Home » » VỀ VỤ ÁN NHÂN VĂN GIAI PHẨM - 11

VỀ VỤ ÁN NHÂN VĂN GIAI PHẨM - 11

Written By kinhtehoc on Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012 | 01:21

Phùng Quán

- Triệu-tử-Long trong nhóm đối lập. Những bài thơ của anh được dư-luận gọi là những "bom nguyên-tử".

Chúng tôi trích đăng bài "Chống tham ô lãng phi" đăng trong Giai-Phẩm Mùa Thu, tháng 10, 1956 và bài "Lời Mẹ dặn" đăng trong tờ Văn, tháng 9, 1957.

Anh không đòi hỏi gì khác hơn là quét sạch những rác rưởi trong xã hội và yêu cầu các nhà văn phải trung thành với tâm hồn của mình: "yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét". (*). Anh bị khủng-bố chỉ vì dám nói như vậỵ

Phùng Quán bị lôi đi chỉnh-huấn và phải viết bài thú tộị Trong bản này nhà thơ trẻ tuổi thú nhận rằng sau khi nhóm Nhân-Văn Giai-Phẩm bị giải tán thì suốt ngày chỉ chơi với một con bú dù. Các bạn hỏi tại sao thích nuôi bú dù Phùng Quán trả lời: " Chơi với người chán lắm rồi, thành phải chơi với bú dù".

Một chế độ đã đào luyện cho thanh niên một tâm trạng như vậy đủ làm cho chúng ta suy nghĩ về chân giá tri của chế độ đó vậỵ

(*) Trong cuốn " Bác sĩ Zhivago" Boris Pasternak có viết: " Muốn chiều Cộng-sản thì dể lắm. Cứ nói là yêu cái mình ghét, và cứ nói là ghét cái mình yêu".
CHốNG THAM Ô LãNG PHí


Trích Giai-Phẩm Mùa Thu Tập II tháng 10-1956.

Thơ Cái Chổi

Ta đã đi qua

Những xóm làng chiến-tranh vừa chấm dứt:

Tôi đã gặp

Những bà mẹ già quấn dẻ rách

Da đen như củi cháy giữa rừng

Kéo giây thép gai tay máu chảy ròng

Bới đồn giặc trồng ngô tỉa lúa

Tôi đã gặp

Những cô gái trồng bông

Hai mươỉ ba mươỉ

Tôi không nhìn ra nữa

Mồ hôi sôi trên lưng

Mặt trời như mỏ hàn xì lửa

Đốt đôi vai cháy hồng.

Tôi đã đi qua

Những xóm làng vùng Kiến-an Hồng-quảng

Nước biển dâng lên ướp muối các cánh đồng

Hai mùa lúa không có một bông

Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ.

Tôi đã gặp

Những đứa em còm cõi

Lên năm, lên sáu tuổi đầụ

Cơm thòm thèm độn cám và rau

Mới tháng ba đã ngóng mong đến Tết

Để được ăn cơm no có thịt

Một bữa một ngày" ...

Tôi đã đi giữa Hà-nội

Giữa Hà-nội những đêm mưa lất phất

Đường mùa đông nước nhọn tựa dao găm.

Tôi đã gặp

Chị em công-nhân đổ thùng

Yếm rách chân trần,

Quần xăn quá gối,

Run lẩy bẩy chun vào hầm xí tối

Vác những thùng phân

Ta thuê một vạn một thùng

Có người không dám vác.

Các chị suốt đêm quần quật

Sáng ngày vừa đủ nuôi con.

Một triệu bài thơ không nói hết nhọc nhằn

Của quần chúng anh hùng lao-động

Đang buộc bụng thắt lưng để sống.

Để dựng xây kiến thiết nước nhà,

Để yêu thương nuôi nấng chúng ta

Vì lẽ đó

Tôi quyết tâm từ bỏ

Những vườn thơ đầy bướm đầy hoa,

Những vần thơ xanh đỏ sáng lòa,

Như giấy trang kim

Dán lên quân trang.

Đẫm mồ hôi và máu tươi của cách-mạng.

Như công nhân

Tôi muốn đúc thơ thành đạn

Bắn vào tim những kẻ làm càn

Những con người tiêu máu của dân

Như tiêu giấy bạc giả !

Các đồng-chí ơi !

Tôi không nói quá

Về Nam-Định mà xem

Đài xem lễ, họ cao hứng dựng lên (1)

Nửa chừng thiếu tiền bỏ dở

Mười lăm triệu đồng dầm mưa dãi gió

Mồ hôi máu đỏ mốc rêu

Những con chó sói quan liêu

Nhe răng cắn rứt thịt da cách-mạng !

Nghe gió thâu đêm xuốt sáng

Nhớ "đài xem lễ" tôi xót bao nhiêu

Đất nước chúng ta không đếm hết người nghèo

Đêm nay thiếu cơm thiếu áọ

Những tên quan liêu Đảng đã phê-bình trên báo

Và bao nhiêu tên chưa ai biết, ai hay

Lớn, bé, nhỏ, to, cao, thấp, béo, gầy

Khắp mặt đất như ruồi nhặng

ở đâu cũng có !

Đảng muốn phê bình tất cả

Phải một nghìn số báo Nhân Dân !

Tôi đã đến thăm nhiều hố xí cầu tiêu

Giấy trắng nửa mặt, xé toang chùi đít.

Những người này không bao giờ biết

ở làng quê con cái nhân dân ta

Rọc lá chuối non đóng vở học i-tờ !

Tôi đã dự những phiên tòa

Họp xuốt ngày luận bàn xử tội

Những con chuột mặc quần áo bộ đội

Đục cơm khoét áo chúng ta

Ăn cắp máu dân đổi chác đồng hồ

Kim phút kim giờ lép gầy như bụng đóị

Những mẹ già em trai, chị gái

Còng lưng, rỏ máu lấn vành đai !

Trung ương Đảng ơi !

Lũ chuột mặt người chưa hết

Đảng lập đội trừ diệt

---- Có tôi

đi trong hàng ngũ tiền phong.

PHùNG QUáN

Chú thích: (1) Đài xem lễ ủy-ban thành-phố Nam-Định dựng lên để các đại-biểu đứng xem lễ.

Việc này được phê-bình ở báo Nhân-Dân.

____________________________

Trích báo Văn số 21 ra ngày 17-9-1957
Lời Mẹ Dặn


Tôi mồ côi cha năm hai tuổi

Mẹ tôi thương con không lấy chồng

Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải

Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.

Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ

Ngày ấy tôi mới lên năm

Có lần tôi nói dối mẹ

Hôm sau tưởng phải ăn đòn.

Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn

Ôm tôi hôn lên mái tóc

---- Con ơi ------

trước khi nhắm mắt

Cha con dặn con suốt đời

Phải làm một người chân thật.

---- Mẹ ơi, chân thật là gì?

Mẹ tôi hôn lên đôi mắt

Con ơi một người chân thật

Thấy vui muốn cười cứ cười

Thấy buồn muốn khóc là khóc.

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét.

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêụ

Từ đấy người lớn hỏi tôi:

--- Bé ơi, Bé yêu ai nhất?

Nhớ lời mẹ tôi trả lời:

--- Bé yêu những người chân thật.

Người lớn nhìn tôi không tin

Cho tôi là con vẹt nhỏ

Nhưng không ! những lời dặn đó

In vào trí óc của tôi

Như trang giấy trắng tuyệt vờị

In lên vết son đỏ chóị

Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi

Đứa bé mồ côi thành nhà văn

Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm

Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.

Người làm xiếc đi giây rất khó

Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn

Đi trọn đời trên con đường chân thật.

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêụ

Tôi muốn làm nhà văn chân thật

chân thật trọn đời

Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi

Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

Bút giấy tôi ai cướp giật đi

Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.

1957

PHùNG QUáN
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved