Home » » THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VIỆT NAM

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VIỆT NAM

Written By kinhtehoc on Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011 | 02:30


Ts. NGUYỄN VĂN PHÚC

Hơn nửa thế kỷ qua nền giáo dục Việt nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng đã đạt được nhiều thành tích to lớn trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và phát triển đất nước. Giáo dục đại học đã đào tạo bài bản và cung cấp cho đất nước một đội ngũ cán bộ đông đảo có trình độ đại học, trên đại học đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước, cũng như yêu cầu của sự hội nhập khu vực và thế giới trên mọi lãnh vực. Với quan điểm “Đầu tư cho giáo dục là quốc sách”, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều nghị quyết về phát triển giáo dục, đào tạo khoa học và công nghệ khẳng định tầm quan trọng, định hướng cũng như xác định mục tiêu, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Thực hiện nghị quyết của Đảng, Chính phủ và Bộ giáo dục đào tạo đã đưa ra nhiều mô hình đào tạo đại học. Do vậy, tốc độ tăng của giáo dục và đào tạo đại học tăng nhanh. Hiện trên cả nước có khỏang gần 90 cơ sở đào tạo đại học bao gồm các trường đại học quốc gia, đại học vùng, các trường đại học công lập, bán công, dân lập và các học viện. Tới đây sẽ có thêm một số trường đại học tư thục ra đời. Lực lượng giảng viên không ngừng nâng cao về chất lượng và quy mô, số lượng sinh viên tăng đáng kể (tăng khoảng 15 lần so với 20 năm trước) và do đó làm cho trình độ dân trí tăng lên rõ rệt. Thành tích trên là đáng trân trọng và tôn vinh. Tuy nhiên, dù có phát triển như thế nào đi nữa thì chất lượng giáo dục, đào tạo vẫn luôn là vấn đề quan trọng cốt tư.̉ Thực tế hiện nay có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau thậm chí trái ngược nhau khi đánh giá về chất lượng giáo dục đào tạo đại học của Việt Nam. Theo tôi chất lượng giáo dục đào tạo đại học của nước ta hiện nay có một số tồn tại sau : 
1. Về phía người dạy 
Mặc dù chất lượng và số lượng của lực lượng đội ngũ giảng viên ngày một nâng cao nhưng phương pháp giảng dạy vẫn chủ yếu mang tính thuyết giảng, làm người học tiếp thu một cách thụ động, nội dung giảng dạy mang năng lý thuyết, thiếu cập nhật thực tiễn dẫn tới xơ cứng, giáo điều, tính ứng dụng thấp. Mặt khác, việc sử dụng các phương tiện phục vụ cho giảng dạy chưa nhiều do vậy mà không thể truyền tải hết lượng thông tin cần cung cấp cho người học, số thời gian của giảng viên dành cho lên lớp tại các trường quá lớn, cho nên hạn chế thời gian nghiên cứu khoa học và nghiên cứu thực tế. 
2. Về phía người học 
Chất lượng đầu vào của nhiều cơ sở đào tạo đại học quá thấp, thấp đến mức không thể thấp hơn được nữa, chủ yếu tập trung vào các trường xét tuyển, tính chủ động sáng tạo trong học tập và nghiên cứu của sinh viên nhìn chung chưa cao, thiếu tư duy khoa học, đại đa số học thụ động, học theo phong trào, học cho qua “học theo hội chứng bằng cấp” , do vậy khi tốt nghiệp chưa đủ kiến thức để đáp ứng được yêu cầu bức xúc của thực tế và bị thực tiễn chối bỏ. Chỉ số chất lượng đào tạo so với các nước trong khu vực đứng hạng 10 trên 12 nước.
3. Về chương trình đào tạo 
Chương trình đào tạo chậm cải tiến đổi mới,̀ thiếu tính cập nhật, lý thuyết chưa gắn với thực tiễn, các môn học quá nhiều và cơ cấu thời lượng chưa hợp lý, dẫn tới sinh viên Việt Nam học quá nhiều nhưng kiến thức lại chưa phù hợp với thực tiễn. 
4. cho giáo dục còn quá yếu kém và lạc hậu, thiếu đồng bộ, thiếu đầu tư nâng cấp 
Những tồn tại trên đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục đào tạo đại học mà nguyên nhân chính vẫn là tư duy của người dạy, người học và cơ chế quản lý chưa phù hợp đã tạo những “Sản phẩm” chất lượng kém vừa thiếu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phương pháp làm việc vừa kém về năng lực nhận thức, tư duy và phương pháp nghiên cứu khoa học, xã hội không thừa nhận và rồi “Sản phẩm” của giáo dục đào tạo đại học không có chỗ đứng trên thị trường, người học xong đại học khó hoặc không tìm được việc làm. 
Giải pháp 
Những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đại học:
1. Đổi mới chế độ tiền lương cho ngành giáo dục nói chung và cho các cơ sở đào tạo đại học nói riêng, trên cơ sở người Thầy sống được bằng chính tiền lương của mình, có như vậy Thầy mới toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp đào tạo.
2. Chuẩn hóa, đánh giá xếp hạng thực sự nghiêm túc về các cơ sở đào tạo đại học (các trường) và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để người học lựa chọn .
3. Thực hiện triệt để những quy định về định mức giờ giảng cho giảng viên để giảng viên có thời gian tham gia nghiên cứu khoa học và tiếp cận với thực tế, có như vậy chất lượng bài giảng mới sâu sắc về lý luận và có tính thực tiễn cao. Trong mối quan hệ đó, trong từng năm học, giảng viên phải có kết quả nghiên cứu khoa học cụ thể, đó là các đề tài khoa học được nghiệm thu, các kết quả nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí khoa học, các bài tham luận hội thảo khoa học,…
4. Đào tạo đội ngũ giảng viên về phương pháp giảng dạy, thực hiện triệt để đổi mới phương pháp đạy và học từ dạy và học thụ động sang phương pháp dạy và học chủ động, thay truyền đạt kiến thức sang dạy phương pháp tiếp cận kiến thức, thay tiếp nhận kiến thức bằng tìm hiểu kiến thức, có như vậy mới làm thay đổi dần tư duy cố hữu của cách dạy và học như hiện nay.
5. Thay đổi và đa dạng hóa phương pháp tuyển sinh của các trường đại học cũng như phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên để công tác tuyển sinh và đánh giá kết quả học tập của sinh viên không quá nặng nề, căng thẳng như hiện nay.
6. Mở rộng liên kết đào tạo giữa các trường, cơ sở đào tạo trong và ngoài nước nhằm tận dụng lợi thế của các trường và tạo ra sức cạnh tranh lành mạnh giữa đội ngũ giảng viên của các trường buộc giảng viên phải không ngừng trao dồi kiến thức không ngừng vươn lên.
7. Liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng nhân lực bằng cách thường xuyên mởi hội thảo khoa học đển nắm được nhu cầu của các đơn vị sử dụng nhân lực trên cơ sở đó xây dựng những chương trình đào tạo phù hợp đáp ứng với thực tiễn.
8. Chính phủ xây dựng chương trình quy họach tổng thể đào tạo đại học, xác định cơ cấu đào tạo giữa các ngành, vùng lãnh thổ, địa phương trên cơ sở đó xây dựng chi tiêu tuyển sinh cho từng trường tránh tình trạng đào tạo tràn lan mất cân đối “thầy nhiều hơn thợ” như hiện nay. 
9. Tăng đầu tư cơ sở vật chất cho các trường đào tạo đại học xây dựng thư viện điện tử tạo điều kiện cho sinh viên học tập nghiên cứu, góp phần thay đổi từ phương pháp học thụ động sang phương pháp học chủ động của sinh viên.




Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved