MƯỜI CÂU CHUYỆN VĂN CHƯƠNG - NGUYỄN HIẾN LÊ 7
ĐẤT HÀ TIÊN VỚI HỌ MẠC VÀ HỌ LÂM: Đất Hà Tiên
Nam Việt là một “tặng phẩm” của sông Cửu long. Hàng vạn năm trước là biển, sông Cửu long chở phù sa xuống, rồi lần lần mà thành đồng ruộng. Thời tiền chiến, tôi không nhớ rõ là năm một ngàn chín trăm ba mươi mấy, người ta đào được những đồng tiền vàng La Mã ở Óc eo (gần chân núi Ba thê), vậy thì vào khoảng đầu công nguyên, biển vô tới Óc eo hoặc cách Óc eo không bao xa, chỉ vài ba cây số. Hồi đó các núi ở Hà tiên, Ba hòn, Hòn trẹm chắc còn nằm ngoài biển, không biết từ thế kỷ thứ mấy, miền ấy mới được bồi xong. Ngày nay ai đi qua Ba hòn, còn thấy trên những núi đá vôi ở sát lộ Rạch giá – Hà tiên, có những ngấn nước cao hơn mặt đất khoảng một thước. Vậy thì vùng bờ biển đó chắc cũng đã được dâng lên nữa, ngoài hiện tượng được phù sa bồi.
Dãy núi từ Hà tiên tới Hòn trẹm ấy hiện nay nằm sát hoặc gần bờ biển, nhìn ra các hòn ngoài khơi: hòn Phụ tử, hòn Heo, hòn Ngang, hòn Một, hòn Phú Quốc… và quay lưng lại một cánh đồng bát ngát (xưa là rừng, nay vẫn còn đất phèn), xa xa vài chục cây số mới có dãy núi Thất sơn. Như vậy là Hà tiên là một miền hẻo lánh nơi chân trời góc biển. Trước năm 1930, khi chưa có con đường trải đá Rạch giá – Hà tiên thì thị trấn ấy gần như cô lập với các miền chung quanh: muốn xuống Rạch giá phải dùng đường biển, mất nữa ngày, mà muốn vô Châu đốc thì phải đi vòng lên biên giới, mượn một con đường trên phần đất Cao miên.
Nó đã cô lập mà lại kì đặc, không giống một miền nào khác. Thi sĩ Đông Hồ trong cuốn Văn học Hà tiên
(Lăng mộ dòng họ Mạc )
Nếu chỉ là một hải khẩu thì dù ghe tàu tấp nập, cũng chưa có gì đặc biệt. Điều đáng cho ngày nay chúng ta nhắc nhở nhất là tiểu quốc đó chỉ trong nửa thế kỉ đã thành “một văn hiến quốc” ở giữa một miền hẻo lánh, y như một đầm sen giữa cánh đồng hoang vậy, khiến ai cũng phải ngạc nhiên.
Công ấy là nhờ Mạc Thiên Tích
(Thi sĩ Đông Hồ)
Sở trường ấy của ông, khoảng mươi năm nay một số người chê là sở đoản. Trong văn chương cũng như trong mọi nghệ thuật khác, thị hiếu thường thay đổi, có vậy mới tiến hóa, nhưng có người quá khích không nhận ông là nhà văn miền Nam nữa, trách ông sao không theo trào lưu văn học miền Nam từ trước tới đầu thế chiến vừa rồi, nghĩa là trào lưu văn học bình dân, giữ màu sắc và ngôn ngữ địa phương, chẳng hạn như nhà văn Hồ Biểu Chánh.
Dĩ nhiên những lời chê đó tới tai ông, nhưng tôi không bao giờ thấy ông lên tiếng, chỉ mới rồi trong cuốn Văn học Hà tiên, ông gián tiếp trả lời như sau:
“Đọc những sách báo quốc ngữ miền Nam xuất bản khoảng từ 1900 đến 1920, chúng ta thấy có một lối viết lỏng lẻo, hời hợt, mất hẳn văn hóa cố hữu, tế nhị, cổ truyền của hai miền Trung, Bắc (…)
Mãi cho đến sau thế chiến thứ nhất 1914-18, nhờ cuộc giao thông tiện lợi, phong trào sách báo ở Hà nội truyền được vào Nam, tình trạng bế tắc này mới thay đổi. Bắt đầu là Nam Phong tạp chí (1917-1934) rồi đến Phong Hóa, Ngày nay ở Hà nội (1932-40) báo Tiếng Dân ở Huế (1927) (…)
Và từ 1925 về sau, có những nhà thơ, nhà văn giả từ miền Bắc, miền Trung vào làm báo ở Sàigòn, như những Tản Đà, Ngô Tất Tố, Phan Khôi, Đào Trinh Nhất, Bùi Thế Mỹ, Thiếu Sơn v.v… Chính họ là sứ giả văn hóa cho thời kỳ này (…)
Từ đó văn học miền Nam dần dần khởi sắc và cũng từ đó mất dần tính cách đặc thù địa phương mà hòa đồng, thống nhất với văn hóa dân tộc hai miền Trung Bắc”.
Vậy thì chủ trương của ông thật rõ rệt: phụng sự văn học dân tộc chứ không phải văn học địa phương, để thống nhất ba miền.
Sở dĩ ông có chủ trương ấy – từ hồi nào tôi không rõ, nhưng chắc là sớm lắm – nhờ ông sinh ở Hà tiên trong một gia đình Nho học.
Hà tiên thuộc về miền Tây mà miền Tây chịu ảnh hưởng đậm của những lưu dân Trung hoa. Sách Văn hiến thông thảo (do Hãn Nguyên trích bài dẫn trên) chép về sinh hoạt ở Hà tiên thời Mạc Thiên Tích:
“Nhà cửa không khác Trung quốc, từ nhà vương (Mạc Thiên Tích) tất cả đều làm bằng gạch lợp ngói. Trong cách ăn mặc, họ bắt chước triều đại trước (nhà Minh), Vương bới tóc lưới, đội khăn hay mũ bằng nhiễu, mình mặc áo thêu rồng, đai bằng sừng, mang hia. Ngày thường họ dùng đủ màu (…) Gặp thì họ chấp tay chào nhau.”
Tới gần đây, nghĩa là sau hơn hai thế kĩ, Hà tiên còn giữ được ít nhiều màu sắc Trung Hoa từ phong tục, cách ăn ở tới ngôn ngữ, giao tế; còn miền Đông, từ Vĩnh long trở ra Biên hòa, Bà rịa, chịu ảnh hưởng của những lớp Nam tiến cuồn cuộn từ miền Trung vô; hạng người tiền đạo này tháo vát, tự nhiên, ưa thứ văn chương bình dân hơn.
Tổ tiên của Đông Hồ gốc gác ở Phúc Kiến (Hoa Nam) có lẽ cũng qua Việt nam với họ Mạc (Mạc Cửu có dùng một quan kí lục họ Lâm), đời đời theo Nho học, và cụ Hữu Lân, bá phụ của Đồng Hồ nổi tiếng văn hay chữ tốt. Thiếu thời Đông Hồ được cụ dạy dỗ, đào tạo trong nền cổ học, gần như không ra khỏi Hà tiên, không được đọc gì khác ngoài văn thơ Hán Nôm. Vì vậy tâm hồn ông gần với tâm hồn các nhà Nho Bắc, Trung hơn các người Nam đồng thời với ông ở miền Đông, chẳng hạn Hồ Biểu Chánh. Vì vậy mà hai mươi mốt tuổi ông đã làm được bài Phú Đông Hồ, khiến các nhà Nho phải phục. Vì vậy mà ông được nhận ngay vào phái Nam Phong, và suốt đời có nếp sống của nhà Nho, có thiện cảm với các nhà văn Bắc, Trung. Lần lần tinh thần ông hơi thay đổi, mới hơn nhiều nhà trong nhóm Nam Phong, mà rán hòa với trào lưu mới, nhưng cốt cách, bút pháp thì hồi ba mươi tuổi đã định rồi. Nhờ vậy, ông là nhà văn, nhà thơ đầu tiên trong Nam bắt cầu Nam Bắc, mở đường cho sự “thống nhất văn học dân tộc” như ông nói.
Đó là mục đích thứ nhất trong đời ông
(Nữ sĩ Mộng Tuyết)
Đó là công của Đông Hồ với Hà tiên. Sự đóng góp của Mộng Tuyết cũng rất đặc biệt. Bà chỉ mới có một tập truyện Nàng Ái cơ trong chậu úp (Bốn phương – 1961) và vài bài ngắn, chép hồi kí về Hà tiên trong tập Dưới mái trăng non (Mặc Lâm -1969) nhưng nội cuốn Nàng Ái cơ cũng đáng được chú ý rồi.
Mộng Tuyết bổ túc công việc của Đông Hồ. Đông Hồ cho ta biết lịch sử Hà tiên, đời sống và sự nghiệp các nhân vật Hà tiên, Mộng Tuyết cho ta thở cái không khí cổ của Hà tiên, sống với các nhân vật Hà tiên.
Truyện có thực, còn lưu lại di tích, tức chùa Phù Dung ở Hà tiên mà Đại nam nhất thống chí chép đúng, là chùa Phù Cừ, người sau không hiểu nghĩa đổi thành Phù Dung.
Nhân vật chính, Dì Tự, một ái cơ của Mạc Thiên Tích, đã đẹp lại hay chữ, khiến bà chính thất họ Nguyễn ghen tương mà lập mưu hãm hại, nhốt vào một cái chậu úp cho ngộp mà chết, may được Thiên Tích ngẫu nhiên cứu sống, rồi chán chường thế sự bà xin phép chồng đi tu, Thiên Tích cất cho bà ngôi chùa Phù Cừ đó để bà lánh đời.
Truyện chỉ có vậy, tác giả đã tưởng tượng thêm để viết thành một lịch sử tiểu thuyết dài non hai trăm trang làm sống lại một thịnh thời ở Hà tiên với những hội hoa đăng, hội thơ, cảnh duyệt binh, cảnh tết Đoan ngọ… Tuy là tưởng tượng nhưng vẫn dựa vào sử, theo sát tài liệu lịch sử, giữ đúng niên đại trong sử. Tác giả đã khảo cứu công phu, dựng truyện chặt chẽ, mà văn thì đẽo gọt, đối với một tiểu thuyết, có lẽ đẽo gọt quá theo quan niệm hiện thời. Từ đầu thế kĩ đến nay, ít cuốn trong loại đó có thể so sánh được: tiểu thuyết của Lan Khai chỉ là truyện tình mang tên “lịch sử” còn tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật ngoài cuốn Bốn con yêu và ba ông đồ chỉ là lịch sử kí sự mượn cái tên “tiểu thuyết”. Đúng tên lịch sử kí sự tiểu thuyết chỉ có Nàng Ái cơ trong chậu úp. Tiếc thay, tác phẩm được ít người hoan nghênh có lẽ chỉ vì xuất hiện không đúng lúc.
Tuy là của Mộng Tuyết nhưng công của Đông Hồ cũng đáng kể, không phải trong việc đề tựa và trình bày (có mấy bức tranh của ông) mà cả trong việc thu thập tài liệu, xây dựng cốt truyện nữa.
Vậy ông đã trả ơn quê hương một cách xứng đáng. Hiện nay chúng ta biết được chút gì về Hà tiên hầu hết là nhờ ông cả.
Thật cũng lạ! Họ Mạc và họ Lâm đều gốc gác ở Hoa Nam: Mạc ở Quảng đông, Lâm ở Phúc kiến, cùng qua Nam Việt một thời, cùng yêu ngay quê hương thứ hai của mình, rồi coi quê hương đó là quê hương thứ nhất, cũng tận tâm phục vụ cho tiếng mẹ đẻ; họ Mạc đến đời thứ bảy chỉ có hai đứa con gái, còn họ Lâm đến đời thứ tám cũng chỉ có hai người con gái (Đông Hồ là con trai duy nhất đời thứ bảy, sanh hai con trai đều không nuôi được).
Hiện nay ngoài Mộng Tuyết ra, còn có nhà văn, nhà thơ nào gốc gác ở Hà tiên nữa không? Và Hà tiên bao giờ mới lại có được một họ làm rạng danh Hà tiên như họ Lâm? Nếu có thì thời đại đã thay đổi, Hà tiên sẽ không còn là nơi hẻo lánh nữa, văn học Việt Nam đã thống nhất thì sự nghiệp của người sau tất khác của người trước. Và chúng ta có thể nói rằng lịch sử văn học Hà tiên sẽ vĩnh viễn gắn liền với với hai họ Mạc, Lâm. Họ Mạc làm cho Hà tiên thành “văn hiến quốc”, họ Mạc mở đường, họ Lâm nối nghiệp: người sau sẽ chuyển qua một hướng khác chứ không tiếp tục nữa.
Sàigòn 1-3-1971
Chú thích:
Quình Lâm xuất bản – 1970
Trong bài Cộng đồng người Khmer Nam Bộ, TS Nguyễn Văn Huy cho rằng Mạc Cửu chọn thủ phủ, lúc còn theo Chân lạp, là Mán Khảm sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo), và vùng đất do Mạc Cửu khai khẩn gọi là Căn Khẩu quốc. Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu. Năm 1724, Mạc Cửu dâng luôn toàn bộ đất đai và được phong làm đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu, đổi tên thành Long Hồ dinh. Mặc Cửu mất năm 1735, con là Mạc Sĩ Lân, sau đổi thành Mạc Thiên Tứ kế nghiệp, Long Hồ dinh đổi tên thành trấn Hà Tiên. Theo ghi nhận của Hồ Trường An trong bài Mộng Tuyết thất tiểu muội với tùy bút “Dưới mái trăng non” thì “Từ một góc nhỏ hoang dã và man rợ đầy sơn lam chướng khí của miền Cực Nam đất nước, Cửu Lộc Hầu (Mạc Cửu) đã biến thành thị trấn Phương Thành (về sau mới đổi tên là Hà Tiên) với cách kiến trúc rất Tàu”. [Goldfish]
Chính tên là Tông, tự Thiên Tứ. Chữ Tứ này bộ bối, có nghĩa là cho; sau chúa Nguyễn Phúc Chu (1725-38) tứ danh cho, mới đổi bộ bối ra bộ kim, thành chữ Tích cũng có nghĩa là cho.
Theo Đông Hồ (Văn học Hà tiên – tr. 142), “căn cứ trên bia mộ dựng ở núi Bình sao (Hà tiên), hiện vẫn còn, khi Thiên Tích lập thạch cho mẹ, đề Thái phu nhân là họ Nguyễn, thì chúng ta có thể quyết được mẹ Thiên Tích là người Việt. Bởi người Tàu ít có người họ Nguyễn”.
Theo Gia định thành thông chí (quyển II), ông Hàn Nguyên dẫn trong bài “Hà tiên, chìa khóa Nam tiến của dân tộc Việt Nam xuống đồng bằng sông Cửu Long”, tập san Sử Địa số 19-20, năm 1970, tr. 265, thì mẹ Mạc Thiên Tích là người Việt, tên là Bùi thị Lẫm, gốc ở Đồng môn, thuộc Biên hòa.
Cũng trong bài ấy, ông Hàn Nguyên còn dẫn lời của Pierre Poivré, cũng nhận Thiên Tích là người lai.
Chúng ta có thể tin lời trên mộ bia hơn lời trong Thông chí. Dù theo thuyết nào thì mẹ của Thiên Tích cũng là người Việt, cho nên Thiên Tích mới giỏi thơ nôm được.
Tác giả N.T.D.M trong bài Chiêu Anh Các, Tạp chí Chiêu Anh Các số 2 (được đăng lại trên website Mạng Giáo dục) ghi nhận “thành phần nhân sự” như sau: “Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức ghi kỹ hơn: Văn nhân tỉnh Phúc Kiến 15 người, Quảng Đông 13 người, Phủ Triệu Phong (Việt Nam) 4 người, phủ Gia Định 2 người, phủ Qui Nhơn 2 người. Cộng là 36 vị”. [Goldfish]
Có 320 bài thì ta có thể đoán rằng Chiêu Anh các gồm 32 thi sĩ thôi (mỗi nhà làm 10 bài), kể cả Thiên Tích. Con số 36 cũng như con số 12, 72… không đáng tin lắm.
Trong bài Tao Đàn Chiêu Anh Các Hà Tiên (Tạp chí Chiêu Anh Các số 62), N.T.D.M giảng từ hải ngoại như sau: “(…) người Đàng Ngoài muốn vào đến (Hà tiên) thì phải đi vòng đường biển, nên gọi là “hải ngoại”. [Goldfish]
Hãn Nguyên – Bài đã dẫn. Tập san Sử Địa 19-20, tr. 270.
Theo Gaspardone – Hãn Nguyên trong bài kể trên. Hàn lâm viện đó là Chiêu Anh các.
Theo ghi nhận trong bài Vài dòng tiểu sử về tác giả Đông Hồ (không rõ tác giả, www.nguyenkynam.com) thì: “Họ Lâm (…) hộ tịch chép là Tấn Phác (Biện Hoà Tấn Phác), ông bác đặc tiểu tự là Quốc Tỉ (Truyền quốc ngọc tỉ) sau đổi là Trác Chi (Hữu phác ngọc, nghi sử ngọc nhân điêu trác chi)”. Theo Tự điển Hán Việt Thiều Chửu: Phát 璞 là ngọc trong đá và Trác 琢 là sửa ngọc, mài giũa ngọc. Bài trên cũng cho biết Đông Hồ còn hai biệt hiệu nữa là “Thủy Cổ Nguyệt (chiết tự chữ hồ)” và “Đại Ẩn Am (Đại ẩn ẩn thành thị)”. Cụ NHL, trong thư gửi cho Quách Tấn, có nhắc đến Đại Ẩn Am (theo Hồi ký Quách Tấn) và trong bài Hồn Đại Việt, giọng Hàn Thuyên, cụ NHL có nhắc đến dấu son “Lâm Đông Thủy Cổ Nguyệt”, nhưng trong Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, tác giả lại viết “(…) đóng dấu son “Đông Thủy cổ nguyệt” (tức Đông Hồ: chữ Hồ gồm 3 chữ thủy, cổ và nguyệt)”; không có chữ Lâm. [Goldfish]
Trong thư gửi cho Quách Tấn, ngày 25/1/1983, cụ NHL viết: “Đông Hồ có hai công lớn: Phụng sự Việt Ngữ, thúc đẩy người ta trau dồi Việt Ngữ từ 1924-1925; làm cho văn xuôi Miền Nam hóa thanh nhã, “có văn”, như văn xuôi Miền Bắc. (So sánh văn anh ấy viết từ 1925 với văn các cây bút đương thời, như Nguyễn Chánh Sắc... thì thấy một trời một vực)” (sđd) [Goldfish]
Trong thư gửi cho Quách Tấn ngày 14/02/1984, cụ NHL viết: “(…) anh ấy (Đông Hồ) mới nằm xuống, vợ con lo xuất bản tất cả những bản thảo còn lại của anh ấy!” (Hồi Ký Quách Tấn). [Goldfish]
Trong bài Chùa Phù Dung – Hà Tiên đăng trên website Diễn đàn trường Đại học Cần Thơ, tác giả tndung cho rằng: “Chùa Phù Dung do Mạc Thiên Tích con của Mạc Cửu xây ngay chân núi Bình San, để cho bà vợ thứ tu hành. Trước đó chùa có tên là am Phù Cừ. Phù Cừ và Phù Dung là tên hai giống Sen, một trắng, một hồng”. Trong bài Di tích (không rõ tác giả, www.vietshare.com/quehuong/kiengiang) ghi: “Chùa Phù Dung: Còn gọi là Phù Cừ Am Tự, do tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tích (Mạc Thiên Tứ) dựng vào khoảng thế kỷ 18 tại chân Bình Sơn, thị xã Hà Tiên cho nàng Ái Cơ Phù Cừ (Nguyễn Thị Xuân), vợ thứ hai của ông”. [Goldfish]
Sau này bà còn cho xuất bản cuốn hồi ký Núi Mộng Gương Hồ (ba tập, NXB Trẻ, 1988). Bà mất ngày 1-7-2007, thọ 94 tuổi. [Goldfish]
Cụ NHL cho biết bài Hồn Đại Việt giọng Hàn Thuyên và bài Đất Hà Tiên với họ Mạc và họ Lâm đều đăng trên Bách khoa, bài trước nhân ngày giỗ đầu của Đông Hồ năm 1970, bài sau nhân ngày giỗ năm 1971. “Bài trước ghi công của Đông Hồ với Việt ngữ, bài sau ghi công của ông với đất Hà Tiên, quê hương của ông. Ai cũng nhận hai bài đó hơn tất cả các bài từ trước tới nay viết về ông, và tóm tắt đủ sự nghiệp của ông”. (Hồi kí, tr. 462). [Goldfish]