Trong quản lý hàng hóa, người ta gọi dãy số và dãy vạch đó là mã số - mã vạch (MS-MV). Thế nhưng, không ít người tiêu dùng và doanh nghiệp còn chưa biết MS-MV là gì và vì sao phải in nó trên mỗi sản phẩm. Nội dung bài này nhằm hỗ trợ kiến thức cơ bản cho doanh nghiệp và người tiêu dùng về MS-MV của hàng hóa.
1. Mã số hàng hóa (Article Number Code) là ký hiệu bằng một dãy chữ số nguyên thể hiện như một thẻ để chứng minh hàng hóa về xuất xứ sản xuất, lưu thông của nhà sản xuất trên một quốc gia (vùng) này tới các thị trường trong nước hoặc đến một quốc gia (vùng) khác trên khắp các châu lục. Bởi vậy, mỗi loại hàng hóa sẽ được in vào đó (gắn cho sản phẩm) một dãy số duy nhất. Đây là một sự phân biệt sản phẩm hàng hóa trên từng quốc gia (vùng) khác nhau, tương tự như sự khác biệt về MS điện thoại. Trong viễn thông người ta cũng quy định mã số, mã vùng khác nhau để liên lạc nhanh, đúng, không bị nhầm lẫn.
· Cấu tạo mã số hàng hóa (MSHH): Đến nay, trong giao dịch thương mại tồn tại 2 hệ thống cơ bản về MSHH:
Một là, hệ thống MSHH được sử dụng tại thị trường Hoa Kỳ và
Hai là, hệ thống MSHH được sử dụng rộng rãi ở các thị trường còn lại của thế giới, đặc biệt là châu Âu, châu Á,...; trong đó phổ biến là hệ thống EAN (European Article Number). Trong hệ thống MSHH EAN có 2 loại ký hiệu con số: Loại EAN-13 và EAN-8.
+ Cấu trúc của EAN-13:
Mã số EAN-13 là 1 dãy số gồm 13 chữ số nguyên (từ số 0 đến số 9), trong dãy số chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như sau (xem hình 1):
Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ)
Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.
Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.
Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra
Ví dụ theo quy ước trên, số kiểm tra (C) có ý nghĩa về quản lý đối với việc đăng nhập, đăng xuất của các loại sản phẩm hàng hóa của từng loại doanh nghiệp.
Vậy xác định như thế nào?
Ví dụ: Mã số 8 9 3 3 4 8 1 0 0 1 0 6 - C:
Bước 1 - Xác định nguồn gốc hàng hóa: 893 là MSHH của quốc gia Việt Nam; 3481 là MS doanh nghiệp thuộc quốc gia Việt Nam; 00106 là MSHH của doanh nghiệp.
Bước 2 - Xác định C.
Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự lẻ bắt đầu được tính từ phải sang trái của dãy MS (trừ số C), ta có : 6 + 1 + 0 + 8 + 3 + 9 = 27 (1)
Nhân tổng của (1) với 3, ta có: 27 x 3 = 81 (2)
Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự chẵn còn lại, ta có :
0 + 0 + 1 + 4 + 3 + 8 = 16 (3)
Cộng giá trị (2) với (3), ta có : 81 + 16 = 97 (4)
Lấy giá trị của (4) làm tròn theo bội số của 10 (tức là 100) sát nhất với giá trị của (4) trừ đi giá trị của (4) ta có: 100 - 97 = 3. Như vậy C = 3.
Trong trường hợp này mã số EAN - VN 13 có MSHH đầy đủ là:
893 3481 00106 3
+ Cấu trúc của EAN - 8:
Về bản chất tương tự như EAN-13 chỉ khác là EAN-8 gồm 8 chữ số nguyên, tuỳ theo sắp xếp và lựa chọn các chữ số từ số 0 đến số 9 được chia làm 3 nhóm:
Mã số quốc gia: Gồm 3 chữ số đầu tiên (bên trái)
Mã số hàng hóa: Gồm 4 chữ số tiếp theo.
Mã số kiểm tra: Gồm 1 chữ số đứng cuối cùng. Nhận dạng số C cũng được tính từ 7 số đứng trước nó và cách tính cũng tương tự như EAN-13.
Cần lưu ý rằng, việc sử dụng EAN-13 hay EAN-8 là do Tổ chức EAN thế giới phân định. Sau khi EAN Việt Nam được cấp MS, các doanh nghiệp của Việt Nam muốn sử dụng mã số EAN-VN thì phải có đơn đệ trình là thành viên EAN-VN, sau đó đăng ký xin EAN-VN cấp cho MS cho đồng loại hàng hóa. Việc cấp đăng ký MS cho sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam do các tổ chức EAN-VN có thẩm quyền cấp và được EAN thế giới công nhận, được lưu trữ trong ngân hàng dữ liệu EAN thế giới.
2. Mã vạch hàng hóa
· Khái niệm về mã vạch (Bar Code): Là hình ảnh tập hợp ký hiệu các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn) thành nhóm vạch và định dạng khác nhau để các máy đọc gắn đầu Laser (như máy quét Scanner) nhận và đọc được các ký hiệu đó. Bằng công nghệ thông tin, các mã vạch này được chuyển hóa và lưu trữ vào ngân hàng Server.
· Mã vạch sẽ được trình bày kèm theo mã số và tập hợp thành những hình ảnh và ký tự số tạo nên thang số được gọi MS-MV hàng hóa (xem hình 2).
· Cấu trúc mã vạch: Mã vạch EAN-13 hoặc mã vạch EAN-8 là những vạch tiêu chuẩn có độ cao từ 26,26 mm đến 21,64 mm và độ dài từ 37,29 mm đến 26,73 mm.
· Cấu trúc mã vạch cũng do các tổ chức quốc gia về EAN quản lý và phân cấp đối với các doanh nghiệp.
Hình 2: Mã số - Mã vạch
3. Tiện ích khi các doanh nghiệp đăng ký MS-MV
Trong mỗi quốc gia, các doanh nghiệp, các nhà cung cấp sẽ thuận lợi khi quản lý, phân phối; biết được xuất xứ, nguồn gốc của mỗi loại sản phẩm.
Trong giao lưu thương mại quốc tế, các nhà sản xuất, các nhà cung cấp tránh được các hiện tượng gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng; sản phẩm hàng hóa có thể lưu thông trôi nổi toàn cầu mà vẫn biết được lai lịch của nó cũng như đảm bảo độ chính xác về giá cả và thời gian giao dịch rất nhanh.
Trong giao dịch mua bán, kiểm soát được tên hàng, mẫu mã, quy cách, giá cả xuất, nhập kho hàng không bị nhầm lẫn và nhanh chóng, thuận tiện.
Ở Việt
Đối với Việt Nam, đi theo MV là MS có 3 chữ số 893, Trung Quốc có mã số 690, Singapore có mã số 888, Vương quốc Anh có mã số 50, các quốc gia Bắc Mỹ thì đăng ký mã số (UPC) của Hoa Kỳ.
Ngoài những nguyên tắc cơ bản về MS-MV trình bày ở trên, cũng có những trường hợp ngoại lệ đối với một số sản phẩm hàng hóa: MS tập hợp trên 13 chữ số đi với MV không có độ cao, độ dài nêu trên mà dải phân cách MV dài hơn, ngắn hơn. Ví dụ như vật phẩm điện thoại di động hiện nay, MS-MV rất đặc trưng.
Đối với điện thoại di động, về MS, ta thấy có tới 15 chữ số mà chiều cao MV nhỏ hơn 10 mm. Biểu tượng MS-MV không in dán phía ngoài mà in dán phía trong máy. Ngoài ra cũng có một số vật phẩm khác có MS-MV không theo quy tắc trên nhưng vẫn đảm bảo các tiện ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, được EAN quốc tế cho lưu hành.
Tìm hiểu về mã số mã vạch
10.10.2006 11:45
EAN là gì ?
Từ đầu thập kỷ 70, một Tổ chức quốc tế về MSMV vật phẩm đã được thành lập nhằm mục đích thúc đẩy việc áp dụng một giải pháp toàn cầu: sử dụng hệ thống đánh số duy nhất (unique) trên cơ sở MSMV nhằm thiết lập một hệ thống trao đổi thông tin điện tử có hiệu quả, hoà nhập được các bên thương mại trong chuỗi cung cấp (suply chain) để có được ngôn ngữ thương mại chung trong toàn cầu và quản lý xã hội có hiệu quả. Đến nay, tổ chức này đã có tới 95 nước quốc gia thành viên và có tên là EAN quốc tế (EAN International).
Về Tổ chức EAN quốc tế
1. Khái quát
Tổ chức EAN quốc tế được thành lập năm 1977 trên cơ sở Hội Mã số vật
phẩm Châu Âu EAN (European Article Numbering), sau đó đã phát triển
thành một tổ chức quốc tế với các đặc điểm sau:
Mục đích: ứng dụng mã số mã vạch EAN trong toàn cầu để xúc tiến
mậu dịch quốc tế, có nghĩa là tất cả các khâu của chuỗi cung cấp : từ
người cung cấp, bán buôn, bán lẻ đến người tiêu dùng cuối cùng, đều sử
dụng ngôn ngữ thương mại chung là mã số mã vạch (viết tắt là MSMV).
Tính chất : là tổ chức phi lợi nhuận (non-profit), hoạt động chủ
yếu dựa trên phí đóng góp của các quốc gia thành viên (gồm phí gia nhập
và niên phí).
Phương thức hoạt động chính: là nghiên cứu, liên lạc, đàm phán và
triển khai đưa vào áp dụng hệ thống tiêu chuẩn về MSMV và thống nhất
các hoạt động mà các tổ chức quốc gia thành viên thực hiện.
Nhiệm vụ chính: hoạch định chiến lược toàn cầu để MSMV đáp ứng
nhu cầu người sử dụng trên toàn thế giới; xây dựng và tổ chức áp dụng
các tiêu chuẩn kỹ thuật về MSMV; đưa các tiêu chuẩn và qui định ứng
dụng vào các nước thành viên, giúp các thành viên từng bước áp dụng
MSMV của EAN vào tất cả các ngành kinh tế; hỗ trợ các thành viên sử
dụng MSMV như ngôn ngữ quốc tế trong thương mại điện tử; phát triển
thành viên và thúc đẩy công nghệ MSMV phát triển.
10.10.2006 11:45
EAN là gì ?
Từ đầu thập kỷ 70, một Tổ chức quốc tế về MSMV vật phẩm đã được thành lập nhằm mục đích thúc đẩy việc áp dụng một giải pháp toàn cầu: sử dụng hệ thống đánh số duy nhất (unique) trên cơ sở MSMV nhằm thiết lập một hệ thống trao đổi thông tin điện tử có hiệu quả, hoà nhập được các bên thương mại trong chuỗi cung cấp (suply chain) để có được ngôn ngữ thương mại chung trong toàn cầu và quản lý xã hội có hiệu quả. Đến nay, tổ chức này đã có tới 95 nước quốc gia thành viên và có tên là EAN quốc tế (EAN International).
Về Tổ chức EAN quốc tế
1. Khái quát
Tổ chức EAN quốc tế được thành lập năm 1977 trên cơ sở Hội Mã số vật
phẩm Châu Âu EAN (European Article Numbering), sau đó đã phát triển
thành một tổ chức quốc tế với các đặc điểm sau:
Mục đích: ứng dụng mã số mã vạch EAN trong toàn cầu để xúc tiến
mậu dịch quốc tế, có nghĩa là tất cả các khâu của chuỗi cung cấp : từ
người cung cấp, bán buôn, bán lẻ đến người tiêu dùng cuối cùng, đều sử
dụng ngôn ngữ thương mại chung là mã số mã vạch (viết tắt là MSMV).
Tính chất : là tổ chức phi lợi nhuận (non-profit), hoạt động chủ
yếu dựa trên phí đóng góp của các quốc gia thành viên (gồm phí gia nhập
và niên phí).
Phương thức hoạt động chính: là nghiên cứu, liên lạc, đàm phán và
triển khai đưa vào áp dụng hệ thống tiêu chuẩn về MSMV và thống nhất
các hoạt động mà các tổ chức quốc gia thành viên thực hiện.
Nhiệm vụ chính: hoạch định chiến lược toàn cầu để MSMV đáp ứng
nhu cầu người sử dụng trên toàn thế giới; xây dựng và tổ chức áp dụng
các tiêu chuẩn kỹ thuật về MSMV; đưa các tiêu chuẩn và qui định ứng
dụng vào các nước thành viên, giúp các thành viên từng bước áp dụng
MSMV của EAN vào tất cả các ngành kinh tế; hỗ trợ các thành viên sử
dụng MSMV như ngôn ngữ quốc tế trong thương mại điện tử; phát triển
thành viên và thúc đẩy công nghệ MSMV phát triển.
Nắm vững chi tiết thông tin trên bao bì thực phẩm sẽ giúp chúng ta chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất cho sức khỏe của mình
Theo quy định quốc tế, thực phẩm công nghiệp đóng gói đều phải ghi các thông tin về tính chất và đặc điểm của sản phẩm trên bao bì. Việc nắm vững chi tiết về thực phẩm thông qua đọc thông tin trên bao bì sẽ giúp chúng ta phân biệt và chọn lựa sản phẩm chất lượng tốt, an toàn và phù hợp nhất cho sức khỏe của mình, nhất là thời gian gần đây, người tiêu dùng (NTD) ngày càng sử dụng nhiều hơn các loại thực phẩm đóng gói. Sau đây là những nội dung mà NTD cần quan tâm trên bao bì sản phẩm:
- Nhà sản xuất hoặc nơi đóng gói: Nhà sản xuất là nơi bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm. Sản phẩm của nhà sản xuất nghiêm túc bao giờ cũng có tên và địa chỉ, số điện thoại rõ ràng để NTD có thể liên lạc.
Giá trị dinh dưỡng: Được thể hiện bằng giá trị các chất dinh dưỡng đa lượng (như đạm, chất béo, bột đường, năng lượng...), các chất vi lượng (như vitamin, khoáng chất, các yếu tố vi lượng, acid amin...). Giá trị dinh dưỡng thường được tính trên một đơn vị khối lượng hay thể tích sản phẩm (thường là trên 100 g, 1 lít hoặc 100 ml sản phẩm), hoặc một khẩu phần ăn có trong hướng dẫn (1 serving), qua đó NTD sẽ biết mình có cần sản phẩm này không và nếu dùng được thì ăn bao nhiêu trong ngày. Trên cùng một sản phẩm có thể vừa ghi bằng tiếng Anh vừa ghi bằng tiếng Việt.
Ở một số sản phẩm, giá trị dinh dưỡng còn được so sánh với nhu cầu khuyến nghị (RDA - Recommended Dietary Allowances hoặc DV - Daily Value là lượng các chất dinh dưỡng cần để đáp ứng nhu cầu cho một người bình thường/ngày). Thông tin về giá trị dinh dưỡng giúp NTD xác định nếu sử dụng một lượng nhất định nào đó thì cơ thể đã được cung cấp bao nhiêu so với nhu cầu khuyến nghị.
- Hướng dẫn sử dụng và bảo quản: Là những thông tin rất cần để NTD có thể sử dụng, bảo quản sản phẩm một cách hữu hiệu và tốt nhất. Thí dụ cách chế biến, bảo quản trong tủ lạnh hoặc nơi khô mát...
- Hạn sử dụng: Chính là khoảng thời gian mà sản phẩm sử dụng tốt nhất nếu được bảo quản đúng như hướng dẫn. Hiện có nhiều cách để ghi ngày sản xuất và thời hạn bảo quản (ví dụ: ngày sản xuất ghi là 15 09 09, thời hạn bảo quản là 1 năm thì sẽ hết hạn sử dụng vào ngày 15-9-2010); ghi ngày hết hạn sử dụng (tiếng Việt thường ghi bằng các chữ: dùng trước..., sử dụng tốt nhất trước..., hạn dùng..., hạn sử dụng...; tiếng Anh có thể ghi: Best before, Use before, Exp. Date); ghi cả ngày sản xuất và ngày hết hạn sử dụng. Trước các số chỉ ngày, tháng, năm có dòng chữ: Ngày sản xuất (hoặc viết tắt là NSX. Ví dụ: NSX 021009 thì NTD phải hiểu là sản xuất ngày 2-10-2009); hạn sử dụng (hoặc viết tắt là HSD. Ví dụ: HSD 310709 tức là hạn sử dụng đến ngày 31-7-2009). Số chỉ ngày, tháng, năm có thể ghi liền nhau hoặc có dấu chấm, dấu gạch chéo ở giữa để phân định rõ.
- Phần ghi chú: Nếu bằng tiếng Anh thì NTD cần lưu ý mục Serving size, còn được gọi là “suất ăn” hay “phần ăn”. Một sản phẩm đóng gói có thể có 1 hoặc nhiều serving nên cần chú ý có bao nhiêu suất ăn trong 1 sản phẩm (1/2 serving, 1 serving hay nhiều hơn). Số serving tiêu thụ sẽ quyết định năng lượng thực tế ăn vào. Nếu ăn nhiều serving kéo dài không cần thiết thì sẽ dư cân, béo phì, xuất hiện bệnh lý tim mạch...
Chọn thực phẩm theo bệnh lý Khi mua thực phẩm đóng gói cho người có bệnh lý sử dụng, cần lưu ý: - Người mắc bệnh tiểu đường thì chọn mua sản phẩm có ghi “Không bổ sung đường”, “Sugar free”, “Low sugar” hoặc “No added sugar”. Tránh mua sản phẩm có chứa đường tinh mà trong bảng giá trị dinh dưỡng hoặc thành phần dinh dưỡng ghi “Sucrose, Sacharose”. - Người không muốn tăng cân, người dư cân, béo phì, người có cholesterol máu cao, tiểu đường thì nên mua những sản phẩm dành cho người ăn kiêng, có ghi “Năng lượng thấp”, “Low calories”, thực phẩm ít chất béo “Low fat”. Nên lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ (thường được ghi là “High fiber” hoặc “Rich fiber”), tránh mua thực phẩm giàu năng lượng (thường được ghi “Giàu năng lượng”, “High calories” hoặc “High energy”), tránh sử dụng sản phẩm có chứa nhiều chất béo no (thường được ghi là “Saturated fat” hoặc “Cholesterol” có hàm lượng cao trong bảng giá trị dinh dưỡng). - Người cao huyết áp hoặc bị bệnh tim mạch nên hạn chế lượng muối ăn vào dưới 6 g/ngày, hạn chế cholesterol, hạn chế chất béo no, tăng cường nhiều chất xơ, tránh mua sản phẩm có lượng Na+ cao. - Người bị suy thận nên mua thực phẩm chứa ít đạm (Protid), ít muối, tránh thực phẩm có ghi “Giàu đạm”, “Đạm cao”, “High protein”, “Rich protein”. |
BS Đào Thị Yến Thủy (Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM)
Những thông tin dinh dưỡng thường in trên bao bì thực phẩm:
Dưới đây là phần "giải mã" các thông tin quan trọng được đánh số đỏ trong ảnh trên.
1. Kích thước khẩu phần ăn
Dawn Jackson Blatner, phát ngôn viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, cho biết: “Nhiều người Mỹ hiểu sai về một khẩu phần ăn đơn”. Chuyên gia dinh dưỡng Suki Hertz ước tính 90% mọi người ăn quá mức cho phép mà không biết. Một nghiên cứu mới đây cho thấy chúng ta thường nhồi nhét lượng ngũ cốc nhiều hơn 1/3 so với lượng được khuyến cáo.
Để đảm bảo hấp thụ đúng khẩu phần khuyến cáo, bạn không cần phải sử dụng thìa đo mỗi lần uống bột ngũ cốc mà chỉ cần đo khẩu phần cho phép một lần và cố gắng dùng đúng cái cốc đó cho những lần uống sau.
2. % giá trị hàng ngày
2. % giá trị hàng ngày
Con số phần trăm này cho biết lượng tiêu thụ cho phép hàng ngày của một khẩu phần ăn. Hãy tuân theo quy tắc 5/20: Cholesterol và chất béo bão hòa nên chiếm 5% trong khi các vitamin, khoáng chất và chất xơ nên chiếm 20%. Và ghi nhớ: Những thực phẩm được đóng gói chỉ nên được dùng để bổ sung cho bữa ăn của bạn. Hertz nói: “Hãy thực hiện chế độ ăn uống nhiều hoa quả, rau củ và protein cũng như cân bằng các chất dinh dưỡng”.
3. Hàm lượng chất béo
Bạn nên quan tâm đến loại chất béo. Các chất béo không bão hòa như đơn – và đa- (được ghi trên một số nhãn mác, nhưng FDA không yêu cầu) giúp giảm nguy cơ bệnh tim và “cung cấp độ ẩm cho bạn từ bên trong”, đem đến cho bạn mái tóc bóng mượt và làn da mịn màng hơn. Mặt khác, chất béo chuyểnhóa làm tăng lượng cholesterol “xấu” và giảm lượng cholesterol “tốt”. Các chất béo bão hòa cũng không phải là tốt vì chúng làm tăng nguy cơ bệnh tim.
4. Hàm lượng natri
Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh ước tính gần 80% natri được tìm thấy trong chế độ ăn uống trung bình ở Mỹ có nguồn gốc từ các món ăn trong nhà hàng và đã qua chế biến.
Hạn chế muối càng nhiều càng tốt vì thừa muối sẽ gây ra sưng phù và bắt tim bạn phải làm việc vất vả hơn. Có thể khó đánh giá lượng natri theo milligram (đơn vị đo lường được sử dụng trên nhãn mác dinh dưỡng), vì vậy hãy dùng % giá trị hàng ngày.
5. Hàm lượng đường
Đường xuất hiện trong tất cả các bảng thành phần.
Theo Blatner, hầu hết các loại đường đều thiếu giá trị dinh dưỡng và có thể cản trở việc tận hưởng cảm giác ngọt ngào trong các thực phẩm như dâu. Và có thể bạn đang hấp thụ nhiều đường hơn bạn nghĩ.Hertz chỉ ra rằng hiện các nhà sản xuất sử dụng các loại đường có tên khác nhau và đa dạng trong một thực phẩm (xem những từ được bôi vàng trong ảnh). Các thành phần được liệt kê theo thứ tự giảm dần về trọng lượng. Do đó, những chất làm ngọt riêng biệt sẽ xuất hiện phía dưới thấp hơn của danh sách so với khi chúng được nhóm là một.
6. Lượng cacbonhydrat toàn phần
Cacbonhydrat cung cấp năng lượng cho cơ thể và não bạn. Nhớ ăn loại cacbonhydrat phức hợp, chẳng hạn ngũ cốc nguyên hạt, để có nguồn năng lượng bền lâu hơn. Chuyên gia dinh dưỡng Wendy Hess cho biết: “Sự khác nhau giữa “lượng cacbonhydrate toàn phần” và đường trên nhãn mác càng lớn, thì thực phẩm càng chứa nhiều carb dinh dưỡng”.
Theo Afamily
Cách đọc nhãn hiệu thực phẩm
Nếu người thân trong gia đình bạn - hay chính bản thân bạn - được cảnh báo là có nguy cơ huyết áp cao hay tiểu đường, thì ắt hẳn bạn phải rất cẩn thận khi lựa chọn các thực phẩm cho gia đình.
Việc chọn thực phẩm cho đúng nhu cầu dinh dưỡng sẽ trở nên tương đối dễ dàng một khi bạn đã hình dung được phần nào thành phần dinh dưỡng chứa trong đó.
Bảng thành phần: Các thành phần thường được liệt kê theo thứ tự từ cao xuống thấp theo trọng lượng. Nếu bạn thấy trong món đồ muốn mua, các thành phần xếp hàng trên cùng gồm chất béo, đường hoặc muối, thì chắc chắn thành phần dinh dưỡng còn lại trong thực phẩm đó là rất ít. Ví dụ như món tương cà, dù không phải là món ăn chính, nhưng chắc chắn là một món ăn có dưỡng chất.
Không có cholesteron: Có nghĩa là thực phẩm dạng này có nguồn gốc từ thực vật chứ không phải từ động vật. Không có cholesteron không có nghĩa là không có chất béo hay là ít chất béo. Một ví dụ chung là dầu thực vật là loại mang lại sức khoẻ cho hệ tim mạch tốt hơn hết trong tất cả các loại chất béo, nhưng vẫn chứa 100% calories từ chất béo.
Chất béo thấp: Có nghĩa là thực phẩm chứa ít hơn 3g chất béo mỗi khẩu phần. Do vậy, điều cần chú ý là nên cẩn trọng với số khẩu phần tiêu thụ. Nếu một khẩu phần gồm 8 cái bánh và bạn ăn hết 1/2 hộp, lúc đó lượng chất béo không còn thấp nữa.
Thăn bò: Chứa tối đa 17% chất béo theo cân nặng, chỉ bằng khoảng phân nửa lượng chất béo thường có trong nạm bò. Như vậy, mua thăn bò tính ra rẻ hơn là mua nạm bò vì bạn không cần phải cắt bỏ phần mỡ thừa khi nấu.
Lượng calorie đã giảm: Sản phẩm mang dòng chữ này chứa 1/2 lượng chất béo so với dòng sản phẩm cùng loại. Như vậy không có nghĩa là calorie thấp. Vì vậy, bạn cũng đừng nên quá tay khi sử dụng những loại xốt trộn rau đã giảm calories.
Không thêm đường/không ngọt: Sản phẩm mang dùng chữ này có nghĩa là không có thêm đường trắng. Nhưng có thể vẫn có sự hiện diện của đường tự nhiên trong sản phẩm. Ví dụ, mứt trái cây thông thường là chứa đường từ trái cây, trong khi nước trái cây không ngọt cũng chứa đường từ trái cây và có thêm nước. Những người có vấn đề với lượng đường trong máu cần chú ý đến vấn đề này.
Nhẹ: Thông thường từ này được dùng để chỉ loại thực phẩm có ít màu sắc hương vị. Điều này không đồng nghĩa với ít chất béo hoặc calorie.
Nguồn bổ sung chất xơ: Có nghĩa là mỗi khẩu phần phải chứa ít nhất 2g chất xơ. Ví dụ như với bánh mì, bảng thành phần sẽ bắt đầu với bột mì nguyên chất, bột mì ghè vỡ, bột yến mạch hoặc lúa mạch đen. Như vậy loại bột mì chưa chà trắng, hoặc thêm vào đều có nghĩa là bột mì trắng, không có chất xơ.
Nguồn bổ sung chất xơ cao: Mỗi khẩu phần phải chứa ít nhất 4g chất xơ. Ví dụ như ngũ cốc, rất khác nhau trong hàm lượng chất xơ. Dù là trẻ nhỏ hay người lớn, cơ thể con người đều rất cần chất xơ.
Ít muối: tức là cỉ chứa 1/2 hàm lượng muối so với các thực phẩm cùng chủng loại và nhãn hiệu và không thêm muối vào. Nên chú ý điều này trên các nhãn hiệu thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp và đông lạnh. Để giảm lượng muối có sẵn trong thực phẩm hoặc rau củ đóng hộp, có thể lọc bỏ nước trong đó, hoặc thêm nước hay sữa vào để làm nhạt đi.
Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm hàng hóa
August 13th, 2010 · No Comments · Đăng ký nhãn hiệu
Đăng Ký Mã số mã vạch là một giải pháp nhằm tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý hàng hóa với một loại mã hiệu đặc biệt. Sao Kim giúp bạn thực hiện các thủ tục đăng ký mã số mã vạch một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.1. Mã số mã vạch là gì?
Mã số của hàng hoá là một dãy con số dùng để phân định hàng hoá, phân biệt hàng hóa của các nhà sản xuất khác nhau, áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hoá từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới người tiêu dùng.
Nó là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hoá. Mỗi loại hàng hoá được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hoá. Tuy nhiên mã số của hàng hóa không liên quan đến đặc điểm của hàng hoá. Nó không phải là số phân loại hay chất lượng của hàng hoá.
Mã vạch là một nhóm các vạch và khoảng trống song song đặt xen kẽ dùng để thể hiện mã số dưới dạng máy quét có thể đọc được.
Hiện nay, trong hệ thống mã số EAN cho sản phẩm bán lẻ của Việt Nam có hai loại, một loại sử dụng 13 con số (EAN-13) và loại kia sử dụng 8 con số (EAN-8)
Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau: từ trái sang phải
+ Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu
+ Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số
+ Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp
+ Số cuối cùng là số kiểm tra
Trong đó mã số mà các doanh nghiệp hay sử dụng cho các sản phẩm phổ biến là mã số EAN- 13
2. Lợi ích của Mã số mã vạch:
- Mã số mã vạch giúp cho doanh nghiệp dễ dàng trong quản lý sản phẩm của mình;
- Cơ quan nhà nước cũng dễ dàng trong việc quản lý sản phẩm, cũng như hoạt động sản xuất của DN vì trên các Mã số mã vạch đã có chứa đầy đủ thông tin về nhà sản xuất các sản phẩm, hàng hóa đó;
- Phục vụ cho việc tham gia vào hệ thống bán lẻ tại các siêu thị, hoặc các hệ thống bán hàng tự động trong phạm vị cả nước.
- Phục vụ cho hoạt động Xuất khẩu hàng hóa;
3. Dịch vụ tư vấn đăng ký Mã số mã vạch của Sao Kim:
a. Tư vấn cho khách hàng trong đăng ký và sử dụng Mã số mã vạch:
- Tư vấn và đại diện cho khách hàng tiến hành các thủ tục đăng ký Mã số mã vạch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng Mã số mã vạch, ghi MS cho các sản phẩm, hàng hóa…
- Hỗ trợ Doanh nghiệp trong việc nộp phí duy trì Mã số mã vạch…
b. Thông tin và tài liệu khách hàng cần cung cấp cho Sao Kim khi tiến hành đăng ký Mã số mã vạch:
Thông tin cần cung cấp:
- Thông tin về Doanh nghiệp xin cấp Mã số mã vạch: Tên, trụ sở, số điện thoại, số Giấy CNĐK KD, ngày cấp, cơ quan cấp, người đại diện theo pháp luật…
- Thông tin về sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất…