Bài 3: Hội thảo
Nghe tin sắp tới, Cánh Én (Đức) để dành đất trên báo, lập hội trường cho một cuộc hội thảo Văn Nghệ Sĩ, tôi mừng lắm, vội vã sắp xếp thời gian lùng mua vé đi dự. Cái vé tôi nói ở đây, chính là quyển sách "Chân Dung và Đối Thoại" của ký giả Trần Đăng Khoa - người nổi tiếng làm thơ hay từ hồi còn nhỏ và được phong biệt hiệu Thần Đồng. Nội dung cuốn sách tôi nghe nói ông Khoa viết về rất nhiều văn nghệ sĩ trong nước, con số có thể tính đến hàng trăm, nhưng tôi chỉ mới đọc được một bài duy nhất về nhà thơ Tố Hữu. Chưa đủ mức tối thiểu, nhưng vẫn cảm thấy hứng thú, về cái điều gọi là Hội Thảo - Đối Thoại văn nghệ sĩ. Tôi sẽ có vé đi dự - Sớm hay muộn mà thôi.
Nếu hôm nay là ngày của tháng 7 năm 1999, thì đúng 10 năm trước đây, người đầu tiên đứng ra Đối Thoại công khai với đông đảo Văn Nghệ Sĩ là nhà văn Trần Độ. Ông Trần Đăng Khoa kỳ này mở Đối Thoại là người thứ hai. Mười năm trường mới có một cuộc hội ngộ, quý hóa làm sao!
Cuộc Đối Thoại của ông Trần Độ mang tính chất đối mặt trực tiếp. Đặt ra các vấn đề, trả lời ngay tại chỗ. Bây giờ là cuộc Đối Thoại vắng mặt ông Trần Đăng Khoa - người khởi xướng, lại do anh chị em văn nghệ sĩ ở ngoài nước đặt ra các vấn đề, liệu ông Khoa có khả năng để trả lời hay không? Liệu có thành nổi cuộc đối thoại và mọi người sẽ đúc kết được những vấn đề hữu ích khi tan cuộc? Không ai biết trước. Bầu không khí Dân Chủ mở rộng hôm nay và kỹ thuật trao đổi đã tiến tới liên mạng toàn cầu trong nháy mắt, tôi tin ở sự thuận lợi. Và kết quả, chắc phải phong phú hơn lần trước nhiều. Bởi vì ông Khoa đưa ra các vấn đề in trên sách, và mọi người thì lại có thời gian đọc kỹ, nghiền ngẫm trước khi cầm bút đặt thành câu hỏi. Sự chín muồi của cái lợi thế thời gian có được cho cả hai phía, khiến cho "sợi tóc có thể chẻ làm tư ấy" chắc chắn mang lại nhiều gấp bội sự hứa hẹn so sánh với cuộc Đối Thoại do ông Trần Độ khởi xướng trước đây.
Tôi nhớ, Ngày ấy Nguyễn Văn Linh đưa ra chủ trương mới, khởi đấu bằng bài viết trên báo chí: "Những việc cần làm ngay". Ở Hà Nội, tuyên bố "Cởi Trói" cho văn nghệ sĩ. Để chứng minh, họ bèn thả cái phim bị giam giữ 9 năm của "Hà Nội Trong Mắt Ai", "Chuyện Tử Tế" của Đào Trọng Khánh, Trần Văn Thủy; Cho phép Trần Dần đăng thơ trên báo, ký tên Trần Dần. Rồi cho Phùng Quán, Hoàng Cầm gia nhập Hội Nhà Văn. In lại "Vượt Côn Đảo". Lúc ấy ở Liên Xô đang có cao trào đổi mới sôi động, hàng loạt tiểu thuyết như "Đoạn Đầu Đài" của Ai-ma-tốp, rồi "Thám Tử Buồn", "Những Đứa Con Của Đường Phố Ác-pát"v.v... đã ảnh hưởng tới Việt Nam khá mạnh. Mọi hy vọng về một không khí dân chủ tràn ngập vào. Trung Ương Đảng cử Trần Độ là Trưởng Ban Văn Hóa Văn Nghệ tổ chức buổi hội thảo tại hội trường Đài Truyền Hình thành phố Hồ Chí Minh. Có khoảng 300 người tới dự. Đa phần là các nhà báo, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ... thuộc lực lượng sáng tác hàng đầu của Sài Gòn. Danh nghĩa tổ chức giao cho Hội Nhà Báo Sài Gòn đảm nhiệm mời, giới thiệu... Tưởng cũng nên nhắc lại một chi tiết nhỏ nhưng quan trọng lắm. Ấy là cái địa điểm của buổi hội thảo. Số là ban đầu Đảng dự định làm tại Hà Nội, gì thì cũng nên mở màn từ trung ương xuống. Kinh tế đất nước đã tới hồi nguy kịch, phải dấy động lòng yêu nước của toàn dân vượt qua giai đoạn cam go, tiếng nói của Văn Nghệ Sĩ là đội quân tiên phong đi mở đường. Rất quan trọng. Nhưng ông Trần Độ đã đề nghị làm khác đi. Trần Độ nhận xét: Nếu mở hội thảo ở Thủ Đô, văn nhân Hà Nội đã từng nếm mùi "Trăm hoa đua nở", bị tới hàng trăm quả lừa, còn mấy ai tin mà hưởng ứng? Sau khi cân nhắc, ông Trần Độ chọn đất Sài Gòn. Văn nhân Sài Gòn tới rất đông. Xu thế nhiệt tình hơn dân Bắc. Quả như ông dự liệu. Trần Độ trình bầy quan điểm dân chủ của Đảng trước tình hình mới. Rất nhiều người đặt ra các câu hỏi. Có những câu hỏi mang phạm trù rất lớn, như: "Đường lối văn học, quan điểm nghệ thuật; Cách mạng Việt Nam và Văn Hóa, mối tương quan của nó; Quan niệm của Đảng, thế nào là báo chí? Văn Học Hiện Thực Xã Hội Chủ Nghĩa được minh định đến mức như thế nàov.v... "
Cuộc hội thảo mỗi lúc một sôi nổi với đủ các thể tài, nội dung liên quan tới các vấn đề Văn Hoá và Văn Nghệ.
Thí dụ như, hỏi: "Về số phận một vài nhân vật "Nhân Văn Giai Phẩm" trước đây bị bắt nay chưa thấy xuất hiện, họ đã chết trong tù hay là chưa được thả? Bà Thụy An bây giờ ở đâu? Làm gì? Thụy An có còn bị coi là gián điệp nữa hay không? Trần Dần bây giờ ở đâu, làm gì? Lê Đạt ở đâu? Phan Khôi đã chết trong hoàn cảnh nào? Đảng Cộng Sản ngày nay đối với những người đã lỡ phát biểu góp ý thẳng thắn trước đây nhưng bị quy chụp là "Nhân Văn Giai Phẩm" như thế nào? Liệu Đảng có dự định phục hồi lại danh dự cho họ hay không?"
Trần Độ nói: "Nhân Văn Giai Phẩm là những người phản cách mạng, chống Đảng, chống nhân dân. Đảng phải cải tạo họ. Nay họ đã cải tạo xong thì Đảng cho phép họ quay lại cuộc sống bình thường. Các đồng chí dùng từ ngữ "phục hồi danh dự" cho những người Nhân Văn Giai Phẩm là không đúng. Đảng không có cái gì sai với họ cả."
Thí dụ khác, hỏi: "Chức năng của Văn Học? Thế nào là nền văn học Hiện Thực Xã Hội Chủ Nghĩa? Và văn học Việt Nam phải theo đúng trào lưu như thế nào để được phép tồn tại?"
Trần Độ đã trả lời: "Đảng quan niệm văn học và các vấn đề văn hóa ở nước Việt Nam hiện nay nó phải phản ảnh đời sống của nhân dân, phản ảnh các cuộc vận động chống ngoại xâm vừa qua v.v... Vì truyền thống văn hóa của Việt Nam chúng ta phải đảm bảo tính kế thừa, tính dân tộc, tính khoa học, tính Đảng, tính giai cấp... Rồi phát huy. Đấy mới là văn học thực sự!õ (?)
Hỏi: "Văn Hóa Thế Giới nở rộ nhiều trào lưu. Thành phố Sài Gòn còn tồn trữ nhiều giòng di sản, thành tựu văn hóa của Thế Giới Mở. Liệu chúng tôi có được phép sử dụng hay không? Có bị hạn chế ở một mức độ cụ thể nào không?" Trả lời: "Phải chọn lọc những gì phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam." Hỏi tiếp: "Nếu vậy sẽ bị hạn chế giới thiệu các tác phẩm lớn của Thế Giới?" Trả lời: "Chắc chắn là như vậy, vì nhân dân sẽ là người chọn lựa." Cả hội trường đã nhao nhao lên với các câu "NHÂN DÂN là ai? Là Đảng hay là anh chị em cán bộ văn hóa khi làm việc Chọn lựa?"
Hỏi: "Đảng quan niệm, định nghĩa báo chí là gì? Báo chí làm nhiệm vụ gì? Khi có người nói rằng Văn Hóa và Báo Chí thì phải là Công cụ của cách mạng, theo đồng chí có phải là như vậy không?"
Trần Độ trả lời: "Xét từ góc độ nào đấy, thì giai cấp thống trị ở bất cứ nước nào, bất cứ đảng phái nào cũng đều dùng nó như là một công cụ...." Nhà báo trẻ đã ngắt ngay lời Trần Độ: "Tôi đã đọc hàng trăm cuốn sách nói về chức năng báo chí... Chỉ thấy nói là phương tiện truyền thông đại chúng, không hề thấy nói báo chí là Công cụ!" Hội trường đã vang dội lên những tiếng cười khi thấy Trần Độ bị... tắc tị. Và cứ cái đà hỏi như thế, Trần Độ như người bị dồn đuổi quanh quẩn, nói thế nào cũng vẫn bị tắc tị và bị cả hội trường cười cợt chế riễu.
Trần Độ đã trình bầy một giờ đồng hồ, nhưng phải trả lời các câu hỏi liên tục kéo tới trên 4 giờ đồng hồ. Đi theo Trần Độ có 4 chuyên viên. Khi Trần Độ không trả lời nổi, các chuyên viên đã đứng lên trả lời hộ. Qua buổi hội thảo này, mọi người đều thấy rõ sự chủ quan của "MC" Trần Độ vì không chuẩn bị từ cơ sở đường lối, hội nghị bàn thảo về văn hóa. Và nhất là không ngờ, cánh "miền Nam" nom trẻ mà có vẻ khôn ngoan và dữ tợn hơn cả cánh "Nhân Văn Giai Phẩm" của miền Bắc nhiều! Đau xót hơn cả là Nguyễn Văn Linh, người giao việc cho Trần Độ mở hội thảo. (Ông Linh đã bị mất chức tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam qua vụ này. Mà người ra chỉ thị để cách chức mới hài hước làm sao - một người chưa hề làm đơn vào Đảng! - Ông Lê Đức Anh cách chức ông Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản!)
Buổi đó gây cho mọi người sự thất vọng, tất cả vẫn như cũ, chả có gì thay đổi cả! Chỉ đề ra một khẩu hiệu mới - nhưng không cụ thể - thành một thứ chủ thuyết sao chép vụng về, không có giá trị. Cách giải thích vẫn hoàn toàn dẫn tới các cách giải thích cũ. Cánh trẻ cảm thấy như bị đánh lừa. Tụi trẻ đã ngộ nhận, tưởng là đã có trào lưu dân chủ, do xuất bản quá nhiều sách báo của Liên Xô. Họ tiếp tục chất vấn thay vì phải giữ thái độ lễ độ của đàn em cấp dưới. Trần Độ nhiều lúc mặt đỏ gay gắt. Nhiều lần bực bội, nắm tay đấm thình thình xuống bàn. Trần Độ vì không chuẩn bị kỹ, cũng không ngờ thái độ phản ứng của cánh trẻ với những câu hỏi vừa sâu sắc vừa mạnh đến như thế. Buổi hội thảo chưa kết thúc, mà cả hai bên đã bừng bừng nóng mặt như sắp sửa... đánh nhau. (!)
Về sau, các cán bộ an ninh của Cục 2 tổng kết: Dường như cánh nhà văn nhà báo đã có cuộc họp trước, bàn bạc đồng lõa với nhau, phân công mỗi người hỏi một khía cạnh, dồn Trần Độ vào thế bí. (Thực chất do nhậy cảm nghề nghiệp, vì đây là lần đầu được tự do hội thảo, anh em trẻ có kiến thức vững nên thẳng thắn chất vấn.) Cán bộ an ninh của Cục đã viết báo cáo tổng kết, điều tra lý lịch các bạn trẻ đã đứng lên chất vấn Trần Độ như một "âm mưu", đợi xử lý sau. Trần Độ biết chuyện, ông đã gạt đi... Tại sao Trần Độ gạt đi? Trần Độ không muốn xẩy ra vụ Nhân Văn Giai Phẩm mới hay là vì một lý do nào khác? Có lẽ chỉ có riêng Trần Độ mới có thể trả lời nổi vì sao...
Hôm ấy, Trần Độ đứng trên diễn đàn, mặc áo đại cán 4 túi kiểu Mao Trạch Đông, đâu có ngờ ông bị thảm bại. Trước các mũi tên của "đối thủ" cứng nhọn tua tủa "bắn" lên diễn đàn với những câu hỏi găm khắp người ông Độ, dày đặc như lông nhím! Ông Độ phải nhiều lần lật bật mở cúc áo cổ ngực, đóng, cài, đóng, cài, rồi lúng búng giả bộ ừng ực uống nước, mà vẫn "chiến đấu trả lời" không kịp thở! Anh em đã cười nhao lên và bàn tán tại chỗ: "Trần Độ mới chỉ cởi có một cái cúc ngực áo. Bao giờ Trần Độ mặc sơ-vin hoa, đeo ca vát, chúng ta mới thoải mái cởi trói được."
Sau này, một anh bạn quen biết với nhóm "quý tộc" ở Hà Nội nói lại cho tôi biết: "Thực tế buổi hội thảo hôm đó, Nguyễn Văn Linh chỉ muốn mượn tay báo chí và văn nghệ sĩ dưới danh dạng "Hội Thảo Văn Học Nghệ Thuật" để đánh lại phe bảo thủ, đây là cuộc tranh dành quyền lực trong Đảng của những người cầm quyền. Chẳng có văn học nghệ thuật khỉ gió gì hết! Anh em văn nghệ sĩ Sài Gòn không nắm được bản chất của vấn đề, khi thảo luận hăng lên, đã thắc mắc, rồi chất vấn, rồi... đánh đòn hội chợ. Đánh đòn luôn kẻ giao giảng là Trần Độ! Và cũng là gián tiếp đánh đòn luôn cả Nguyễn Văn Linh và cả Đảng Cộng Sản độc tài!
Tình cảnh của văn nghệ sĩ lúc bấy giờ cũng bi đát như mọi tầng lớp nhân dân, nhưng nỗi bi đát bị thảm hóa hơn lên vì sự nhận thức sâu hơn, đau đớn hơn. Do đó, khi có dịp, anh em đã phản ứng mạnh bạo đến mức... liều. Văn nghệ sĩ, trong cái đời thường đã bị BẦN CÙNG HÓA, họ chỉ còn con đường lựa chọn hoặc là sống tráo trở phản phúc, bẻ cong ngòi bút nịnh bợ đi vào giai cấp QUAN LIÊU; hoặc không chấp nhận thì trước sau cũng sẽ bị đẩy vào con đường LƯU MANH, gọi là TAM HÓA. Sau buổi hội thảo, anh chị em văn nghệ sĩ Sài Gòn đã thất vọng hoàn toàn. Họ nghĩ cho cùng, Trần Độ cũng chỉ là loại tướng hèn nằm chung trong hàng ngũ quan liêu, càng bị đánh, càng lộ rõ bản chất quan liêu qua các câu trả lời. Mà sự tham quyền cố vị của tầng lớp quan liêu, nhiều khi rất khó phân định làn ranh của QUAN LIÊU hay là LƯU MANH. Như tướng Võ Nguyên Giáp. Khi ông Giáp bị đánh, bị cách chức, cho giữ kế hoạch sinh đẻ, cũng không dám ho he, vì đời sống đang sung túc, hưởng thụ...".
Tôi cho rằng: Tin tức của anh bạn nói với tôi chưa hẳn đã đúng lắm, có một số chi tiết sai lạc, nhất là những nhận xét về ông tướng kiêm văn sĩ Trần Độ. Sự không đúng thể hiện ít nhất cho tôi thấy rõ ở chỗ, ông Trần Độ đã bỏ qua bản báo cáo tổng kết của Cục 2 đòi xử lý số anh chị em Văn Nghệ Sĩ đã chất vấn "đánh đòn" Trần Độ. Và cũng biết đâu đấy, chính từ sau cái buổi hội thảo văn nghệ văn hóa đó, ông Trần Độ đã mở bừng mắt, sáng lòng dạ để bắt đầu cho một cái nhìn trở lại. Nếu không, khởi từ đâu bài "Một Cái Nhìn Trở Lại đã ra đời?
Sau hội thảo. Lo sợ bị bắt, Văn Nghệ Sĩ Sài Gòn, có anh ngồi ăn với vợ con, cơm chan nước mắt; Có anh đến bệnh viện bán máu tìm đường vượt biên... Còn đại đa số anh chị em thì sao? Tuy được Trần Độ bỏ qua, nhưng làm sao khép nổi "trang sử cũ"? Mọi vấn đề vẫn còn đấy -y nguyên- nhức nhối. Xã hội vẫn đang bị đẩy xuống mãi lề vực sâu, xuống cấp đạo đức, thế hệ tiếp nối băng hoại. Hơn bao giờ hết, văn nghệ sĩ phải tự cứu lấy mình, phải nhẩy vượt lên trước khi bị lưu manh hóa bởi sự bần cùng và kìm hãm. (Trần Độ hiện nay bị quản thúc chặt chẽ; Võ Nguyên Giáp sau hai lần muốn tự tử không thành, - bà Hà đã than vãn như vậy- xoay sang viết hồi ký để gia nhập hàng ngũ nhà văn, nghệ sĩ. (?)
Cuốn sách "Chân Dung và Đối Thoại" của Trần Đăng Khoa ra đời. Đúng lúc, chúng ta có dịp ngồi với nhau thảo luận: Chơi bài ngỏ!
Văn Nghệ Sĩ hội thảo là chuyện vui. Nó là dịp mỗi người tự kiểm nội lực tu dưỡng văn học của chính mình. Cũng trong cuộc hội thảo, thông qua phê bình, nhận xét, để nâng tính phê bình và nhận xét lên thành NGHỆ THUẬT cảm hóa, thúc đẩy lẫn nhau, yêu nhau hơn, yêu đời hơn, yêu nhân dân và tổ quốc mình hơn. Trút bỏ mọi nỗi đau đớn cho nhẹ mình. Nhưng điều buồn phiền nhất là một khi, chỉ vì ngây thơ, không thấy rõ sự chi phối của các thế lực chính trị, anh chị em Văn Nghệ Sĩ sẽ đau đớn thêm. Mấy chục năm nay, đất nước ta đã mất đi biết bao nhiêu nhân tài kiệt xuất cũng chỉ vì... hội thảo!
3-7-1999, San Francisco - USA
Văn Thanh
Nếu hôm nay là ngày của tháng 7 năm 1999, thì đúng 10 năm trước đây, người đầu tiên đứng ra Đối Thoại công khai với đông đảo Văn Nghệ Sĩ là nhà văn Trần Độ. Ông Trần Đăng Khoa kỳ này mở Đối Thoại là người thứ hai. Mười năm trường mới có một cuộc hội ngộ, quý hóa làm sao!
Cuộc Đối Thoại của ông Trần Độ mang tính chất đối mặt trực tiếp. Đặt ra các vấn đề, trả lời ngay tại chỗ. Bây giờ là cuộc Đối Thoại vắng mặt ông Trần Đăng Khoa - người khởi xướng, lại do anh chị em văn nghệ sĩ ở ngoài nước đặt ra các vấn đề, liệu ông Khoa có khả năng để trả lời hay không? Liệu có thành nổi cuộc đối thoại và mọi người sẽ đúc kết được những vấn đề hữu ích khi tan cuộc? Không ai biết trước. Bầu không khí Dân Chủ mở rộng hôm nay và kỹ thuật trao đổi đã tiến tới liên mạng toàn cầu trong nháy mắt, tôi tin ở sự thuận lợi. Và kết quả, chắc phải phong phú hơn lần trước nhiều. Bởi vì ông Khoa đưa ra các vấn đề in trên sách, và mọi người thì lại có thời gian đọc kỹ, nghiền ngẫm trước khi cầm bút đặt thành câu hỏi. Sự chín muồi của cái lợi thế thời gian có được cho cả hai phía, khiến cho "sợi tóc có thể chẻ làm tư ấy" chắc chắn mang lại nhiều gấp bội sự hứa hẹn so sánh với cuộc Đối Thoại do ông Trần Độ khởi xướng trước đây.
Tôi nhớ, Ngày ấy Nguyễn Văn Linh đưa ra chủ trương mới, khởi đấu bằng bài viết trên báo chí: "Những việc cần làm ngay". Ở Hà Nội, tuyên bố "Cởi Trói" cho văn nghệ sĩ. Để chứng minh, họ bèn thả cái phim bị giam giữ 9 năm của "Hà Nội Trong Mắt Ai", "Chuyện Tử Tế" của Đào Trọng Khánh, Trần Văn Thủy; Cho phép Trần Dần đăng thơ trên báo, ký tên Trần Dần. Rồi cho Phùng Quán, Hoàng Cầm gia nhập Hội Nhà Văn. In lại "Vượt Côn Đảo". Lúc ấy ở Liên Xô đang có cao trào đổi mới sôi động, hàng loạt tiểu thuyết như "Đoạn Đầu Đài" của Ai-ma-tốp, rồi "Thám Tử Buồn", "Những Đứa Con Của Đường Phố Ác-pát"v.v... đã ảnh hưởng tới Việt Nam khá mạnh. Mọi hy vọng về một không khí dân chủ tràn ngập vào. Trung Ương Đảng cử Trần Độ là Trưởng Ban Văn Hóa Văn Nghệ tổ chức buổi hội thảo tại hội trường Đài Truyền Hình thành phố Hồ Chí Minh. Có khoảng 300 người tới dự. Đa phần là các nhà báo, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ... thuộc lực lượng sáng tác hàng đầu của Sài Gòn. Danh nghĩa tổ chức giao cho Hội Nhà Báo Sài Gòn đảm nhiệm mời, giới thiệu... Tưởng cũng nên nhắc lại một chi tiết nhỏ nhưng quan trọng lắm. Ấy là cái địa điểm của buổi hội thảo. Số là ban đầu Đảng dự định làm tại Hà Nội, gì thì cũng nên mở màn từ trung ương xuống. Kinh tế đất nước đã tới hồi nguy kịch, phải dấy động lòng yêu nước của toàn dân vượt qua giai đoạn cam go, tiếng nói của Văn Nghệ Sĩ là đội quân tiên phong đi mở đường. Rất quan trọng. Nhưng ông Trần Độ đã đề nghị làm khác đi. Trần Độ nhận xét: Nếu mở hội thảo ở Thủ Đô, văn nhân Hà Nội đã từng nếm mùi "Trăm hoa đua nở", bị tới hàng trăm quả lừa, còn mấy ai tin mà hưởng ứng? Sau khi cân nhắc, ông Trần Độ chọn đất Sài Gòn. Văn nhân Sài Gòn tới rất đông. Xu thế nhiệt tình hơn dân Bắc. Quả như ông dự liệu. Trần Độ trình bầy quan điểm dân chủ của Đảng trước tình hình mới. Rất nhiều người đặt ra các câu hỏi. Có những câu hỏi mang phạm trù rất lớn, như: "Đường lối văn học, quan điểm nghệ thuật; Cách mạng Việt Nam và Văn Hóa, mối tương quan của nó; Quan niệm của Đảng, thế nào là báo chí? Văn Học Hiện Thực Xã Hội Chủ Nghĩa được minh định đến mức như thế nàov.v... "
Cuộc hội thảo mỗi lúc một sôi nổi với đủ các thể tài, nội dung liên quan tới các vấn đề Văn Hoá và Văn Nghệ.
Thí dụ như, hỏi: "Về số phận một vài nhân vật "Nhân Văn Giai Phẩm" trước đây bị bắt nay chưa thấy xuất hiện, họ đã chết trong tù hay là chưa được thả? Bà Thụy An bây giờ ở đâu? Làm gì? Thụy An có còn bị coi là gián điệp nữa hay không? Trần Dần bây giờ ở đâu, làm gì? Lê Đạt ở đâu? Phan Khôi đã chết trong hoàn cảnh nào? Đảng Cộng Sản ngày nay đối với những người đã lỡ phát biểu góp ý thẳng thắn trước đây nhưng bị quy chụp là "Nhân Văn Giai Phẩm" như thế nào? Liệu Đảng có dự định phục hồi lại danh dự cho họ hay không?"
Trần Độ nói: "Nhân Văn Giai Phẩm là những người phản cách mạng, chống Đảng, chống nhân dân. Đảng phải cải tạo họ. Nay họ đã cải tạo xong thì Đảng cho phép họ quay lại cuộc sống bình thường. Các đồng chí dùng từ ngữ "phục hồi danh dự" cho những người Nhân Văn Giai Phẩm là không đúng. Đảng không có cái gì sai với họ cả."
Thí dụ khác, hỏi: "Chức năng của Văn Học? Thế nào là nền văn học Hiện Thực Xã Hội Chủ Nghĩa? Và văn học Việt Nam phải theo đúng trào lưu như thế nào để được phép tồn tại?"
Trần Độ đã trả lời: "Đảng quan niệm văn học và các vấn đề văn hóa ở nước Việt Nam hiện nay nó phải phản ảnh đời sống của nhân dân, phản ảnh các cuộc vận động chống ngoại xâm vừa qua v.v... Vì truyền thống văn hóa của Việt Nam chúng ta phải đảm bảo tính kế thừa, tính dân tộc, tính khoa học, tính Đảng, tính giai cấp... Rồi phát huy. Đấy mới là văn học thực sự!õ (?)
Hỏi: "Văn Hóa Thế Giới nở rộ nhiều trào lưu. Thành phố Sài Gòn còn tồn trữ nhiều giòng di sản, thành tựu văn hóa của Thế Giới Mở. Liệu chúng tôi có được phép sử dụng hay không? Có bị hạn chế ở một mức độ cụ thể nào không?" Trả lời: "Phải chọn lọc những gì phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam." Hỏi tiếp: "Nếu vậy sẽ bị hạn chế giới thiệu các tác phẩm lớn của Thế Giới?" Trả lời: "Chắc chắn là như vậy, vì nhân dân sẽ là người chọn lựa." Cả hội trường đã nhao nhao lên với các câu "NHÂN DÂN là ai? Là Đảng hay là anh chị em cán bộ văn hóa khi làm việc Chọn lựa?"
Hỏi: "Đảng quan niệm, định nghĩa báo chí là gì? Báo chí làm nhiệm vụ gì? Khi có người nói rằng Văn Hóa và Báo Chí thì phải là Công cụ của cách mạng, theo đồng chí có phải là như vậy không?"
Trần Độ trả lời: "Xét từ góc độ nào đấy, thì giai cấp thống trị ở bất cứ nước nào, bất cứ đảng phái nào cũng đều dùng nó như là một công cụ...." Nhà báo trẻ đã ngắt ngay lời Trần Độ: "Tôi đã đọc hàng trăm cuốn sách nói về chức năng báo chí... Chỉ thấy nói là phương tiện truyền thông đại chúng, không hề thấy nói báo chí là Công cụ!" Hội trường đã vang dội lên những tiếng cười khi thấy Trần Độ bị... tắc tị. Và cứ cái đà hỏi như thế, Trần Độ như người bị dồn đuổi quanh quẩn, nói thế nào cũng vẫn bị tắc tị và bị cả hội trường cười cợt chế riễu.
Trần Độ đã trình bầy một giờ đồng hồ, nhưng phải trả lời các câu hỏi liên tục kéo tới trên 4 giờ đồng hồ. Đi theo Trần Độ có 4 chuyên viên. Khi Trần Độ không trả lời nổi, các chuyên viên đã đứng lên trả lời hộ. Qua buổi hội thảo này, mọi người đều thấy rõ sự chủ quan của "MC" Trần Độ vì không chuẩn bị từ cơ sở đường lối, hội nghị bàn thảo về văn hóa. Và nhất là không ngờ, cánh "miền Nam" nom trẻ mà có vẻ khôn ngoan và dữ tợn hơn cả cánh "Nhân Văn Giai Phẩm" của miền Bắc nhiều! Đau xót hơn cả là Nguyễn Văn Linh, người giao việc cho Trần Độ mở hội thảo. (Ông Linh đã bị mất chức tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam qua vụ này. Mà người ra chỉ thị để cách chức mới hài hước làm sao - một người chưa hề làm đơn vào Đảng! - Ông Lê Đức Anh cách chức ông Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản!)
Buổi đó gây cho mọi người sự thất vọng, tất cả vẫn như cũ, chả có gì thay đổi cả! Chỉ đề ra một khẩu hiệu mới - nhưng không cụ thể - thành một thứ chủ thuyết sao chép vụng về, không có giá trị. Cách giải thích vẫn hoàn toàn dẫn tới các cách giải thích cũ. Cánh trẻ cảm thấy như bị đánh lừa. Tụi trẻ đã ngộ nhận, tưởng là đã có trào lưu dân chủ, do xuất bản quá nhiều sách báo của Liên Xô. Họ tiếp tục chất vấn thay vì phải giữ thái độ lễ độ của đàn em cấp dưới. Trần Độ nhiều lúc mặt đỏ gay gắt. Nhiều lần bực bội, nắm tay đấm thình thình xuống bàn. Trần Độ vì không chuẩn bị kỹ, cũng không ngờ thái độ phản ứng của cánh trẻ với những câu hỏi vừa sâu sắc vừa mạnh đến như thế. Buổi hội thảo chưa kết thúc, mà cả hai bên đã bừng bừng nóng mặt như sắp sửa... đánh nhau. (!)
Về sau, các cán bộ an ninh của Cục 2 tổng kết: Dường như cánh nhà văn nhà báo đã có cuộc họp trước, bàn bạc đồng lõa với nhau, phân công mỗi người hỏi một khía cạnh, dồn Trần Độ vào thế bí. (Thực chất do nhậy cảm nghề nghiệp, vì đây là lần đầu được tự do hội thảo, anh em trẻ có kiến thức vững nên thẳng thắn chất vấn.) Cán bộ an ninh của Cục đã viết báo cáo tổng kết, điều tra lý lịch các bạn trẻ đã đứng lên chất vấn Trần Độ như một "âm mưu", đợi xử lý sau. Trần Độ biết chuyện, ông đã gạt đi... Tại sao Trần Độ gạt đi? Trần Độ không muốn xẩy ra vụ Nhân Văn Giai Phẩm mới hay là vì một lý do nào khác? Có lẽ chỉ có riêng Trần Độ mới có thể trả lời nổi vì sao...
Hôm ấy, Trần Độ đứng trên diễn đàn, mặc áo đại cán 4 túi kiểu Mao Trạch Đông, đâu có ngờ ông bị thảm bại. Trước các mũi tên của "đối thủ" cứng nhọn tua tủa "bắn" lên diễn đàn với những câu hỏi găm khắp người ông Độ, dày đặc như lông nhím! Ông Độ phải nhiều lần lật bật mở cúc áo cổ ngực, đóng, cài, đóng, cài, rồi lúng búng giả bộ ừng ực uống nước, mà vẫn "chiến đấu trả lời" không kịp thở! Anh em đã cười nhao lên và bàn tán tại chỗ: "Trần Độ mới chỉ cởi có một cái cúc ngực áo. Bao giờ Trần Độ mặc sơ-vin hoa, đeo ca vát, chúng ta mới thoải mái cởi trói được."
Sau này, một anh bạn quen biết với nhóm "quý tộc" ở Hà Nội nói lại cho tôi biết: "Thực tế buổi hội thảo hôm đó, Nguyễn Văn Linh chỉ muốn mượn tay báo chí và văn nghệ sĩ dưới danh dạng "Hội Thảo Văn Học Nghệ Thuật" để đánh lại phe bảo thủ, đây là cuộc tranh dành quyền lực trong Đảng của những người cầm quyền. Chẳng có văn học nghệ thuật khỉ gió gì hết! Anh em văn nghệ sĩ Sài Gòn không nắm được bản chất của vấn đề, khi thảo luận hăng lên, đã thắc mắc, rồi chất vấn, rồi... đánh đòn hội chợ. Đánh đòn luôn kẻ giao giảng là Trần Độ! Và cũng là gián tiếp đánh đòn luôn cả Nguyễn Văn Linh và cả Đảng Cộng Sản độc tài!
Tình cảnh của văn nghệ sĩ lúc bấy giờ cũng bi đát như mọi tầng lớp nhân dân, nhưng nỗi bi đát bị thảm hóa hơn lên vì sự nhận thức sâu hơn, đau đớn hơn. Do đó, khi có dịp, anh em đã phản ứng mạnh bạo đến mức... liều. Văn nghệ sĩ, trong cái đời thường đã bị BẦN CÙNG HÓA, họ chỉ còn con đường lựa chọn hoặc là sống tráo trở phản phúc, bẻ cong ngòi bút nịnh bợ đi vào giai cấp QUAN LIÊU; hoặc không chấp nhận thì trước sau cũng sẽ bị đẩy vào con đường LƯU MANH, gọi là TAM HÓA. Sau buổi hội thảo, anh chị em văn nghệ sĩ Sài Gòn đã thất vọng hoàn toàn. Họ nghĩ cho cùng, Trần Độ cũng chỉ là loại tướng hèn nằm chung trong hàng ngũ quan liêu, càng bị đánh, càng lộ rõ bản chất quan liêu qua các câu trả lời. Mà sự tham quyền cố vị của tầng lớp quan liêu, nhiều khi rất khó phân định làn ranh của QUAN LIÊU hay là LƯU MANH. Như tướng Võ Nguyên Giáp. Khi ông Giáp bị đánh, bị cách chức, cho giữ kế hoạch sinh đẻ, cũng không dám ho he, vì đời sống đang sung túc, hưởng thụ...".
Tôi cho rằng: Tin tức của anh bạn nói với tôi chưa hẳn đã đúng lắm, có một số chi tiết sai lạc, nhất là những nhận xét về ông tướng kiêm văn sĩ Trần Độ. Sự không đúng thể hiện ít nhất cho tôi thấy rõ ở chỗ, ông Trần Độ đã bỏ qua bản báo cáo tổng kết của Cục 2 đòi xử lý số anh chị em Văn Nghệ Sĩ đã chất vấn "đánh đòn" Trần Độ. Và cũng biết đâu đấy, chính từ sau cái buổi hội thảo văn nghệ văn hóa đó, ông Trần Độ đã mở bừng mắt, sáng lòng dạ để bắt đầu cho một cái nhìn trở lại. Nếu không, khởi từ đâu bài "Một Cái Nhìn Trở Lại đã ra đời?
Sau hội thảo. Lo sợ bị bắt, Văn Nghệ Sĩ Sài Gòn, có anh ngồi ăn với vợ con, cơm chan nước mắt; Có anh đến bệnh viện bán máu tìm đường vượt biên... Còn đại đa số anh chị em thì sao? Tuy được Trần Độ bỏ qua, nhưng làm sao khép nổi "trang sử cũ"? Mọi vấn đề vẫn còn đấy -y nguyên- nhức nhối. Xã hội vẫn đang bị đẩy xuống mãi lề vực sâu, xuống cấp đạo đức, thế hệ tiếp nối băng hoại. Hơn bao giờ hết, văn nghệ sĩ phải tự cứu lấy mình, phải nhẩy vượt lên trước khi bị lưu manh hóa bởi sự bần cùng và kìm hãm. (Trần Độ hiện nay bị quản thúc chặt chẽ; Võ Nguyên Giáp sau hai lần muốn tự tử không thành, - bà Hà đã than vãn như vậy- xoay sang viết hồi ký để gia nhập hàng ngũ nhà văn, nghệ sĩ. (?)
Cuốn sách "Chân Dung và Đối Thoại" của Trần Đăng Khoa ra đời. Đúng lúc, chúng ta có dịp ngồi với nhau thảo luận: Chơi bài ngỏ!
Văn Nghệ Sĩ hội thảo là chuyện vui. Nó là dịp mỗi người tự kiểm nội lực tu dưỡng văn học của chính mình. Cũng trong cuộc hội thảo, thông qua phê bình, nhận xét, để nâng tính phê bình và nhận xét lên thành NGHỆ THUẬT cảm hóa, thúc đẩy lẫn nhau, yêu nhau hơn, yêu đời hơn, yêu nhân dân và tổ quốc mình hơn. Trút bỏ mọi nỗi đau đớn cho nhẹ mình. Nhưng điều buồn phiền nhất là một khi, chỉ vì ngây thơ, không thấy rõ sự chi phối của các thế lực chính trị, anh chị em Văn Nghệ Sĩ sẽ đau đớn thêm. Mấy chục năm nay, đất nước ta đã mất đi biết bao nhiêu nhân tài kiệt xuất cũng chỉ vì... hội thảo!
3-7-1999, San Francisco - USA
Văn Thanh