7. Nhà thơ với tệ tham nhũng
Cách đây đã nhiều năm… Một buổi trưa mùa hè, tôi ra bãi An Dương phía ngoài đê sông Hồng, tìm thăm nhà thơ Đoàn Phú Tứ, tác giả bài thơ bất hủ Màu thời gian. Năm đó nhà thơ đã ngoài 70 tuổi. Nắng hè thiêu đốt nóng đến ngạt thở. Tôi thật sự kinh khiếp khi thấy ông tóc bạc trắng, cởi trần, thản nhiên ngồi đọc sách trên bức phản gỗ mọt, mặe cho mồ hôi chảy đầm đìa trên mặt, trên lưng, giọt giọt từ chòm râu xuống những trang Ngôi nhà búp bê của Íp-en. Ông đặt sách xuống tiếp tôi ông gần như dốc ngược chai rượu mới được đầy một chén, và sẻ cho tôi một nửa. Tôi đọc ông nghe bài thơ vừa mới viết về đề tài kháng chiến. Đọc đến câu: Giữa chiến khu võ vàng đói khát, Cả tiểu đội tôi chỉ còn mắt với răng…, ông đặt chén rượu đã uống cạn xuống, ngắt lời tôi: "Chỉ vì những người lính - chỉ còn mắt với răng" các cậu mà năm đó mình đã đụng độ với thằng Trần Dụ Châu… Cậu có biết Trần Dụ Châu không?" Tôi nói: "Những người lính chống Pháp bọn em, ai mà không biết Trần Dụ Châu…". Hắn là Đại tá Cục trưởng Cục Quân nhu, trông coi việc ăn mặc cho toàn quân. Ngày đó chúng tôi thường gọi: "Màn Trần Dụ Châu", vì mỗi cái màn lính hắn ăn cắp mất hai tấc vải, nên hễ ngồi lên là đầu đụng trần màn; "Áo mền trấn thủ Trần Dụ Châu" vì hắn ăn cắp bông lót trong áo, trong mền và thay vào bằng bao tải… Nét mặt ông vụt sa sầm khi nghe tôi nhắc lại những chuyện đó. Kỷ niệm một thời hào hùng đánh giặc cứu nước bất ngờ ập đến, cặp mắt già nua của nhà thơ lóe ánh giận dữ. Ông kể:
Mùa đông năm 1949, ông ở chiến khu Việt Bắc. Là nhà thơ, ông còn là đại biểu Quốc hội khóa I. Ông cùng với một đoàn nhà văn đi thăm và úy lạo các đơn vị bộ đội vừa đánh giặc trở về. Ông đã khóc nấc lên khi thấy các chiến sĩ bị thương thiếu thuốc men, bông băng, và hầu hết chiến sĩ đều rách rưới, "võ vàng đói khát", "chỉ còn mắt với răng", mà mùa đông năm đó tiết trời chiến khu lạnh tới mức nươce đóng băng… Ông trở về cơ quan chân ướt chân ráo thì nhận được thiệp mời của Trần Dụ Châu, đến dự lễ cưới mà hắn đứng ra tổ chức cho cán bộ cấp dưới đặc biệt thân cận, phụ trách công tác vật tư, tên là Lê Sĩ Cửu.
Ông bước vào phòng cưới mà cứ ngỡ mình nằm mê. Cái hội trường dựng bằng tre nứa, lợp lá gồi, sáng trưng những dãy bạch lạp to bằng cổ tay. Trên những dãy bàn dài tít tắp, xếp kín chim quay, gà tần, vây bóng, nấm hương, giò chả, thịt bê thui, rượu tây, cốc thuỷ tinh sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng. Ban nhạc sống của nhạc sĩ Canh Thân được mời từ khu 3 lên tấu nhạc réo rắt…
Trần Dụ Châu mặc quân phục đại tá choáng lộn, cưỡi ngựa đến dự cưới, theo sau hắn là một vệ sĩ cao lớn, súng "côn bạt" đeo xệ bên hông. Tân khách ngồi chật kín hội trường, mắt hau háu nhìn bàn tiệc. Rượu vang đỏ rót đầy các cốc. Vị chủ hôn Trần Dụ Châu oai phong, đỏ đắn, đầy quyền uy bước ra tuyên bố làm lễ thành hôn cho đôi vợ chồng mà hắn đỡ đầu, và trịnh trọng mời tân khách nâng cốc… trong tiếng nhạc vang lừng. Nhìn thấy nhà thơ ngồi ở bàn đầu, hắn liền tươi cười giới thiệu: "Đám cưới hôm nay có một vị khách đặc biệt là ông Đoàn Phú Tứ, nhà thơ cự phách cửa nhóm Xuân Thu Nhã Tập. Xin mời nhà thơ nổi tiếng lên đọc một bài thơ mừng cô dâu chú rể và quý vị tân khách".
Đoàn Phú Tứ đứng lên, mắt đăm đăm nhìn cốc rượu vang đỏ như máu đầy tràn trước mắt… Ông bỗng thấy giận run lên với ý nghĩ: "Bọn võ biền đốn mạt đầy quyền uy này, đã quen coi thi sĩ là kẻ nô bộc, và thơ là món đồ trang sức, một thứ gia vị cho bữa ăn tội lỗi của chúng thêm ngon miệng… Chúng sẽ được thơ dạy cho một bài học đích đáng!…". Ông ngẩng lên, nhìn thẳng vào mặt Trần Dụ Châu, nói lớn, nhấn mạnh từng từ một cho tất cả những người dự tiệc cưới đều nghe thấy: "Tôi xin đọc tặng vị chủ hôn, cô dâu chú rể và tất cả các vị có mặt hôm nay, một câu thơ hay nhất mà tôi vừa chợt nghĩ ra"… Khắp các bàn tiệc dậy lên tiếng xì xào tán thưởng: "Hoan hô Xuân Thu Nhã Tập! Hoan hô thi sĩ Đoàn Phú Tứ!". Chắc phải hay hơn câu nghìn trùng e lệ phụng quân vương (1) … Chờ cho tiếng xì xào im hẳn, nhà thơ nói tiếp: Câu thơ đó như sau: "Bữa tiệc cưới chúng ta sắp chén đẫy hôm nay, được dọn bằng xương máu của chiến sĩ! – "Láo", Trần Dụ Châu mặt vụt tái nhợt quát to. Tiếp liền theo đó là tên vệ sĩ của hắn xông tới tát bốp vào mặt nhà thơ. Nhà thơ lặng lẽ rút khăn tay lau mặt, ném khăn xuống đất, rồi nhổ vào cốc rượu đỏ như máu đầy tràn trước mặt, và đĩnh đạc bước ra khỏi phòng cưới.
Ngay đêm hôm đó, nhà thơ viết một bức thư dài gửi lên Hồ Chủ Tịch, trình bày toàn bộ sự việc.
Một tuần sau tòa án quân sự được thiết lập cũng tại khu vực hội trường đó. Trần Dụ Châu bị điệu ra trước vành móng ngựa, cúi đầu nhận hết mọi tội lỗi, và lãnh án tử hình vì tội tham nhũng. Hồ Chủ Tịch đã tự tay ký vào bản án tứ hình. ĐÓ là bản án tử hình đầu tiên mà Người đã ký, kể từ ngày Người lên nhậm chức Chủ tịch nước (2).
"Thế còn chú rể Lê Sĩ Cửu?". Tôi hỏi. "Hắn tự sát trong nhà tù để khỏi phải phơi mặt trước vành móng ngựa". Tôi nâng chén rượu chưa kịp uống, dâng lên nhà thơ và nói: "Vô cùng cảm ơn anh. Anh đã làm vinh quang cho thi sĩ của đất nước. Người đầu tiên đứng ìên chống hiểm họa tham nhũng tàn hại đất nước không phải ai khác, mà chính là thi sĩ, mà đã chống một cách can đảm, dữ dội và quyết liệt biết chừng nào!".
Chú thích:
(1) Câu thơ trong bài Màu thời gian.
(2) Tôn trọng tác giả đã quá cố, chúng tôi in nguyên bản thảo, song nhận thấy có môt vài điểm cần nói thêm. Theo tư hệu của Bảo tàng Hồ Chí Minh thì thời gian xảy ra vụ án Trần Dụ Châu là cuối năm 1950. Trong biên bản cuộc họp Hội đồng Chính phủ các ngày 15, 16 và 17-11-1950 do Hồ Chủ Tịch chủ tọa, mục thứ 35 kiểm điểm vụ án này. Tại đây Người đã phát biểu: "Chúng ta sinh ra trong một xã hội phong kiến và thực dân. Xã hội ham danh, ham lợi. Danh lợi dễ làm hư người. Danh lợi là tập quán. Bây giờ chúng ta dùng cán bộ để cải tạo xã hội mà không có chính sách cải tạo cán bộ, đấy là khuyết điểm".
Điều nữa là chúng ta không có sư phê bình và tư phê bình. Chúng ta hay nể nả nhau nên chỉ biết mình thanh liêm là đủ.Quan niệm thanh cao tự thủ thế là không đu. Tất cả chúng ta phải phụ trách trước nhân dân".
Một điểm nữa mà theo pháp luật, bản án tử hình chỉ do tòa án xử. Chủ tịch nước chỉ ký sắc lệnh đối với đơn xin ân xá. Trước vụ án Trần Dụ Châu đã có một sắc lệnh do Người ký bác đơn xin ân xá môt án tử hình xảy ra ở miền Trung.
Chưa thấy có sắc lệnh nào của Người liên quan đến vụ án Trần Dụ Châu.
(Chú thích của Tạp chí Xưa & Nay, số 31-9 -1996)
Mùa đông năm 1949, ông ở chiến khu Việt Bắc. Là nhà thơ, ông còn là đại biểu Quốc hội khóa I. Ông cùng với một đoàn nhà văn đi thăm và úy lạo các đơn vị bộ đội vừa đánh giặc trở về. Ông đã khóc nấc lên khi thấy các chiến sĩ bị thương thiếu thuốc men, bông băng, và hầu hết chiến sĩ đều rách rưới, "võ vàng đói khát", "chỉ còn mắt với răng", mà mùa đông năm đó tiết trời chiến khu lạnh tới mức nươce đóng băng… Ông trở về cơ quan chân ướt chân ráo thì nhận được thiệp mời của Trần Dụ Châu, đến dự lễ cưới mà hắn đứng ra tổ chức cho cán bộ cấp dưới đặc biệt thân cận, phụ trách công tác vật tư, tên là Lê Sĩ Cửu.
Ông bước vào phòng cưới mà cứ ngỡ mình nằm mê. Cái hội trường dựng bằng tre nứa, lợp lá gồi, sáng trưng những dãy bạch lạp to bằng cổ tay. Trên những dãy bàn dài tít tắp, xếp kín chim quay, gà tần, vây bóng, nấm hương, giò chả, thịt bê thui, rượu tây, cốc thuỷ tinh sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng. Ban nhạc sống của nhạc sĩ Canh Thân được mời từ khu 3 lên tấu nhạc réo rắt…
Trần Dụ Châu mặc quân phục đại tá choáng lộn, cưỡi ngựa đến dự cưới, theo sau hắn là một vệ sĩ cao lớn, súng "côn bạt" đeo xệ bên hông. Tân khách ngồi chật kín hội trường, mắt hau háu nhìn bàn tiệc. Rượu vang đỏ rót đầy các cốc. Vị chủ hôn Trần Dụ Châu oai phong, đỏ đắn, đầy quyền uy bước ra tuyên bố làm lễ thành hôn cho đôi vợ chồng mà hắn đỡ đầu, và trịnh trọng mời tân khách nâng cốc… trong tiếng nhạc vang lừng. Nhìn thấy nhà thơ ngồi ở bàn đầu, hắn liền tươi cười giới thiệu: "Đám cưới hôm nay có một vị khách đặc biệt là ông Đoàn Phú Tứ, nhà thơ cự phách cửa nhóm Xuân Thu Nhã Tập. Xin mời nhà thơ nổi tiếng lên đọc một bài thơ mừng cô dâu chú rể và quý vị tân khách".
Đoàn Phú Tứ đứng lên, mắt đăm đăm nhìn cốc rượu vang đỏ như máu đầy tràn trước mắt… Ông bỗng thấy giận run lên với ý nghĩ: "Bọn võ biền đốn mạt đầy quyền uy này, đã quen coi thi sĩ là kẻ nô bộc, và thơ là món đồ trang sức, một thứ gia vị cho bữa ăn tội lỗi của chúng thêm ngon miệng… Chúng sẽ được thơ dạy cho một bài học đích đáng!…". Ông ngẩng lên, nhìn thẳng vào mặt Trần Dụ Châu, nói lớn, nhấn mạnh từng từ một cho tất cả những người dự tiệc cưới đều nghe thấy: "Tôi xin đọc tặng vị chủ hôn, cô dâu chú rể và tất cả các vị có mặt hôm nay, một câu thơ hay nhất mà tôi vừa chợt nghĩ ra"… Khắp các bàn tiệc dậy lên tiếng xì xào tán thưởng: "Hoan hô Xuân Thu Nhã Tập! Hoan hô thi sĩ Đoàn Phú Tứ!". Chắc phải hay hơn câu nghìn trùng e lệ phụng quân vương (1) … Chờ cho tiếng xì xào im hẳn, nhà thơ nói tiếp: Câu thơ đó như sau: "Bữa tiệc cưới chúng ta sắp chén đẫy hôm nay, được dọn bằng xương máu của chiến sĩ! – "Láo", Trần Dụ Châu mặt vụt tái nhợt quát to. Tiếp liền theo đó là tên vệ sĩ của hắn xông tới tát bốp vào mặt nhà thơ. Nhà thơ lặng lẽ rút khăn tay lau mặt, ném khăn xuống đất, rồi nhổ vào cốc rượu đỏ như máu đầy tràn trước mặt, và đĩnh đạc bước ra khỏi phòng cưới.
Ngay đêm hôm đó, nhà thơ viết một bức thư dài gửi lên Hồ Chủ Tịch, trình bày toàn bộ sự việc.
Một tuần sau tòa án quân sự được thiết lập cũng tại khu vực hội trường đó. Trần Dụ Châu bị điệu ra trước vành móng ngựa, cúi đầu nhận hết mọi tội lỗi, và lãnh án tử hình vì tội tham nhũng. Hồ Chủ Tịch đã tự tay ký vào bản án tứ hình. ĐÓ là bản án tử hình đầu tiên mà Người đã ký, kể từ ngày Người lên nhậm chức Chủ tịch nước (2).
"Thế còn chú rể Lê Sĩ Cửu?". Tôi hỏi. "Hắn tự sát trong nhà tù để khỏi phải phơi mặt trước vành móng ngựa". Tôi nâng chén rượu chưa kịp uống, dâng lên nhà thơ và nói: "Vô cùng cảm ơn anh. Anh đã làm vinh quang cho thi sĩ của đất nước. Người đầu tiên đứng ìên chống hiểm họa tham nhũng tàn hại đất nước không phải ai khác, mà chính là thi sĩ, mà đã chống một cách can đảm, dữ dội và quyết liệt biết chừng nào!".
Chú thích:
(1) Câu thơ trong bài Màu thời gian.
(2) Tôn trọng tác giả đã quá cố, chúng tôi in nguyên bản thảo, song nhận thấy có môt vài điểm cần nói thêm. Theo tư hệu của Bảo tàng Hồ Chí Minh thì thời gian xảy ra vụ án Trần Dụ Châu là cuối năm 1950. Trong biên bản cuộc họp Hội đồng Chính phủ các ngày 15, 16 và 17-11-1950 do Hồ Chủ Tịch chủ tọa, mục thứ 35 kiểm điểm vụ án này. Tại đây Người đã phát biểu: "Chúng ta sinh ra trong một xã hội phong kiến và thực dân. Xã hội ham danh, ham lợi. Danh lợi dễ làm hư người. Danh lợi là tập quán. Bây giờ chúng ta dùng cán bộ để cải tạo xã hội mà không có chính sách cải tạo cán bộ, đấy là khuyết điểm".
Điều nữa là chúng ta không có sư phê bình và tư phê bình. Chúng ta hay nể nả nhau nên chỉ biết mình thanh liêm là đủ.Quan niệm thanh cao tự thủ thế là không đu. Tất cả chúng ta phải phụ trách trước nhân dân".
Một điểm nữa mà theo pháp luật, bản án tử hình chỉ do tòa án xử. Chủ tịch nước chỉ ký sắc lệnh đối với đơn xin ân xá. Trước vụ án Trần Dụ Châu đã có một sắc lệnh do Người ký bác đơn xin ân xá môt án tử hình xảy ra ở miền Trung.
Chưa thấy có sắc lệnh nào của Người liên quan đến vụ án Trần Dụ Châu.
(Chú thích của Tạp chí Xưa & Nay, số 31-9 -1996)