Home » » Manifold Destiny - Bài toán huyền thoại và cuộc tranh chấp về việc ai là người đã thực sự giải được nó (1

Manifold Destiny - Bài toán huyền thoại và cuộc tranh chấp về việc ai là người đã thực sự giải được nó (1

Written By kinhtehoc on Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012 | 23:11

Manifold Destiny - Bài toán huyền thoại và cuộc tranh chấp về việc ai là người đã thực sự giải được nó (1)
Dịch từ bài báo Manifold Destiny -A legendary problem and the battle over who solved it của SYLVIA NASAR and DAVID GRUBER. Download.


Vào buổi tối ngày 20 tháng Sáu, hàng trăm vật lý gia, gồm cả một vị đọat giải Nobel, tề tựu tại một thính phòng cùa Khách sạn Hữu Nghị, Bắc Kinh, để nghe bài thuyết trình của Shing-Tung Yau, nhà toán học Trung Quốc. Vào cuối những năm 1970, trong độ tuổi 20, Yau đã có những phát kiến đột phá, góp phần mở ra cuộc cách mạng của Lý thuyết Dây (string-theory) trong Vật lý. Những đóng góp này đã mang lại cho Yau huy chương Fields – giải thưởng đáng mong muốn nhất trong Toán học – và, bên cạnh đó, uy tín của một chuyên gia với kỹ năng giải toán có một không hai. Yau trở thành Giáo sư Toán tại Đại học Havard đồng thời kiêm nhiệm chức Viện trưởng Viện Toán tại Bắc Kinh và Hồng Kông. Bài giảng của Yau tại Khách sạn Hữu Nghị nằm trong chương trình của một Hội thảo khoa học Quốc tế về Lý thuyết Dây, do chính Yan tổ chức, với sự hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc, một phần nhằm cổ vũ cho những khám phá mới gần đây trong lĩnh vực Vật lý lý thuyết của nước nhà. (Hơn 6000 sinh viên đã đến nghe bài giảng chính của Hội thảo do người bạn thân của Yau, Stephan Hawking, trình bày tại Đại Lễ Đường Nhân Dân). Có ít người trong cử tọa hiểu rõ về chủ đề bài thuyết trình của Yau: Giả thuyết Poincaré, một vấn đề hóc búa, được đưa ra cách đây một thế kỷ, liên quan đến đặc tính của những khối cầu 3 chiều(three-dimensional spheres). Giả thuyết Poincaré được các nhà toán học coi là “Chén Thánh” (Holy Grail), bởi tầm quan trọng của nó trong Toán học và Vũ trụ học; và cũng bởi vì mọi nỗ lực trong việc tìm lời giải cho nó từ trước đến nay đều bất thành. Yau, một người đàn ông chắc nịch 57 tuổi, đứng trên bục giảng, tay bỏ trong túi quần, giản dị với cặp kính gọng đen, diễn giải với cử tọa bài chứng minh Giả thuyết Poincaré do hai học trò của mình, Xi-Ping Zhu và Huai-Dong Cao, hoàn thành cách đấy vài tuần. “Tôi rất lạc quan về công trình của Zhu và Cao”, Yau nói,

“Các nhà toán học Trung Quốc hoàn toàn có lý do để tự hào về thành quả lớn lao trong việc giải quyết triệt để vấn đề nan giải này”. Yan nói rằng Zhu và Cao phải cảm ơn nhà Toán học Mỹ Richard Hamilton, người đã cộng tác với Yan từ lâu, cũng là người đáng có được nhiều công trạng nhất trong việc giải quyết Giả thuyết Poincaré. Yau cũng đề cập đến Grigory Perelman, một nhà toán học Nga, người mà Yan thừa nhận là có đóng góp quan trọng. Tuy nhiêu, Yau nói, “trong công trình ngoạn mục của Perelman, rất nhiều ý tưởng then chốt của bài chứng minh chỉ được phác thảo và tóm tắt sơ lược, và thường thiếu nhiều chi tiết trọn vẹn”. Yau cũng thêm rằng: “Chúng tôi mong muốn nghe những bàn luận của Perelman. Nhưng hiện tại Perelman đang ở St. Petersburg và từ chối giao tiếp với mọi người.” Trong 90 phút, Yau bàn luận về những chi tiết chuyên môn trong bài chứng minh của các học trò. Khi ông kết thúc, không ai đưa ra câu hỏi nào. Thế nhưng, đêm đó, một nhà Vật lý Bra-xin đã viết về bài thuyết trình của Yau trong nhật ký mạng (blog) của mình như sau: “Có lẽ chẳng bao lâu nữa, Trung Quốc sẽ dẫn đầu cả trong Toán học.”

Hết phần 1: “Có lẽ chẳng bao lâu nữa, Trung Quốc sẽ dẫn đầu cả trong Toán học.”
VNMATH.COM (Theo tnxm)
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved