Home » » Hội thảo khoa học "Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc"

Hội thảo khoa học "Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc"

Written By kinhtehoc on Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011 | 00:57

Hội thảo khoa học "Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc"

03/11/2009 01:35
Sáng ngày 22 tháng 10 năm 2009, tại Hội trường Viện Văn học, Ban Chấp hành chi đoàn Viện Văn học phối hợp với BCH Viện Ngôn ngữ, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề Văn học – Ngôn ngữ học – Từ điển học trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Sáng ngày 22 tháng 10 năm 2009, tại Hội trường Viện Văn học, Ban Chấp hành chi đoàn Viện Văn học phối hợp với  BCH Viện Ngôn ngữ, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề Văn học – Ngôn ngữ học – Từ điển học trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tham dự hội thảo có PGS.TS. Phan Trọng Thưởng, Viện trưởng Viện Văn học; PGS. TS. Nguyễn Đức Tồn, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ; PGS.TS. Lại Văn Hùng, Phó Viện trưởng Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam; PGS.TS. Vũ Kim Bảng, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học; bà Trần Thanh Vân, Ủy viên BCH Đoàn Viện KHXH Việt Nam; PGS. TS. Phạm Văn Tình, Phó TBT tạp chí Từ điển và Bách khoa thư; PGS. TS. Tôn Thảo Miên, PGS.TS. Trịnh Bá Đĩnh, PGS.TS. Nguyễn Thị Huế đại diện các phòng ban chuyên môn của Viện Văn học… cùng đông đảo các đoàn viên thanh niên của 3 viện nghiên cứu.

Hội thảo đã nhận được gần 30 tham luận của các cán bộ trẻ, có 7 tham luận được chọn báo cáo tại Hội thảo.

Các tham luận của đoàn viên Viện Ngôn ngữ tập trung vào vấn đề vẻ đẹp của tiếng Việt và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Báo cáo của Vũ Tú Anh gợi nhiều suy nghĩ về hệ thống thanh điệu của tiếng Việt qua tiếng Đồng Hới, Quảng Bình; Vũ Thị Hải Hà trong khi trình bày những kết quả của việc nhận dạng và tổng hợp tiếng Việt đã đề nghị cần phải có một bộ đơn vị chính xác dùng để gán nhãn âm vị tiếng Việt; Nguyễn Thị Phương qua khảo sát một lượng lớn các từ ngữ biểu thị cảm giác, đã đi đến kết luận, về bản chất, rất nhiều từ chỉ cảm giác trong tiếng Việt mang đặc trưng đa từ loại; Nguyễn Thị Thuỳ có những kiến giải sâu sắc về đặc trưng văn hoá dân tộc qua các ẩn dụ tri nhận của tiếng Việt;…

Các tham luận của đoàn viên Viện Từ điển và Bách khoa thư Việt Nam lại nhận diện, lí giải nhiều vấn đề của ngữ nghĩa, ngữ pháp và từ vựng tiếng Việt. Trương Thị Thu Hà khảo sát ngữ nghĩa – ngữ pháp của một số hư từ chỉ thời, thể tiếng Việt; Nguyễn Đình Phúc nêu một vài nhận xét về thuật ngữ chính trị - xã hội trong văn kiện Đảng giai đoạn 1945-1947, Hoàng Thị Nhung phân tích một số trưởng hợp xử lí mục từ điển cố biểu thị “mặt trăng”…các tham luận này đều có ý nghĩa thiết thực đối việc học tập, cảm thụ văn chương cổ của dân tộc.

Các ý kiến của đoàn viên Viện Văn học đặt ra vấn đề nhận diện những biểu hiện của văn hoá Việt Nam trong các sáng tác văn học, các thể loại văn học. Nguyễn Huy Bỉnh đề cập đến những dấu ấn văn hoá dân tộc qua các câu chuyện vui của làng cười xứ Bắc; Đặng Thị Thu Hà phân tích diện mạo truyện cổ Phật giáo Việt Nam; Vũ Thị Thu Hà chứng minh sức hấp dẫn của những cảnh quê, tình quê và lời ăn tiếng nói mộc mạc của dân quê... trong thơ ca, qua một trường hợp tiêu biểu của thơ ca hiện đại; Trịnh Đặng Nguyên Hương qua sáng tác của Phạm Thị Hoài chỉ ra sức mạnh biểu đạt mới của ngôn ngữ Việt; Mai Quyên miêu tả dân ca tình yêu Thái, bản sắc văn hoá Thái trong bức tranh chung của văn hoá Việt Nam;..

 Hội thảo đã đặt ra và giải quyết được nhiều vấn đề cụ thể của văn học, ngôn ngữ học và từ điển học đối với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved