Home » » Chủ nghĩa tư bản độc quyền

Chủ nghĩa tư bản độc quyền

Written By kinhtehoc on Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012 | 07:48


CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn là: Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh ( CNTB- TDCT) và chủ nghĩa tư bản độc quyền ( CNTB- ĐQ). Giai đoạn độc quyền là sự kế tục trực tiếp giai đoạn tự do cạnh tranh trong cùng một phương thức sản xuất TBCN.

Phát triển học thuyết kinh tế của C.Mác, LêNin đã trình bày một cách có hệ thống, sâu sắc lý luận về chủ nghĩa CNTB- ĐQ và CNTB- ĐQ Nhà nước. 

I. Chủ nghĩa tư bản độc quyền:

1. Nguyên nhân hình thành và bản chất của CNTB- ĐQ:

a. Nguyên nhân: ( 4 nguyên nhân)

- Một là: Sự phát triển của lục lượng sản xuất dưới tác dụng của tiến bộ KHKT, làm xuất hiện những ngành sản xuất mới. Ngay từ đầu nó đã là những ngành có trình độ tích tụ cao, đó là những xí nghiệp lớn đòi hỏi những hình thức kinh tế tổ chức mới.


- Hai là: Cạnh tranh tự do. Một mặt buộc các nhà TB phải cải tiến kỹ thuật, tăng qui mô tích lũy. Mặt khác, đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật kém, hoặc bị các đối thủ mạnh thôn tính, hoặc phải liên kết với nhau để đứng vững trong cạnh tranh. Vì vậy xuất hiện một số xí nghiệp tư bản lớn nắm địa vị thống trị một ngành hay trong một số ngành công nghiệp.

- Ba là: Khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phả sản. Một số sống sót phải đổi mới kỹ thuật để thoát khỏi khủng hoảng, do đó thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất. Tín dụng TBCN mở rộng trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất.

- Bốn là: Những xí nghiệp và công ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ lại tiếp tục cạnh tranh với nhau ngày càng khốc liệt, khó phân thắng bại, vì thế nảy sinh xu hướng thỏa hiệp, từ đó hình thành các tổ chức độc quyền.

b. Bản chất của CNTB -ĐQ:

Xét về bản chất CNTB độc quyền là một nấc thang phát triển mới của CNTB.

CNTB độc quyền là CNTB trong đó ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và chúng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

Sự ra đời của CNTB độc quyền vẫn không làm thay đổi được bản chất của CNTB. Bản thân quy luật lợi nhuận độc quyền cũng chỉ là một hình thái biến tướng của quy luật giá trị thặng dư.

2. Đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB- ĐQ: ( 5 đặc điểm)

a. Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền:

- Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc trưng kinh tế cơ bản của CN đế quốc:

+ Khi bắt đầu chuyển sang CNTB- ĐQ thì hình thức thống trị là công ty cổ phần. Những liên minh độc quyền này đầu tiên hình thành theo sự liên kết ngang ( cùng ngành) dưới hình thức: Cácten, Xanhđica, Trớt.

+ Sau đó là sự liên kết dọc. Sự liên kết này không chỉ các xí nghiệp lớn mà cả các Xanhđica, Trớt thuộc các ngành khác nhau nhưng có liên quan với nhau về kinh tế - kỹ thuật dẫn đến hình thành các công ty độc quyền lớn như: Côngxoocxiom.

Nhưng từ giữa thế kỷ 20 đã phát triển lên một hình thức mới: liên kết đa ngành hình thành các công ty lớn như: Cônglômêrát, Consơn thâu tóm nhiều công ty xí nghiệp thuộc những ngành công nghiệp khác nhau.

Khái niệm: Tổ chức độc quyền là liên minh những nhà TB lớn để tập trung vào trong tay một phần lớn (thậm chí toàn bộ) sản phẩm của một ngành, cho phép liên minh này phát huy ảnh hưởng quyết định đến quá trình sản xuất và lưu thông của ngành đó.

- Vị trí, vai trò: Nhờ nắm được địa vị thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các tổ chức độc quyền có khả năng định ra giá cả độc quyền.

+ Giá cả độc quyền là giá cả hàng hóa có sự chệnh lệch rất lớn so với giá cả sản xuất:

* Họ định ra giá cả độc quyền cao hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hóa bán ra.

* Họ định ra giá cả độc quyền thấp hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hóa mua vào, qua đó thu được lợi nhuận độc quyền.

Vậy giá cả độc quyền là: Giá cả độc quyền = chi phí sản xuất + P độc quyền.
Nhưng giá cả độc quyền không thủ tiêu được tác động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư, vì xét trên phạm vi toàn xã hội thì: Tổng giá cả vẫn bằng tổng giá trị; tổng số lợi nhuận vẫn bằng tổng số giá trị thặng dư.

Do đó những gì mà độc quyền thu được cũng là cái mà tầng lớp tư sản vừa và nhỏ, nhân dân lao động ở các nước TB, thuộc địa mất đi.

Như vậy ta thấy: Độc quyền ra đời từ cạnh tranh và giữ vai trò thống trị, nhưng nó không thủ tiêu được cạnh tranh; độc quyền và cạnh tranh tồn tại song song và thống nhất với nhau một cách biện chứng. Tuy nhiên trong thời đại Đế quốc chủ nghĩa thì tính chất cạnh tranh khác hẳn thời kỳ tự do cạnh tranh về mức độ và hình thức.

b. TB tài chính và bọn đầu sỏ tài chính:

- Song song với qúa trình tích tụ và tập trung sản xuất, thì trong ngành ngân hàng cũng diễn ra một quá trình tương tự. Hình thành các tổ chức độc quyền ngân hàng.

- Sự ra đời của các tổ chức độc quyền ngân hàng đã làm thay đổi vai trò của ngân hàng: 

+ Từ chỗ là trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, nay do nắm được phần lớn tư bản tiền tệ trong xã hội, ngân hàng đã có quyền lực vạn năng chi phối các hoạt động kinh tế xã hội:

* Các tổ chức độc quyền ngân hàng cho các tổ chức độc quyền công nghiệp vay và nhận gửi số tiền lớn của các tổ chức độc quyền công nghiệp tring một thời gian dài, nên lợi ích của chúng quyện chặt vào nhau. Hai bên đều quan tâm đến hoạt động của nhau, tìm cách thâm nhập vào nhau, hình thành nên TB tài chính.

- Khái niệm: TB tài chính là sự thâm nhập và dung hợp vàp nhau giữa TB độc quyên trong ngân hàng và TB độc quyền trong công nghiệp.

- Sự phát triển của TB tài chính đã dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền chi phối toàn bộ hệ thống kinh tế, chính trị xã hội của xã hội TB. Đó chính là bọn đầu sỏ tài chính.

* Bọn đầu sỏ tài chính thực hiện sự thống trị của mình bằng "chế độ tham dự" với số phiếu khống chế mà chi phối được công ty gốc (công ty mẹ) -> chi phối công ty con ->chi phối công ty cháu… Như vậy chỉ bằng một số TB nhất định một đầu sỏ tài chính có thể chi phối được những lĩnh vực sản xuất 

c. Xuất khẩu tư bản:

- Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị và giá trị thặng dư.

- Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư ở các nước nhập khẩu tư bản đó.

- Xuất khẩu tư bản là tất yếu:

+ Vì trong các nước tư bản có hiện tượng "thừa tư bản".

+ Giá trị nguyên liệu và nhân công ở các nước chậm phát triển rẻ, nhưng lại thiếu vốn và kỹ thuật

+ Thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn.

- Hình thức xuất khẩu TB:

+ Xuất khẩu tư bản trực tiếp: Xây dựng các xí nghiệp, trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận,....

+ Xuất khẩu tư bản gián tiếp: Cho vay tư bản để thu lợi tức….

- Xuất khẩu TB vừa có tác dụng tích cực vừa có tác dụng tiêu cực, đặc biệt là đối với các nước nhận đầu tư, có thể dẫn tới tình trạng lệ thuộc về kinh tế, dẫn tới lệ thuộc về chính trị. 

d. Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các liên minh độc quyền quốc tế

Việc xuất khẩu TB tăng lên về quy mô và mở rộng phạm vi tất yếu dẫn đến việc phân chia thế giới về mặt kinh tế, nghĩa là phân chia lĩnh vực đầu tư TB, phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền quốc tế với nhau... Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế: Cacten, Xanhđica, Trớt quốc tế. Nhưng giữa cac tổ chức này luôn luôn diễn ra sự cạnh tranh lẫn nhau… tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế.

e. Sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc 

Lợi ích của việc xuất khẩu TB đã thúc đẩy các cường quốc TB đi xâm chiếm thuộc địa, vì trên thị trường thuộc địa dễ dàng loại trừ được các đối thủ cạnh tranh, dễ dàng nắm được độc quyền nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Do tcác động đó, đặc biệt là do tác động của quy luật phát triển không đều của CNTB đó là những nguyên nhân dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, cũng như các cuộc xung đột nóng ở nhiều khu vực trên thế giới hiện nay...

Như vậy: chủ nghĩa đế quốc là sự kết hợp giữa yêu cầu vươn ra và thống trị ở nước ngoài của tư bản độc quyền với đường lối xâm lăng của nhà nước.

Chủ nghĩa đế quốc là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc quyền biểu hiện trong đường lối xâm lược nước ngoài, biến những nước này thành hệ thống thuộc địa của các cường quốc nhằm đáp ứng yêu cầu thu siêu lợi nhuận độc quyền của tư bản độc quyền.

II. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một nấc thang phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

1. Nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

a. Nguyên nhân:

Một là: Sự phát triển của LLSX dẫn đến quy mô của nèen kinh tế ngày càng lớn, tính chất xã hội hoá của nền kinh tế ngày càng cao đòi hỏi phải có sự điều tiết của xã hội đối với sản xuất và phân phối, một kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm. Nhà nước phải dùng các công cụ khác nhau để can thiệp, điều tiết nền kinh tế.

Hai là: Sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một só ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận (như năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản...). Nhà nước tư sản trong khi đảm nhiệm kinh doanh những ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn.

Ba là: sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, nhân dân lao động. Nhà nước phải có chính sách để giải quyết những mâu thuẫn đó: Trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phat triển phúc lợi xã hội.

Bốn là: Sự tích tụ và tập trung tư bản cao dẫn đến mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền với nhau, mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền với các tổ chức kinh doanh vừa và nhỏ….trở nên gay gắt cần có sự điều tiết, can thiệp của nhà nước…. 

Năm là: Cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng của các tổ chức liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích giữa các đối thủ trên thì trường thế giới. Đòi hỏi có sự điều tiết các quan hệ chính trị, kinh tế quốc tế của nhà nước tư sản. Nhà nước tư sản có vai trò quan trọng để giải quyết các quan hệ đó.

Ngoài ra, việc thi hành chủ nghĩa thực dân mới, cuộc đấu tranh với CNXH hiện thực và tác động của cách mạng khoa học- công nghệ, đòi hỏi có sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào đời sống kinh tế.

b. Bản chất.

- Xét về bản chất CNTB độc quyền nhà nước vẫn là chủ nghĩa tư bản, chịu sự chi phối của quy luật giá trị thặng dư, mặc dù đã có nhiều thay đổi so với chủ nghĩa tư bản thời kỳ canh tranh tự do.

- CNTB độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhưng nóc vẫn chưa thoát khỏi chủ nghĩa tư bản độc quyền.

- CNTB độc quyền nhà nước chỉ là một nấc thang mới so với chủ nghĩa tư bản độc quyền thời kỳ đầu.

Đặc điểm nổi bật của CNTB độc quyền nhà nước là sự can thiệp, sự điều tiết của nhà nước về kinh tế.

Như vậy CNTB độc quyền nhà nước không phải là một chế độ kinh tế mới so với CNTB, lại càng không phải chế độ tư bản mới so với CNTB độc quyền. CNTB độc quyền nhà nước chỉ là CNTB độc quyền có sự can thiệp, điều tiết của nhà nước về kinh tế, là sự kết hợp sức mạnh của tư bản độc quyền với sức mạnh của nhà nước về kinh tế.

2. Những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước.

a. Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản:

- Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện

+ Thông qua các đảng phải tư sản.

+ Thông qua các hội chủ xí nghiệp:

* Các đại biểu của các tổ chức độc quyền tham giai vào bộ máy nhà nước

* Các quan chức chính phủ được cài vào các ban quản trị của các tổ chức độc quyền.

b. Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước:

- CNTB độc quyền nhà nước thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống, nhưng nổi bật nhất là sức mạnh của sđộc quyền và nhà nước kết hợp với nhau trong lĩnh vựs kinh tế; Cơ sở của những biện pháp độc quyền nhà nước trong kinh tế là sự thay đổi các quan hệ sở hữu:

* Sở hữu nhà nước tăng lên.

* Quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền được tăng cường trong quá trình chu chuyển của tổng tư bản xã hội.

+ Sở hữu nhà nước được hình thành dưới những hình thức:

* Xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách.

* Quốc hữu hóa các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại

* Nhà nước mua cổ phiếu cảu các doanh nghiệp tư nhân.

* Mở rộng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các doanh nghiệp tư nhân .

c. Sự điều tiết kinh tế cua nhà nước tư sản:

- Nhà nước tư sản dung hợp cả 3 cơ chế: Thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế. Xét đến cùng và về bản chất, hệ thống điều tiết đó phục vụ cho CNTB độc quyền.
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved