người đàn ông đẩy cái Cup 81 vào sân. Treo áo khoác lên mác. Bên trong mặc sơmi màu hồng nhạt, đeo caravate. Hoàng lấy thêm ly rót rượu mời. Nhã nhìn người đàn ông.

- Có việc gì vậy.

- Thấy kêu là Nhã ốm, anh đến thăm. Hơn nữa cũng có chút công chuyện.

- Nói luôn đi.

Người đàn ông đưa mắt nhìn Hoàng, ngập ngừng chạm môi vào ly rượu. Hoàng hút thuốc, chăm chú xem một tờ tạp chí tiếng Pháp. Nhã quấn chặt khăn cổ tỏ ý sốt ruột.

- Trung râu nói Nhã cắt cầu với bọn giấy Bãi Bằng.

- Chuyện cũ rồi.

- Làm ơn có thể chuyển sang cho anh được không.

- Thì anh cứ gặp đia-rếc.

Nhã làm cho vài động tác thì tiện hơn. Mà nói thật, không có Nhă thì chưa chắc bọn nó đã chấp nhận anh.

- Điều ấy không phải lỗi ở tôi.

Người đàn ông cười nịnh, ly rượu trên tay sóng sánh còn nguyên. Hoàng rót thêm chén rượu khác cho mình. Một tiếng pháo le lói vọng qua cửa sổ. Con bé Phương Phương khẽ cựa. Nhã với bao thuốc, nghĩ thế nào lại bỏ xuống.

- Anh đưa trước cho Nhã 5 triệu.

- Anh không thấy tôi đang ốm à.

- Ra giêng thì lỗ quá.

- Đã bao giờ anh thấy tôi hứa trước điều gì chưa.

Người đàn ông uống hết ly cognac. Nhã im lặng Hoàng chăm chú đọc nốt quảng cáo của Nhật về personal computer có thuật ngữ rất lạ.

- Có lẽ anh xin phép, nhưng mong Nhã nghĩ kỹ.

- Chào anh.

Hoàng đi theo khách ra khép cửa. Trời ẩm. Người đàn ông chắc mải nghĩ, quên chào Hoàng. Bên kia đường mấy bé gái đang chơi nhẩy dây. Hoàng quay vào.

- Mình làm cái gì Nhã ăn nhớ.

- Đằng nào chả đợi U.

- Mình không đói.

- Hay đánh ván chắn tay đôi vậy.

- ừ

Hoàng chia bài dáng chuyên nghiệp. Bài Nhã lẻ.

Cô khe khẽ thở dài. Cứ gần tết lại có cảm giác xao xuyến buồn.

- Tứ văn.

- Hoàng này, tự nhiên mình cảm thấy chán quá.

Cậu đi đâu xa xa thử xem.

- Mình cảm thấy bải hoải. Buôn bán cũng không còn hưng phấn. Hay là tâm lý gái già - Nhã bật cười khẩy - Đi đâu xa bây giờ. Mà đi xa cũng chẳng giải quyết được gì. Có lẽ sang năm mình đóng hết các cửa rồi nhờ cậu đến giảng Thiền.

- Cầu Chúa ban phước lành cho cậu. Ngũ vạn.

- Liệu Chúa có đến với mình không.

- Mỗi người có một đức tin, không thể truyền trao được. Mình theo quan điểm Thiền tông. Vì vậy, Chúa luôn đến với mình những lúc không tiền uống rượu.

Kinh thánh nói, sự cùng quẫn cuối cùng của con người đó là cơ hội của Chúa.

- Triết gia đều là những tay nguỵ biện...

- Nhưng cái căn bản là họ sống lâu. Văn nhân, thi nhân thậm chí thương nhân phần lớn đều chết yểu.

- Thôi, không chơi bài nữa, mình với cậu ra đường lang thang đi.

- Cậu đang ốm

Nhã nhấp tý tẹo rượu. Một cơn ho dài làm cô gập người.

- Tâm chọn được ngày cưới chưa.

- Nó định ra Tết, nhờ mình xem ngày. Tý, Dậu, Sửu. Kim cục địa chi tam hợp. Được, nói chung là số thầng Tâm vào loại đẹp.

- Cậu có phải lập lại lá số cho mình không. Cậu khen nức nở đường chồng con. Mình nhớ nguyên văn. Nữ mệnh lấy phu và tử làm trọng. Phu tinh và tử tinh không gặp phải sự hình, xung, phá hại là tốt.

Nhã cười. Hoàng uống rượu mải ngắm phố qua cửa sổ. Hôm nay là mười hai tháng chạp. Nhã lại ho. Sự cô đơn tự tăng sức mạnh vào những ngày giáp Tết.

- Thủy bao giờ thực tập xong.

- Ngày kia cậu cho mình mượn xe, mình xuống đón Thuỷ.

Con bé Phương Phương giãy thò chân ra khỏi chăn.

Rét ngòn ngọt. Hơi ấm trong phòng thỉnh thoảng loãng nhẹ bởi cơn gió mỏng manh nào đó. Thuỷ đi thực tập năm cuối tại Ngân hàng Hải Phòng. Hôm nghe bà giáo vụ nói xong Thủy tấm tức khóc. Cô là nữ sinh duy nhất ở Hà Nội đi thực tập khác tỉnh, Thầy chủ nhiệm ghét Thuỷ từ nám học thít hai, lý do cũng mù mờ lắm. Hoàng đưa cô địa chỉ mấy người quen. Thuỷ vò vứt đi. Hoàng im lạng cúi xuống vuốt phãng lại tờ giấy. Thuỷ nói như hét.

"Em không đi đâu cả".

"Anh đưa em đến tận nơi. Nhà bạn anh rộng lắm".

"Dễ thường em ngủ qua đêm ở nhà bạn giai anh. "

"Hay anh xin nghỉ cả tháng xuống đấy với em nhé".

"Không cần".

Hôm hai đứa định đi một vòng qua nhà thầy cô thì mẹ Hoàng ốm.

"Đáng nhẽ từ trước anh phải vào trường em hỏi han xem thế nào"

"Em đi thế này anh đâu có yên tâm. Nhưng giáo vụ trường em anh cũng không quen ai".

"Anh chỉ quen các chủ quán thôi".

Thủy quay ngoắt đi. Hoàng loay hoay làm lành. Cả tuần trước khi đi, Thuỷ hậm hực. Quần áo nhét ra rồi lại nhé, vào. Đành rằng có mấy đứa bạn gái nội trú cũng thân ở dưới đó nhưng mà lần đầu tiên cô phải xa nhà. Nhìn Hoàng suốt buổi ngồi nghệt ra, càng thêm tức. Toàn được cái khôn ngoan ở đâu đâu. Hôm xuống Hải Phòng Thuỷ nằng nặc đòi lên ô tô cùng mấy cô bạn.

Hoàng dỗ mãi là lên anh đèo, cô nhất định không nghe. Chiếc xe khách mang biển mười lăm đi với tốc độ chín mươi cây một giờ. Cách sau nó đúng ba mét là cái Dream 100 mang biển số 29. Hành khách trên xe phát hoảng. Một con buôn đường năm đúng hôm ấy ôm hàng lậu vỡ tim vì nghi Hoàng là trinh sát ngoại tuyến bám. Đến Bần Yên Nhân, Thuỷ bất đãc dĩ đập cửa xin xuống. Cô cũng sắp vỡ tim. Hai chàng bộ đội, một trung uý, một Thiếu uý nhảy xuống khỏi xe. Thời bình nên hiệp sĩ hơi sẵn. Họ nhìn Hoàng trần trọng. Thuỷ vừa khóc vừa thanh minh. Hoàng hạnh phúc. Cả người nhếch nhác thảm hại vì bụi nhưng mặt trông rất phởn. Anh chàng Thiếu uý hai mươi hai tuổi nghe xong quay mặt sang hướng đông khóc ba tiếng cười ba tiếng rồi đưa tặng Hoàng bao Hêrô đang hút dở. Cách đây chẵn tuần cô người yêu mười chín tuổi cùng làng đột ngột bỏ đi lấy chồng.

- Cậu Hoàng đấy à, cậu ăn cơm luôn nhé.

- Vâng.



