Home » » Sử Việt Và Việt Sử - PHẦN 1

Sử Việt Và Việt Sử - PHẦN 1

Written By kinhtehoc on Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013 | 01:04


NGUYỄN VŨ TUẤN ANH



Hôm nay là ngày mùng 3. tháng 5 Việt lịch. Ngày kiêng cữ rất xấu với Lý học gọi là ngày Tam Nương sát. Tôi mở topic này để tâm sự đôi chút về Việt sử gần 5000 năm văn hiến hay Thời Hùng Vương chỉ hơn 300 năm với tư cách là một “liên minh bộ lạc” với những người dân “Ở trần đóng khố”. Tất nhiên vấn đề có liên quan đến Trung Nhân với “hai thằng nhìn vào nhà đã hai ngày hôm nay và khả năng truy sát sư phụ” – theo cách gọi của anh ta.a


Thực tình tôi chẳng làm gì xấu với ai theo các chuẩn mực cổ kim để đến nỗi phải bị trả thù đến mức truy sát. Tôi cũng chẳng liên quan đến bất cứ một tổ chức chính trị nào nhân danh bất cứ một cái gì. Vậy sao lại có kẻ đòi truy sát?Vậy phải chăng là tôi một lòng minh chứng cho Việt sử gần 5000 năm văn hiến?

Tôi cũng muốn cố quên và nhìn đời với con mắt xanh. Rất tiếc! Như một bóng ma ám ảnh, những sự kiện có vẻ như ngẫu nhiên luốn nhắc tôi điều này. Đó là lý do mà tôi muốn dứt điểm sự kiện vào ngày tối kỵ của Lý học.
Tại sao bao nhiêu kẻ “sinh sự” với tôi không khiến tôi phẫn nộ bằng Trung Nhân? Bởi vì họ tuy rất sinh sự trong qúa trình tôi minh chứng cho Việt sử 5000 năm văn hiến. Nhưng nó vẫn còn có chuẩn mực cho hành vi. Cho dù nó là chuẩn mực vô lý thì nó vẫn cứ là một chuẩn mực. Thí dụ, nếu ai đó gặp một tay anh chị phát biểu: “Từ sáng đến giờ tao chưa uýnh thằng nào” – thì đấy là một chuẩn mực của tay anh chị đó. Còn việc hai thằng nhìn vào nhà và truy sát tôi thì không có một chuẩn mực nào. Họ thích thì làm và tôi cũng chẳng hiểu vì sao lại như vậy. Và Trung Nhân đâu phải tay giang hồ như trong thí dụ trên?
Vậy có ai có thể sống được trong một môi trường mà không có một chuẩn mực nào không? Nếu trong một xã hội đen thì chí ít nó cũng có chuẩn mực của xã hội đen. Nếu ngay cả trong xã hội đen cũng không có chuẩn mực của nó thì tự nó sẽ tan rã.
Sự đe doa nếu chỉ với “hai thằng nhìn vào nhà” thì tôi quen rồi và không có vấn đề gì phải bàn. Nhưng đe doa truy sát thì đó là sự thể hiện phi chuẩn mực xã hội. Ít nhất nó cũng phải có lý do gì giải thích được – tức là một chuẩn mực dù là rất tự nhiên, chứ không phải do con người quy định?! Hay là tôi chống đối xã hội, phạm luật nặng đến mức phải tử hình? Hay là tôi đe doa cho thậm chí con chuột nhà hàng xóm? Hoàn toàn không có gì cả.
Vậy tại sao một người như Trung Nhân lại xác định “hai thằng nhìn vào nhà có khả năng truy sát” – Tức là cố tình giết tôi?
Tất nhiên, nếu tôi sợ chết thì chắc chắn tôi không tiếp tục công việc của mình. Khi tôi biết rằng đã có những cái chết có vẻ như ngẫu nhiên liên quan – thí dụ như giáo sư Phạm Huy Thông. Hay là việc chứng minh cho Việt sử 5000 năm văn hiến đụng chạm đến một quyền lợi tối thượng của ai, hoặc một tổ chức nào đó?
Đã vài lần, tôi được nghe nói tới việc Thiên Sứ “khắng khăng với quan điểm Việt sử 5000 năm văn hiến”.
Tại sao lại gọi là “khăng khăng” nhỉ? Từ “khăng khăng” trong tiếng Việt chỉ sử dụng cho một kẻ cố chấp. Còn tôi minh chứng cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến có luận cứ rất rõ ràng. nếu tôi sai thì với “hầu hết những nhà khoa học trong nước” và “công đồng khoa học thế giới” không lẽ không đủ khả năng vạch ra cái sai trong luận cứ của tôi?! Toàn giáo sư tiến sĩ cả đấy chứ! Mà đâu phải mới đây, đã hơn 15 năm nay rồi.Tất nhiên là phải công khai, minh bạch. Chứ không phải lừa bịp phản biện sau lưng.
Họ nhân danh khoa học khi phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt đấy chứ! Ít nhất thì về danh nghĩa công khai họ phát biểu cho những kẻ “phó thương dân” như tôi biết thế! Vậy thì việc tôi cũng nhân danh khoa học với đầy đủ luận cứ phản biện và minh chứng thì chí ít nó phải có sự sòng phẳng khoa học – đó là chuẩn mực tối thiểu trong khoa học – Vậy tại sao lại lắm kẻ đeo theo đe dọa, chụp mũ như vậy? Trung Nhân chỉ là hiện tượng cuối cùng mà tôi công khai lên đây.Trước đây Dũng Tử Vi – một nick quen thuộc trên vài diễn đàn Lý số đã nói với tôi: “May mà anh nghèo, nếu anh giầu thì chắc anh đi tù rồi”(?) – tất nhiên vì tôi xác định Việt sử 5000 năm văn hiến với sự chứng minh Lý học Đông phương có nguồn gốc Việt – Tất nhiên nó không phải của Tàu.
Không lẽ giầu nghèo là chuẩn mực cho chân lý? Phải chăng đó là “cơ sở khoa học” để phủ nhận văn hóa truyền thống Việt?
Vấn đề được đặt ngược lại: Tại sao “hầu hết những nhà khoa học trong nước” khăng khăng với quan điểm phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến (Cách gọi trước đây là “hơn 4000 năm”). Hay là vì họ có “cơ sở khoa học”, còn tôi thì không?! Cho nên chỉ có tôi mới bị “truy sát” còn họ thì không?
Nhưng cho đến ngày hôm nay, tức là nửa năm đã trôi qua – giáo sư Phan Huy Lê – Hội trưởng Hội Sử học Việt Nam vẫn chưa hề có định nghĩa về khái niệm của chính ông ta đưa ra, trong buổi Hội thảo về Chữ Việt cổ , về thế nào là “cơ sở khoa học”. Bản thân khái niệm “khoa học” cũng rất trừu tượng. Vậy cái “Cơ sở khoa học” của giáo sư Phan Huy Lê thực chất là cái gì – để căn cứ vào đấy “hầu hết những nhà khoa học trong nước” “khăng khăng” phủ nhận giá trị văn hóa truyền thống của Việt sử?
Tôi đã nhiều lần rất thẳng thắn trên diễn đàn công khai: Nếu sự phủ nhận văn hóa truyền thống Việt là một nguyên nhân chính trị và tất cả những ai có tham vọng chứng minh cho Việt sử 5000 năm văn hiến như tôi thì đều có một kết quả như Trung Nhân đã nói với tôi là sẽ bị “truy sát” thì họ có thể nói thẳng với tôi. Tôi sẽ im lặng. Chí ít thì nó cũng là một chuẩn mực trong quan hệ xã hội.
Rất tiếc! Cho đến ngày hôm nay, chưa thấy ai công khai nói việc này và qua hành vi của Trung Nhân thì phải chăng người ta muốn cá nhân tôi phải suy luận ra điều đó?!
Tôi công khai điều này lên đây. Tất nhiên tôi biết rất rõ sẽ làm khó chịu cho ai đó hoặc tổ chức nào đó mà Trung Nhân chỉ là người thực hiện. Nhưng chí ít thì nó cũng là một phản ứng tự nhiên – một thứ chuẩn mực tự nhiên của con người khi bị “truy sát”. Và nếu nó có ảnh hường gì đó xấu hoặc tốt thì đó cũng là hệ quả tất yếu mà bắt nguồn từ chính hành vi của con người Trung Nhân.
Kiểu nhắn nhủ “may mà anh nghèo” của Dũng Tử Vi. Hoặc kiểu chụp mũ của Nguyễn Thị Thái theo kiểu “căm thù chế độ cộng sản”. Nhưng chí ít thì Thị Thái và Dũng Tử Vi còn đưa ra một chuẩn mực trong quan hệ con người, để người ta biết đường lựa chọn: Nếu anh muốn tiếp tục viết lách thì không nên vì động cơ “căm thù chế độ cộng sản”, hoặc đừng có mục đích hám lợi. Tuy nó cực vô lý trong điều kiện chứng minh có “cơ sở khoa học” – kể cả hiểu theo cách của ông Phan Huy Lê – thì nó vẫn là một thứ chuẩn mực xã hội.
Nhưng đến Trung Nhân trắng trợn đe doa truy sát thì nó khác hẳn. Nó không cần đến một chuẩn mực nào, vì không có bất cứ một nguyên nhân nào để có thể lựa chọn. Anh có thể sống trong một môi trường xã hội,mà chỉ cấn một cái “nhìn đểu”; hoặc “nhìn thấy ghét” anh có thể bị giết. Nhưng nó còn có chuẩn mực là “nhìn đểu” ; hoặc “nhìn thấy ghét”. Anh muốn sống thì anh đứng “nhìn đếu” và phải tạo một bộ mặt dễ thương. Nhưng liệu anh có thể sống trong một môi trường mà anh có thể chết với bất cứ một nguyên nhân nào do con người xung quanh anh muốn giết anh, kể cả anh là người mà quen gọi là hiền lành tử tế – một xã hội không chuẩn mực.
Khi “hầu hết những nhà khoa học trong nước” lên tiếng phủ nhận truyền thống văn hóa sử gần 5000 năm văn hiến” họ nhân danh khoa học. Chí ít cái nhân danh khoa học đó là một chuẩn mực trong lĩnh vực của cái gọi là khoa học của xã hội loài người – (Là chuẩn mực của trí thức để họ có thể vênh váo với bằng giáo sư, tiến sĩ – thậm chí viện sĩ). Nếu như “hầu hết những nhà khoa học trong nước” thực sự khoa học thì khi có người bày tỏ quan điểm phản biện nhân danh khoa học – như họ công bố trên tất cả các phương tiên truyền thống và cả trong Lời nói đầu của Hiến Pháp – thì – trong một xã hội chuẩn mực mang tính chính danh – họ phải có phản biện công khai,minh bạch và có trách nhiệm với quan điểm của chính họ – để biện minh cho luận điểm của họ một cách có trách nhiệm theo tính thần khoa học. Chứ không phải là việc làm của Trung Nhân, Nguyễn Thị Thái, Dũng Tử Vi…vv….
Nhưng điều này đã không xảy ra. Tôi đã hân hạnh được một người bạn giới thiệu gặp trực tiếp vị đại biểu quốc hội nổi tiếng là Dương Trung Quốc, để trình bày luận điểm của mình và đề nghị ông trung gian tổ chức một cuộc hội thảo liên quan đến Việt sử 5000 năm văn hiến. Ông ta đã đồng ý,nhưng chỉ tổ chức kiểu mini với chừng 20 nhà khoa học và có tính bàn tròn, không công khai với báo chí. Tôi cũng chấp nhận việc này. Tôi có thông báo việc này với anh Lãn Miên, để chuẩn bị tham gia cùng tôi. Nhưng sự kiện xảy ra trước khi bầu cử quốc hội khóa này. Ông Dương Trung Quốc vì bận công tác nước ngoài nên hoãn. Hẹn 10 ngày sau. Chờ hết 10 ngày thì ông bận rộn trong việc bầu cử quốc hội. Và tất nhiên tôi chờ đến bây giờ. Tôi không nhắc ông. Chính vì những kiểu can thiệp liên tục từ khi viết cuốn “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” – dạng Nguyễn Thị Thái, Dũng Tử Vi… hơn 10 năm trước – khiến tôi hiểu rằng: Đây là một việc tế nhị và ông muốn né tránh. Bởi vậy, khi chạm mặt ông ở một cuộc hội thảo tôi đã không gặp – dù tôi biết ông cũng nhìn thấy tôi. Tôi không muốn một vị đại biểu quốc hội khả kính phải ngại ngùng khi gặp tôi và khiến ông phải nhớ tới lời hứa của mình,liên quan đến việc trọng đại của cả một dân tộc: Cội nguồn Việt sử. Đang nhẽ ra, về mặt lý thuyết thì ông ta là người có trách nhiệm cao nhất – vì là đại biểu quốc hội – và có trách nhiệm trực tiếp vì còn là Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam – chứ không phải là tôi, Phó thường dân dự khuyết hạng II Nam Bộ. Nhưng hành vi của Trung Nhân đã xác định: Không có cả ngay cái lý thuyết này. Vì hành vi đó xác định: Không có chuẩn mực xã hội. Nên tôi không buồn ông Dương Trung Quốc, sau hành vi này của Trung Nhân.
Tôi cũng nói trước rằng: Tôi biết các vị đại biểu quốc hội sắp bỏ phiếu tín nhiệm những nhà lãnh đạo cấp quốc gia. Bài viết này của tôi không liên quan gì đến vấn đề này. Nó chỉ liên quan đến bức xúc của cá nhân tôi. Các vị cứ việc xét theo ý của các vị. Và đừng có suy luận gì về hành vị của tôi cả. Sự biện minh của tôi thực sự cũng không cần thiết khi không còn có chuẩn mực nào đế phán xét – khi sự truy sát không có lý do tối thiểu nhân danh con người. Vậy thì còn gì để phân tích, phán xét về tôi nữa – làm gì còn chuẩn mực nào để phán xét nữa – khi người ta có thể “truy sát” mà không cần nguyên nhân (Lý do cũng không có). Các người muốn phân tích, nhận xét, đánh giả về một con người – như tôi chẳng hạn – thì chí ít cũng phải có một chuẩn mực nào đó chứ nhỉ? Tối thiểu cũng phải là “nhìn đểu” – Cũng không có – thì thôi đi. Thích cứ làm.

Thậm chí tệ đến mức độ thế này: Một người là cán bộ thuộc dạng trung cao tặng tôi một công cụ cai thuốc lá , nhỏ bằng hột đâu có thể gắn vào một huyệt vị trên tai. Tôi vào Nam mang trên tai hột này – Một đệ tử của tôi là Công Minh – từ khóa I Phong Thủy Lạc Việt – trong một buổi đi chùa phóng sinh cùng Wildlavender, nhìn thấy buột miệng: “Không biết đó là dấu hiệu của tổ chức nào”. Không biết anh ta còn nhớ anh ta đã nói gì không. Nhưng với tôi mọi hành vi của người xung quanh tôi đều rất dễ gây ấn tượng.


Tôi không tham gia bất cứ một tổ chức chính trị nào, không chống lại bất cứ một lợi ích nhóm nào. Trên diễn đàn không có bài viết chỉ trích ai tham nhũng cả. Vâng! Không phải tôi vô cảm! Không phải tôi không biết gì. Nhưng vì công việc của tôi chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến đã qúa đủ để vượt ra ngoài tầm sức vóc có thể của một con người. Và chỉ với một điều kiện đó thôi – cũng cái như là một yếu tố chuẩn mực của cá nhân tôi – cũng đủ để bị đe doa truy sát. Và tôi lấy ngay việc làm của tôi như một chuẩn mực quán xét tất cả. Tôi cũng công khai minh bạch trên diễn đàn: Lề trái, lề phải, không thấy ai có một lời nhắc tới Việt sử 5000 năm văn hiến. 

Cho đến giờ này – khí sự bức xúc phải công khai lên đây – thì tôi xác định ngay rằng: Tôi vẫn tiếp tục minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến và chấp nhận bị truy sát.
Đừng ai phân tích , phân teo về tôi nữa. Do làm gì có chuẩn mực xã hội nào để nhận xét về một con người? Hành vi của Trung Nhân đã xác định điều này trong hàng loạt các hành vi tương tự – nhưng còn chấp nhận được.
Việt sử 5000 năm văn hiến có còn cần thiết với xã hội này nữa hay không và có ai cần đến nó thì tùy hỷ. Không có chuẩn mực nào cả.
Tôi giống như kẻ rao bán hành trong truyện cổ tích Việt Nam. 
Hôm nay, có một cuộc Hội thảo do Viện Nghiên cứu tiềm năng con người tổ chức – liên quan đến ngôi mộ cổ của công chúa thời Lý – họ có mời tôi. Tôi rất quý cô Hoàng Thị Thiêm và có cảm tình với viện này. Nhưng tôi cáo lỗi không đi. Bởi vì phát chót tôi được biết có ông Đinh Xuân lâm – một thành viên trong cái gọi là “hầu hết những nhà khoa học trong nước” phủ nhận văn hóa truyền thống Việt. Tôi không thể ngồi đồng hạng với ông ta. Ngoại trừ – có thể ngối đối mặt trong hội thảo về cội nguồn Việt sử.
Đây cũng là lý do mà tôi không hề có một lời bình luận liên quan đến Đàn Xã tắc, mà rất nhiều thành viên post lên diễn dàn. Bởi vì tôi thấy những người đứng ra bảo vệ luận điểm giữ Đàn Xã Tắc hầu hết có trong đám “hầu hết”. Tôi không đồng hạng với họ. Cả một cội nguồn Việt sử còn đem quăng thì với cái Đàn Xã Tắc còn nghĩa lý gì, mà bàn với đám này.Bạn đọc đang xem bài viết này thấy quá căng thẳng phải không? Nhưng nếu ai đó hiểu rằng: Ngay trong lúc chuẩn bị Hội Thảo “Phong thủy là khoa học” – ngày 15, tháng 12. 2009 – với hàng trăm việc bận rộn liên quan, tôi vẫn phải chuẩn bị tình huống cho cuộc hội thảo bị ngưng nửa chừng với những lý do không khó hiểu. Cho đến khi biết có ông Thang Văn Phúc , nguyên thứ trưởng Bộ Nội Vụ tham gia tôi mới hơi yên tâm. Đủ hiểu rằng: Trong quá trình minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến nó căng thẳng thế nào.
Các bạn quan tâm đến hội thảo, hãy xem kỹ lại các bài tham luận liên quan đến TTNC LHDP – hầu như nhắc rất hạn chế đến cội nguồn Lạc Việt của bộ môn phong thủy. Chính vì lý do “tế nhị và nhạy cảm” đó.

Nhân danh khoa học phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt. Vậy nếu những nhà gọi là Khoa học của Việt Nam – tự nhận rằng “hầu hết thống nhất quan điểm” – còn có chút gì gọi là liêm sỉ và lòng tự trọng – nếu như còn có chuẩn mực này tối thiểu trong giới gọi là trí thức – thì hãy công khai bác bỏ luận điểm của tôi. Còn nếu nhưng không thể làm được việc này thì các người hãy câm mẹ nó đi và công khai đính chính sự ngu dốt của các người. Nếu như còn chuẩn mực tối thiểu của Thượng Đế ban cho là sự ngu dốt của con người, Hình như ngay cả chuẩn mực này cũng không có nốt. Giáo sư, tiến sĩ thì phải thông minh hơn những thằng khác chứ nhỉ!


Còn những trò hề như của Trung Nhân tôi không quan tâm. Làm gì còn chuẩn mực nào để bảo anh ta xấu hay tốt?!

Nếu ai đó có chút chạnh lòng thì tôi xin cảm ơn. Vâng! Nhưng chạnh lòng là chuẩn mực của Thượng Đế chứ không phải loại người như Trung Nhân.
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved