D. T. Max |
Phong cách điển
hình của các nghệ sỹ Pháp là theo đuổi sự nhẹ nhàng duyên dáng. Helene Grimaud
muốn tạo ra cái gì đó cứng cáp hơn. Trong hồi ký của mình, Grimaud viết: “Tôi đã
là mình một cách trọn vẹn và tận hưởng hoàn toàn cảm giác tự do tuyệt đối.”
Một ngày tháng
7, Helene Grimaud ngồi bên chiếc đàn piano trong khách sạn The Palace ở Munich.
Cô cần tập aria concert Ch’io mi scordi di te của Mozart, chuẩn bị cho
buổi thu âm đã được ấn định vào ngày mai với Deutsche Grammophon. Cây đàn piano
cổ này không được điều chỉnh tốt nhưng Grimaud chẳng bận tâm bởi cô không bị kẹt
cứng vào những điều quá tinh tế. Grimaud nhỏ bé nhưng bên cây đàn, đôi bàn tay
đầy uy lực đã đem lại nhiều điều hết sức ấn tượng. Cô xuyên thẳng vào âm nhạc
với những ngón tay dứt khoát, cơ thể chúi xuống bàn phím như kình ngư chuẩn bị
cho cú nhảy của mình.
Tiếng đàn của Grimaud không giống các pianist khác: cô là một nghệ sỹ rubato (tốc độ linh hoạt), người khám phá lại những cách phân nhịp và chấp nhận đánh cược với cơ hội. Cô luôn ngưỡng mộ “những nghệ sỹ cực đoan, không ngại thể hiện quan điểm của mình đến cùng”. Hai đặc điểm quan trọng của Grimaud là sự độc lập và nghị lực. Brian Levine, Giám đốc điều hành Quỹ Glenn Gould, nhìn thấy ở Grimaud sự tương đồng với Gould: “Cô ấy sẵn sàng sống riêng với một bản nhạc và tự giải phóng chính mình khỏi những ràng buộc của thực tiễn”. Grimaud đã cố gắng để lay động khán giả. Emmanuel Pahud, nghệ sỹ flute số một của Berlin Phiharmonic, từng có những buổi recital với Grimaud, nhận xét: “Cô ấy là một người lãng mạn sâu sắc.”
Grimaud bắt đầu thu âm từ khi mới 15 tuổi và giờ đây đã có trong tay hơn 20 CD. Cô tham gia biểu diễn hàng trăm hòa nhạc mỗi năm. Phong cách trình tấu mạnh mẽ của cô được nhiều nhạc trưởng và nhà bình luận yêu thích. Còn đối với những người khác, những người bị Michael Lang, Chủ tịch hãng Deutsche Grammophon, gọi là “những cảnh sát thủ cựu của nhạc cổ điển”, phong cách của cô ở mức quá xa so với tiêu chuẩn. Grimaud từng thú nhận: “Phong cách của tôi không phải là khẩu vị của tất cả mọi người, có lẽ bởi vì nó có phần bốc đồng, quá nhiều cảm xúc không thể kiềm chế.” Trên bìa những album thu gần đây, người ta thậm chí không còn thấy chiếc piano nữa mà chỉ có cận cảnh khuôn mặt của cô, đó là cách mà ngành công nghiệp thu âm thường làm với các ngôi sao nhạc pop. “Helene rất quyến rũ và điều ấy làm nên sự khác biệt”, Paul Foley, người phụ trách marketing nhạc cổ điển trên thị trường Mỹ của Universal Music, một nhánh trực thuộc Deutsche Grammophon, cho biết. “Các bản thu âm của cô ấy có thể cạnh tranh được với cả các ngôi sao nhạc pop trên trang chủ của iTunes.” Trong các buổi hòa nhạc, Grimaud thường xuyên đem lại những bất ngờ, điều hiếm khi xuất hiện ở những nghệ sỹ đã được lập trình bởi những cỗ máy nhạc viện.
Grimaud lớn lên ở Aix-en-Provence, Pháp, và như cô thú nhận “là một đứa trẻ ngỗ ngược”. Grimaud được cho đi học judo, quần vợt và khiêu vũ. Thế nhưng cô căm ghét tất cả và đặc biệt xem thường ballet – những bộ trang phục kiểu búp bê thường bị cô ném vèo qua giường ngủ.
Năm Grimaud lên 7, một hôm cha mẹ đưa cô tới lớp học thưởng thức âm nhạc. Mỗi đứa trẻ đều được yêu cầu ngâm nga lại giai điệu The Happy farmer của Schumann. Grimaud đã thực hiện điều đó với độ chính xác kỳ lạ. Giáo viên khuyên cha mẹ cô hãy sớm cho con gái học piano. Mẹ cô ngần ngại, như Grimaud nhớ lại, e rằng việc học đàn không thể giúp cô trở nên “phù hợp, bình thường, vui vẻ”. Nhưng cha cô thì mang ngay về nhà một cây đàn đứng. Những bài tập đàn đủ phức tạp để cô không cảm thấy buồn chán. Cô nhớ lại, nó đã “truyền sức sống” khiến cho cô chìm đắm vào một thế giới mà sự đối xứng và trật tự trị vì.
Grimaud nhanh chóng vượt qua những đứa trẻ chơi đàn trong nhiều năm. Thế nhưng hơn cả thời gian tập bên cây đàn, cô thường xuyên “tập luyện” trong tâm thức. “Nhiều nghệ sỹ đã tập tới hơn 8 tiếng mỗi ngày,” cô nói. “Tôi chưa bao giờ là một người như vậy. Tôi không thể nhớ có tác phẩm nào khiến tôi tập quá nhiều.” Cô còn nhận được trợ giúp của một cảm giác khác ngoài âm nhạc. Cô bắt đầu cảm nhận được hiện tượng này năm 11 tuổi: khi đang chơi Prelude cung Fa trưởng trong Bình quân luật của Bach, cô đã nhìn thấy “một vệt màu kỳ quái… giữa màu cam và màu đỏ”. Việc cảm nhận âm nhạc giống như màu sắc khiến cho cô nhớ được các bản nhạc và chơi đàn dựa trên bản năng nhiều hơn. Thậm chí đến bây giờ, mỗi khi chơi đàn, đặc biệt tại các buổi hòa nhạc, màu sắc vẫn là yếu tố kết nối với mỗi phím đàn.
Cô đã hoàn thành chương trình piano 8 năm chỉ trong vòng 4 năm. Năm 1982, khi Grimaud 12 tuổi, cô vào Nhạc viện Paris. Trong số các tác phẩm cô học được ở đây có Sonata số 2 và 3 của Chopin, nhà soạn nhạc mà cô cảm thấy có sự tương đồng về phẩm chất. Grimaud, là người thuận tay trái, cho rằng các nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại thường chống lại những nghệ sỹ như cô. Trong âm nhạc của họ, tay trái chủ yếu để đánh các hợp âm trong khi tay phải đánh giai điệu. “Chopin đã mở rộng cây đàn piano ra cho cả tay trái,” cô nói.
Phong cách điển hình của các nghệ sỹ Pháp là theo đuổi sự nhẹ nhàng duyên dáng. Grimaud muốn tạo ra cái gì đó cứng cáp hơn. Những tác phẩm mà cô chơi từ năm thứ hai ở Nhạc viện - các etude của Chopin, Liszt và Scriabin - bộc lộ quan điểm đó. Khi bị giáo viên phản đối, cô đã bỏ về Aix, trình diễn bản concerto thứ hai của Chopin với dàn nhạc sinh viên và nhạc trưởng là giáo sư ở trường nhạc cũ. Trong hồi ký của mình, Grimaud viết: “Tôi đã là mình một cách trọn vẹn và tận hưởng hoàn toàn cảm giác tự do tuyệt đối.”
Cô trình diễn bản Piano Sonata số 2 của Rachmaninoff vào năm 1986, khi 16 tuổi. Sự tương phản giữa một cô gái nhỏ nhắn và tác phẩm vĩ đại của Rachmaninoff đã gây ấn tượng mạnh. Bản thu âm, được ghi nhận là căng tràn nhựa sống và gây xúc động. Khi còn là một thiếu niên, lần đầu tiên cô khóc nhiều nhất là sau khi chơi Piano Concerto cung Rê thứ của Brahms, viết để tưởng nhớ Schumann. “Tôi ngay lập tức yêu say đắm Brahms, tôi hiểu điều đó khi lắng nghe tác phẩm và nó đã trở thành một phần trong tâm hồn tôi.”
Ở tuổi 18, Grimaud không còn
nghi ngờ về việc trở thành một nghệ sỹ piano. Takashi Baba, người sản xuất
chương trình bản thu âm thứ hai của cô vào năm 1987, gồm những bản solo của
Chopin, Liszt, và Schumann, nhớ lại, cô gái trẻ đã bật khóc khi không thể diễn
đạt được điều mình mong muốn. Grimaud gọi đó là “thời kỳ trôi nổi”, “những ngày
tôi chẳng buồn bước chân ra khỏi nhà”.
Mùa hè năm 1989, cô tham dự Lockenhaus, một festival âm nhạc thính phòng ở Áo. Cùng thời gian này, nữ nghệ sỹ Martha Argerich, cũng được mời tới. Argerich là hiện thân của mẫu nghệ sỹ độc lập, người đi đầu của trường phái tự do tinh thần tuyệt đối. Bà chơi những tác phẩm mà bà thích và chơi theo cách bà cảm nhận hơn là điều khán giả chờ đợi. Grimaud đã tìm thấy cảm hứng chơi nhạc ở Argerich và học từ nữ nghệ sỹ danh tiếng này cách tiếp cận âm nhạc còn nhiều hơn kỹ thuật.
Sau thời kỳ Lockenhaus, người quản lý của Grimaud đề nghị một buổi hòa nhạc ở Mỹ. Mùa hè năm 1990, lần đầu cô biểu diễn với một dàn nhạc Mỹ - Cleveland Orchestra - bản Piano Concerto của Schumann.
Cuối năm 1990, Grimaud trở lại Mỹ lưu diễn. Jeff Keesecker, bạn trai người Mỹ đầu tiên của cô, một nghệ sỹ bassoon, nhớ lại, cô tập Burleske của Richard Strauss. “Chỉ có những nghệ sỹ dũng cảm mới dám chơi tác phẩm này, vì thế cô ấy muốn thử điều đó.” Sau 4 năm chung sống, cô chia tay Keesecker và chuyển tới New York. “Một trong những đặc điểm của tôi là khi đã sang hướng khác, tôi không bao giờ ngoái lại,” cô tâm sự.
Ở New York, Grimaud sống cuộc đời phiêu bạt. Cứ ba tháng, cô lại đổi chỗ ở một lần. Khi muốn tập luyện, cô vẫn thường mượn cây đàn trong tầng hầm của hãng Steinway. Cô không muốn phụ thuộc vào bất cứ nhạc cụ nào.
Grimaud cũng thể hiện khả năng tuyệt vời của mình trong tập luyện mà không cần đến nhạc cụ. Nhiếp ảnh gia Mat Hennek, bạn trai của cô từ năm 2006, nhớ lại, hôm anh và Grimaud hẹn hò lần đầu, anh có hỏi, “Helene, em sắp có một buổi biểu diễn. Vậy em không tập luyện gì ư?”, cô trả lời, “Em đã tập tới hai lần trong đầu rồi.”
Grimaud biểu diễn lần đầu với New York Philharmonic vào năm 1999, và biểu diễn lần đầu ở Carnegie Hall, khi chơi concerto của Schumann vào năm 2002. Cuối năm 2006, cô có buổi recital các tác phẩm của Bach, Chopin, và Rachmaninoff tại đây. Nhà phê bình âm nhạc Anthony Tommasini, đánh giá, “tập trung vào những thời điểm dữ dội, nữ nghệ sỹ yêu thích các âm thanh đầy táo bạo, mạnh mẽ và không hề ủy mị”.
Hiện Grimaud sống cùng với Hennek, người đồng hành với cô trên các chặng đường lưu diễn và cùng cô trở thành một cặp hạnh phúc, ở Weggis, một thị trấn miền núi ven Hồ Lucerne, Thụy Sĩ, không xa nơi Rachmaninoff đã trải qua mùa hè cuối cùng của ông. Trong căn nhà của họ có cây đàn duy nhất cô từng sở hữu: chiếc đại dương cầm do xưởng đàn của Steinway ở Hamburg sản xuất. Mùa xuân 2010, Grimaud đã ở đây sau đợt phẫu thuật khối u dạ dày và cô gọi đó là “chuỗi ngày nghỉ phép”.
Grimaud nói, cô cảm thấy mình như một phiên bản beta trong thế giới âm nhạc. “Vai trò trung gian luôn là điều tôi yêu thích,” cô nói; cô muốn trở thành “một đường dẫn, một trung gian” giữa nhà soạn nhạc và thính giả. “Hầu hết mọi người đều coi nghệ sỹ độc tấu là một phiên bản alpha. Tất nhiên, còn có một alpha khác, như nhạc trưởng, người mà mỗi cử chỉ đều phải được tuân theo. Trong thế giới chó sói, mỗi con sói alpha đực và alpha cái đều dẫn đầu một đàn. Còn trong dàn nhạc, nhạc công chơi theo cách mà Leonard Bernstein đã từng gọi là “câu hỏi muôn thuở”: trong một bản concerto, ai là người làm chủ, nghệ sỹ độc tấu hay nhạc trưởng?”
Grimaud đã nhiều lần xung đột như vậy với nhạc trưởng, trong số đó có Claudio Abbado. Mặc dù Abbado là người ủng hộ lâu năm của Grimaud nhưng cả hai đã xung đột khi thu âm bản Concerto số 19 và 23 của Mozart. Thách thức một nhạc trưởng có tầm vóc như Abbado đòi hỏi phải có lòng can đảm, thậm chí với cả nghệ sỹ tiếng tăm. Nhưng Grimaud đã dành cả đời mình để phụng sự nghệ thuật. “Sự thỏa hiệp, nếu nói như thế, không bao giờ là sở trường của tôi,” cô nói thêm, “Anh biết đấy, anh luôn luôn đứng trước những chọn lựa. Anh có thể theo trào lưu bởi vì nó dễ dàng hơn nhưng anh có thể để cho niềm tin hướng dẫn hành động của mình nếu như anh sẵn sàng đối mặt với kết quả. Và tôi thích đối diện với cái đích cuối cùng. Tôi nghĩ rằng, cuộc sống quá ngắn ngủi.”
Tiếng đàn của Grimaud không giống các pianist khác: cô là một nghệ sỹ rubato (tốc độ linh hoạt), người khám phá lại những cách phân nhịp và chấp nhận đánh cược với cơ hội. Cô luôn ngưỡng mộ “những nghệ sỹ cực đoan, không ngại thể hiện quan điểm của mình đến cùng”. Hai đặc điểm quan trọng của Grimaud là sự độc lập và nghị lực. Brian Levine, Giám đốc điều hành Quỹ Glenn Gould, nhìn thấy ở Grimaud sự tương đồng với Gould: “Cô ấy sẵn sàng sống riêng với một bản nhạc và tự giải phóng chính mình khỏi những ràng buộc của thực tiễn”. Grimaud đã cố gắng để lay động khán giả. Emmanuel Pahud, nghệ sỹ flute số một của Berlin Phiharmonic, từng có những buổi recital với Grimaud, nhận xét: “Cô ấy là một người lãng mạn sâu sắc.”
Grimaud bắt đầu thu âm từ khi mới 15 tuổi và giờ đây đã có trong tay hơn 20 CD. Cô tham gia biểu diễn hàng trăm hòa nhạc mỗi năm. Phong cách trình tấu mạnh mẽ của cô được nhiều nhạc trưởng và nhà bình luận yêu thích. Còn đối với những người khác, những người bị Michael Lang, Chủ tịch hãng Deutsche Grammophon, gọi là “những cảnh sát thủ cựu của nhạc cổ điển”, phong cách của cô ở mức quá xa so với tiêu chuẩn. Grimaud từng thú nhận: “Phong cách của tôi không phải là khẩu vị của tất cả mọi người, có lẽ bởi vì nó có phần bốc đồng, quá nhiều cảm xúc không thể kiềm chế.” Trên bìa những album thu gần đây, người ta thậm chí không còn thấy chiếc piano nữa mà chỉ có cận cảnh khuôn mặt của cô, đó là cách mà ngành công nghiệp thu âm thường làm với các ngôi sao nhạc pop. “Helene rất quyến rũ và điều ấy làm nên sự khác biệt”, Paul Foley, người phụ trách marketing nhạc cổ điển trên thị trường Mỹ của Universal Music, một nhánh trực thuộc Deutsche Grammophon, cho biết. “Các bản thu âm của cô ấy có thể cạnh tranh được với cả các ngôi sao nhạc pop trên trang chủ của iTunes.” Trong các buổi hòa nhạc, Grimaud thường xuyên đem lại những bất ngờ, điều hiếm khi xuất hiện ở những nghệ sỹ đã được lập trình bởi những cỗ máy nhạc viện.
Grimaud lớn lên ở Aix-en-Provence, Pháp, và như cô thú nhận “là một đứa trẻ ngỗ ngược”. Grimaud được cho đi học judo, quần vợt và khiêu vũ. Thế nhưng cô căm ghét tất cả và đặc biệt xem thường ballet – những bộ trang phục kiểu búp bê thường bị cô ném vèo qua giường ngủ.
Năm Grimaud lên 7, một hôm cha mẹ đưa cô tới lớp học thưởng thức âm nhạc. Mỗi đứa trẻ đều được yêu cầu ngâm nga lại giai điệu The Happy farmer của Schumann. Grimaud đã thực hiện điều đó với độ chính xác kỳ lạ. Giáo viên khuyên cha mẹ cô hãy sớm cho con gái học piano. Mẹ cô ngần ngại, như Grimaud nhớ lại, e rằng việc học đàn không thể giúp cô trở nên “phù hợp, bình thường, vui vẻ”. Nhưng cha cô thì mang ngay về nhà một cây đàn đứng. Những bài tập đàn đủ phức tạp để cô không cảm thấy buồn chán. Cô nhớ lại, nó đã “truyền sức sống” khiến cho cô chìm đắm vào một thế giới mà sự đối xứng và trật tự trị vì.
Grimaud nhanh chóng vượt qua những đứa trẻ chơi đàn trong nhiều năm. Thế nhưng hơn cả thời gian tập bên cây đàn, cô thường xuyên “tập luyện” trong tâm thức. “Nhiều nghệ sỹ đã tập tới hơn 8 tiếng mỗi ngày,” cô nói. “Tôi chưa bao giờ là một người như vậy. Tôi không thể nhớ có tác phẩm nào khiến tôi tập quá nhiều.” Cô còn nhận được trợ giúp của một cảm giác khác ngoài âm nhạc. Cô bắt đầu cảm nhận được hiện tượng này năm 11 tuổi: khi đang chơi Prelude cung Fa trưởng trong Bình quân luật của Bach, cô đã nhìn thấy “một vệt màu kỳ quái… giữa màu cam và màu đỏ”. Việc cảm nhận âm nhạc giống như màu sắc khiến cho cô nhớ được các bản nhạc và chơi đàn dựa trên bản năng nhiều hơn. Thậm chí đến bây giờ, mỗi khi chơi đàn, đặc biệt tại các buổi hòa nhạc, màu sắc vẫn là yếu tố kết nối với mỗi phím đàn.
Cô đã hoàn thành chương trình piano 8 năm chỉ trong vòng 4 năm. Năm 1982, khi Grimaud 12 tuổi, cô vào Nhạc viện Paris. Trong số các tác phẩm cô học được ở đây có Sonata số 2 và 3 của Chopin, nhà soạn nhạc mà cô cảm thấy có sự tương đồng về phẩm chất. Grimaud, là người thuận tay trái, cho rằng các nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại thường chống lại những nghệ sỹ như cô. Trong âm nhạc của họ, tay trái chủ yếu để đánh các hợp âm trong khi tay phải đánh giai điệu. “Chopin đã mở rộng cây đàn piano ra cho cả tay trái,” cô nói.
Phong cách điển hình của các nghệ sỹ Pháp là theo đuổi sự nhẹ nhàng duyên dáng. Grimaud muốn tạo ra cái gì đó cứng cáp hơn. Những tác phẩm mà cô chơi từ năm thứ hai ở Nhạc viện - các etude của Chopin, Liszt và Scriabin - bộc lộ quan điểm đó. Khi bị giáo viên phản đối, cô đã bỏ về Aix, trình diễn bản concerto thứ hai của Chopin với dàn nhạc sinh viên và nhạc trưởng là giáo sư ở trường nhạc cũ. Trong hồi ký của mình, Grimaud viết: “Tôi đã là mình một cách trọn vẹn và tận hưởng hoàn toàn cảm giác tự do tuyệt đối.”
Cô trình diễn bản Piano Sonata số 2 của Rachmaninoff vào năm 1986, khi 16 tuổi. Sự tương phản giữa một cô gái nhỏ nhắn và tác phẩm vĩ đại của Rachmaninoff đã gây ấn tượng mạnh. Bản thu âm, được ghi nhận là căng tràn nhựa sống và gây xúc động. Khi còn là một thiếu niên, lần đầu tiên cô khóc nhiều nhất là sau khi chơi Piano Concerto cung Rê thứ của Brahms, viết để tưởng nhớ Schumann. “Tôi ngay lập tức yêu say đắm Brahms, tôi hiểu điều đó khi lắng nghe tác phẩm và nó đã trở thành một phần trong tâm hồn tôi.”
Mỗi khi chơi đàn, đặc biệt tại các buổi hòa nhạc, màu sắc vẫn là yếu tố kết nối Grimaud với mỗi phím đàn. Đô thứ có màu đen; Rê thứ - màu xanh lam; Mi giáng trưởng, âm điệu bản aria của Mozart thì “rất sáng, một cái gì đó tương tự như ánh sáng mặt trời… và đôi khi chuyển sang màu xanh lá cây”. |
Mùa hè năm 1989, cô tham dự Lockenhaus, một festival âm nhạc thính phòng ở Áo. Cùng thời gian này, nữ nghệ sỹ Martha Argerich, cũng được mời tới. Argerich là hiện thân của mẫu nghệ sỹ độc lập, người đi đầu của trường phái tự do tinh thần tuyệt đối. Bà chơi những tác phẩm mà bà thích và chơi theo cách bà cảm nhận hơn là điều khán giả chờ đợi. Grimaud đã tìm thấy cảm hứng chơi nhạc ở Argerich và học từ nữ nghệ sỹ danh tiếng này cách tiếp cận âm nhạc còn nhiều hơn kỹ thuật.
Sau thời kỳ Lockenhaus, người quản lý của Grimaud đề nghị một buổi hòa nhạc ở Mỹ. Mùa hè năm 1990, lần đầu cô biểu diễn với một dàn nhạc Mỹ - Cleveland Orchestra - bản Piano Concerto của Schumann.
Cuối năm 1990, Grimaud trở lại Mỹ lưu diễn. Jeff Keesecker, bạn trai người Mỹ đầu tiên của cô, một nghệ sỹ bassoon, nhớ lại, cô tập Burleske của Richard Strauss. “Chỉ có những nghệ sỹ dũng cảm mới dám chơi tác phẩm này, vì thế cô ấy muốn thử điều đó.” Sau 4 năm chung sống, cô chia tay Keesecker và chuyển tới New York. “Một trong những đặc điểm của tôi là khi đã sang hướng khác, tôi không bao giờ ngoái lại,” cô tâm sự.
Ở New York, Grimaud sống cuộc đời phiêu bạt. Cứ ba tháng, cô lại đổi chỗ ở một lần. Khi muốn tập luyện, cô vẫn thường mượn cây đàn trong tầng hầm của hãng Steinway. Cô không muốn phụ thuộc vào bất cứ nhạc cụ nào.
Grimaud cũng thể hiện khả năng tuyệt vời của mình trong tập luyện mà không cần đến nhạc cụ. Nhiếp ảnh gia Mat Hennek, bạn trai của cô từ năm 2006, nhớ lại, hôm anh và Grimaud hẹn hò lần đầu, anh có hỏi, “Helene, em sắp có một buổi biểu diễn. Vậy em không tập luyện gì ư?”, cô trả lời, “Em đã tập tới hai lần trong đầu rồi.”
Grimaud biểu diễn lần đầu với New York Philharmonic vào năm 1999, và biểu diễn lần đầu ở Carnegie Hall, khi chơi concerto của Schumann vào năm 2002. Cuối năm 2006, cô có buổi recital các tác phẩm của Bach, Chopin, và Rachmaninoff tại đây. Nhà phê bình âm nhạc Anthony Tommasini, đánh giá, “tập trung vào những thời điểm dữ dội, nữ nghệ sỹ yêu thích các âm thanh đầy táo bạo, mạnh mẽ và không hề ủy mị”.
Hiện Grimaud sống cùng với Hennek, người đồng hành với cô trên các chặng đường lưu diễn và cùng cô trở thành một cặp hạnh phúc, ở Weggis, một thị trấn miền núi ven Hồ Lucerne, Thụy Sĩ, không xa nơi Rachmaninoff đã trải qua mùa hè cuối cùng của ông. Trong căn nhà của họ có cây đàn duy nhất cô từng sở hữu: chiếc đại dương cầm do xưởng đàn của Steinway ở Hamburg sản xuất. Mùa xuân 2010, Grimaud đã ở đây sau đợt phẫu thuật khối u dạ dày và cô gọi đó là “chuỗi ngày nghỉ phép”.
Grimaud nói, cô cảm thấy mình như một phiên bản beta trong thế giới âm nhạc. “Vai trò trung gian luôn là điều tôi yêu thích,” cô nói; cô muốn trở thành “một đường dẫn, một trung gian” giữa nhà soạn nhạc và thính giả. “Hầu hết mọi người đều coi nghệ sỹ độc tấu là một phiên bản alpha. Tất nhiên, còn có một alpha khác, như nhạc trưởng, người mà mỗi cử chỉ đều phải được tuân theo. Trong thế giới chó sói, mỗi con sói alpha đực và alpha cái đều dẫn đầu một đàn. Còn trong dàn nhạc, nhạc công chơi theo cách mà Leonard Bernstein đã từng gọi là “câu hỏi muôn thuở”: trong một bản concerto, ai là người làm chủ, nghệ sỹ độc tấu hay nhạc trưởng?”
Grimaud đã nhiều lần xung đột như vậy với nhạc trưởng, trong số đó có Claudio Abbado. Mặc dù Abbado là người ủng hộ lâu năm của Grimaud nhưng cả hai đã xung đột khi thu âm bản Concerto số 19 và 23 của Mozart. Thách thức một nhạc trưởng có tầm vóc như Abbado đòi hỏi phải có lòng can đảm, thậm chí với cả nghệ sỹ tiếng tăm. Nhưng Grimaud đã dành cả đời mình để phụng sự nghệ thuật. “Sự thỏa hiệp, nếu nói như thế, không bao giờ là sở trường của tôi,” cô nói thêm, “Anh biết đấy, anh luôn luôn đứng trước những chọn lựa. Anh có thể theo trào lưu bởi vì nó dễ dàng hơn nhưng anh có thể để cho niềm tin hướng dẫn hành động của mình nếu như anh sẵn sàng đối mặt với kết quả. Và tôi thích đối diện với cái đích cuối cùng. Tôi nghĩ rằng, cuộc sống quá ngắn ngủi.”
Đã đọc nhiều về số phận loài động vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng, Grimaud lên kế hoạch thành lập một trung tâm bảo vệ loài sói và bắt đầu tiết kiệm tiền cho dự án. Năm 1997, cô mua 6 mẫu Anh ở South Salem, thuộc Hạt Westchester ở bang New York rồi thuê công nhân, cùng họ dựng hàng rào và tạo hang. Vào năm 1999, trung tâm bảo tồn sói của cô ra đời, đón 7.000 khách tham quan mỗi năm và được công nhận là góp phần quan trọng trong phong trào bảo tồn loài sói. |
Thanh Nhàn lược dịch theo
The New Yorker