Home » » BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG CỦA TRẦN ĐỨC THẢO

BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG CỦA TRẦN ĐỨC THẢO

Written By kinhtehoc on Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011 | 01:42

BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG CỦA TRẦN ĐỨC THẢO
LTS:
-         Trên con đường tìm kiếm những tư liệu về Trần Đức Thảo và tìm hiểu tư tưởng của ông, mình vô tình có được một tư liệu: phần văn tự ghi âm bài giảng cuối cùng của Trần Đức Thảo tại Pháp bằng Tiếng Việt cho kiều bào. Tài liệu này do Trần Tri Vũ ghi âm, in trên vantuyen.net, một trang mạng tại Việt Nam không vào được, trừ phi vượt tường lửa.
-         Phần bài giảng này là chuyên đề có tên Logic của cái hiện tại sống động, một đường hướng lí thuyết mà Trần Đức Thảo theo đuổi từ những năm đầu tiếp xúc với Hiện tượng học. Ông đã khai triển quan niệm về cái hiện tại sống động của Husserl, cấp cho nó phần biện chứng của Hegel, và tư tưởng lịch sử của Marx (ông là chuyên gia số 1 về Husserl, Hegel và Marx trên thế giới bấy giờ).
-         Phần bài giảng có vấn đề rất chuyên sâu, nhưng có cái rất may mắn là nó được ông trình bày cho kiều bào, những người có lẽ chưa có vốn triết học chuyên sâu, nên ông dùng ví dụ rất dễ hiểu, nói bằng ngôn ngữ dễ hiểu. Dù phần bài giảng này chưa thể được kiểm chứng một cách trực tiếp, tức là có băng ghi âm trong tay; nhưng vì quá quý mến ông, mình chép lại đây để những ai quan tâm, ngay cả sau này, có thể tìm thấy để đọc. Dù sao cũng là tưởng niệm một con người.
“Thời gian đuợc hình dung bằng một con đuờng thẳng, và trên đó là một điểm A  rồi đến một điểm O là hiện tại…rồi tới một điểm B chưa có, là cái đích ở trong tuong lai. A là di vãng thì có rồi, O thì là hiện tại truớc mắt. Truớc cụ Husserl thì mọi nguời vẫn hình dung thời gian là nhu thế. Thời gian là con đuờng đuợc đánh số để diễn tả sự vận động theo chừng ấy phút, chừng ấy giờ. Những giờ và phút ấy là đo theo đồng hồ. Thì sự vận động kéo dài từ A đến B là thời gian tính bằng con số. Thí dụ như là 1 giờ, tức là sự vận động ấy kéo dài 1 giờ hay 60 phút. Sau đấy thì là tương lai kéo dài đến B, tức là chưa có, đấy có thể là giả sử cũng là một giờ. Tức là chúng ta có 60 phút trong dĩ vãng và coi như có 60 phút trong tương lai. Trong thực tiễn thì là con số chỉ sự vận động, đi từ dĩ vãng tới tuong lai, qua hiện tại. Cho tới cụ Husserl cũng chỉ nói đuợc thế thôi. Do đấy thì tự nhiên có một vấn đề xuất hiện, không có thể giải quyết đuợc. Vì cái gì cho phép ta nói từ A đến O là dĩ vãng, và từ O đến B là tương lai? Phân biệt về căn bản giữa dĩ vãng với tương lai, thì trên cái đồng hồ ấy, kim xoay từ trái sang phải, nhung nếu tôi xoay nguợc kim lại cũng để chỉ 60 phút, thì không có cái gì dứt khoát cho phép phân biệt 60 phút của dĩ vãng với cũng 60 phút ấy của tương lai.Vì khoảng cách ấy chỉ là cái huớng của kim đồng hồ. Đi từ trái sang phải thì đấy là sự vận động của dĩ vãng. Nhưng xoay ngược lại cùng khoảng cách đó thì không còn là dĩ vãng đuợc nữa. Mà trên trục thời gian, những con số ấy là đánh giá sự vận động, cho đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 thì vẫn hiểu là như thế, tức là theo định nghĩa của cụ Aristote. Lối tính thời gian như thế thì không thể nào phân biệt dĩ vãng và tương lai. Và khoa học chính xác cũng không có cách gì để phân biệt đuợc thời gian của dĩ vãng và của tương lai. Trên công thức của khoa học chính xác thì vẫn có thể xoay nguợc lại kim đồng hồ, để quan niệm dĩ vãng thành tương lai, tương lai thành di vãng…bắng cách thay đổi dấu cộng thành dấu trừ. Nhu thế thì có thể quan niệm một đứa bé ngược một thời gian thì thành lại cụ già. Và cũng như thế có thể nói cụ già qua một thời gian lại thành đứa bé. Nhưng như vậy là không ổn, vì thời gian như vậy là chưa đuợc định nghĩa đúng mức. Vì chưa qui định rõ thế nào là tiến bộ, thế nào là thoái bộ…Điều này là ý nghĩa cơ bản trong đời sống của con nguời. Chúng ta ai cũng mong tiến bộ. không ai mong thoái bộ. Và thương thuyết với nhau, hiểu biết lẫn nhau thì chỉ có thể trên cơ sở tiến bộ thôi. Và cùng nhau tìm cái tiến bộ chung và bác bỏ cái thoái bộ. Đó là điều duy nhất để mà có thể đi đến chỗ thông cảm và có thể không nhất thiết đi tới thống nhất. Ít nhất cũng là thông cảm…Nếu không phân biệt đuợc truớc sau, tiến bộ và thoái bộ thì không thể nào hiểu biết lẫn nhau, trên cở nào để hiểu biết lẫn nhau, trên cơ sở nào mà quyết định ý nghĩa của đời sống. Có thể hiểu đứa bé tiến lên thành cụ già. Nhưng cứ theo cái khoa học ấy mà nói cụ già tiến lại đứa bé thì đời sống của nó là cái gì? Không còn có thể nói chuyện đuợc nữa. Mà bản thân nó cũng không thể hiểu nó đuợc. Vấn đề đó rất là sâu sắc. Khoa học chính xác không đạt đuợc sự hiểu thấu (compréhension)…Do đấy mà không đạt tới đuợc một học thuyết thỏa đáng về xã hội và con nguời. Mà có một căn bản, hiểu theo lô-gích hình thức, mà chỉ có một lô-gích hình thức thôi, thì vẫn chưa xây dựng, chưa phát triển đuợc một khoa học chính xác cao, nó  mênh mông…Nhung như thế thì không thể hiểu đuợc sự khác biệt giữa cái truớc với cái sau, giữa tiến bộ với thoái bộ.
Thành ra bây giờ làm thế nào phân biệt đuợc giữa cái truớc với cái sau, giữa tiến bộ và thoái bộ. Đó là mấu chốt của vấn đề, mà cũng có thể nói là mấu chốt của khoa học, nếu chúng ta nhận định rằng khoa học là có ý nghĩa, chứ không phải chỉ là cái máy. Đời sống con nguời là sự hoạt động có ý nghĩa chứ không phải là hoạt động robot, của nguời máy. Tư tuởng con nguời là có ý nghĩa, chứ không phải là một thứ thông minh giả tạo như của máy móc (intelligence artificielle). Phải phân biệt cái thông minh máy móc với cái thông minh của con nguời là hiểu được ý nghĩa trong sự sống. Đó là tất cả sự phân biệt, sự khác biệt giữa dĩ vãng và tương lai.
Vậy thì cái gì cho phép ta phân biệt, một cách dứt khoát, một cách căn bản, dĩ vãng với tương lai?
Từ A tới O là dĩ vãng, Nhưng cái gì cho phép ta phân biệt là A đã có truớc O, khác hẳn với B mà sau này mới có, mà cũng chưa biết nó là thế nào…? Có một tiêu chuẩn cho phép nói A di chuyển cho tới O mà nó vẫn còn. Chứ nếu tới O mà A không còn thì làm sao có thể từ O mà kết luận là A đã có truớc O ? Đó là tiêu chuẩn ở O vẫn còn di tích, di sản của A. Do vậy mà có thể biết là A đã có truớc O. Thế nên có thể nói trong thiên nhiên, trong xã hội, trong tâm lý, tư tuởng con nguời thì những di tích, di sản, những trí nhớ, những ký ức là những tích lũy của dĩ vãng. Cũng như trong địa chất học thì ta thấy từng lớp di tích của dĩ vãng. Trong thiên nhiên, trong ý thức và tư tưởng con nguời chỉ có thể phân biệt dĩ vãng với tương lai bằng những di tích mà dĩ vãng để lại. Những lớp đất, đá do dĩ vãng để lại cho ta hiểu do đâu và cái gì có truớc khi có con sông hay ngọn núi…vv…
Thế bây giờ làm sao hiểu đuợc tương lai ? Cái gì làm bằng chứng là tương lai khác hẳn dĩ vãng ? Cái đã có khác hẳn với cái chưa có. Theo lô-gích hình thức thì không thể nào phân biệt đuợc, cũng nhu xoay lại chiều kim đồng hồ thì tương lai thành dĩ vãng, tức là không thể phân biệt…Hiểu như vậy là tương lai vẫn còn có thể là di sản của cái có truớc. Đó là sự vận động tiến lên của thời gian, đồng thời là sự vận động tiến lên của di tích để đạt tới hiện tại là điểm O. Và cái gì làm cho cái hiện tại chuyển lên thành tương lai ? Truớc hết, hiện tại là sự vận động tiến lên của di tích theo con đuờng vênh, còn sự vận động tiến lên của bản thân, của sự vật, từ dĩ vãng đến hiện tại thì là sự vận động theo con đuờng thẳng kết hợp với con đuờng vênh đi tới kết quả của sự vận động của thời gian. Mà kết quả ấy đuợc biểu hiện trên con đuờng vênh để chỉ một hiện tại với một hoàn cảnh của nó. Từ hoàn cảnh hay tình thế ấy làm nảy sinh một nhu cầu, tức là một xu thế huớng về tương lai. Với những đòi hỏi và khả năng giải quyết xu thế ấy cho thấy một viễn cảnh. Đó là ngay trong hiện tại đa xuất phát một xu huớng của di vãng và tình thế của hiện tại đa cho thấy sự xuất hiện của tương lai, đó là viễn cảnh (horizon) tuy nó chưa có của tương lai. Nói cách khác thì viễn cảnh ấy chính là sự xuất hiện của tương lai ngay trong hiện tại bây giờ…
Huớng vào tương lai hơn nữa thì mang lại một yếu tố mới đẩy cái hiện tại xuống duới thành một lớp di tích mới, và nó tạo ra một hiện tại mới, dựa trên sự vận động biện chứng. đưa từ dĩ vãng, xuất hiện lên một hiện tại mới nữa…tức là chuyển lên tương lai. Và dĩ vãng khác biệt với tương lai ngay trong hiện tại. Sự chuyển biến cơ bản như thế tạo nên nguồn gốc của thời gian. Đó là sự khác biệt giữa dĩ vãng và tương lai thông qua hiện tại. Đó là tiêu chuẩn để phân biệt dĩ vãng và tuong lai. Đó là sự vận động biện chứng, khác với sự vận động máy móc. Máy móc không định đuợc ý huớng của sự vận động. Ý huớng chỉ có thể tiến tới bởi sự lắng đọng thành di tích của thời gian. Sự lặp đi lặp lại của những hiện tại mới như thế là sự vận động biện chứng và nó tạo nên thởi gian. Đó là sự thời gian hóa (temporisation) mang tính có ý nghĩa. Chứ không phải là thứ thời gian của máy móc (như của đồng hồ, vặn tới vặn lui vẫn là mấy tiếng đồng hồ như nhau). Vận động thời gian hóa như thế là vận động biện chứng. Nó mang ý nghĩa của đời sống, từ tồn tại lý hoá lên đến sự tồn tại sinh học và lên đến sự tồn tại của xã hội và con nguời. Cơ bản là nó phân biệt đuợc sự thời gian hóa với thời gian đơn thuần. Nó phân biệt đuợc tính chất đa diện, đa hình của sáng tạo của mỗi một thời khắc hiện tại. Từ đó có thể vận dụng vào mọi trình độ hiện tại, mà truớc hết là sự vận động của xã hội và con nguời, để có thể phân biệt đuợc cái tiến hóa và cái thoái hóa; phân biệt đuợc những buớc tiến hóa với những buớc mà di vãng đã có rồi.
Trên cơ sở ấy thì có thể đi sâu vào qui luật và phạm trù biện chứng mà Hegel đã phân biệt và trình bầy một cách không rõ ràng. Vì Hegel chỉ nói tới sự vận động tiến lên thẳng chứ không kết hợp với sự vận động tiến ngang. Tuy cách trình bầy của Hegel thì khá phức tạp và khá chính xác. Vì đó là một biện chứng tuy sâu sắc, nhung  không rõ ràng và vì nó lẫn lộn nhiều thứ. Sự phân tích của Husserl thì có đi sâu hơn nhưng lại thiếu nhiều khái niệm. Tức là phép biện chứng của Husserl soi sáng phép biện chứng của Hegel. Mà một khi phép biện chứng của Hegel đã đuợc soi sáng thì nó tạo điều kiện để xây dựng một phép lô-gích vừa hình thức, vừa biện chứng.
Lô-gích hình thức không phân biệt đuợc dĩ vãng với tương lai, thành ra làm mất ý nghia của sự sống. Con nguời trở thành như robot.
Để xây dựng đuợc một khoa học đầy đủ hai mặt chính xác và ý nghĩa thì phải có một phép lô-gích biện chứng, không phải tách rời như nó đã làm từ truớc tới nay, mà là phải dựa vào cả phép lô-gích hình thức.
Với quan niệm thời gian vận chuyển có hai mặt vừa hình thức, vừa biện chứng, cho phép từ di tích của hiện tại mà cũng là buớc đầu của tương lai do sự gặp gỡ của tình thế. Nhung cái gì là tình thế ? Cái gì là liên hệ tới tình thế ? Cả Hegel lẫn Husserl cũng không giải thích đuợc. Bây giờ, tức là mấy năm gần đây mới có cái cơ sở thực tế để mà giải thích. Vì mấy năm gần đây mới sinh ra khoa sinh thái học, với vấn đề ô nhiễm, cả cái vấn đề một mất một còn của thiên nhiên…Bây giờ chúng ta đi  tới chỗ có thể làm nổ quả đất, chứ chẳng nói tới vấn đề ô nhiễm…Có thể tiêu diệt cơ sở thiên nhiên và sự sống…Từ đó mà có nhu cầu phải đặt ra khoa sinh thái học và đi tới cả khoa toàn cầu học (globalistique), nó tập hợp các quan hệ từ sinh thái học cho tới quan hệ lịch sử nữa… Và gần đây sự phát triển của kỹ thuật và khoa học mới tạo nên những điều kiện, để chúng ta hiểu thế nào là liên hệ với tình thế. Mà tình thế là tất cả những trình độ phát triển…từ trình độ lý hóa, lên trình độ sinh học, rồi lên trình độ xã hội học, tâm lý học vv…Mà tất cả những trình độ phát triển ấy thì nó có ngay ở trong con nguời. Bởi trong con nguời có tất cả các trình độ, các quan hệ vừa sinh học, hóa học và lý học…Trong bản thân con nguời có tất cả những tích lũy di tích theo từng lớp, từng trình độ từ nguyên tử, phân tử…tức là nguồn gốc vật chất ở thì hiện tại trong mỗi con nguời. Do đấy mà con nguời chỉ hiểu biết đuợc bản thân con nguời bằng cách liên hệ không những với nguời khác, tức là giữa nguời với nguời, mà còn là liên hệ với cả xã hội và với cả thiên nhiên…Cái ấy là cái tinh thần của tình thế hiện nay. Nói liên hệ với tình thế là liên hệ với xã hội và thiên nhiên theo những mức độ phát triển của thiên nhiên và xã hội có ngay trong bản thân con nguời và đồng thời cả trong thế giới. Muốn hiểu thấu sự liên hệ như thế thì phải xây dựng một phương pháp tu duy mới. Đó là phương pháp lô-gích hình thức và biện chứng . Đó là một nhu cầu rộng lớn, mông lung, phải đi từng buớc để tìm hiểu. Trên đây mới chỉ là giới thiệu thôi, trên thực tế thì chưa đi vào buớc đầu. Bởi đó là cả một vấn đề lớn lao lắm…
Trần Tri Vũ: ghi âm và gỡ băng.
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved