Home » » Martin Heidegger-Thông diễn học P13

Martin Heidegger-Thông diễn học P13

Written By kinhtehoc on Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011 | 01:15




đào trung đạo

Thông Din Lun
của

Martin Heidegger
- 13 -


   Quan niệm của Heidegger về Ngôn ngữ chuyển biến qua nhiều con đường tư tưởng song hành với những chuyển biến của quan niệm về Hữu. Tuy việc chia thành những giai đoạn bề ngoài có vẻ tiện dụng nhưng có khuyết điểm là đơn giản hóa, nhưng nếu khi chia ra từng giai đoạn tư tưởng cho dễ trình bày thì việc chia này phải được đặt cơ sở trên sự Nhắc Nhớ/Besinnung/Midfulness đúng như tên gọi một tác phẩm cùng tựa đề của Heidegger được xuất bản trong phần III của Toàn Tập Gesamtausgabe/Besinnung (1938-1939) GA 66, nghĩa là phải giữ được tính xuyên suốt của con đường tư tưởng khá phức tạp của Heidegger.
   Trong Beiträge zur Philosophie (Vom Ereignis), 1936-1938/GA 65, §276 Hữu-hiện (Seyn) và Ngôn ngữ Heidegger đã khái quát tóm lược quan niệm về ngôn ngữ đã được trình bày trong những bài thuyết giảng và những sách viết trong gần hai thập niên 20s và 30s  – nhất là trong SuZ GA 2, hai bài thuyết trình in trong quyển Logik als die Frage nach dem Wesen der Sprache/Luận lý như Câu hỏi về Yếu tính của Ngôn ngữ, 1934/GA 38. bài Der Ursprung der Kunstwerkes/Bàn về Nguồn gốc Tác phẩm Nghệ thuật (1935) in trong  Holzwege/GA 5, Einführung in die Metaphsik/Đưa vào Siêu hình học, 1935 GA 40, và những bài viết về Hölderlin như Hölderlins Hymnen <<Germanien>> und <<Der Rhein, 1934 GA 39, Hölderlin und das Wesen der Dichtung/Hölderlin và Yếu tính của Thi ca, 1936, GA 4. Theo Heidegger, “Trong khuôn khổ lịch sử của những siêu hình học, sự qui định ngôn ngữ được hướng dẫn bởi λόγος thế nên λόγος được coi như sự xác nhận/khẳng định và sự xác nhận đóng vai trò nối kết những ý tượng lại với nhau. Ngôn ngữ chiếm cứ việc xác quyết những hữu. Đồng thời Ngôn ngữ - vẫn là λόγος – được ủy thác cho con người. Những quan hệ căn cốt của ngôn ngữ, từ những quan hệ này “cái gì là hữu sở/cứ (ownmost) của chính ngôn ngữ” và “nguồn gốc của ngôn ngữ” được suy diễn ra, mở rông sang các hữu (beings) coi như hữu và sang con người.” Tùy mỗi siêu hình học giải thích con vật có lý trí và cũng tùy lời dẫn giải về mối quan hệ nội tại giữa ratio với các hữu và với hữu cao đẳng nhất (deus) từ đó phát xuất những triết lý về ngôn ngữ khác nhau. Như thế ngôn ngữ đã được hiểu như một sản phẩm hay tặng phẩm của đấng sáng tạo. Heidegger phê phán những quan niệm siêu hình học về ngôn ngữ này là không triệt để vì sự giải thích mối tương quan giữa ngôn ngữ với con người không được kinh nghiệm chứng thực, quanh quẩn, không rõ ràng và đã không đi đến được một kết luận nào về mối quan hệ giữa hữu và ngôn ngữ, cũng như vấn đề nếu như coi con người là animal rational thì ngôn ngữ hay con người cái nào có trước, hay cả hai cùng có một lúc.  Sự thất bại của những quan niệm này chính vì đã đặt con người ngang hàng với mọi hữu dù đã gán cho con người thuộc tính có lý trí hoặc cho rằng con người có trước ngôn ngữ. Thế nhưng tất cả những quan niệm siêu hình học về ngôn ngữ vẫn không đưa ra được một câu trả lời thỏa đáng về bản chất của ngôn ngữ. Thật ra  ngôn ngữ và con người đồng xác định nhau.  Điều này chỉ khả hữu khi cả con người lẫn ngôn ngữ đều có tính thuộc về (belongingness) hữu hiện (be-ing) theo nghĩa con người rút tỉa từ tính thuộc về này cái gì là hữu-sở nguyên ủy nhất của con người. Như trong Sein und Zeit đã chỉ ra: con người am hiểu/lãnh hội hữu hiện, con người là chủ nhân của việc phóng mở hữu-hiện. Là kẻ canh giữ chân lý của hữu hiện, hắn tạo ra cái sở cứ/hữu cho con người bằng cách thu hoạch từ hữu hiện, và chỉ từ hữu hiện mà thôi. Trong quyển Beiträge zur Philosophie (Vom Ereignis), 1936-1938/GA 65 này Heidegger đã đưa ra khái niệm “Ereignis/Hữu sở”/Enowning”  để giải quyết vấn nạn bản chất của ngôn ngữ. Đây là một khái niệm khá trừu tượng, từ “Ereignis” tiếng Đức hầu như không thể dịch sang một ngôn ngữ khác mà vẫn giữ được nghĩa chữ này theo Heidegger. Parvis Emad (học trò của Heidegger) và Kenneth Maly khi dịch quyển Beiträge sang Anh văn đã dịch từ EreignisEnowing, và chúng tôi tạm dịch là Hữu-sở. Theo Heidegger, con người thuộc về hữu hiện (be-ing) như kẻ bị chính hữu hiện sở hữu để đặt nền tảng cho chân lý của hữu hiện. Bị sở hữu theo cách này, con người giao phó mình cho hữu hiện, và việc giao phó này điều khiển sự bảo tồn và đặt nền móng cho nhân hữu/tính (human being)  trong đó chính con người trước hết phải tạo cho chính bản thân cái hữu tư (ownhood), và từ đó qui chiếu hắn tư hữu hay bất tư hữu trong Hiện thể, vì Hiện thể là  Nền (Grund) và Tách khỏi nền (Abgrund) cho con người có sử tính. (Xem thêm:Zeit und  Sein/ Temps et Être, trong Questions III &IV  p.191-280). Heidegger không chấp nhận gán cho ngôn ngữ một yếu tính có sẵn, dù đó là hữu sở.  Theo Heidegger ngôn ngữ xuất phát từ hữu hiện cho nên thuộc về hữu hiện chính vì mọi sự đều tùy thuộc vào sự phóng mở và suy tưởng “của” hữu hiện. Nhưng ta phải tư tưởng cái hữu hiện này thế nào cho từ đó ta đồng thời tự nhắc nhở về sử tính của ngôn ngữ. Sử tính ở đây không phải phải là giòng chảy hiểu như lịch sử những định mệnh hay những thành tựu, nhưng là chính bản thân chúng ta trong thời điểm của mối quan hệ của chúng ta với hữu hiện.
   Vấn đề Ngôn ngữ trong triết lý Heidegger đóng một vai trò quan trọng hàng đầu. Những nỗ lực để vượt bỏ quan niệm về Ngôn ngữ của triết lý về ý thức (philosophy of consciousness) của Heidegger dẫn tới nan đề triết lý của hữu-thể-luqận nền tảng do chính Heidegger chủ trương trong cách giải quyết vấn đề chủ thể-đối tượng trên nền tảng siêu nghiệm (transcendental) là một nan đề tạo nên nhiều tranh cãi trong truyền thống triết lý về ngôn ngữ Đức từ Kant tới Herder, Humbold, và Husserl. Cho nên quan niệm về Ngôn Ngữ của Heidegger phải được cứu xét trong khung cảnh lịch sử này.  Vì quan niệm của Heidegger về Ngôn ngữ gắn liền với quan niệm về ‘tính Phơi Mở Thế Giới’(World-Disclosure) cho nên chúng ta cần trở lại những bước khởi đầu của Heidegger trong những tác phẩm thời trẻ, nhất là trong Sein und Zeit/GA 2.

(còn tiếp)
Đào Trung Đạo

©gio-o.com 2010


Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved