Nguyễn Ái Quốc - Những năm tháng gian khó
Sau khi bị bắt ở số nhà 186 phố Tam Kung, Cửu Long, Hương Cảng (theo kết quả khảo sát thực tế mới nhất tại Hồng Công tháng 9/2007, thì nơi Tống Văn Sơ bị bắt là phố Tam Kung chứ không phải phố Tam Lung như các tài liệu trước đây vẫn sử dụng) và bị giam ở nhà tù Víchtoria, nhờ sự giúpđỡ tận tình của vợ chồng luật sư Lôgiơby và những người bạn, lãnh tụNguyễn Ái Quốc đã được trả tự do.
Khi tới Mátxcơva, mặc dù muốn nhận công tác ngay, nhưng QTCS thu xếp để Nguyễn Ái Quốc đi nghỉ an dưỡng ở Xôchi bên bờ biển Đen. Mùa thu năm 1934, QTCS ra Quyết định số 45 cử Người đi học tại Trường Bồi dưỡng Lý luận quốc tế mang tên Lênin,đăng ký trong danh sách sinh viên số hiệu 375, bí danh Lin, niên khóa 1934-1935.
Dù đã trở về trung tâm phong trào cộng sản quốc tế, sống giữa những người đồng chí, nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn phải đối mặt với sự nghi kị về nhiều lý do khác nhau. Đó là vì sự xuất hiện những chủ trương mang tính chất “tả khuynh” trong tư tưởng và lý luận của QTCS, đặc biệt là ảnh hưởng của Nghị quyết Đại hội VI QTCS (6-1928) với các Đảng Cộng sản, trong đó có Đảng Cộng sản Đông Dương, đến vấn đề đặt tên Đảng, vấn đề dân tộc và giai cấp trong đường lối chiến lược và sách lược của Đảng, đặc biệt là sự bất đồng quan điểm giữa Nguyễn Ái Quốc với QTCS về phương pháp cách mạng, nhất là bạo động và chất lượng cán bộ hạt nhân phong trào, như có lần Người đã phê phán việc dùng vũ lực giải thoát đồng chí hoặc bắn lại cảnh sát trong một lá thư đánh máy bằng tiếng Anh: “Những hành động mà các đồng chí chúng tađã làm không nhận được sự ủng hộ và tự cô lập với quần chúng nhân dân, sẽ không bao giờ mang lại thành công mà trái lại sẽ chỉ làm hỏng tính cách anh hùng của chúng ta”.
Cũng trong một lá thư viết bằng tiếng Pháp gửi QTCS, Người đã thẳng thắn nhận xét: “Các đồng chíĐông Dương hầu như không biết chữ. Như vậy nghĩa là thay vì sự dũng cảm và hy sinh, họ sẽ làm việc rất tốt do trình độ tư tưởng và chính trịquá thấp... kết quả này biểu hiện trong công việc hàng ngày: các đồng chí công nhân và nông dân hoàn toàn phụ thuộc vào các đồng chí trí thức”. Nguyễn Ái Quốc còn bị đánh giá là một người mang nặng tư tưởng chủ nghĩa dân tộc, cùng sự nghi ngờ ám ảnh về việc hình như Người được thực dân Anh thả tự do quá dễ dàng?
Thậm chí đầu năm 1935, một lá thư gửi Vụ Hải ngoại QTCS còn đề nghị: “Về vấn đề liên quan đến Quốc, thì trong vòng hai năm, đồng chí ấy phải nghiêm túc tu dưỡng bản thân trong học tập và không bố trí công tác khác. Sau khi kết thúc học tập, chúng ta sẽ có kế hoạch giao công việc riêng”. Đó là nguyên nhân trong thời gian này Người không được giao một nhiệm vụ quan trọng nào. Nỗi khổ tâm nặng trĩu trong lòng Nguyễn Ái Quốc khi phải đối diện và tựmình giải tỏa những ngờ vực này.
Trong hoàn cảnh éo le ấy, Nguyễn Ái Quốc vẫn đặc biệt quan tâm đến phong trào cách mạng trong nước. Trong lá thư đề ngày 16/1/1935, Người tỏ ra lo lắng trước tình trạng nhận thức chính trị còn kém cỏi của phần đông đảng viên của Đảng Cộng sản Đông Dương và kiến nghị với Ban phương Đông QTCS: Đại đa số đồng chí của chúng tôi, trình độ lý luận và chính trị rất thấp. Tôi thấy tuyệt đối cần thiết là chúng ta phải giúp đỡ các đồng chí của chúng ta khắc phục những khó khăn ấy bằng cách tạo điều kiện cho cácđồng chí tiếp thu được những kiến thức sơ đẳng nhất mà mỗi chiến sĩ đều phải có.
Nguyễn Ái Quốc tận tình giúpđỡ, chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức lý luận và thực tiễn cho các cán bộ, đảng viên của Đông Dương, cũng như các nước khác trong khu vực. Tháng 8/1935, đúng ra Nguyễn Ái Quốc đi dự Đại hội VII QTCS tại Mátxcơva “với tư cách là đại biểu của Ban phương Đông của QTCS”. Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề nghị đại biểu chính thức Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội VII QTCS và là đại diện của Đảng Cộng sản Đông Dương bên cạnh QTCS nhưng không được chấp nhận. Người chỉ được tham gia Đại hội với tưcách là đại biểu tư vấn và được cấp thẻ mang số đăng ký 154.
Trong thời gian diễn ra đại hội, Nguyễn Ái Quốc được Trường Quốc tế Lênin cho nghỉ học 1 tháng đểtham gia dịch và in ấn sang tiếng Việt những văn kiện của Đại hội VII. Người vẫn tận tình giúp đỡ các thành viên trong đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương sang Mátxcơva dự Đại hội lần thứ VII, cũng như tổ chức chu đáo cho chuyến trở về Tổ quốc, mang theo tinh thần và Nghị quyết mới của QTCS về chống nguy cơ chiến tranh phát xít, chiến tranh xâm lược, đặc biệt là phải hình thành một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống đế quốc, đòi dân chủ, cơm áo, hòa bình cho phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Đông Dương.
Sau Đại hội VII QTCS, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục công việc tại Trường Quốc tế Lênin, phụ giảng bộ môn về Đông Dương tại Trường phương Đông và giúp đỡ bà V. Vaxilieva trong công việc quản lý bộ phận Đông Dương của Ban phương Đông QTCS. Cũng thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đã có Bức thư ngỏ gửi Mặt trận Bình dân Pháp bằng chữ quốc ngữ, đòi thực thi những Quyền cơ bản về tự do dân chủ (gồm 6 điều và quyền tự do tồn tại cho Đảng Cộng sản Đông Dương). Mặc dù tài liệu này không đề tên tác giả, nhưng hồ sơ lưu trữ của mật thám Pháp cho biết rõ bức thư này do chính Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Kết thúc khóa học ở Trường Quốc tế Lênin, Nguyễn Ái Quốc đề nghị QTCS cho trở về Việt
Nguyễn Ái Quốc là 1 trong 21 người được tuyển chọn vào lớp nghiên cứu chuyên ngành lịch sử do Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa tổ chức, nhằm đào tạo giảng viên có trình độ cao cho Viện. Kế hoạch nghiên cứu cá nhân ghi rõ: Họtên nghiên cứu sinh: Lin; thời gian thực hiện kế hoạch từ 1/1/1937 đến 31/12/1937; ... với lời phê chuẩn y hoàn toàn kế hoạch cá nhân này. Người đã hoàn thành chương trình tối thiểu của nghiên cứu sinh năm 1937-1938, phiếu điểm thi học kỳ I đạt kết quả tất cả các môn học, có những môn đạt điểm xuất sắc, như đồng chí Hải An (Lê Hồng Phong) đã khẳng định: Có thể nói rằng đồng chí ấy (NAQ) luôn sống và làm việc vìĐảng ở bất kỳ hoàn cảnh và môi trường nào.
Dù không gặp thuận lợi trong hoạt động, trước những đòi hỏi cấp thiết của tình hình thế giới và trong nước, ngày 6/6/1938, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục gửi thư cho lãnh đạo Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, QTCS và đồng chí Manuilxki trình bày nguyện vọng: “Các đồng chí thân mến! Hôm nay kỷniệm lần thứ 7 tôi bị bắt ở Hồng Công và cũng là khởi đầu năm thứ 8 tôi không hoạt động gì. Tôi viết thư này để yêu cầu các đồng chí thay đổi hoàn cảnh đau buồn này. Hãy cử tôi đến nơi nào đó hoặc cứ giữ tôi ở lạiđây nhưng giao cho tôi những việc mà các đồng chí thấy có ích. Những gì tôi yêu cầu là các đồng chí đừng để tôi ngừng hoạt động quá lâu và chỉ ở bên cạnh, phía ngoài Đảng”.
Sau khi có ý kiến phê duyệt của cấp trên để đồng chí Lin được dự kiến trở về hoạt động công tácĐảng trong nước, ngày 8/6/1938, Phòng Tổ chức cán bộ của QTCS cũng đã có công văn gửi đồng chí Dimitơrốp đề nghị “giải quyết dứt điểm tất cảnhững người Đông Dương về vị trí sắp xếp của Đảng Cộng sản Đông Dương”và ý kiến của V.I. Vaxiliêva gửi lên Ban Bí thư QTCS: Đồng chí Lin làỦy viên Ban Chấp hành Trung ương, là người có uy tín trong Đảng Cộng sản Đông Dương, từ nay về sau thì Đảng sẽ chăm chú lắng nghe những ý kiến của đồng chí ấy.
Ngày 30/9/1938, Trưởng phòng cán bộ NINKP Nôvicốp của Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộcđịa đã ký Công văn số 60 (mật) chứng thực về sinh viên số 19 (Lin) đã rời khỏi biên chế của Viện từ ngày 29/9/1938 về nước. Đầu tháng 10/1938, Nguyễn Ái Quốc đáp xe lửa ở ga Iarôxlápxki rời Mátxcơva đi vềphương Đông. Theo đề nghị của QTCS: giải quyết cho đồng chí Lin (Đông Dương) đến Trung Quốc qua Urumsi, Người đi Urumsi rồi đến Lan Châu, Tây An, Diên An, Quảng Tây (Trung Quốc).
Sau hơn 2 năm hoạt động, tìm cách bắt liên lạc với Trung ương, ngày 28/1/1941, Người đã đặt chân lên mảnh đất địa đầu Tổ quốc. Như vậy trong 5 năm (1934-1938), Nguyễn Ái Quốc đã phải sống trong bầu không khí nghi ngờ bao trùm, trong những xáo động của QTCS, trong cuộc thanh trừng nội bộ căng thẳng ngay trongĐảng Cộng sản Liên Xô. Thực tế, dù rất phiền lòng, nhưng Người chấp hành theo quyết định cấp trên, kiên trì chờ đợi và hy vọng. Chỉ đến khi Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô năm 1938 và những việc Người đã làm, những vấn đề thuộc về tư tưởng và lý luận Người nêu ra được thực tiễn kiểm nghiệm và đúng đắn, thì những hoài nghi này mới thực sự khép lại.
Đánh giá về những tháng ngày khó khăn thử thách của Nguyễn Ái Quốc, J.Lacouture viết: Trong những năm 1934-1938, Hồ Chí Minh đã chăm chỉ học tập nhất trong đời mình, tránh những cuộc tranh chấp, thanh trừng đang diễn ra gay gắt trongĐảng Cộng sản Liên Xô và QTCS. Sôphie Quyn Judge trong “Hồ Chí Minh những năm tháng lưu lạc (1919-1941)” cũng nhận định: Khó có thể hình dung một người Cộng sản lão làng như Hồ Chí Minh có thể lại tiếp tục hoạt động trong thời kỳ rối ren này. Sự tồn tại của ông qua những tháng năm tồi tệ nhất của cuộc thanh trừng, đã không chỉ chứng tỏ sự chịuđựng, mà còn chứng minh bản lĩnh cách mạng phi thường của Nguyễn Ái Quốc.
Bằng trí tuệ, phong cách sống, tinh thần làm việc và sự tin yêu giúp đỡ của những người đồng chí chân thành như Manuilxki, một lãnh đạo của QTCS, V.I.Vaxilieva, một nữ đồng chí thẳng thắn trung thực, am hiểu Đông Dương, nhưng trên hết, trước hết vẫn là nghị lực, đường lối kiên trì, luôn tìm được giải pháp, Nguyễn Ái Quốc đã đứng vững trước hoàn cảnh khó khăn khi đó.
Trong 30 năm hoạt động ở nước ngoài, quãng thời gian từ 1934 đến 1938 là một khoảng lặng buồn trong cuộc đời cách mạng sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh như Ngườiđã từng viết cho một người bạn ở QTCS: Xin đồng chí giúp đỡ tôi thayđổi tình cảnh đau buồn này. Nhưng chính khoảng lặng đó càng giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về một Nguyễn Ái Quốc với nghệ thuật sống “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Tư tưởng chính trị đúng đắn, kiên định và trong sáng đã giúp Người vượt qua được một đoạn đời đầy thử thách chính trịtế nhị và phức tạp, để tỏ rõ bản lĩnh một lãnh tụ kiệt xuất của Đảng ta, một chiến sĩ tiêu biểu của phong trào cộng sản, công nhân quốc tếvà phong trào giải phóng dân tộc.
Tài liệu tham khảo:
- Hồ sơ
- Hồ sơ chính trị Thượng Hải số D2527/6, 45.
- Hồ sơ Quốc tế Cộng sản số 535/1/41.
- Sofie Queen Judge: New Perspectives from Cornintern files.
- Hồ Chí Minh tiểu sử. Nxb Lý luận chính trị 2006
Văn Thanh Mai – Đỗ Hoàng Linh (Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh)
Theo CAND