Bà U đi chợ về. Làn thực phẩm trĩu nặng. Hai con gà giò và miến. Giá đỗ. Hoàng xuống bếp giúp bà U làm gà Hầm cả hai con, lòng xào miến với giá. Con bé Phương dậy chạy xuống bám cổ Hoàng xem anh vặt lông. Nhã ngồi cố ép mình đọc Cựu ước. Đoạn Samson và Dalia. Hoàng đánh dấn sán. Chán kinh khủng. Phim thì làm hấp dẫn thế. Mình không có căn chất để thành con chiên. Không hiểu Hoàng tìm thấy gì sau cánh cửa nhà thờ. Cũng đôi lần Nhã đi lễ chùa. Tâm vẫn bất an. Mà mình thì đâu có tham xin xỏ nhiều. Phần châm ngôn lại càng nặng nề. "Phúc đức thay người chồng lấy được vợ hiền, tuổi thọ người ấy sẽ tâng gấp đôi. Vợ đảm đang thì chồng sung sướng suốt đời được sống bằng an hạnh phúc. Vợ hiền là phúc phận may mán là phần dành cho những người kính sợ Chúa. Người vợ kín tiếng là ơn Chúa ban. Không gì sánh được người vợ nết na. Mình già quá rồi. Không ai có thể tắm được nước một dòng sông hai lần. Toàn những câu có cánh nghe mà phát nản. Nhã vất sách bật nitendo chơi trò Mario đi cứu Công chúa. Cố chơi mãi vẫn không qua khỏi bài ba. Lấy vợ cũng vất vả thế sao. Con bé Phương từ dưới bếp chạy lên tay cầm một đùi gà gặm dở. Hoàng theo sau bê mâm cơm. Ngoài kia trời vần xam xám mưa. Bà U rang thêm ít lạc. Con bé Phương ngồi tọt vào lòng Hoàng, nó có thói quen ấy khi ăn, Nhã mắng nhiều không chịu bỏ. Bà U lấy ghế đẩu cóm róm ngồi xa bàn. Những dạo đầu, Nhã nói mãi U chẳng nghe, cứ lủi thủi ăn sau ở dưới bếp.

- U uống ít rượu - Nhã chỉ hũ rượu thuộc ngâm ở đầu tủ ly. Nhà nhiều rượu chủ yếu để cho Hoàng.

- Thôi hôm nay U mệt - Bà U liếm môi

Hoàng đứng dậy rót đầy chén tống.

- Ra Tết em con cưới, chẳng biết U đến được không. Vậy con với U cứ uống mừng nó trước.

- Thật a cậu.

Nhã trện trạo nnốt. Như nhai rơm. Con bé Phương bi bô kể chuyện lớp nó. Bà U cẩn thận để cái chén đã hết rượu xuống chán bàn. Hoàng nhâm nhi, sau mỗi ngụm, anh lại phà hơi vào má con bé Phương. Nó thích mùi rượu triệt để. Bà U ăn quàng, xin phép đi xuống nhà dưới sửa lại bếp dầu. Gần Tết. Hà Nội vẫn chập chờn lúc có lúc mất điện. Hôm tivi quay hội nghị tông kết ngành điện, ông Giám đốc sở truyền tải đọc báo cáo thành tích dài mười tám trang dưới ánh sáng một cây bạch lạp. Hoàng nhìn Nhã.

- Hay cậu uống một chút.

- Rót cho mình một tí thôi.

Hoàng xúc miến đút cho con bé Phương. Nó ăn ngon lành nhìn phát thèm.

- Đã bao giờ cậu thật chán chưa.

- Vài lần. Buồn đến nỗi không uống được cả rượu.

- Lúc ấy cậu làm gì.

- Rất khó nhớ. Đại loại và viết lăng nhăng.

- Chắc là một chuyện tình thê thảm.

- Không. Chân dung những triết gia mình thích.

- Cho mình xem với.

- Có lẽ mình quăng đâu. Nhưng nếu cậu muốn.

- Mình rất muốn.

Nhã uống hết chỗ rượu đòi đi chơi. Con bé Phương Phương cười khanh khách tán thành. Hoàng dắt xe ra, khoá cửa ngoài. Nhã mặc đầm đánh phơn phớt một chút phấn son. Bé Phương ngồi giữa hai người luồn tay ôm chặt bụng anh. Buổi chiều dịu dàng. Hoàng thích Hà Nội về đêm. Nhưng yêu, thì rất yêu những buổi chiều như thế này. Phố cổ ngói xám. Hồ Tây sương loang. Những bãi cỏ xanh được mưa xuân mơn mởn. Các ghế đá vắng trong thời gian lở cỡ chờ tình yêu. Nhã xuýt xoa vì lạnh. Hoàng lưỡng lự. Hay đến chơi nhà thầy Pni.

- Tuỳ cậu.

- Ông Phi cũng mang máng biết Nhã đấy. Thầy có một năng lực siêu việt là nhớ rất lâu những sinh viên nữ.

- Hoàng hay xuống chơi lắm hả.

Hơn một năm mình chưa qua. Cách đây vài tuần, mình mệt. Thằng bạn lớp cũ được giữ lại dạy ở trường có qua chơi. Thầy Phi gửi cho mình chai rượu. Nghe đâu thầy mới lấy vợ.

- Cái gì.

- Mariage.

Nhã bật cười. Thầy Phi vừa dài vửa gầy trông khá giống Donquichotte xứ Mantra. Khi Nhã tốt nghiệp thầy xấp xỉ bốn mươi. Thầy viết thư tình rất hay, có những lá thư sinh viên coi là kinh điển. Trong gần mười lăm năm giảng dạy, thầy đã thầm yêu bảy lần chia đều từ khoá mười ba đến khoá hai bốn. Các nàng Dulxinea thi xong qua môn thầy, trong buổi đi chơi lần cuối tự thú nhận rằng, từ lâu thấy ở thầy hình ảnh một người anh giai. Các thôn nữ làng Tôbêxô nức nở với chàng hiệp sĩ cưỡi xe đạp nội không pourbaga: "Hãy coi em như người em gái" rồi đau khổ bước lên xe hoa về nhà chồng. Triết gia đứng chết lặng, lê mình vào rượu chiêm nghiệm những qui luật vận động của cuộc sống. Năm tháng ngang qua, vốn là tín đồ của một học thuyết đậm đầy dương tính, thầy dần khôi phục nhiệt năng lại hăm hở lao vào cấu trúc cuộc tình mới. Gần đến Giáp Bát trời sâm sẩm tầm bữa cơm chiều. Hoàng dựng xe cạnh hàng rào nứa xiêu vẹo. Nhã bế bé Phương đã hơi gà gà ngủ gật. Thầy Phi có nhà.

- Em chào thầy ạ.

- Đang băm bèo, thầy Phi ngẩng lên hấp háy mắt rồi buông dao.

- Trời ơi, đại hạnh. Không ngờ là lão đệ. Vào nhà đi Hoàng.

Căn nhà ba gian hương hoả xây theo lối cổ. Thầy Phi là trưởng nam một dòng họ lớn mà không đời nào là không góp cho xã hội một vài Tiến sĩ. Gian chính giữa duy nhất ngọn đèn 60W tù mù soi một bàn thờ to chiếm gần nửa. Hương khói có phần không được chăm chút. Giá sách bơóc htờng oán cong vì sức nặng của những chồng sách cũ quán queo mép. Sát cạnh treo mấy bộ quần áo chưa kịp giặt bốc mùi nhè nhẹ. Nhã ngơ ngác nhìn hoành phi cân đối. Cái nứt, cái tróc sơn. Một di tích hoang phế của nền văn minh Nho giáo. Thầy Phi khoác thêm một áo bông ra ngoài áo trấn thủ, tráng ấm pha nước.

- Em nghe hình như thầy mới lập gia thất.

- Được nửa năm rồi, chán cậu quá. Hôm ấy vui lắm.

- Em bận ở xa, mong thầy đại xá. Kính thầy uống nuớc, Cung hỷ.

- Uống nước đi, nội tướng đây hả. Còn đây trưởng nam hay trưởng nữ.

Nhã kín đáo liếc lợi chén cáu thành từng ngấn vàng khè. Hồi sinh viên Hoàng khá thân với các thầy.

Hoàng không ngoan lắm, cũng chẳng khéo quá. Kể cũng lạ. Ra đời rồi vẫn giữ độ thân thiết, nửa thầy nửa bạn với vài ba người. Ngày xưa Nhã có học thầy Phi. Bên ngoại ngữ Thanh xuân túng giáo viên. Thầy Phi thỉnh thoảng được mượn sang đỡ vài cua. Hồi đầu, thầy hơi tự ái với giáo vụ. Rồi sau thầy ham. Nữ sinh viên trường Nhã có tiếng là kháu.

- Dạ thưa thầy, cô đâu ạ.

- Đang ở dưới bếp.

Không hiểu sao thầy Phi thở dài. Tiếng thở não nnột chưa kịp tan thì nội tướng xuất hiện. Hoàng đứng dậy trân trọng tự giới thiện. Một thứ hành ngôn hổ lốn phảng phất chưởng Kim Dung và mùi sách Minh Tâm bảo giám. Cả thầy và cô đều hơi hoảng. Nhã bật ho. Thầy Phi thay mặt vợ trân trọng mời hai người ở lại dùng bữa cơm nhạt. Nhã giẫm chân Hoàng, anh cố tình không hiểu ôm quyền thi lễ vui vẻ nhận lời. Hiền thê từ dưới bếp bưng mâm lên. Mâm gỗ nước su son tróc loang lổ Một đĩa dưa khú, trứng tráng chỗ cháy chỗ tái đựng trong bát chiết yêu. Một bát nước mắm to để nguyên không pha. Nhá hiểu tại sao thầy Phi lại thở dài. Trong ánh sáng nhờ, Nhã ngắm kỹ cô, trạc ngoài ba mươi. Vẻ thuần hậu chỉ còn sót lại ở gái ngoại thành. Nét mặt đều đền, nhàn nhạt. Không biết làm ruộng và tất nhiên cũng không biết, buôn bán. Có thể học hết cấp ba mà cũng có thể chưa học hết cấp hai. Hậu quả logic của sự giao lưu văn minh giữa nông thôn và thành thị. Hoàng ngồi hồi hộp chờ đợi. Sáng danh Chúa, cái gì đến phải đến. Thầy Phi mở gầm bàn thờ lôi ra một lọ thuỷ tinh áng khoảng chục lít. Ngâm nguyên bộ ngũ xà. Lẫn lộn cả cao trăn, cao báo, cao con khỉ. Hũ rượu huyền thoại, nghe đồn được ngâm đã bảy năm chỉ dành riêng cho thầy độc ẩm. Sau hai năm được coi như bạn vong niên, Hoàng mới biết thầy Phi là tay nấu rượu lậu cự phách. Một năm chỉ hai lần nổi lửa. Rằm tháng bảy và ngày ông táo lên giời. Và thầy chỉ nấu cho thầy. Đương nhiên là công phu. Hãn hữu lắm mới đưa ngoại nhân. Hoàng âm thầm nuốt nước bọt. Thầy Phi cẩn thận chiết ra đúng một chai nửa lít.

- Chao ôi, thơm quá. Một mùi thơm mang tính triết học - Hoàng tấm tắc.

- Quí vật chỉ để đãi quí nhân - Thầy Phi đắc ý.

- Dạ thưa thầy, để em đi làm vài cặp kê túc.

- Thôi, vẽ sự.

- Xin thầy đừng phụ tấm chân tình của em.

Thầy Phi yếu đuối thông cảm, bẽn lẽn nhìn theo Hoàng chạy sang quán phở chênh chếch bên kia đường. Rất ư ngoại ô những ngày tháng chạp. Thịt gà chậm khách một màu chung thuỷ. Hoàng bảo chủ quán chặt nguyên nửa con. Con bé Phương Phương tỉnh hẳn chui vào lòng Hoàng ngáo ngơ nhìn xung quanh.

Thầy Phi trịnh trọng đặt chai rượu lên mâm. Lạy Chúa, chỉ thêm có cái chai mà bố cục mặt bàn đột nhiên hào hoa hẳn.

- Huynh xin chúc lão đệ ngọc thể khang cường- Thầy quay sang Nhã

- Chúc các bạn hạnh phúc.

- Hôn nhân muôn năm.

Hoàng hô nhiệt tình. Một hơi cent pour cent cạn đáy cốc. Không phải là rượu mà là nước thánh. Hoàng đau xót nhìn gầm bàn thờ, ngăn cất hũ rượu được chốt cẩn thận bằng hai ổ khoá bi Trung Quốc. Nhã cầm đũa xã giao gắp hú hoạ một miếng lấy lệ. Thầy Phi khen Hoàng khéo chọn vợ và ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng.

- à, thế nhưng cậu cưới hồi nào nhỉ.

- Dạ, bọn em định sang năm.

- Ơ thế nhưng...

- Dạ

Thầy Phi gật gù hiểu, đầy thông cảm với thế hệ trẻ.

Mỗi một thời mỗi một quan niệm hôn nhân. Vả lại, ngay từ hồi đi học Hoàng có tiếng là lập dị. Nhã nhìn Hoàng. Ông bạn đừng có đùa quá trớn. Hoàng gấp dưa hân hoan nhai, khen lấy khen để là muối khéo. Cô ngồi cạnh thầy hơi đỏ mặt tíẻp thêm cho Hoàng một đĩa dưa đầy.

Hoàng nghẹn ngào nhìn bát mình âm thầm sám hối. May mà chai rượu còn phân nửa. Thầy Phi ngà ngà. - Đệ thấy huynh dạo này thế nào?

- Dạ, hình thể có hới sa sút nhưng thần sắc thêm độ tinh nhanh.

Vậy là những gã lãng tử trước sau đền phải có gia đình. Qui luật của muôn đời, thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất. Khi tình yêu tắt hết tinh hoa thì chuyển sang trạng thái hôn nhân. Một khái niệm mỹ miều mà chức năng chính là huỷ diệt. Tại sao người ta phải lấy vợ. Câu hỏi này không phải dành cho những nhà Xã hội học mà đích thị dành cho Triết gia. Chủ nghĩa tình cảm không tưởng đã bị hiện thực hôn nhân tàn nhân đè nát. Đến bây giờ huynh đã hiểu tại sao nửa đêm thái tử Tất Đạt Đa phai trèo tường trốn nhà. Đâu phải là ngài day dứt trước sinh lão bệnh tử. Ngài đã ngấm đủ cảnh vợ ngu con đần. Ngài đang muốn tìm sự siêu thoát ngoài hôn nhân. Đoạn độc bạch nức nở. Hai chén tống nối nhau cạn sạch bằng nhát uống dứt khoát. Niệm trước mê là tục nhân, niệm sau ngộ là tửu nhân. Từng âm tiết ngấm đầy nước mắt. Chao ơi, nước mắt chúng sinh còn nhiều hơn nước ở các đại dương. Thêm một nạn nhân bị huyễn hoặc bởi Romeo và Juyliet. Cái bi kịch cò mồi ấy đã đẩy bao người ưu tú và lương thiện vào vực thẳm hôn nhân.

- Nhiều lúc chợt tỉnh lại tự dày vò. Bằng hữu đâu. Hoài bão lý tưởng đâu. Khi hiểu được bản chất cát bụi thì mình đã thành cát bụi. Một chậu cám cho lợn là thùng gạo cho mình. Một phương pháp tồn tại ưu việt. Một thúng bản thảo những suy tư triết học vĩnh viễn không xuất bản. Uống rượu rồi khóc gở lắm. Nhưng chủ thể và và khách thể đều nhão thì đành. Hoàng bế thầy Phi vào giường cẩn thận ủ chăn ấm. Dặn cô là đừng cho thầy uống cái gì, chỉ xoa dầu thật nóng thái dương và gan bàn chân. Cô lặng lẽ nhìn Hoàng, xuống bếp lấy cái xô nhựa nút miệng để cạnh chân giường. Chắc cô đã quen nhiều lần như vậy. Rồi bỗng khe khe nói: "Đời cô khổ lắm". Vâng, hai nghìn năm trăm nam trước Đức Phật từng nói: "Đời là bể khổ". Nhã và Hoàng xin phép về. Cô đưa ra tận cổng. Nói chun, vợ trí thức là một, vợ nghệ sĩ là hai đều là những người đắc đạo. Hoàng đi xe chậm. Uống caté rồi phóng tốc độ cao là điều rất thú. Nhưng có Nhã và bé Phương, Hoàng không dám. Nha thỉnh thoảng ho. Trời phân phất lành lạnh mưa. Vài vệt sáng đi ngược. Hoàng tỉnh hẳn rượu. Nhã thấy thầy Phi thế nào. Nát quá hả.

- Chó chết... Mười thằng đàn ông lấy vợ thì cả mười thằng kêu sai lầm.

- Lâu lắm mình mới được trực quan sinh động về hôn nhân. Tuyệt vời. Hóa ra mình với cậu còn khá đủ thông minh.

- Mình không phải là cậu.

- Mình xin lỗi.

- Cậu ngu lắm.

- Gần đây mình mơ hồ cảm thấy điều đó.

- Càng ngày cậu càng ngu Hoàng ạ.

Vai trái Hoàng bị cấn khẽ, chắc con bé Phương nó nghịch. Anh đi xe nhanh hơn. Đường vắng ngắt. Đưa Nhã về đến nhà đồng hồ điểm chẵn mười giờ.
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved