Home » » LIÊN TƯỞNG

LIÊN TƯỞNG

Written By kinhtehoc on Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011 | 01:23

Howard Caygill


Liên tưởng  (sự)  [Đức:Assoziation; Anh: association]
Xem thêm: Thân thuộc (sự),Tưởng tượng (sự), Tâm lý học, Tổng hợp (sự)


Là hiện tượng tâm lý học của sự chắp nối lại với nhau những đối tượng khác nhau của ý thức, sự liên tưởng tuy đã được Platon và Aristoteles nói đến khi nối kết với tính dễ nhớ, nhưng trở thành một bộ phận quan trọng trong nhận thức luận duy nghiệm. Locke phân biệt giữa sự liên tưởng tự nhiên (có tính chất đồng thời) và sự liên tưởng sở đắc (có tính chất tiếp diễn) của những ý niệm, cái sau là do sự tình cờ hay thói quen mà có. Hume hết sức chú ý đến sự liên tưởng, tập trung vào những quan hệ dựa theo đó những ý niệm được nối kết với nhau.

Sự liên tưởng không đóng phần lớn trong nhận thức luận của Kant, chủ yếu là do ông quan tâm đến việc biện minh cho những phán đoán tổng hợp tiên nghiệm. Sự liên tưởng là một hiện tượng tâm lý hay thường nghiệm không có một vị trí nổi bật trong sự biện minh siêu nghiệm về những phán đoán này. Thực vậy, trong CPA Kant phê phán Locke và Hume về mối bận tâm của họ với sự liên tưởng, nhất là vị trí được Hume gán cho thói quen là cái “nảy sinh trong kinh nghiệm, do việc liên tưởng được lặp đi lặp lại” (CPA A 94/ B 127). Kant vui lòng dành cho sự liên tưởng một vị trí trong sự tổng hợp như là “cơ sở chủ quan và thường nghiệm của sự tái tạo dựa theo quy tắc” trong trí tưởng tượng tái tạo thường nghiệm. Thế nhưng ngay cả quy tắc thường nghiệm này của sự liên tưởng là không tự-đầy đủ cho nó, và luôn phục tùng câu hỏi siêu nghiệm: “bản thân sự liên tưởng này làm thế nào có thể có được?” (CPA A 113). Câu trả lời là nó cũng có một cơ sở trong “sự thân thuộc siêu nghiệm, còn sự thân thuộc thường nghiệm chỉ là kết quả đơn thuần từ đó”  (CPA A 114). Vì thế, sự liên tưởng là một vấn đề khá là ngoại vi đối với Kant, mặc dù nó là chủ đề lớn trong nhiều lý giải từ các nhà phê phán làm việc trong truyền thống duy nghiệm.

Nguyễn Thị Thu Hà dịch


Nguồn: Howard Caygill. 1995. A Kant Dictionary. Malden: Blackwell Publishing.


Các chữ viết tắt tên tác phẩm của Kant

- CPR: Critique of Pure Reason / Phê phán lý tính thuần túy (bản A: 1781; bản B: 1787)

Là hiện tượng tâm lý học của sự chắp nối lại với nhau những đối tượng khác nhau của ý thức, sự liên tưởng tuy đã được Platon và Aristoteles nói đến khi nối kết với tính dễ nhớ, nhưng trở thành một bộ phận quan trọng trong nhận thức luận duy nghiệm. Locke phân biệt giữa sự liên tưởng tự nhiên (có tính chất đồng thời) và sự liên tưởng sở đắc (có tính chất tiếp diễn) của những ý niệm, cái sau là do sự tình cờ hay thói quen mà có. Hume hết sức chú ý đến sự liên tưởng, tập trung vào những quan hệ dựa theo đó những ý niệm được nối kết với nhau.

Sự liên tưởng không đóng phần lớn trong nhận thức luận của Kant, chủ yếu là do ông quan tâm đến việc biện minh cho những phán đoán tổng hợp tiên nghiệm. Sự liên tưởng là một hiện tượng tâm lý hay thường nghiệm không có một vị trí nổi bật trong sự biện minh siêu nghiệm về những phán đoán này. Thực vậy, trong CPA Kant phê phán Locke và Hume về mối bận tâm của họ với sự liên tưởng, nhất là vị trí được Hume gán cho thói quen là cái “nảy sinh trong kinh nghiệm, do việc liên tưởng được lặp đi lặp lại” (CPA A 94/ B 127). Kant vui lòng dành cho sự liên tưởng một vị trí trong sự tổng hợp như là “cơ sở chủ quan và thường nghiệm của sự tái tạo dựa theo quy tắc” trong trí tưởng tượng tái tạo thường nghiệm. Thế nhưng ngay cả quy tắc thường nghiệm này của sự liên tưởng là không tự-đầy đủ cho nó, và luôn phục tùng câu hỏi siêu nghiệm: “bản thân sự liên tưởng này làm thế nào có thể có được?” (CPA A 113). Câu trả lời là nó cũng có một cơ sở trong “sự thân thuộc siêu nghiệm, còn sự thân thuộc thường nghiệm chỉ là kết quả đơn thuần từ đó”  (CPA A 114). Vì thế, sự liên tưởng là một vấn đề khá là ngoại vi đối với Kant, mặc dù nó là chủ đề lớn trong nhiều lý giải từ các nhà phê phán làm việc trong truyền thống duy nghiệm.

Nguyễn Thị Thu Hà dịch
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved