Giáo trình mùa hè 1923 Ontologie: Hermeneutik der Faktizität (Ontology – The Hermeneutics of Facticity, John van Buren dịch sang Anh ngữ) gồm phần Dẫn Nhập giải thích tựa đề sách “Hữu thể luận” và 2 phần chính cộng thêm vài trang phụ lục. Lúc đầu Heidegger định đặt tựa đề giáo trình này là “Logik” nhưng vì trước đó đã có một giáo sư khác ở đại học Marburg niêm yết giáo trình của ông ta là “Logik” nên Heidegger đổi tên giáo trình của mình thành Ontologie: Hermeneutik der Faktizität. Như vậy có nghĩa là Heidegger quan niệm “luận lý” đồng nghĩa với hữu thể luận theo nghĩa thông diễn luận khảo sát hữu của kiện tính trong “khoảnh khắc tính” (Jeweiligkeit/awhileness) của tính đặc thù thời gian của hữu kiện tính vì “luận lý” hay thông diễn luận về kiện tính theo Heidegger là việc khảo sát một cách cụ thể nhằm giải thích “ở thời điểm đặc thù”(jeweils) và trong một “hoàn cảnh” lịch sử những “phạm trù” là những sinh hiện (Exitenzialien/existentials) trong đó đời sống thực sự, hiểu như “hữu khả” (Mőglichsein/being-possible) rộng mở và vô lượng đang hiện hữu (trong chốc lát ở một thời điểm đặc thù) và “thông dịch” hữu của khả hữu đó cùng với hữu của thế giới . Quan niệm này Heidegger đã có từ thời viết giáo trình Phanomenologische Interpretationen zu Aristoteles để dạy ở đại học Freiburg với tư cách một Privatdozent (dạy không có lương) vào mùa đông năm 1921-1922. Trong phần Dẫn Nhập Heidegger xác định kiện tính là chủ đề của hữu thể luận hiểu theo nghĩa học thuyết về hữu được khảo sát và đi vào ngôn ngữ. Phần I gồm 4 Chương.
Trong Chương 1 với đầu đề “Thông diễn luận” Heidegger đưa ra định nghĩa: “Từ “thông diễn luận” được dùng để chỉ cách thế thống nhất những công việc: đi vào, tiến gần, tiến vào, tra hỏi, và giải thích kiện tính. Chữ έρμηνευτιχή [thông diễn luận] (έπιστήμη) [khoa học], τέχνη [nghệ thuật] được tạo thành từ chữ έρμηνεύειν [diễn giải], έρμηνεία [sự diễn giải], έρμνεύς [người thông dịch] . Từ nguyên của chữ này tối tăm. Chữ này có liên hệ tới tên của vị thần Έρμής [Hermes], kẻ mang thông điệp của các thần linh.” Heidegger gợi ý ta nên qui chiếu chữ này như đã được các nhà tư tưởng xưa nay dùng ta sẽ tìm ra được nghĩa nguyên ủy của nó và cũng hiểu được việc nghĩa chữ này đã biến đổi ra sao. Trước hết Heidegger dịch chữ έρμηνεύειν Plato dùng ra chữ Đức là kundgeben (hoạt động thông diễn) có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất : tuyên bố , thông báo, thông giao, thông truyền, bày tỏ; nghĩa thứ hai hiểu theo hiện tượng luận: phơi mở hay làm cho được biết tới, đưa từ trong bóng tối ra ánh sáng. Kế đến Heidegger dựa vào Aristotle khi bàn về λόγος (logos, diễn ngôn) trong quyển Пερὶ ὲρμνείας (Luận về Diễn Giải) cho rằng diễn giải có nghĩa là άληΰεύειν [thực hữu] tức là làm cho cái trước đây bị che lấp, phủ kín, được bày ra cho mọi người thấy như đã được phơi lộ, được đưa ra nơi sáng sủa. Diễn ngôn có nhiệm vụ làm cho một cái gì đó có thể được tiếp cận như thể hiện hữu ở đấy/đó ngoài chỗ sáng sủa, sẵn sàng. Hiểu theo nghĩa đó diễn ngôn có khả năng rõ rệt của άληΰεύειν [thực hữu]. Sau Aristotle, Augustine chủ trương thứ thông diễn luận Ki-tô giáo là diễn giải Lời, nghĩa là giải thích những đoạn văn không rõ nghĩa trong Kinh Thánh. Trong thế kỷ 17 Thông diễn luận được coi như phép giải thích Kinh Thánh theo ngữ văn (philology), là học thuyết về những điều kiện, đối tượng, phương tiện, và sự cộng thông cũng như việc áp dụng thực tiễn việc diễn giải. Qua tới Schleiermacher, thông diễn luận được thu giảm trở thành một “nghệ thuật/kỹ thuật của trí tuệ/sự hiểu biết” diễn ngôn của người khác, và được coi như một ngành học gắn liền với văn phạm và tu từ học, đặt quan hệ với phép biện chứng, nghĩa là đã trở thành một phương pháp luận hình thức với tên gọi “thông diễn luận tổng quát” bao gồm những ngành riêng biệt của thông diễn-học thần học và thông-diễn-học triết học. Quan trọng hơn hết là việc Wilhelm Dilthey tuy lấy lại quan niệm về thông diễn luận cùa Schleiermacher nhưng lại hiểu theo nghĩa “thiết lập những qui tắc của sự am hiểu/biết” nhằm đưa ra một phương pháp luận cho những khoa học xã hội. Tuy là người chịu ảnh hưởng của Dilthey nhưng Heidegger đã có những phê phán quyết liệt định hướng này của Dilthey, cho rằng Dilthey có một cái nhìn giới hạn, đã không thấy được những thời kỳ phát triển của thông diễn luận có tính cách quyết định vào Thời khởi đầu nghiên cứu Thánh Kinh của các vị linh mục đầu tiên (Patristic Period từ 100-450) và vai trò của Luther, nên đã chỉ nghiên cứu thông diễn luận dưới chủ đề ông cho là thiết yếu để đi tới một phương pháp luận cho các khoa học xã hội. Trong giai đoạn này Heidegger cũng có những phê phán khá nặng nề về hai triết gia Đức tuy cùng thời nhưng lớn tuổi hơn là Oswald Spengler (tác giả quyển The Decline of the West) và Max Scheler (học trò của Dilthey và Simmel, chịu ảnh hưởng Husserl).
Sau khi duyệt qua những định nghĩa thông diễn luận khác nhau Heidegger khẳng định “chữ thông diễn luận trong giáo trình này không được hiểu theo nghĩa đương đại nhưng được hiểu theo một nghĩa gắn liền với nghĩa nguyên khởi là một tập hoạt (actualizing) thống nhất chung quyết của έρμηνεύειν (thông giao) nghĩa là của việc diễn giải kiện tính trong đó kiện tính là hữu được gặp gỡ, nhìn thấy, nắm bắt, và được diễn tả bằng những khái niệm.” (G63, trang 11). Và Heidegger chỉ đinh “thông diễn luận có nhiệm vụ làm cho Hiện thể (Dasein) trong mỗi trường hợp là hiện thể của chính chúng ta có thể đi vào chính Hiện thể đó trong tính chất hữu của nó, thông giao Hiện thể với chính nó theo cách này… Trong thông diễn luận cái được triển khai cho Hiện thể là một khả tính của của sự diên thành và hữu của Hiện thể cho chính Hiện thể trong cách thế am/hiểu biết bản thân.” (G63, 11).
Như đã nói am/hiểu biết (understanding) và diễn giải (interpretation) là hai khâu trong diễn tiến thông diễn. Cho nên ta cần xem xét Heidegger ở giai đoạn quyển G63 đã định nghĩa am hiểu và diễn giải ra sao. Trước hết Heidegger xác minh chữ am hiểu theo ông trong giáo trình này không nên được hiểu theo nghĩa thông thường là hành vi hiểu biết hướng tới đối tượng, dù trong trường hợp nào đi nữa. Nhưng am hiểu có nghĩa chính là sự như thế nào của Hiện thể (a how of Dasein itself), cũng có nghìa như sự tỉnh thức (Wachsein/wakefulness) của Hiện thể cho bản thân. Ta thấy ngay Heidegger đã đưa/tạo ra những từ/khái niệm mới để phân tích Hữu/Sein gốc gác đều có –sein, chẳng hạn như chữ Wachsein vừa nêu. Thông diễn luận không phải là một kiểu giải thích cố tình chụp lên Hiện thể và được theo đuổi chỉ vì tính tò mò. Theo cách thế nào và khi nào cần được diễn giải trước tiên. Thế nên mối tương quan giữa thông diễn luận và kiện tính không phải là mối liên hệ giữa việc nắm bắt một đối tượng với cái đối tượng được nắm bắt. Thật ra, việc diễn giải chính nó là một “làm thế nào” của cái tính chất của hữu của kiện tính, có thể làm được và thật rõ rệt. Nói cách khác việc diễn giải là một hữu thuộc về hữu của chính đời sống hiện bày (factical life), hay thông diễn luận được coi là sự tự diễn giải (Selstauslegung) của kiện tính. Trong dịp này Heidegger cũng đưa ra khái niệm Vorweghaben được hiểu theo nghĩa chuẩn bị con đường, khái niệm này đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong thông diễn luận của Heidegger. Vor/Fore/Tiền về sau được Heidegger dùng trong nhiều trường hợp khác nhau trong quyển Sein und Zeit, chẳng hạn Vor-sorge (fore-care/âu lo/chú tâm trước), Vorgriff (fore-conception/tiền khái niệm), Vorhaben (fore-having/dọn đường trước). Dọn đường trước của diễn giải là một chỉ dấu rõ rệt của tính cách của hữu, được coi như có tính cách của cái nền của sự diễn giải vì diễn giải là một thành phần của hiện hữu ở đó (being there/tại hữu), sờ sờ ở đó, của Hiện thể, vì nó chia xẻ cái khả tính của Hiện thể. Dọn đường trước như vậy không có tính cách khiên cưỡng, áp đặt hay tùy tiện, mà là một sự nhảy vọt về phía trước của khả tính, có một quan hệ nền tảng với sự quan tâm, bồn chồn, xao xuyến, và thời gian tính. Dựa trên những điền căn bản vừa nêu, để đi vào thông diễn, Heidegger kêu gọi cần có một sự tỉnh thức triết lý trong đó Hiện thể chạm mặt với chính mình. Sự tỉnh thức này là triết lý vì nó sống và làm việc trong sự tự diễn giải tiên khởi triết lý tự đưa ra và đảm nhiệm, bảo cho thông diễn luận biết rằng: Triết lý là một cách thề am hiểu trong chính đời sống sở kiện trong đó Hiện thể sở kiện (factical Dasein) được ném trả về chính nó, cho nên triết lý chỉ là triết lý “của thời đại mình.”
Heidegger dành Chương 2 để bàn về Ý niệm Kiện tính và Khái niệm Con người. Lý do cũng dễ hiểu vì Heidegger muốn tránh việc Dasein được hiểu là “con người” hay hữu của con người theo nghĩa: 1. Sinh vật có lý trí để phân biệt với cây cối, xúc vật, con người, vong linh, thần linh hay Thượng đế; 2. Nhân cách hay nhân vị. Cả hai định nghĩa nêu trên đều đã qui định trước một cách thế hiện hữu của hữu rồi gắn vào hữu, rõ nhất như trong định nghĩa thứ 2 xuất phát từ lối giải thích theo Ky-tô-giáo trong Kinh Cựu Ước. Thêm vào lưu ý trên Heidegger nhấn mạnh tới khái niệm con người là “một hữu có lý trí” là quan niệm xuất phát từ việc không nắm được ý nghĩa quyết định của câu nói của Aristotle ζώον λόγον έχον (sinh vật có diễn ngôn) trong đó chữ λόγος không hề có nghĩa là “lý trí”. Những quan niệm về con người đang thời thượng có gốc gác từ hai quan niệm vừa kể. Heidegger đã phê phán và bác bỏ cả quan niệm về con người theo truyền thống Kinh Thánh, quan niệm thần học, và quan niệm cho rằng con người là một sinh vật có lý trí. Trở về nguyên ủy triết lý cổ Hy Lạp (lắng nghe diễn ngôn bằng “cái tai” Hy Lạp như Heidegger đã nói trong Einführung in die Metaphysik/Nhập Môn Siêu hình hoc) Heidegger đưa ra quan niệm “Kiện tính như tại hữu (Weltdasein-Sein/being-there) của Hiện thể trong khoảnh khắc của đặc điểm thời gian” với đặc trưng “hôm nay”, nghĩa là trong hiện tại hàng ngày của chúng ta. Minh giải thông diễn luận nhất thiết không những phải lấy đối tượng này làm khởi đầu mà còn luôn luôn phải qui chiếu về tính chất này của hữu trong suốt lộ trình cho đến kết thúc. Tất cả những phạm trù đặc biệt của Hiện thể phải được đưa ra một cách công khai như đã được diễn giải “hôm nay”, và để có thể làm được như vậy ta cần thật sự tỉnh thức. “Hôm nay” hiểu theo hữu thể luận có nghĩa: cái hiện tại của những gì có được gần gũi nhất với chúng ta, từng cái một, hiện-hữu-với-nhau – “trong thời gian của chúng ta.” Heidegger cảnh báo về hai ngộ nhận có thể xảy ra về cái “hôm nay”: (1) chạy theo những khuynh hướng thời thượng nhất, và (2) trầm tư về một thứ tựa như bản ngã cô lập. Minh giải thông diễn luận vì vậy không phải là một tường trình về “điều gì đang xảy ra” trên thế giới. Heidegger viết: “Hôm nay,” trong ngày của chúng ta, nghĩa là tính chất hàng ngày, thẩm nhập, vào thế giới, phát ngôn từ và trên cơ sở của sự quan tâm.” (G63, 25) Tuy nhìn nhận quan điểm trên của mình được thúc đẩy từ Kierkegaard nhưng Heidegger cho rằng vì Kierkegaard là một nhà thần học nên chỉ đứng trong niềm tin, tức là đã đứng ngoài triết lý. Cái “hôm nay” theo Heidegger phải được đặt ở khởi điểm thông diễn như một tính chất của hữu được nhìn thấy rõ rệt trong đó và phải được làm cho minh bạch và đưa vào khối hiện tượng của kiện tính. Để minh họa cho cái không gian rộng mở của sự công khai của tại hữu của Hiện thể đã được diễn giải hôm nay, công khai như một cách thế hiện hữu của “người ta” cũng là của “không ai” Heidegger đưa thí dụ bức thư Vincent van Gogh viết cho em trai trong giai đoạn sinh tử nhà họa sĩ này đang tìm kiếm cái Hiện thể của chính mình: “Anh chẳng thà chết một cái chết tự nhiên còn hơn được chuẩn bị cho cái chết tại trường đại học…” Heidegger hiểu câu nói trên của van Gogh không phải là một lời than vãn về sự bất cập của những ngành học hàn lâm nhưng là sự mô tả trên lộ trình chạm mặt cao độ với Hiện thể của mình nhà họa sĩ đã trở thành điên loạn sau khi đã vẽ bằng hết chiều sâu của trái tim và tâm hồn mình.
Đào Trung Đạo (Gio-o)
(còn tiếp)
Trong Chương 1 với đầu đề “Thông diễn luận” Heidegger đưa ra định nghĩa: “Từ “thông diễn luận” được dùng để chỉ cách thế thống nhất những công việc: đi vào, tiến gần, tiến vào, tra hỏi, và giải thích kiện tính. Chữ έρμηνευτιχή [thông diễn luận] (έπιστήμη) [khoa học], τέχνη [nghệ thuật] được tạo thành từ chữ έρμηνεύειν [diễn giải], έρμηνεία [sự diễn giải], έρμνεύς [người thông dịch] . Từ nguyên của chữ này tối tăm. Chữ này có liên hệ tới tên của vị thần Έρμής [Hermes], kẻ mang thông điệp của các thần linh.” Heidegger gợi ý ta nên qui chiếu chữ này như đã được các nhà tư tưởng xưa nay dùng ta sẽ tìm ra được nghĩa nguyên ủy của nó và cũng hiểu được việc nghĩa chữ này đã biến đổi ra sao. Trước hết Heidegger dịch chữ έρμηνεύειν Plato dùng ra chữ Đức là kundgeben (hoạt động thông diễn) có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất : tuyên bố , thông báo, thông giao, thông truyền, bày tỏ; nghĩa thứ hai hiểu theo hiện tượng luận: phơi mở hay làm cho được biết tới, đưa từ trong bóng tối ra ánh sáng. Kế đến Heidegger dựa vào Aristotle khi bàn về λόγος (logos, diễn ngôn) trong quyển Пερὶ ὲρμνείας (Luận về Diễn Giải) cho rằng diễn giải có nghĩa là άληΰεύειν [thực hữu] tức là làm cho cái trước đây bị che lấp, phủ kín, được bày ra cho mọi người thấy như đã được phơi lộ, được đưa ra nơi sáng sủa. Diễn ngôn có nhiệm vụ làm cho một cái gì đó có thể được tiếp cận như thể hiện hữu ở đấy/đó ngoài chỗ sáng sủa, sẵn sàng. Hiểu theo nghĩa đó diễn ngôn có khả năng rõ rệt của άληΰεύειν [thực hữu]. Sau Aristotle, Augustine chủ trương thứ thông diễn luận Ki-tô giáo là diễn giải Lời, nghĩa là giải thích những đoạn văn không rõ nghĩa trong Kinh Thánh. Trong thế kỷ 17 Thông diễn luận được coi như phép giải thích Kinh Thánh theo ngữ văn (philology), là học thuyết về những điều kiện, đối tượng, phương tiện, và sự cộng thông cũng như việc áp dụng thực tiễn việc diễn giải. Qua tới Schleiermacher, thông diễn luận được thu giảm trở thành một “nghệ thuật/kỹ thuật của trí tuệ/sự hiểu biết” diễn ngôn của người khác, và được coi như một ngành học gắn liền với văn phạm và tu từ học, đặt quan hệ với phép biện chứng, nghĩa là đã trở thành một phương pháp luận hình thức với tên gọi “thông diễn luận tổng quát” bao gồm những ngành riêng biệt của thông diễn-học thần học và thông-diễn-học triết học. Quan trọng hơn hết là việc Wilhelm Dilthey tuy lấy lại quan niệm về thông diễn luận cùa Schleiermacher nhưng lại hiểu theo nghĩa “thiết lập những qui tắc của sự am hiểu/biết” nhằm đưa ra một phương pháp luận cho những khoa học xã hội. Tuy là người chịu ảnh hưởng của Dilthey nhưng Heidegger đã có những phê phán quyết liệt định hướng này của Dilthey, cho rằng Dilthey có một cái nhìn giới hạn, đã không thấy được những thời kỳ phát triển của thông diễn luận có tính cách quyết định vào Thời khởi đầu nghiên cứu Thánh Kinh của các vị linh mục đầu tiên (Patristic Period từ 100-450) và vai trò của Luther, nên đã chỉ nghiên cứu thông diễn luận dưới chủ đề ông cho là thiết yếu để đi tới một phương pháp luận cho các khoa học xã hội. Trong giai đoạn này Heidegger cũng có những phê phán khá nặng nề về hai triết gia Đức tuy cùng thời nhưng lớn tuổi hơn là Oswald Spengler (tác giả quyển The Decline of the West) và Max Scheler (học trò của Dilthey và Simmel, chịu ảnh hưởng Husserl).
Sau khi duyệt qua những định nghĩa thông diễn luận khác nhau Heidegger khẳng định “chữ thông diễn luận trong giáo trình này không được hiểu theo nghĩa đương đại nhưng được hiểu theo một nghĩa gắn liền với nghĩa nguyên khởi là một tập hoạt (actualizing) thống nhất chung quyết của έρμηνεύειν (thông giao) nghĩa là của việc diễn giải kiện tính trong đó kiện tính là hữu được gặp gỡ, nhìn thấy, nắm bắt, và được diễn tả bằng những khái niệm.” (G63, trang 11). Và Heidegger chỉ đinh “thông diễn luận có nhiệm vụ làm cho Hiện thể (Dasein) trong mỗi trường hợp là hiện thể của chính chúng ta có thể đi vào chính Hiện thể đó trong tính chất hữu của nó, thông giao Hiện thể với chính nó theo cách này… Trong thông diễn luận cái được triển khai cho Hiện thể là một khả tính của của sự diên thành và hữu của Hiện thể cho chính Hiện thể trong cách thế am/hiểu biết bản thân.” (G63, 11).
Như đã nói am/hiểu biết (understanding) và diễn giải (interpretation) là hai khâu trong diễn tiến thông diễn. Cho nên ta cần xem xét Heidegger ở giai đoạn quyển G63 đã định nghĩa am hiểu và diễn giải ra sao. Trước hết Heidegger xác minh chữ am hiểu theo ông trong giáo trình này không nên được hiểu theo nghĩa thông thường là hành vi hiểu biết hướng tới đối tượng, dù trong trường hợp nào đi nữa. Nhưng am hiểu có nghĩa chính là sự như thế nào của Hiện thể (a how of Dasein itself), cũng có nghìa như sự tỉnh thức (Wachsein/wakefulness) của Hiện thể cho bản thân. Ta thấy ngay Heidegger đã đưa/tạo ra những từ/khái niệm mới để phân tích Hữu/Sein gốc gác đều có –sein, chẳng hạn như chữ Wachsein vừa nêu. Thông diễn luận không phải là một kiểu giải thích cố tình chụp lên Hiện thể và được theo đuổi chỉ vì tính tò mò. Theo cách thế nào và khi nào cần được diễn giải trước tiên. Thế nên mối tương quan giữa thông diễn luận và kiện tính không phải là mối liên hệ giữa việc nắm bắt một đối tượng với cái đối tượng được nắm bắt. Thật ra, việc diễn giải chính nó là một “làm thế nào” của cái tính chất của hữu của kiện tính, có thể làm được và thật rõ rệt. Nói cách khác việc diễn giải là một hữu thuộc về hữu của chính đời sống hiện bày (factical life), hay thông diễn luận được coi là sự tự diễn giải (Selstauslegung) của kiện tính. Trong dịp này Heidegger cũng đưa ra khái niệm Vorweghaben được hiểu theo nghĩa chuẩn bị con đường, khái niệm này đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong thông diễn luận của Heidegger. Vor/Fore/Tiền về sau được Heidegger dùng trong nhiều trường hợp khác nhau trong quyển Sein und Zeit, chẳng hạn Vor-sorge (fore-care/âu lo/chú tâm trước), Vorgriff (fore-conception/tiền khái niệm), Vorhaben (fore-having/dọn đường trước). Dọn đường trước của diễn giải là một chỉ dấu rõ rệt của tính cách của hữu, được coi như có tính cách của cái nền của sự diễn giải vì diễn giải là một thành phần của hiện hữu ở đó (being there/tại hữu), sờ sờ ở đó, của Hiện thể, vì nó chia xẻ cái khả tính của Hiện thể. Dọn đường trước như vậy không có tính cách khiên cưỡng, áp đặt hay tùy tiện, mà là một sự nhảy vọt về phía trước của khả tính, có một quan hệ nền tảng với sự quan tâm, bồn chồn, xao xuyến, và thời gian tính. Dựa trên những điền căn bản vừa nêu, để đi vào thông diễn, Heidegger kêu gọi cần có một sự tỉnh thức triết lý trong đó Hiện thể chạm mặt với chính mình. Sự tỉnh thức này là triết lý vì nó sống và làm việc trong sự tự diễn giải tiên khởi triết lý tự đưa ra và đảm nhiệm, bảo cho thông diễn luận biết rằng: Triết lý là một cách thề am hiểu trong chính đời sống sở kiện trong đó Hiện thể sở kiện (factical Dasein) được ném trả về chính nó, cho nên triết lý chỉ là triết lý “của thời đại mình.”
Heidegger dành Chương 2 để bàn về Ý niệm Kiện tính và Khái niệm Con người. Lý do cũng dễ hiểu vì Heidegger muốn tránh việc Dasein được hiểu là “con người” hay hữu của con người theo nghĩa: 1. Sinh vật có lý trí để phân biệt với cây cối, xúc vật, con người, vong linh, thần linh hay Thượng đế; 2. Nhân cách hay nhân vị. Cả hai định nghĩa nêu trên đều đã qui định trước một cách thế hiện hữu của hữu rồi gắn vào hữu, rõ nhất như trong định nghĩa thứ 2 xuất phát từ lối giải thích theo Ky-tô-giáo trong Kinh Cựu Ước. Thêm vào lưu ý trên Heidegger nhấn mạnh tới khái niệm con người là “một hữu có lý trí” là quan niệm xuất phát từ việc không nắm được ý nghĩa quyết định của câu nói của Aristotle ζώον λόγον έχον (sinh vật có diễn ngôn) trong đó chữ λόγος không hề có nghĩa là “lý trí”. Những quan niệm về con người đang thời thượng có gốc gác từ hai quan niệm vừa kể. Heidegger đã phê phán và bác bỏ cả quan niệm về con người theo truyền thống Kinh Thánh, quan niệm thần học, và quan niệm cho rằng con người là một sinh vật có lý trí. Trở về nguyên ủy triết lý cổ Hy Lạp (lắng nghe diễn ngôn bằng “cái tai” Hy Lạp như Heidegger đã nói trong Einführung in die Metaphysik/Nhập Môn Siêu hình hoc) Heidegger đưa ra quan niệm “Kiện tính như tại hữu (Weltdasein-Sein/being-there) của Hiện thể trong khoảnh khắc của đặc điểm thời gian” với đặc trưng “hôm nay”, nghĩa là trong hiện tại hàng ngày của chúng ta. Minh giải thông diễn luận nhất thiết không những phải lấy đối tượng này làm khởi đầu mà còn luôn luôn phải qui chiếu về tính chất này của hữu trong suốt lộ trình cho đến kết thúc. Tất cả những phạm trù đặc biệt của Hiện thể phải được đưa ra một cách công khai như đã được diễn giải “hôm nay”, và để có thể làm được như vậy ta cần thật sự tỉnh thức. “Hôm nay” hiểu theo hữu thể luận có nghĩa: cái hiện tại của những gì có được gần gũi nhất với chúng ta, từng cái một, hiện-hữu-với-nhau – “trong thời gian của chúng ta.” Heidegger cảnh báo về hai ngộ nhận có thể xảy ra về cái “hôm nay”: (1) chạy theo những khuynh hướng thời thượng nhất, và (2) trầm tư về một thứ tựa như bản ngã cô lập. Minh giải thông diễn luận vì vậy không phải là một tường trình về “điều gì đang xảy ra” trên thế giới. Heidegger viết: “Hôm nay,” trong ngày của chúng ta, nghĩa là tính chất hàng ngày, thẩm nhập, vào thế giới, phát ngôn từ và trên cơ sở của sự quan tâm.” (G63, 25) Tuy nhìn nhận quan điểm trên của mình được thúc đẩy từ Kierkegaard nhưng Heidegger cho rằng vì Kierkegaard là một nhà thần học nên chỉ đứng trong niềm tin, tức là đã đứng ngoài triết lý. Cái “hôm nay” theo Heidegger phải được đặt ở khởi điểm thông diễn như một tính chất của hữu được nhìn thấy rõ rệt trong đó và phải được làm cho minh bạch và đưa vào khối hiện tượng của kiện tính. Để minh họa cho cái không gian rộng mở của sự công khai của tại hữu của Hiện thể đã được diễn giải hôm nay, công khai như một cách thế hiện hữu của “người ta” cũng là của “không ai” Heidegger đưa thí dụ bức thư Vincent van Gogh viết cho em trai trong giai đoạn sinh tử nhà họa sĩ này đang tìm kiếm cái Hiện thể của chính mình: “Anh chẳng thà chết một cái chết tự nhiên còn hơn được chuẩn bị cho cái chết tại trường đại học…” Heidegger hiểu câu nói trên của van Gogh không phải là một lời than vãn về sự bất cập của những ngành học hàn lâm nhưng là sự mô tả trên lộ trình chạm mặt cao độ với Hiện thể của mình nhà họa sĩ đã trở thành điên loạn sau khi đã vẽ bằng hết chiều sâu của trái tim và tâm hồn mình.
Đào Trung Đạo (Gio-o)
(còn tiếp)