Home » » LÝ VÀ KHÍ LÝ LUẬN CẢU LÊ QUÝ ĐÔN (P3)

LÝ VÀ KHÍ LÝ LUẬN CẢU LÊ QUÝ ĐÔN (P3)

Written By kinhtehoc on Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011 | 01:36

LÂM NGUYỆT HUỆ (*)
IV. Kết luận
Ở Đông Nam Á, mặc dù Thái Lan, Lào và Campuchia cũng đã từng ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, nhưng, có thể nói, Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng của Nho học Trung Quốc nhiều hơn cả. Đặc biệt, sau khi truyền vào Việt Nam, Nho học Trung Quốc đã chuyển hoá thành truyền thống văn hoá bên trong, thể hiện đặc sắc của Nho học Việt Nam tại bản địa. Luận “lý”, “khí” của Lê Quý Đôn là một ví dụ điển hình về nét đặc sắc của Nho học Việt Nam(45).
Trong lịch sử Nho học Việt Nam, triều Hậu Lê là đỉnh cao phát triển của Nho học Việt Nam. Trong đó, có thể nói, Lê Quý Đôn là học giả tập đại thành của Nho học Việt Nam. Các trước tác của ông dày dặn, mang cả kinh, sử tự, tập, thông cả thiên văn, địa lý, nhân văn, lại thêm kinh nghiệm giao lưu quốc tế với hai lần đi sứ Trung Quốc, nên ông có một tầm nhìn quốc tế khá sâu sắc. Trong các tác phẩm của ông, Vân đài loại ngữ là cuốn sách triển khai những học vấn uyên bác kiểu bách khoa toàn thư của ông, đồng thời phản ánh tư tưởng triết học có nguồn gốc Nho học của ông. Ngay chương đầu tiên của cuốn sách đã có tên là “Lý khí”, đủ thấy Lê Quý Đôn coi trọng học hỏi luận lý khí của Chu Tử như thế nào.
Qua phân tích chương “Lý khí” này, tôi phát hiện ra rằng, Lê Quý Đôn suy ngẫm về luận lý khí là có cơ sở truyền thống luận khí hoá vũ trụ từ thời Lưỡng Hán trở lại đây, ông tiếp thu luận “lý khí bất ly” của Chu Tử. Nếu ở phần trước, ông chủ trương “doanh thiên địa chi gian giai khí dã”, hứng thú nồng nhiệt với vũ trụ luận, thì ở phần sau, ông nhấn mạnh “lý tại khí trung” với sự biến đổi của khí hoá, tìm tòi nghiên cứu về cái lý thường xuyên bất biến. Đối với “lý khí bất ly” trong luận lý khí của Chu Tử, hay luận đề hình thượng học (như “lý sinh khí” hoặc “lý tiên khí hậu”), Lê Quý Đôn không hướng đến. Thậm chí, trong luận thuyết lý khí, mặc dù lấy “thiên nhân hợp đức” của Tân Nho học Minh Thanh làm trục chính, nhưng ông vẫn bảo lưu tư duy luận khí hoá vũ trụ “thiên nhân cảm ứng” thời Lưỡng Hán. Vì thế, Lê Quý Đôn không giống như các nhà Tân Nho thời Tống Minh chỉ tôn sùng lý tính, bài xích tàn dư thần bí của luận khí hoá vũ trụ. Mà trái lại, Lê Quý Đôn đã dung hoà Tân Nho học của Tống Minh với luận khí hoá vũ trụ thời Lưỡng Hán, tạo nên luận lý khí của mình. Thậm chí, ông còn dung hợp được cả tam giáo Nho, Thích, Đạo. Đó chính là sự kết nối với truyền thống dung hợp tam giáo của Việt Nam. Ông cũng thừa nhận các thuyết y bốc, phong thuỷ, quỷ thần, cơ bản trong phong tục tập quán của Việt Nam. Đặc biệt, với sự quan sát khí hoá của trời đất, ông nhấn mạnh tính đa dạng của phong khí, nói rõ sự giống và khác nhau của phong thổ nhân tình, của cổ kim ở Trung Quốc và nước ngoài. Thậm chí, Lê Quý Đôn còn dùng luận lý khí làm tư liệu, liên hệ với các tri thức khoa học tự nhiên Trung Quốc và phương Tây thế kỷ XVII - XVIII để một lần nữa khẳng định học thuật của các giáo sĩ Hội Thiên Chúa, giữ nguyên tính mở của họ.
Đáng chú ý là, trong các luận thuyết của Lê Quý Đôn, tư duy hình nhi thượng không phải là trọng tâm. Mà trái lại, trong các nghiên cứu đa dạng và phong phú của ông, chúng ta thấy rằng, “phong thổ” đặc thù là do môi trường tự nhiên, lịch sử và văn hoá Việt Nam đã tác động, hoà quyện mà tạo nên. Theo cách nói của học giả người Nhật He shi zhe lang (1889-1990), cái gọi là phong thổ chính là tên gọi chung của khí hậu, khí tượng, địa chất, địa vị, địa hình, cảnh quan của một khu vực, còn gọi là thuỷ thổ(46). Nhưng thực tế, không những có thể dùng khái niệm tự nhiên để định nghĩa phong thổ, mà còn có thể coi đó là một khái niệm nhân văn học và theo đó, phong thổ bao gồm phong thổ tự nhiên và phong thổ nhân văn. Hai loại này không tách rời nhau. Nếu dùng khái niệm phong thổ của He shi zhe lang, Việt Nam thuộc loại phong thổ “quý phong hình” điển hình(47). Vì vậy, trong luận lý khí của Lê Quý Đôn thường nhấn mạnh khí hoá, địa lý phong thuỷ và sự ảnh hưởng lẫn nhau của phong thuỷ đối với con người, phong tục tập quán. Cũng vì thế, nếu chúng ta đi sâu vào lý luận “phong thổ” của Nho học Việt Nam, thì sẽ càng thấy được tính đa dạng, phong phú của Nho học Việt Nam.q
Người dịch: NGUYỄN HƯƠNG GIANG (Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam)

(*) Phó giáo sư, Viện Nghiên cứu Văn - Triết, Viện Hàn Lâm Sinica.
(1) Đỗ Duy Minh kế thừa thuyết của Mạc Tôn Tam, hơn nữa còn có cả cái gọi là thuyết “Nho học tam kỳ”, đồng thời chỉ rõ: cách lý giải chung của cái gọi là Nho học tam kỳ là, xét về xu thế lớn, từ thời Tiên Tần, Nho học đã phát triển trở thành một trong những dòng chảy chính của tư tưởng Trung Quốc; đây là thời kỳ thứ nhất; Nho học trở thành biểu hiện của văn minh Đông Á từ sau khi phục hưng trong thời nhà Tống, đây là thời kỳ thứ hai; Thời kỳ thứ ba bắt đầu từ sau chiến tranh Giáp Ngọ, phong trào Ngữ Tứ. Xem: “Tương lai phát triển thời kỳ thứ ba của Nho học”, “Tinh thần hiện đại và truyền thống Nho gia”. Quách Tế Dũng, Trịnh Văn Long (biên soạn). “Đỗ Duy Minh văn tập”, Nxb Vũ Hán, 2002, t.2, tr.603. Hựu Trần Lai cũng chỉ rõ: Tân Nho học là biểu hiện chung của văn minh Đông Á (xem: “Đông Á Nho học cửu luận”, Bắc Kinh tam liên thư điếm, 2008, tr.2).
(2) Giản thuật vương triều phong kiến Việt Nam, xem Vu Hướng Đông, Đàm Chí Từ. Việt Nam: dần dần đứng lên từ trong tiến trình Đổi mới, Nxb Đại học đô thị Hồng Kông, 2005, tr.40-49.
(3) Phần trên liên quan đến sự hưng thịnh của Nho giáo Việt Nam, chi tiết xem: Hà Thành Hiên. Nho giáo Nam truyền sử, Nxb Đại học Bắc Kinh, Bắc Kinh, 2000, tr.344-380.
(4) Lê Quý Đôn. Bắc sứ thông lục - đề từ.
(5) Như Lời tựa của Hồng Khởi Hỷ trong cuốn Thánh mô hiền phạm lục của Lê Quý Đôn.
(6) Bùi Bích, Quế Đường tiên sinh thành phục lễ môn sinh điện tề văn, trích từ Hoàng Việt văn tuyển, dẫn theo Vu Hướng Đông (chủ biên). Triết gia nổi tiếng phương Đông bình truyện, (phần Việt Nam), tr.198. 
(7) Lê Quý Đôn. Phủ biên tạp lục, Ngô Thì Nhậm bạt. Dẫn theo: Vu Hướng Đông (chủ biên). Triết gia nổi tiếng phương Đông bình truyện, (phần Việt Nam), tr.199.
(8) Xem Hà Thành Hiên. Nho giáo Nam truyền sử, tr.357; Vu Hướng Đông (chủ biên). Triết gia nổi tiếng phương Đông bình truyện, (phần Việt Nam), tr.186-193. Bản báo cáo này dựa trên cơ sở nghiên cứu của các bậc tiền bối, để tiếp tục đi sâu nghiên cứu.
(9) Trần Danh (Mạc). Lời tựa Vân đài loại ngữ, Vân đài loại ngữ, 1a-b.
(10) Lê Quý Đôn. Lời tựa Vân đài loại ngữ, Vân đài loại ngữ, 4a.
(11) “Vân hương” là tên hương cỏ, mà “vân đài” còn gọi là Lan Đài, là phòng tàng giữ mật thư ở thời Hán. Cũng chỉ người trông giữ kho sách, nghĩa là mật thư tỉnh. Vu Hướng Đông giải thích: “cái gọi là Vân, nghĩa là chỉ Vân hương, Vân Đài nghĩa trông coi, sắp xếp sách” (Triết gia nổi tiếng phương Đông bình truyện, phần Việt Nam, tr.182). Thuyết này còn phải tiếp tục thảo luận.
(12) Lê Quý Đôn. Lời tựa Vân đài loại ngữ, Vân đài loại ngữ, 2b.
(13) Chu Hy (hiệu điểm). Tứ thư hoặc vấn, Nxb Cổ tịch Thượng Hải, 2001, tr.8.
(14) Lời tựa Vân đài loại ngữ, Vân đài loại ngữ, 2b-3a.
(15) Lời tựa Vân đài loại ngữ, Vân đài loại ngữ, 3b.
(16) Lời tựa Vân đài loại ngữ, Vân đài loại ngữ, 4a.
(17) Mục lục dẫn, Vân đài loại ngữ, 5a.
(18) Vân đài loại ngữ, quyển 1, 8b.
(19) Chu Tử ngữ loại, quyển 1, tr.2.
(20) Sđd., tr.3.
(21) Sđd., tr.2.
(22) Âm phú kinh là kinh điển của Đạo giáo, nguyên văn là: “Kì tặc cơ dã, thiên hạ mỗ năng kiến, mỗ năng tri…”. Lê Quý Đôn dẫn lại có chút khác.
(23) Vân đài loại ngữ, quyển 1, 18b.
(24) Vân đài loại ngữ, quyển 1, 19a-b.
(25) Vân đài loại ngữ, quyển 1, 8a.
(26) Chu Hy, Lê Cảnh Đức (biên soạn). Chu Tử ngữ loại, Đài Bắc, Nxb Văn Luật, 1986, quyển 1, tr.6.
(27) Sđd., tr.6.
(28) Vân đài loại ngữ, quyển 1, 9a.
(29) Vân đài loại ngữ, quyển 1, 10a-10b.
(30) Chu Tử ngữ loại, quyển 89, tr.2287.
(31) Chu Tử ngữ loại, quyển 1, 11a-11b.
(32) Như Lê Quý Đôn nói: “khí khô là gió, khí ướt là mây, mây ngưng là mưa, tất cả đều là khí. Khô, ướt tương tác mà thành sương, sương bốc lên mà sinh chướng, ….” (Xem: Vân đài loại ngữ, quyển 1, 11a).
(33) Vân đài loại ngữ, quyển 1, 20b-21a.
(34) Vân đài loại ngữ, quyển 1, 8a.
(35) Vân đài loại ngữ, quyển 1, 17b-18a.
(36) Vân đài loại ngữ, quyển 1, 14a.
(37) Vân đài loại ngữ, quyển 1, 13b-14a.
(38) Chu Tử ngữ loại, nguyên văn là: “quỷ thần chỉ là khí. Các cư thần qua lại tất cả đều là khí. Khí của con người và khí của trời đất thường xuyên tiếp xúc với nhau, không gián đoạn, tự con người không thấy. Nhân tâm vận động, tất đạt tới khí”.
(39) Chu Tử ngữ loại, quyển 4, tr.75-76.
(40) Vân đài loại ngữ, quyển 1, 20a.
(41) Chu Tử ngữ loại, quyển 3, tr.34.
(42) Sđd., tr.34.
(43) Sđd., tr.33.
(44) Lê Quý Đôn thậm chí còn lấy nhân vật lịch sử để chứng minh bốc phệ, Lê Quý Đôn viết: “Trình Tử viết: quẻ bói thời cổ, sở dĩ nghi ngờ, đời sau không phải, xem cái mệnh của nó” (xem: Vân đài loại ngữ, quyển 1, 29b).
(45) Xem: Vân đài loại ngữ, quyển 1, 27b-28a.
(46) He shi zhe lang. Phong thổ, dẫn theo: He shi zhe lang toàn tập, Đông Kinh, 1962.
(47) Sđd., tr.24-43.
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved