Hỗ trợ đào tạo hay là một cách để thu hút chất xám
Thạc sỹ viễn thông trẻ Việt Nam tại Pháp
Đỗ Đăng Giu |
Thạc sỹ viễn thông trẻ Việt Nam tại Pháp
Chuyện Iran
Đầu năm 2003, các nhà hữu
trách của Khoa Kỹ sư Điện lực Đại học Stanford đã sửng sốt nhận thấy là, trong
cuộc thi lựa chọn sinh viên vào làm tiến sĩ (PhD), mấy sinh viên đỗ đầu đều cùng
xuất thân từ một trường, đó là Đại học Sharif ở Teheran, thủ đô Iran.
Stanford là
trường mà rất nhiều sinh viên Iran tới học. Nhưng đó không phải là trường duy
nhất được sinh viên Iran lựa chọn. Các trường nổi tiếng khác như MIT, Caltech
... đều đã nhận thấy số sinh viên của xứ này tới xin học ngày một gia tăng. Ở
các nước khác như Canada, Úc, Anh Quốc... người ta cũng thấy có một chiều hướng
tương tự.
Sinh viên của
Đại học Sharif, cũng như của một vài đại học khác của Iran như ĐH Teheran, ĐH
Công nghệ Isfahan đã lập được những thành tích sáng chói trong các cuộc thi tài
quốc tế như các Olympiades về mọi ngành khoa học như Toán, Vật lý, Hoá học, Máy
tự động. Nhờ những kết quả này mà tỉnh Isfahan đã được quyền tổ chức Olympiades
về Vật lý, một vinh dự mà không một xứ nào ở Trung Đông đã
có.
Trước hiện
trạng đó, những công ty kỹ nghệ cao của Mỹ đã đứng rình ngay ở phía sau. Các
hãng Google, Yahoo ... đã lấy được hàng trăm sinh viên Iran về làm cho họ, cũng
như rất nhiều viện nghiên cứu và đại học khác. Những sinh viên đã lấy được những
giải Olympiades đặc biệt rất được chiêu đãi. Theo thống kê, 90% sinh viên Iran
được những giải này đã ra ngoại quốc du học.
Tại sao lại có hiện tượng
đó?
Iran là một
xứ tuy có nhiều dầu hoả nhưng đời sống dân chúng rất khó khăn, do hệ thống chính
trị nội bộ và chính sách bế quan toả cảng của các nước Tây phương đối với xứ
này. Lương bổng, nhất là lương công chức, rất thấp: người ta thường thấy những
giáo sư, ngoài giờ làm việc, còn phải đi làm thêm ở ngoài, kể cả đi lái taxi để
sinh sống. Có nhiều lý do cho ta giải thích tại sao sinh viên Iran lại giỏi như
vậy, trong đó có hai lý do chính:
- Iran là một nước có một truyền thống học hỏi cao, cũng như các quốc gia theo Khổng giáo (như Việt Nam). Trong các gia đình, cha mẹ thường hy sinh tất cả để con cái có điều kiện được học lên cao, và học giỏi.
- Các sinh viên thường rất chăm học và hết sức cố gắng để có hy vọng được vào những trường nổi tiếng. Trong số khoảng một triệu rưỡi sinh viên thi vào các đại học, chỉ có 1% được nhận vào những trường kể trên.
Tuy nhiên,
vấn đề đặt ra cho các sinh viên này là, một khi ra trường, họ không kiếm được
việc làm xứng đáng với tài năng và cố gắng của họ. Vì vậy, du học là phương pháp
giải thoát. Theo lời của một cựu sinh viên ĐH Sharif: "Khi bạn sống ở Iran và chứng kiến những bực
bội của cuộc sống hằng ngày, bạn mong ước được rời khỏi xứ, và sách vở và học
hành là những chìa khoá để có thể có một đời sống tốt đẹp hơn. Nó hơn cả là học
hành, nó trở thành một ám ảnh đưa bạn đến việc hằng ngày cố gắng dậy sớm từ 4
giờ sáng để có thể học thêm được vài giờ nhiều hơn các bạn
bè."
Kết quả là,
phần lớn các sinh viên giỏi đi du học và cái thành công của sinh viên Iran trong
việc học hành trở thành một thảm hoạ cho xứ đó: sinh viên thành tài chỉ có một
mong ước là đi ra ngoại quốc. Ngược lại, đó là một dịp may cho các đại học và
các hãng công nghệ cao của nước ngoài. Họ sẽ dùng đủ mọi phương tiện và mánh
khoẻ để lôi kéo những người này tới làm việc cho họ. Đó là một sự mất chất xám
trầm trọng cho Iran.
Trông người lại nghĩ tới
ta
Thật không có
gì khó: ta chỉ cần thay tên Iran bằng Việt Nam, và thấy tất cả những gì viết ở
trên đều đúng cho xứ ta vậy. Sinh viên Việt Nam cũng giỏi, hiện tượng mất chất
xám cũng đang xảy ra một cách trầm trọng.
Hiện nay, rải
rác trên toàn thế giới, có khoảng 30 ngàn sinh viên Việt Nam đang du học. Trong
những năm gần đây, số sinh viên đi sang các nước Tây phương, nhất là Mỹ và các
nước nói tiếng Anh (Úc, Canada, Anh Quốc...) ngày càng nhiều. Chỉ có một phần
nhỏ các sinh viên này là những người có học bổng quốc gia hoặc nước ngoài, còn
phần đông là đi tự túc.
Hiện trạng
này đem lại những thiệt hại cho quốc gia về nhiều phương
diện:
- trước hết, như đã nói ở trên, thiệt hại lớn nhất là mất chất xám. Cần nhớ rằng, những sinh viên du học là thành phần ưu tú. Ngoài những sinh viên có thành tích trong các cuộc thi quốc tế ( như olympiades ), ngay những sinh viên đi du học tự túc cũng phải là những người giỏi thì mới được nhận vào học trong những đại học có tiếng ở nước ngoài. Nói một cách khác, chính những phần tử ưu tú của quốc gia lại bị mất đi. Những học bổng nước ngoài, những chương trình đào tạo chất lượng mà các nước thành lập ở Việt Nam thực ra chỉ là những phương cách trá hình để chọn lựa và bắt cóc những thành phần ưu tú.
- thiệt hại thứ nhì cũng rất đáng kể là mất ngoại tệ. Để có một ý niệm về vấn đề này, ta chỉ cần biết là chi tiêu cho học phí và sinh sống trong các nước phát triển là khoảng từ 20 tới 40 ngàn USD một năm (trừ ở Pháp và một vài nước ở châu Âu không phải trả học phí). Vậy nếu ta trừ đi những sinh viên có học bổng hoặc có người thân sống ở nước ngoài hỗ trợ, còn lại khoảng hơn một nửa tổng số được hỗ trợ bởi gia đình, và với chi tiêu trung bình là 30 ngàn USD một năm, ta thấy là tổng số tiền thất thoát ra nước ngoài lên tới gần nửa tỷ USD mỗi năm! Việc Nhà nước không phải lấy tiền ở ngân quỹ ra (và có lẽ vì vậy mà Nhà nước không quan tâm!) không có nghĩa là quốc gia đã không mất ra ngoài một số tiền lớn.
Trong vòng 15 năm
qua đã có hơn một trăm sinh viên ưu tú của Việt Nam được học bổng sang học ở trường Bách khoa (Ecole Polytechnique)
Pháp. Cho tới nay, mới có 4 người thành tài trở về nước. Nhân dịp Thủ tướng Việt
Nam tới thăm trường Bách khoa này hồi tháng 6 năm ngoái, ông hiệu trưởng của
trường đã có nhận xét sau đây về những sinh viên này cũng như những sinh viên
đang du học ở những nơi khác: ... (
trong tình trạng hiện hữu ) một số
những người này sẽ không trở về nước sau khi học xong. Chỉ có một cuộc cải tổ
các đại học, các trường kỹ sư lớn và những viện nghiên cứu Việt Nam, cùng với
một sự tăng trưởng rõ rệt về lương bổng cho các cán bộ cao cấp, mới có thể làm
giảm bớt hiện tượng mất chất xám và lôi kéo được thành phần ưu tú đang sống ở
nước ngoài. Đối với những nhân tài của tương lai này, và đặc biệt là những sinh
viên của trường Bách khoa, nước Việt Nam cần phải trình bày những viễn tượng hấp
dẫn
hơn.
|
Khi
gửi sinh viên đi du học ở nước ngoài, Chính phủ cũng như gia đình cho rằng sau
này một khi thành tài, những sinh viên này sẽ trở về Việt Nam với những hiểu
biết và cái nhìn mới để giúp ích cho xứ sở. Sự thật ra sao? Ta hãy nhìn gương
của Trung Quốc: trong 20 năm, từ 1985 tới 2005, đã có 850 ngàn sinh viên đi du
học ở ngoại quốc, phần lớn ở các nước Tây phương. Kể tới năm 2005, số sinh viên
thành tài trở về nước là 40 ngàn người, tức là 5%! Cũng cần phải nói thêm là
sinh viên thành tài càng giỏi bao
nhiêu thi xác suất hồi hương càng nhỏ bấy nhiêu vì họ bị các đại học và các hãng
công nghệ cao nước ngoài bắt cóc bằng những lương bổng và lợi tức rất lớn.
Nói như vậy
không có nghĩa là không nên gửi sinh viên đi du học. Ngược lại, lớp trẻ ưu tú
của Việt Nam cần được đi ra ngoài để học hỏi những cái hay của các nước tiền
tiến. Vả lại, trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, dù có muốn đi nữa, Nhà
nước cũng không thể cấm đoán không cho sinh viên đi du học. Vấn đề là làm thế
nào để sau khi thành tài, những người này sẽ trở lại quê hương để giữ nhiệm vụ
hướng dẫn.
Từ vài năm gần đây, Trung Quốc đã nhận ra
điều này và đã có những cố gắng đáng kể để thu hút lại những nhân tài trẻ du học
ở nước ngoài. Những cố gắng này nằm trên ba phương diện
:
- trước hết về lương bổng, những nhân tài trở về nước được hưởng lương cao dựa trên khả năng, tuy không bằng lương ở các nước tiên tiến nhưng cao hơn lương của cán bộ nội địa và đủ để cung cấp cho một đời sống bình thường
- cung cấp những điều kiện thuận tiện cho việc làm phù hợp với khả năng
- khuyền khích hồi hương bằng những biện pháp đặc biệt như việc để cho các chuyên viên xin tạm nghỉ việc trong một thời gian ngắn ( một vài năm ) ở chỗ đang làm để về làm thử trong nước để quan sát tình hình.
Những biện pháp này đã có những hiệu quả tốt:
không những người Trung Hoa mà ngay cả người nước ngoài cũng đang bắt đầu tới
làm việc ở Trung Quốc. Đây là một hướng đi mà Chính phủ Việt Nam cần nghiên cứu
và áp dụng, hầu thu hút lại một phần những chất xám đang ( và còn tiếp tục
) bị thất thoát ở nước
ngoài.