Chương 4: Phê phán các thuyết theo-tự nhiên
Mục 27: Có quy luật về tiến hoá? Các quy luật và các xu hướng
Các thuyết của chủ nghĩa lịch sử mà tôi gọi là “theo-tự nhiên” có nhiều điểm chung với các thuyết phản tự nhiên của nó. Chúng, thí dụ, bị ảnh hưởng của tư duy chỉnh thể, và bắt nguồn từ một sự hiểu lầm các phương pháp của các môn khoa học tự nhiên. Vì chúng tiêu biểu cho một nỗ lực sao chép lầm lạc các phương pháp này, chúng có thể được gọi là “khoa học chủ nghĩa” (theo nghĩa của Giáo sư Hayek [1] ). Chúng đặc trưng cho chủ nghĩa lịch sử đúng như các thuyết phản tự nhiên của nó đặc trưng, và có lẽ còn quan trọng hơn. Niềm tin, đặc biệt hơn, rằng: Nhiệm vụ của các môn khoa học xã hội là đi bóc trần quy luật tiến hoá của xã hội nhằm đoán trước tương lai của nó (quan điểm được trình bày ở các mục 14 đến 17) có lẽ có thể được coi như thuyết lịch sử chủ nghĩa trung tâm. Một mặt, vì chính quan điểm này về xã hội chuyển dịch qua một loạt các giai đoạn là điều gây ra sự tương phản giữa một thế giới xã hội biến đổi và một thế giới vật lí không thay đổi, và bằng cách ấy, khích lệ chủ nghĩa phản tự nhiên. Mặt khác, chính quan điểm đó làm nảy sinh niềm tin theo tự nhiên - và khoa học chủ nghĩa - vào cái gọi là “các quy luật tự nhiên về sự nối tiếp nhau”; một niềm tin mà, trong thời của Comte và Mill, có thể cho là được những tiên đoán dài hạn của thiên văn học, và gần đây, chủ nghĩa Darwin, ủng hộ. Thật vậy, mốt thời thượng mới đây về chủ nghĩa lịch sử có thể được xem thuần tuý chỉ như một phần của mốt về chủ nghĩa tiến hoá - một triết lí có ảnh hưởng của mình chủ yếu dựa vào sự va chạm hơi kì lạ giữa một giả thuyết khoa học lỗi lạc về các động vật và thực vật trên trái đất, và một lí thuyết siêu hình cổ hơn mà, tình cờ, là một phần của một niềm tin tôn giáo đã được xác lập. [2]
Cái mà chúng ta gọi là giả thuyết tiến hoá là một sự giải thích về một loạt quan sát sinh học và cổ thực vật học - thí dụ, về những sự giống nhau nhất định giữa các loài và các giống khác nhau - bằng giả thiết về tổ tiên chung của các dạng có họ hàng với nhau. [3] Giả thuyết này không phải là một quy luật phổ quát, cho dù các quy luật phổ quát nào đó của tự nhiên, như các quy luật về di truyền, tách biệt, và đột biến, có tham gia vào sự giải thích. Đúng hơn, nó có tính chất của một tuyên bố lịch sử cá biệt (riêng hay đặc thù). (Nó có cùng địa vị như tuyên bố: “Charles Darwin và Francis Galton có chung một người ông”). Thực ra, giả thuyết tiến hoá không phải là một quy luật phổ quát của tự nhiên [4] mà là một tuyên bố lịch sử cá biệt (hoặc, chính xác hơn, đơn nhất) về tổ tiên của một số thực vật và động vật trên trái đất, trở nên hơi mơ hồ bởi sự thực: Từ “giả thuyết” thường được dùng để đặc trưng cho địa vị của các quy luật phổ quát của tự nhiên. Nhưng chúng ta không được quên rằng: Từ này thường xuyên được dùng với một nghĩa khác. Thí dụ, có thể chắc chắn đúng khi coi một chẩn đoán y học mang tính thăm dò như một giả thuyết, cho dù một giả thuyết như vậy mang đặc trưng đơn nhất và lịch sử hơn là mang tính chất của một quy luật phổ quát. Nói cách khác, sự thực cho rằng mọi quy luật tự nhiên đều là các giả thuyết không được làm rối sự chú ý của chúng ta khỏi sự thực cho rằng không phải mọi giả thuyết đều là quy luật, và đặc biệt hơn, các giả thuyết lịch sử, như một quy tắc, không là phổ quát mà là các tuyên bố đơn nhất về một sự kiện riêng biệt, hay về một số các sự kiện như vậy.
Nhưng có thể có một quy luật về tiến hoá? Có thể có một quy luật khoa học theo nghĩa mà T. H. Huxley chủ ý khi ông viết: “…phải là một triết gia thiếu nhiệt tình, người … nghi ngờ rằng khoa học sẽ sớm muộn… có được quy luật về tiến hoá của các dạng hữu cơ - về trật tự không thay đổi của chuỗi nhân quả vĩ đại mà tất cả các dạng hữu cơ, cổ xưa và hiện đại, đều là các mối liên kết…”? [5]
Tôi tin rằng câu trả lời cho câu hỏi này phải là “Không”, và rằng: Tìm kiếm quy luật về “trật tự không thay đổi” trong tiến hoá có lẽ không thể thuộc phạm vi của phương pháp khoa học, dù trong sinh học hay trong xã hội học. Các lí do của tôi rất đơn giản. Sự tiến hoá của cuộc sống trên trái đất, hay của xã hội loài người, là một quá trình lịch sử đơn nhất. Một quá trình như vậy, chúng ta có thể giả thiết, diễn ra phù hợp với mọi loại quy luật nhân quả, thí dụ, các quy luật của cơ học, hoá học, của di truyền và tách biệt, của chọn lọc tự nhiên, v.v. Sự mô tả của nó, tuy vậy, không phải là một quy luật, mà chỉ là một tuyên bố lịch sử duy nhất. Các quy luật phổ quát đưa ra những khẳng định về trật tự không thay đổi nào đó, như Huxley diễn đạt, tức là về tất cả các quá trình thuộc loại nào đó; và cho dù không có lí do vì sao sự quan sát một trường hợp đơn nhất lại không khiến chúng ta trình bày một quy luật phổ quát, cũng như vì sao, nếu chúng ta may mắn, chúng ta lại không nhắm trúng sự thật, rõ ràng là bất cứ quy luật nào, được diễn đạt bằng cách này hay cách khác, phải được kiểm nghiệmbởi các trường hợp mới trước khi nó có thể được khoa học coi là nghiêm túc. Nhưng chúng ta không thể hi vọng kiểm nghiệm một giả thuyết phổ quát, cũng chẳng thể tìm ra một quy luật tự nhiên có thể chấp nhận được đối với khoa học, nếu chúng ta mãi mãi bị giới hạn ở sự quan sát một quá trình duy nhất. Sự quan sát một quá trình duy nhất cũng không thể giúp chúng ta đoán trước sự phát triển tương lai của nó. Sự quan sát cẩn thận nhất một con nhộng đang phát triển không giúp chúng ta tiên đoán sự biến hoá của nó thành một con bướm. Áp dụng cho lịch sử xã hội loài người - và chúng ta chủ yếu quan tâm đến chính điều này ở đây - lập luận này của chúng ta được H.A.L. Fisher diễn đạt với các từ thế này: “Nhiều người… phát hiện ra một mưu đồ, một nhịp điệu, một hình mẫu được xác định trước trong lịch sử… tôi chỉ thấy một tình trạng khẩn cấp kế tiếp nhau…, chỉ một quá trình khổng lồ duy nhất, vì là duy nhất, nên không thể có khái quát hoá nào…” [6]
Làm sao có thể chống lại sự phản đối này? Những người tin vào quy luật tiến hoá có thể giữ hai lập trường chủ yếu. Họ có thể (a) từ chối luận điểm của chúng ta, cho rằng quá trình tiến hoá là duy nhất; hoặc (b) khẳng định rằng trong một quá trình tiến hoá, ngay nếu nó là duy nhất, chúng ta có thể phân biệt một xu hướng hay khuynh hướng hay chiều hướng, và rằng chúng ta có thể trình bày một giả thuyết nói rõ xu hướng này, và kiểm nghiệm giả thuyết này bằng thực nghiệm. Hai lập trường (a) và (b) không loại trừ lẫn nhau.
Lập trường (a) truy nguyên về một ý tưởng rất cổ xưa - ý tưởng rằng vòng đời về sinh, ấu thơ, thanh niên, trưởng thành, già, và chết áp dụng không chỉ cho riêng từng động vật và thực vật, mà cho cả các xã hội, chủng tộc, và có lẽ cho cả “toàn bộ thế giới”. Thuyết cổ xưa này đã được Plato sử dụng trong diễn giải của ông về sự suy tàn và sụp đổ của các quốc gia đô thị thuộc Hi Lạp và của Đế chế Persian (Ba Tư). [7] Machiavelli, Vico, Spengler, và gần đây Giáo sư Toynbee trong tác phẩm Study of History bệ vệ của mình, đã sử dụng nó một cách tương tự. Từ quan điểm của thuyết này, lịch sử có tính lặp lại, và các quy luật về vòng đời của các nền văn minh, thí dụ, có thể được nghiên cứu theo cùng cách như chúng ta nghiên cứu vòng đời của một loài động vật nào đó. [8]Chính một hệ quả của thuyết này, mặc dù là hệ quả mà những người sáng tạo ra nó hầu như không có ý định, làm yếu sự phản đối của chúng ta, sự phản đối dựa trên tính duy nhất của quá trình tiến hoá hay lịch sử. Bây giờ tôi không có ý định (tôi cảm thấy chắc chắn là trong đoạn được trích dẫn, Giáo sư Fisher cũng không có ý định đó) phủ nhận: Lịch sử đôi khi tự lặp lại mình trong các khía cạnh nào đó, cũng không phủ nhận rằng: Sự tương tự giữa các loại nào đó của các sự kiện lịch sử, như sự nổi lên của các chính thể chuyên chế trong Hi Lạp cổ và trong các thời kì hiện đại, có thể là quan trọng cho nhà nghiên cứu xã hội học về quyền lực chính trị. [9] Nhưng rõ ràng, tất cả các thí dụ lặp lại này lại dính líu đến các hoàn cảnh hết sức không giống nhau, và có thể ảnh hưởng đáng kể lên sự phát triển tiếp theo. Cho nên, chúng ta không có lí do hợp lệ nào để kì vọng về bất kể sự lặp lại hiển nhiên của sự phát triển lịch sử, cái sẽtiếp tục chạy song song với nguyên mẫu của nó. Phải thừa nhận, một khi chúng ta đã tin vào quy luật về các vòng đời lặp lại - một niềm tin đạt được nhờ các suy đoán tương tự, hay có lẽ được thừa kế từ Plato - chúng ta chắc chắn khám phá ra sự xác nhận nó gần như ở mọi nơi. Nhưng điều này đơn thuần chỉ là một trong nhiều thí dụ của các lí thuyết siêu hình dường như được xác nhận bởi các sự thực - các sự thực, nếu xem xét kĩ lưỡng hơn, hoá ra là được lựa chọn theo ánh sáng của chính các lí thuyết mà chúng được cho là phải kiểm nghiệm. [10]
Quay sang lập trường (b), niềm tin cho rằng chúng ta có thể thấy rõ, và ngoại suy, xu hướng hay chiều hướng của chuyển động tiến hoá,
tiên chúng ta có thể nhắc đến rằng: Niềm tin này đã ảnh hưởng đến, và đã được dùng để ủng hộ, một số giả thuyết chu kì đại diện cho lập trường (a) . Thí dụ, Giáo sư Toynbee bày tỏ các quan điểm sau mang đặc trưng của lập trường (b) để ủng hộ lập trường (a): “Các nền văn minh không phải là các trạng thái tĩnh của xã hội mà là các chuyển động động học thuộc loại tiến hoá. Chúng không chỉ không thể đứng yên, mà chúng không thể đảo chiều mà không làm tan vỡ quy luật chuyển động riêng của chúng…”. [11] Tại đây, chúng ta gần như có tất cả các yếu tố thường thấy trong các tuyên bố của lập trường (b): Ý tưởng về động học xã hội (ngược lại với tĩnh học xã hội); về các chuyển động tiến hoá của các xã hội (dưới tác động của các lực xã hội); và về các chiều hướng (và diễn tiến, và tốc độ) của các chuyển động như vậy mà chúng, họ nói, không thể đảo chiều lại mà không phá vỡ quy luật chuyển động. Các thuật ngữ in nghiêng, tất cả đều được lấy từ vật lí học sang cho xã hội học, và sự chấp nhận chúng đã dẫn đến một loạt hiểu lầm thô thiển đáng kinh ngạc, nhưng rất đặc trưng cho sự lạm dụng mang tính khoa học chủ nghĩa của các thí dụ vật lí học và thiên văn học. Phải thừa nhận, những sự hiểu lầm này không mấy tai hại ở ngoài phân xưởng lịch sử chủ nghĩa. Trong kinh tế học, thí dụ việc dùng thuật ngữ “động học” (so với thuật ngữ “động học vĩ mô” thời thượng hiện nay) là không thể chê trách, như phải được chấp nhận bởi ngay cả những người không thích thuật ngữ này. Nhưng ngay cả việc sử dụng này cũng có xuất xứ từ nỗ lực của Comte để áp dụng sự phân biệt giữa tĩnh học và động học của nhà vật lí vào xã hội học; và không thể có nghi ngờ gì về sự hiểu lầm thô bạo tạo cơ sở cho nỗ lực này. Vì loại xã hội mà nhà xã hội học gọi là “tĩnh” tương tự một cách chính xác với các hệ thống vật lí mà nhà vật lí gọi là “động” (dẫu cho có gọi là “dừng-stationary”). Thí dụ điển hình là hệ thống mặt trời; nó là nguyên mẫu của một hệ thống động theo nghĩa của nhà vật lí; nhưng vì nó mang tính lặp lại (hay “dừng”), do nó không tăng lên hay phát triển, do nó không chứng tỏ bất kể sự thay đổi cấu trúc nào (trừ các thay đổi không thuộc phạm vi của động học thiên thể và những cái, vì thế, có thể được bỏ qua ở đây), nó tương ứng, không nghi ngờ gì, với các hệ thống xã hội mà nhà xã hội học có thể gọi là “tĩnh”. Điểm này có tầm quan trọng đáng kể, liên quan tới những đòi hỏi của chủ nghĩa lịch sử, trong chừng mực thành công của các tiên đoán dài hạn của thiên văn học, hoàn toàn phụ thuộc vào tính lặp lặp lại này, và theo ý nghĩa của nhà xã hội học mang tính tĩnh, của hệ thống mặt trời - về sự thực rằng: Ở đây, chúng ta có thể bỏ qua bất kể triệu chứng của một sự phát triển lịch sử nào. Vì vậy, chắc chắn là một sai lầm để giả thiết rằng: Những tiên đoán động học dài hạn này của một hệ thống dừng (stationary) lại thiết lập khả năng tiên tri lịch sử toàn diện của các hệ thống xã hội không dừng (non-stationary).
Sử dụng các thuật ngữ khác được liệt kê ở trên, từ vật lí học sang cho xã hội, kéo theo những hiểu lầm rất giống thế. Thường sự áp dụng này là hoàn toàn vô hại. Không có hại gì, thí dụ, nếu chúng ta mô tả những thay đổi trong tổ chức xã hội, trong các phương pháp sản xuất, v. v, như những chuyển động. Nhưng chúng ta phải thấy rõ ràng: Ðơn thuần, chúng ta đang sử dụng một ẩn dụ, và lại là một ẩn dụ hơi dễ gây lầm lạc. Vì trong vật lí học, khi chúng ta nói về chuyển động của một vật thể hay của một hệ thống các vật thể, thì chúng ta không có ý định ngụ ý rằng: Vật thể hay hệ thống được nói đến trải qua bất kể sự thay đổi bên trong hay cấu trúc nào, mà chỉ là nó thay đổi vị trí tương đối của nó đối với một hệ thống toạ độ (được chọn một cách tuỳ ý) nào đó. Ngược với điều này, nhà xã hội học hiểu “sự chuyển động của xã hội” là một sự thay đổi cấu trúc hay nội tại nào đó. Anh ta, do đó, sẽ cho rằng một chuyển động của xã hội phải được giải thích bằng các lực trong khi nhà vật lí cho rằng chỉ những thay đổi của chuyển động, chứ không phải bản thân chuyển động, phải được giải thích. [12] Các ý tưởng về tốc độ của chuyển động xã hội, hay về đường đi, hay diễn tiến, hay chiều của nó, tương tự là vô hại chừng nào chúng được dùng chỉ để truyền đạt ấn tượng trực giác nào đó; nhưng nếu được dùng với bất kể thứ gì giống như sự kiêu kì khoa học, thì chúng đơn thuần trở thành biệt ngữ khoa học chủ nghĩa, hay chính xác hơn, biệt ngữ chỉnh thể luận. Phải thừa nhận, bất kể loại thay đổi nào của một nhân tố xã hội có thể đo được - thí dụ, tăng dân số - có thể được trình bày bằng đồ thị như một đường, hệt như quỹ đạo của một vật thể chuyển động. Nhưng rõ ràng là một biểu đồ như vậy không miêu tả cái mà người ta hiểu là chuyển động của xã hội - chú ý rằng một dân số dừng có thể trải qua một chấn động xã hội triệt để. Tất nhiên, chúng ta có thể kết hợp bất kể số lượng nào của các biểu đồ như vậy vào một biểu diễn đa chiều duy nhất. Nhưng một biểu đồ kết hợp như vậy không thể được nói là đại diện cho quỹ đạo chuyển động của xã hội; nó không nói cho chúng ta nhiều hơn so với các biểu đồ đơn lẻ đi cùng nhau; nó không biểu diễn bất kể chuyển động nào của “toàn bộ xã hội”, mà chỉ là những thay đổi của các khía cạnh được chọn lọc. Ý tưởng về chuyển động của bản thân xã hội - ý tưởng cho rằng: Xã hội, giống như một vật thể vật lí, có thể như một tổng thể chuyển động dọc theo một quỹ đạo nào đó và theo một chiều nào đó - đơn thuần chỉ là một sự lẫn lộn chỉnh thể luận. [13]
Hi vọng, đặc biệt là, một ngày đẹp trời nào đấy, chúng ta có thể tìm thấy “các quy luật chuyển động của xã hội”, hệt như Newton đã tìm thấy các quy luật chuyển động của các vật thể vật lí, chẳng là gì khác mà là kết quả của những sự hiểu lầm này. Vì không có chuyển động nào của xã hội, theo bất kể nghĩa nào, tương tự hay giống với chuyển động của các vật thể vật lí, nên không thể có quy luật nào như vậy.
Nhưng, họ sẽ nói, sự tồn tại của các xu hướng hay khuynh hướng trong thay đổi xã hội khó có thể nghi ngờ: Mỗi nhà thống kê có thể tính toán những xu hướng như thế. Những xu hướng này không so sánh được với định luật Newton về quán tính? Câu trả lời là: Các xu hướng tồn tại, hoặc chính xác hơn, giả thiết về các xu hướng thường là một công cụ thống kê hữu ích. Song các xu hướng không phải là các quy luật. Một tuyên bố khẳng định sự tồn tại của một xu hướng là mang tính tồn tại, không phải phổ quát. (Một quy luật phổ quát, mặt khác, không khẳng định sự tồn tại; ngược lại: Như đã được chứng tỏ ở cuối mục 20, nó khẳng định tính không thể có của điều này hay điều khác. [14] ) Và một tuyên bố khẳng định sự tồn tại của một xu hướng tại một thời điểm và một địa điểm nào đó sẽ chỉ là một tuyên bố mang tính lịch sử độc nhất, không phải một quy luật phổ quát. Tầm quan trọng về thực tiễn của tình trạng logic này là đáng kể: Trong khi chúng ta có thể đặt cơ sở cho các tiên đoán khoa học trên các quy luật, chúng ta không thể (như mọi nhà thống kê thận trọng đều biết) đặt cơ sở cho chúng chỉ trên sự tồn tại của các xu hướng. Một xu hướng (chúng ta lại có thể lấy sự tăng dân số như một thí dụ) đã kéo dài hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm, có thể thay đổi trong vòng một thập kỉ, hay thậm chí nhanh hơn thế.
Thật quan trọng để chỉ ra rằng: Các quy luật và các xu hướng là những thứ hoàn toàn khác nhau. [15] Không còn nghi ngờ gì nữa: Thói quen lẫn lộn các xu hướng với các quy luật, cùng với quan sát trực giác về các xu hướng (như tiến bộ kĩ thuật), đã khích lệ các thuyết trung tâm của chủ nghĩa tiến hoá và chủ nghĩa lịch sử - các học thuyết về những quy luật không lay chuyển được của tiến hoá sinh học và về những quy luật không thể đảo ngược của chuyển động xã hội. Và chính sự lẫn lộn và trực giác này cũng khích lệ học thuyết của Comte về những quy luật của sự kế tiếp nhau - một thuyết vẫn còn rất có ảnh hưởng.
Sự phân biệt, nổi tiếng từ Comte và Mill, giữa các quy luật về đồng tồn tại, được cho là tương ứng với tĩnh học, và các quy luật của sự kế tiếp, được cho là tương ứng với động học, phải thừa nhận có thể được diễn giải theo một cách hợp lí; tức là: Như sự phân biệt giữa các quy luật không viện dẫn đến khái niệmthời gian, và các quy luật hàm chứa thời gian (thí dụ, các quy luật nói về tốc độ). [16] Nhưng đây không hoàn toàn là điều Comte và những người theo ông nghĩ. Khi nói về các quy luật của sự kế tiếp nhau, Comte nghĩ về các quy luật xác định sự kế tiếp nhau của một chuỗi “động” của các hiện tượng trong trật tự, mà trong đó, chúng ta quan sát chúng. Bây giờ, điều quan trọng là phải nhận ra rằng: Các quy luật “động” của sự kế tiếp nhau, như Comte đã tưởng tượng ra chúng, không tồn tại. Chúng chắc chắn không tồn tại trong phạm vi động học. (Tôi thực sự hiểu là động học). Cách tiếp cận gần nhất đối với họ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên - và có lẽ là điều ông đã nghĩ tới - là các chu kì tự nhiên như các mùa, các tuần trăng, sự trở lại của các đợt thiên thực [sự che khuất nhau của các thiên thể], hay có lẽ sự đu đưa của quả lắc. Nhưng các tính chu kì này, mà trong vật lí học được cho là có tính động học (mặc dù dừng), lại là “tĩnh” hơn là “động” theo nghĩa của Comte; và trong mọi trường hợp, chúng khó có thể được gọi là các quy luật (vì chúng phụ thuộc vào các điều kiện đặc biệt thịnh hành trong hệ thống mặt trời; xem mục sau). Tôi sẽ gọi chúng là “các tựa-quy luật [quasi-law] của sự kế tiếp”.
Điểm mấu chốt là thế này: Mặc dù chúng ta có thể giả thiết rằng: Bất kể sự kế tiếp nhau nào - trong thực tế - của các hiện tượng diễn ra theo các quy luật của tự nhiên, rất quan trọng để nhận ra rằng, trên thực tiễn, không chuỗi nào của, thí dụ, ba hay nhiều sự kiện cụ thể liên kết với nhau một cách nhân quả lại diễn ra theo bất kể một quy luật đơn nhất nào của tự nhiên. Nếu gió làm rung cây và quả táo của Newton rơi xuống đất, chẳng ai phủ nhận rằng các sự kiện này có thể được mô tả bằng các quy luật nhân quả. Nhưng không có một quy luật riêng duy nhất nào, như quy luật hấp dẫn, thậm chí cũng chẳng có một tập duy nhất nào của các quy luật, để mô tả sự kế tiếp nhau thực sự hay cụ thể của các sự kiện liên kết với nhau một cách nhân quả; ngoài quy luật hấp dẫn, chúng ta phải xem xét đến các quy luật giải thích áp suất gió; giải thích các chuyển động giật của cành cây; ứng suất căng trong cuống quả táo; vết thâm do va đập của quả táo gây ra; các quá trình hoá học do vết dập gây ra kế tiếp sau tất cả những thứ này, v. v. Ý tưởng rằng bất kể chuỗi hay sự kế tiếp nhau cụ thể nào của các sự kiện (trừ các thí dụ như chuyển động của một quả lắc hay của hệ thống mặt trời) có thể được mô tả hay giải thích bằng bất kể một quy luật nào, hay bằng bất kể một tập xác định nào của các quy luật, đơn giản là ý tưởng sai lầm. Chẳng có quy luật nào của sự kế tiếp nhau, cũng không có quy luật của tiến hoá.
Thế mà Comte và Mill đã tưởng tượng các quy luật lịch sử của họ về sự kế tiếp nhau như các quy luật xác định một chuỗi các sự kiện lịch sử trong trật tự của sự xuất hiện thực tế của chúng. Điều này có thể thấy từ cách mà Mill nói về một phương pháp, mà:
“Cốt lõi là cố gắng, bằng nghiên cứu và phân tích các sự thực chung của lịch sử để khám phá ra… quy luật của sự tiến bộ; quy luật đó, một khi đã được xác định, phải …cho phép chúng ta tiên đoán các sự kiện tương lai, hệt như sau vài số hạng của một chuỗi số vô tận trong đại số, chúng ta có khả năng dò ra nguyên lí về sự đều đặn trong cấu tạo của chúng, và để tiên đoán các số hạng còn lại bất kì nào của chuỗi mà ta thích.” [17]
Bản thân Mill phê phán phương pháp này; song phê phán của ông (xem đoạn
của mục 28) thừa nhận hoàn toàn khả năng tìm thấy các quy luật của sự kế tiếp nhau tương tự như các quy luật của các chuỗi toán học, dẫu cho ông bày tỏ sự nghi ngờ: Liệu “trật tự của sự kế tiếp nhau… mà lịch sử bày ra cho chúng ta” có thể đủ “đồng đều nghiêm ngặt” để được so sánh với một chuỗi toán học hay không. [18]
Bây giờ, chúng ta đã thấy, không có quy luật nào xác định sự kế tiếp nhau của một dãy “động” như vậy của các sự kiện. [19] Mặt khác, có thể có các xu hướngmang đặc tính “động” này; thí dụ, sự tăng dân số. Vì vậy có thể ngờ rằng: Mill đã nghĩ đến các xu hướng như vậy khi ông nói về “các quy luật của sự kế tiếp nhau”. Và sự nghi ngờ này được xác nhận bởi bản thân Mill, khi ông mô tả quy luật lịch sử của mình về tiến bộ như một xu hướng. Thảo luận “quy luật” này, ông bày tỏ “niềm tin … rằng xu hướng cải thiện chung - một xu hướng tiến tới một trạng thái hạnh phúc hơn và tốt hơn - sẽ tiếp tục, trừ những ngoại lệ ngẫu nhiên và nhất thời. Đây… là… một định lí của khoa học” (tức là của khoa học xã hội). Việc, rằng Mill phải thảo luận nghiêm túc vấn đề: Liệu “các hiện tượng của xã hội loài người” có quay tròn “theo một quỹ đạo” hay không hoặc liệu chúng có di chuyển, về phía trước, theo một “đường đi” [20] hay không, là hợp với sự lẫn lộn cơ bản giữa các quy luật và xu hướng, cũng như với ý tưởng chỉnh thể luận, rằng: Xã hội như một tổng thể có thể “di chuyển” - thí dụ, giống như một hành tinh.
Nhằm tránh sự hiểu lầm, tôi muốn làm rõ là tôi tin rằng cả Comte và Mill đã có những cống hiến vĩ đại cho triết học và phương pháp luận khoa học: Tôi nghĩ, đặc biệt, về sự nhấn mạnh của Comte đến các quy luật và tiên đoán khoa học, về phê phán của ông đối với lí thuyết bản chất luận của tính nhân quả; và về học thuyết của ông và của Mill về sự thống nhất của phương pháp khoa học. Tuy nhiên, học thuyết của họ về các quy luật lịch sử của sự kế tiếp nhau, tôi tin, chẳng hơn một bộ sưu tập của các ẩn dụ được áp dụng sai. [21]
Mục 28: Phương pháp rút gọn. Giải thích nhân quả. Tiên đoán và tiên tri
Phê phán của tôi đối với thuyết về các quy luật lịch sử của sự kế tiếp nhau vẫn chưa được thuyết phục ở một khía cạnh quan trọng. Tôi đã thử chứng tỏ rằng: “Các chiều hướng” hay “các xu hướng” mà các nhà lịch sử chủ nghĩa phát hiện ra trong sự kế tiếp nhau của các sự kiện được gọi là lịch sử, không phải là các quy luật, giỏi lắm chúng chỉ là các xu hướng. Và tôi đã chỉ ra vì sao một xu hướng, ngược với một quy luật, nói chung lại không được dùng như cơ sở cho các tiên đoán khoa học.
Nhưng đối với sự phê phán này, giữa các nhà lịch sử chủ nghĩa, tôi tin, chỉ có duy nhất Mill và Comte, ở khía cạnh này, vẫn có thể cho một lời đáp lại. Mill có lẽ có thể thừa nhận một sự lẫn lộn nào đó giữa các quy luật và các xu hướng. Nhưng ông có thể nhắc nhở chúng ta rằng: Bản thân ông đã phê phán những người đã lẫn lộn một “sự đồng đều của sự kế tiếp nhau mang tính lịch sử” với một quy luật thực sự của tự nhiên; rằng, ông đã cẩn thận để nhấn mạnh rằng một sự đồng đều như vậy có thể “chỉ là một quy luật kinh nghiệm” [22] (thuật ngữ hơi gây lầm lạc); và rằng nó chỉ được coi là chắc chắn, nếu trên cơ sở “sự phù hợp của suy diễn a priori với bằng chứng lịch sử” nó được quy về địa vị của một quy luật thật của tự nhiên. Và ông có thể nhắc nhở chúng ta rằng: Thậm chí, ông đã đưa ra “quy tắc cưỡng bách: đừng bao giờ đưa ra bất kể khái quát hoá nào từ lịch sử vào khoa học xã hội, trừ phi có thể chỉ ra đủ lí do cho việc đó”, [23] - tức là, bằng cách suy diễn nó từ các quy luật tự nhiên thật sự nào đó, có thể được thiết lập một cách độc lập. (Các quy luật mà ông nghĩ đến là các quy luật về “bản chất con người”, tức là các quy luật tâm lí học). Thủ tục này, về quy các khái quát hoá lịch sử hay khái quát hoá khác về một tập nào đó của các quy luật có tính khái quát cao hơn, được Mill gọi là “phương pháp suy diễn ngược”, và ông biện hộ nó như phương pháp lịch sử và xã hội học duy nhất đúng đắn.
Tôi sẵn sàng thừa nhận rằng có sức thuyết phục nào đó trong lời đáp lại này. Vì nếu chúng ta thành công trong việc quy một xu hướng về một tập các quy luật, thì chúng ta có thể được biện minh về sự sử dụng xu hướng này, giống như một quy luật, như một cơ sở của các tiên đoán. Một sự rút gọn, hay suy diễn ngược như vậy, có thể góp phần vào việc lấp cái hố sâu toang hoác giữa các quy luật và các xu hướng. Sức thuyết phục của lời đáp trả này còn nổi bật thêm nữa, bởi sự thực là phương pháp “suy diễn ngược” của Mill là một mô tả khá (dù chắp vá) của một thủ tục được dùng, không chỉ trong các môn khoa học xã hội, mà trong mọi môn khoa học, và ở phạm vi vượt xa ước lượng riêng của Mill.
Bất chấp những thú nhận này, tôi tin rằng: Phê phán của tôi vẫn đúng, và sự lẫn lộn cơ bản mang tính lịch sử chủ nghĩa của các quy luật với các xu hướng là không thể bảo vệ được. Nhưng để chứng minh điều này, cần một phân tích kĩ lưỡng về phương pháp rút gọn hay suy diễn ngược.
Khoa học, chúng ta có thể nói, đối diện với các vấn đề, tại mọi thời điểm của sự phát triển của nó. Nó không thể bắt
với những quan sát, hay với việc “thu thập số liệu”, như một số nhà nghiên cứu phương pháp tin vậy. Trước khi chúng ta có thể thu thập số liệu, mối quan tâm của chúng ta về số liệu thuộc loại nào đó phải được gợi lên: Ðầu tiên luôn luôn là vấn đề. Vấn đề đến lượt nó lại có thể được gợi ý bởi các nhu cầu thực tiễn, hoặc bởi các niềm tin khoa học hay tiền-khoa học mà, vì lí do này hay lí do khác, các niềm tin đó dường như cần được xem xét lại.
Mà một vấn đề khoa học, như quy tắc, nảy sinh từ nhu cầu cần một sự giải thích. Đi theo Mill, chúng ta sẽ phân biệt hai trường hợp chính: Giải thích một sự kiện riêng hay đặc biệt, và giải thích sự đều đặn hay quy luật nào đó. Mill diễn đạt nó như sau:
“Một sự thực riêng lẻ được coi là đã được giải thích bằng cách chỉ ra nguyên nhân của nó, tức là, bằng cách phát biểu một quy luật hay các quy luật …mà sự thực riêng đó là một trường hợp. Như vậy, một trận hoả hoạn được giải thích khi chứng minh được rằng: Nó xảy ra do một tàn lửa rơi xuống một đống chất đốt; và theo cách tương tự, một quy luật …được coi là được giải thích, khi một quy luật hay các quy luật khác được chỉ ra, mà bản thân quy luật được nói đến đó là một trường hợp và có thể được dẫn ra từ (các) quy luật khác này.” [24]
Trường hợp giải thích một quy luật là trường hợp “suy diễn ngược”, và vì thế, trở nên quan trọng trong khung cảnh của chúng ta.
Sự giải nghĩa của Mill về một giải thích, hoặc hay hơn về một giải thích nhân quả, về cơ bản hoàn toàn có thể chấp nhận được. Nhưng cho các mục đích nhất định, nó không đủ chính xác; và sự thiếu chính xác này đóng một phần quan trọng trong vấn đề mà chúng ta quan tâm ở đây. Vì thế, tôi sẽ phát biểu lại vấn đề, và chỉ ra những khác biệt giữa quan điểm của Mill và của tôi là ở đâu.
Tôi đề xuất rằng: Ðể cho một giải thích nhân quả của một sự kiện cụ thể nào đó, có nghĩa là suy diễn một tuyên bố, mô tả sự kiện này từ hai loại tiền đề: Từcác quy luật phổ quát nào đó, và từ các tuyên bố đặc biệt hay cụ thể nào đó mà chúng ta có thể gọi là các điều kiện ban
cụ thể. Thí dụ, chúng ta có thể nói: Chúng ta đã cho một giải thích nhân quả về sự đứt của một sợi dây nào đó, nếu chúng ta nhận thấy là sợi dây này chỉ có thể mang một trọng lượng một pound, và dây đã chịu một trọng lượng hai pound. Nếu chúng ta phân tích sự giải thích nhân quả này, thì chúng ta thấy dính đến hai yếu tố tạo thành khác nhau. (1) Một số giả thuyết mang đặc tính của các quy luật tự nhiên; trong trường hợp này, có lẽ là: “Với mọi dây có cấu trúc scho trước (được xác định bởi vật liệu, bề dày, v.v., của nó) có một trọng lượng đặc trưng w sao cho sợi dây sẽ đứt, nếu bất kể trọng lượng nào nặng hơn wđược treo lên nó”; và “Với mọi dây có cấu trúc s1, trọng lượng đặc trưng w là một pound”. (2) Các mệnh đề cụ thể (đặc biệt) nào đó - các điều kiện ban
- gắn với sự kiện cá biệt được nói đến; trong trường hợp này, chúng ta có thể có hai mệnh đề: “Sợi dây này có cấu trúc s1”, và “Trọng lượng được treo lên sợi dây là hai pound”. Như thế, chúng ta có hai cấu thành, hai loại mệnh đề khác nhau mà chúng cùng mang lại một giải thích nhân quả đầy đủ: (1) Các mệnh đề phổ quát mang đặc trưng của các quy luật tự nhiên; và (2) các mệnh đề cụ thể liên quan đến trường hợp đặc biệt được nói đến, được gọi là “các điều kiện ban đầu”. Mà từ các quy luật phổ quát (1) chúng ta có thể rút ra, với sự giúp đỡ của các điều kiện ban
(2), mệnh đề cụ thể sau (3): “Sợi dây này sẽ đứt”. Kết luận này (3) có thể được gọi là một dự đoán cụ thể. Các điều kiện ban
(hay chính xác hơn trạng thái được chúng mô tả) thường được nói đến như nguyên nhân của sự kiện được nói đến, và dự đoán (đúng hơn, sự kiện được mô tả bởi dự đoán) như kết quả; thí dụ, chúng ta nói: Ðặt một trọng lượng hai pound lên một sợi dây chỉ có khả năng chịu được một pound là nguyên nhân, và dây đứt là kết quả. [25]
Một giải thích nhân quả như vậy, tất nhiên, sẽ có thể chấp nhận được về mặt khoa học, chỉ nếu khi các quy luật phổ quát được kiểm nghiệm và củng cố tốt, và nếu chúng ta cũng có bằng chứng độc lập nào đó ủng hộ nguyên nhân, tức là các điều kiện ban đầu.
Trước khi tiếp tục phân tích sự giải thích những sự đều đặn hay các quy luật, có thể nhận thấy: Nhiều thứ nổi lên từ sự phân tích của chúng ta về việc giải thích các sự kiện đơn nhất. Một là, ta chẳng bao giờ có thể nói về nguyên nhân và kết quả một cách tuyệt đối, mà phải nói rằng một sự kiện là nguyên nhân của một sự kiện khác - kết quả của nó - trong quan hệ đối với quy luật phổ quát nào đó. Tuy vậy, các quy luật phổ quát này thường rất tầm thường (như trong thí dụ của chúng ta) đến mức, như một quy tắc, chúng ta coi chúng là nghiễm nhiên thay cho việc dùng chúng một cách có ý thức. Hai là, việc dùng một lí thuyết để tiên đoán một sự kiện cụ thể nào đó lại đúng là một khía cạnh khác của việc dùng nó để giải thích một sự kiện như vậy. Và vì chúng ta kiểm nghiệm một lí thuyết bằng cách so sánh các sự kiện được tiên đoán với các sự kiện quan sát được thực sự, phân tích của chúng ta cũng chỉ ra các lí thuyết có thể được kiểm nghiệm ra sao. Liệu chúng ta dùng một lí thuyết cho mục đích giải thích, tiên đoán, hay cho mục đích kiểm nghiệm, phụ thuộc vào mối quan tâm của chúng ta; nó phụ thuộc vào câu hỏi các mệnh đề nào được chúng ta coi là cho trước hay không có vấn đề, và các mệnh đề nào chúng ta coi là cần phê phán và kiểm nghiệm thêm. (Xem mục 29).
Giải thích nhân quả một sự đều đặn, được một quy luật phổ quát mô tả, là hơi khác sự giải thích một sự kiện đơn nhất. Thoạt đầu, ta có thể nghĩ rằng tình thế là tương tự và quy luật được nói đến phải được rút ra từ (1) các quy luật tổng quát hơn nào đó, và (2) các điều kiện đặc biệt nào đó tương ứng với các điều kiện ban
nhưng không đơn nhất, và dẫn chiếu đến một loại hoàn cảnh nào đó. Tuy vậy, điều này không phải vậy, vì các điều kiện đặc biệt (2) phải được phát biểu tường minh trong trình bày của quy luật mà chúng ta muốn giải thích; vì nếu khác đi, quy luật này sẽ đơn giản mâu thuẫn với (1). (Thí dụ, nếu với sự giúp đỡ của lí thuyết Newton, chúng ta muốn giải thích quy luật cho rằng: Mọi hành tinh chuyển động theo quỹ đạo elíp, thì trước tiên, chúng ta phải nêu rõ trong việc trình bày quy luật này các điều kiện ở đó, chúng ta có thể khẳng định tính hợp lệ của nó, có lẽ dưới dạng: Nếu nhiều hành tinh, mà khoảng cách giữa chúng là đủ xa để cho sự hút lẫn nhau của chúng là rất nhỏ, chuyển động xung quanh mặt trời nặng hơn rất nhiều, thì mỗi hành tinh chuyển động gần theo một hình elíp với mặt trời là một tiêu điểm). Nói cách khác, trình bày một quy luật phổ quát mà chúng ta thử giải thích phải bao gồm mọi điều kiện của sự hợp lệ của nó, vì nếu khác đi, chúng ta không thể khẳng định nó một cách phổ quát (hay như Mill nói, một cách vô điều kiện). Do đó, giải thích nhân quả của một sự đều đặn không gì khác hơn là sự suy diễn ra một quy luật (chứa các điều kiện mà ở đó sự đều đặn được khẳng định là hợp lệ) từ một tập của các quy luật phổ biến hơn đã được kiểm nghiệm và xác nhận một cách độc lập.
Nếu so sánh sự miêu tả của chúng ta về sự giải thích nhân quả với miêu tả của Mill, chúng ta thấy: Không có khác biệt lớn trong chừng mực liên quan đến việc quy các quy luật về các quy luật phổ biến hơn, tức là, trong sự giải thích nhân quả của các sự đồng đều. Song ở thảo luận của Mill về giải thích nhân quả củacác sự kiện đơn nhất, không có sự phân biệt rõ giữa (1) các quy luật phổ quát, và (2) các điều kiện ban đầu. Điều này, chủ yếu, do sự thiếu rõ ràng của Mill trong việc dùng từ “nguyên nhân” mà đôi khi ông hiểu là các sự kiện đơn nhất, và đôi khi là các quy luật phổ quát. Chúng ta sẽ chứng tỏ điều này ảnh hưởng ra sao đến sự giải thích hay rút gọn các xu hướng.
Không thể nghi ngờ, sự rút gọn hay giải thích các xu hướng là có thể về mặt logic. Giả sử, thí dụ, rằng chúng ta thấy mọi hành tinh đều tiến dần đến gần mặt trời. Thì hệ thống mặt trời sẽ là một hệ thống động học theo nghĩa của Comte; nó sẽ phát triển, sẽ có một lịch sử, với một xu hướng xác định. Xu hướng sẽ có thể được giải thích dễ dàng trong vật lí học Newton bằng giả thiết (mà chúng ta có thể thấy chứng cớ độc lập) rằng không gian giữa các hành tinh được vật chất có sức cản nào đó nhồi đầy - thí dụ, một loại khí nào đó. Giả thiết này sẽ là một điều kiện ban
đặc thù mới mà chúng ta phải đưa thêm vào các điều kiện ban
thông thường cho các vị trí và moment của các hành tinh ở một thời điểm nhất định. Chừng nào điều kiện ban
mới còn duy trì, chúng ta sẽ có một thay đổi có hệ thống hay một xu hướng. Nếu chúng ta giả thiết thêm rằng: Sự thay đổi là lớn, thì nó phải có một ảnh hưởng có hệ thống rất rõ rệt lên sinh học và lịch sử của các loài khác nhau trên trái đất, kể cả lịch sử loài người. Thí dụ này chứng tỏ chúng ta có thể, về nguyên lí, giải thích các xu hướng tiến hoá và lịch sử sẽ ra sao - thậm chí “các xu hướng chung”, tức là các xu hướng dai dẳng suốt quá trình phát triển được xem xét. Hiển nhiên là các xu hướng này sẽ tương tự như các tựa-quy luật của sự kế tiếp nhau (cách tính chu kì theo mùa) được nhắc tới ở mục trước, với sự khác biệt là chúng sẽ mang tính “động”. Chúng sẽ, do đó, tương ứng, thậm chí gần gũi hơn so với các tựa-quy luật “tĩnh”, với ý tưởng mơ hồ của Comte và Mill về các quy luật tiến hoá hay lịch sử của sự kế tiếp nhau. Bây giờ, nếu có lí do để giả thiết sự kéo dài của các điều kiện ban
có liên quan thì, rõ ràng, chúng ta có thể giả thiết rằng các xu hướng này hay “các tựa-quy luật động” sẽ kéo dài, như thế chúng có thể được dùng, như các quy luật, làm cơ sở cho các tiên đoán.
Không nghi ngờ rằng các xu hướng được giải thích như vậy (như chúng ta có thể gọi chúng), hay các xu hướng sắp được giải thích, đóng một vai trò đáng kể trong lí thuyết tiến hoá hiện đại. Trừ một số xu hướng như vậy gắn với sự tiến hoá của các dạng sinh vật nào đó như các loài có vỏ và tê giác, dường như là một xu hướng chung tiến tới số lượng tăng lên và tính đa dạng tăng lên của các dạng sinh vật trải ra trên một diện rộng của các điều kiện môi trường trở thành có thể giải thích được bằng các quy luật sinh học (cùng với các điều kiện ban
đưa ra các giả thiết nào đó liên quan đến môi trường trái đất của các sinh vật và chúng, cùng với các quy luật, bao hàm, thí dụ, sự hoạt động của cơ chế quan trọng được gọi là “chọn lọc tự nhiên”). [26]
Tất cả những điều này dường như chống lại chúng ta, và thực ra ủng hộ Mill và chủ nghĩa lịch sử. Nhưng không phải vậy. Các xu hướng được giải thích có tồn tại, nhưng sự kéo dài của chúng phụ thuộc vào sự kéo dài của các điều kiện ban
cụ thể nào đó (mà đến lượt nó, có thể đôi khi là các xu hướng).
Mill và các nhà lịch sử chủ nghĩa theo ông lại bỏ qua sự phụ thuộc của các xu hướng vào các điều kiện ban đầu. Họ hoạt động với các xu hướng giả như chúng là vô điều kiện, giống như các quy luật. Sự lẫn lộn quy luật với xu hướng [27] của họ khiến họ tin vào các xu hướng vô điều kiện (và vì thế tổng quát); hoặc, như chúng ta có thể nói, vào “các xu hướng tuyệt đối”; [28] thí dụ, trong một khuynh hướng lịch sử chung đến tiến bộ - “một khuynh hướng tới một trạng thái tốt hơn và hạnh phúc hơn”. Và nếu nói chung, họ có xem xét “việc rút gọn hay quy” các khuynh hướng của họ về các quy luật, họ tin rằng các khuynh hướng này có thể được dẫn ngay lập tức từ riêng các quy luật phổ quát mà thôi, như các quy luật của tâm lí học (hay có lẽ của chủ nghĩa duy vật biện chứng, v.v.).
Đây, chúng ta có thể nói, là sai lầm trung tâm của chủ nghĩa lịch sử. “Các quy luật phát triển” của nó hoá ra là các xu hướng tuyệt đối; các xu hướng, mà, giống các quy luật, không phụ thuộc vào các điều kiện ban đầu, và đưa chúng ta theo một chiều nào đó vào tương lai một cách không thể cưỡng lại được. Chúng là cơ sở của các lời tiên tri vô điều kiện, ngược lại với các tiên đoán khoa học có điều kiện.
Nhưng có thể nói gì về những người thấy là các xu hướng phụ thuộc vào các điều kiện ban đầu, và thử tìm ra các điều kiện này và trình bày chúng một cách tường minh? Câu trả lời của tôi là tôi không có tranh chấp nào với họ. Ngược lại: không thể có nghi ngờ gì là có các xu hướng. Vì thế, chúng ta có nhiệm vụ nặng nề khi giải thích chúng ở mức chúng ta có thể, tức là xác định các điều kiện chính xác nhất ở mức có thể mà dưới các điều kiện đó, chúng có hiệu lực. (Xem mục 32). [29]
Điểm quan trọng là các điều kiện này rất dễ bị bỏ qua. Thí dụ, có một xu hướng tiến đến sự “tích tụ các tư liệu sản xuất” (như Marx diễn đạt). Nhưng chúng ta hầu như không cho rằng nó kéo dài khi dân cư giảm nhanh; và một sự giảm như vậy, đến lượt nó, lại có thể phụ thuộc vào các điều kiện ngoài kinh tế, thí dụ, vào các sáng chế bất ngờ, hay có thể hình dung là phụ thuộc vào tác động sinh lí học (có lẽ sinh hoá học) trực tiếp của môi trường công nghiệp. Thực ra, có vô số các điều kiện khả dĩ; và để có khả năng thẩm tra các khả năng này trong việc tìm kiếm các điều kiện thật của một xu hướng, chúng ta liên tục phải cố hình dung ra các điều kiện mà dưới mức đó, xu hướng được nói đến sẽ biến mất. Nhưng đây chính là điều nhà lịch sử chủ nghĩa không thể làm. Anh ta tin vững chắc vào xu hướng ưa thích của mình, và các điều kiện mà dưới mức đó nó sẽ biến mất, đối với anh ta là không thể tưởng tượng nổi. Sự khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử, chúng ta có thể nói, là sự nghèo nàn về trí tưởng tượng. Nhà lịch sử chủ nghĩa liên tục mắng nhiếc những người không thể tưởng tượng sự thay đổi trong thế giới nhỏ bé của họ; thế mà dường như bản thân nhà lịch sử chủ nghĩa lại kém về tưởng tượng, vì anh ta không thể hình dung một sự thay đổi về các điều kiện của sự thay đổi.
© 2004 talawas
[1]Xem F. A. von Hayek, “Scientism and the Study of Society”, Economica, N.S., vol. IX, đặc biệt tr. 269. Giáo sư Hayek dùng từ “chủ nghĩa khoa học” như cái tên cho “sự bắt chước mù quáng phương pháp và ngôn ngữ của khoa học”. Nó được dùng ở đây, đúng hơn, như tên cho sự bắt chước cái những người nhất định hiểu lầm là phương pháp và ngôn ngữ của khoa học.
[2]Tôi đồng ý với Giáo sư Raven, trong tác phẩm Science, Religion, and the Future (1943) của mình, khi ông gọi mâu thuẫn này là “một cơn bão trong một tách trà thời Victoria”; mặc dù sức mạnh của nhận xét này có lẽ bị làm suy yếu đi một chút bởi sự chú ý của ông tới hơi nước vẫn bốc lên từ chiếc tách - tới các Hệ thống Vĩ đại của Triết học Tiến hoá do Bergson, Whitehead, Smuts, và những người khác tạo ra.
[3]Cảm thấy hơi bị hăm doạ bởi khuynh hướng của những người theo thuyết tiến hoá, đi nghi ngờ bất kể ai là theo chủ nghĩa ngu dân, những người không chia sẻ thái độ xúc cảm của họ đối với thuyết tiến hoá như một “thách thức táo tợn và phản động đối với tư duy truyền thống”, tốt hơn cho tôi để nói ở đây rằng: Tôi thấy chủ nghĩa Darwin hiện đại là một giải thích thành công nhất của các sự thực quan trọng. Một minh hoạ tốt về thái độ xúc cảm của những người theo thuyết tiến hoá, là tuyên bố của C. H. Waddington (Science and Ethics, 1942, tr. 17): “Chúng ta phải chấp nhận chiều hướng tiến hoá là tốt, đơn giản bởi vì nó là tốt”; một tuyên bố cũng minh hoạ sự thực rằng: Nhận xét tiết lộ sau đây của Giáo sư Bernal về cuộc tranh cãi về chủ nghĩa Darwin (ibid., tr. 115) vẫn còn ngược nhau: “Ðã không phải …là khoa học phải chiến đấu với một kẻ thù bên ngoài, là Nhà thờ; mà là Nhà thờ…đã ở trong bản thân các nhà khoa học”.
[4]Ngay cả một tuyên bố như “Mọi động vật có xương sống đều có chung một đôi tổ tiên” không phải là một quy luật phổ quát của tự nhiên, bất chấp từ “mọi”; vì nó dẫn chiếu tới các động vật có xương sống tồn tại trên trái đất, hơn là tới mọi cơ thể có cấu tạo được coi là đặc trưng cho các động vật có xương sống ở bất kể chỗ nào và thời gian nào. Xem cuốn Logic of Scientific Discovery của tôi, mục 14 f.
[5]Xem T. H. Huxley, Lay Sermons (1880), tr. 214. Niềm tin của Huxley vào một quy luật tiến hoá là rất khác thường vì thái độ cực kì phê phán của ông đối với ý tưởng về một quy luật của sự tiến bộ (không thể tránh khỏi). Sự giải thích dường như là ông không chỉ phân biệt rõ ràng giữa tiến hoá tự nhiên và tiến bộ, mà là ông cho rằng (một cách đúng đắn, tôi tin vậy) hai thứ chẳng có mấy liên quan. Phân tích lí thú của Julian Huxley về cái ông gọi là “sự tiến bộ tiến hoá” (Evolution, 1942, các tr. 559 ff.) đối với tôi dường như không làm phong phú thêm mấy cho điều này, mặc dù nó có ý định để thiết lập một mối liên kết giữa tiến hoá và tiến bộ. Vì ông thừa nhận rằng tiến hoá, dẫu cho đôi khi là “tiến bộ”, thường xuyên hơn, nó không phải thế. (Về điều này và về định nghĩa của Huxley về “tiến bộ”, xem chú thích 88 dưới đây). Mặt khác, sự thực cho rằng mọi phát triển “tiến bộ” có thể được coi như tiến hoá, là hầu như không hơn sự tầm thường. (Sự kế tiếp nhau của các loại mang tính trội được cho là tiến bộ theo nghĩa của ông có thể đơn thuần chỉ có nghĩa: Chúng ta quen dùng từ “các loại mang tính trội” cho các loại thành công nhất mà chúng là các loại “tiến bộ” nhất).
[6]Xem H.A.L. Fisher, History of Europe, vol. I. tr. vii (tôi nhấn mạnh). Xem cả F.A. von Hayek, op. cit., Economica, vol X, tr. 58, ông phê phán nỗ lực “đi tìm các quy luật, nơi theo bản chất của sự việc, chúng không thể được tìm thấy, trong sự kế tiếp nhau của các hiện tượng lịch sử duy nhất và xảy ra một lần”.
[7]Plato mô tả chu kì của Năm Vĩ đại trong The Statesman; xuất phát từ giả thiết cho rằng: Chúng ta sống trong thời suy đồi, ông áp dụng thuyết này trongThe Republics cho tiến hoá của các đô thị Hi Lạp, và trong Laws cho Đế chế Ba Tư.
[8]Giáo sư Toynbee khăng khăng cho rằng phương pháp của ông là để điều tra nghiên cứu theo kinh nghiệm vòng đời của 21 mẫu kì quặc của loài sinh vật “nền văn minh”. Nhưng trong khi ông chấp nhận phương pháp này, thì ông thậm chí không bị chi phối bởi bất kể mong muốn nào để chống lại lí lẽ (được trích ở trên) của Fisher; chí ít, tôi không thấy bất kể dấu hiệu nào về một mong mỏi như vậy trong các bình luận của ông về lí lẽ này mà ông thoả mãn để gạt bỏ như một biểu lộ của “lòng tin Phương Tây hiện đại vào quyền tuyệt đối của khả năng”; xem A Study of History, vol. V, tr. 414. Tôi không nghĩ rằng sự mô tả đặc điểm này là công bằng đối với Fisher, người tiếp tục đoạn được trích dẫn bằng những lời sau: “…Sự thực của tiến bộ được viết rõ ràng và đầy đủ trên các trang của lịch sử; nhưng tiến bộ không phải là một quy luật của tự nhiên. Cái mà một thế hệ kiếm được có thể bị thế hệ tiếp theo đánh mất”.
[9]Trong sinh học, tình hình là tương tự ở chừng mực số lượng lớn của những tiến hoá (thí dụ, của các giống khác nhau) có thể được coi như cơ sở cho các khái quát hoá. Nhưng sự so sánh này của những tiến hoá đơn thuần chỉ dẫn đến sự mô tả về các kiểu (loại) của các quá trình tiến hoá. Tình hình cũng thế trong lịch sử xã hội. Chúng ta có thể thấy rằng: Các kiểu nào đó của các sự kiện được lặp lại ở đây ở đó, nhưng như kết quả từ so sánh như vậy không tỏ ra có quy luật nào mô tả hoặc diễn tiến của mọi quá trình tiến hoá (như quy luật về các chu kì tiến hoá) hay diễn tiến của mọi tiến hoá nói chung. Xem chú thích 88 dưới đây.
[10]Hầu như có thể nói về mỗi lí thuyết rằng nó phù hợp với nhiều sự thực: Ðây là một trong những lí do vì sao có thể nói về một lí thuyết là nó được củng cố chỉ khi chúng ta không có khả năng tìm ra các sự thực bác bỏ, hơn là nếu chúng ta có khả năng tìm thấy các sự thực ủng hộ; xem mục 29 dưới đây, và cuốnLogic of Scientific Discovery của tôi, đặc biệt chương X. Một thí dụ của thủ tục bị phê phán ở đây, tôi tin, là khảo sát được cho là mang tính kinh nghiệm của Giáo sư Toynbee về vòng đời của cái được ông gọi là “loài nền văn minh” (xem chú thích 70 ở trên). Ông dường như bỏ qua sự thực, rằng ông phân loại chỉ các thực thể, những cái phù hợp với niềm tin a priori của ông vào các vòng đời, như các nền văn minh. Thí dụ, Giáo sư Toynbee tương phản “các nền văn minh” của ông (op. cit., vol. 1, các tr. 147 đến 149) với “các xã hội nguyên thuỷ” nhằm thiết lập thuyết của mình, cho rằng những cái này không thể thuộc về cùng “loài-species” mặc dù chúng có thể thuộc về cùng “giống-genus”. Nhưng cơ sở duy nhất của sự phân loại này là một trực giác a priori vào bản chất của các nền văn minh. Điều này có thể thấy từ lí lẽ của ông, cho rằng hai thứ này hiển nhiên là khác nhau như voi khác thỏ - một lí lẽ trực giác mà nhược điểm của nó trở nên rõ ràng, nếu chúng ta xem xét trường hợp về sự khác nhau của chó St. Bernard và chó Bắc Kinh. Nhưng toàn bộ câu hỏi (liệu hai thứ có thuộc về cùng loại hay không) là không thể cho phép được, vì nó dựa trên phương pháp khoa học chủ nghĩa, phương pháp coi các tập thể giả như chúng là các thân thể vật lí hay sinh học. Mặc dù phương pháp này thường bị phê phán (xem, thí dụ, F. A. von Hayek, Economica, vol. X, các tr. 41 ff.) những phê phán này chưa bao giờ nhận được câu trả lời thoả đáng.
[11]Toynbee, op. cit., vol. 1, tr. 176
[12]Điều này là vậy vì định luật quán tính.- Về một thí dụ của một nỗ lực “khoa học chủ nghĩa” điển hình để tính “các lực” chính trị với sự trợ giúp của định lí Pythagoras, xem chú thích 17 ở trên.
[13]Sự lẫn lộn do nói về “chuyển động”, “lực”, “chiều”, v.v. tạo ra có thể được đo bằng cách để ý đến cái mà Henry Adams, một sử gia Mĩ nổi tiếng, đã hi vọng một cách nghiêm túc để xác định diễn tiến của lịch sử, bằng cách cố định vị trí của hai điểm trên đường đi của nó - một điểm nằm ở thế kỉ thứ mười ba, điểm kia trong thời đại riêng của ông. Ông ta nói với mình về đề án của ông: “Với sự giúp đỡ của hai điểm này…ta hi vọng phóng chiếu đường đi của lịch sử ra phía trước và ra phía sau một cách vô tận…”, bởi vì, ông lập luận “bất kể học trò nào cũng có thể thấy rằng con người như một lực phải được đo bằng chuyển động, từ một điểm được cố định” (The Education of Henry Adams, 1918, tr. 434 f.). Như một thí dụ mới đây hơn, tôi có thể trích nhận xét của Waddington (Science and Ethics, tr. 17 f.): “Một hệ thống xã hội” là “một cái gì đó mà sự tồn tại của nó về bản chất dính dáng đến chuyển động dọc theo một quỹ đạo tiến hoá…”, và (tr. 18 f.) “bản chất của cống hiến của khoa học cho đạo đức học… là sự khám phá bản chất, đặc tính và chiều của quá trình tiến hoá trên thế giới như một tổng thể…”
[14]Xem cuốn Logic of Scientific Discovery của tôi, mục 15, nơi đưa ra các lí do để coi các tuyên bố tồn tại là mang tính siêu hình học (theo nghĩa phi khoa học); xem cả chú thích 90 dưới đây.
[15]Một quy luật, tuy vậy, có thể khẳng định rằng: Dưới các hoàn cảnh nhất định (các điều kiện ban đầu), các xu hướng nhất định có thể xuất hiện; hơn nữa, sau một xu hướng đã được giải thích như vậy, có khả năng để phát biểu một quy luật tương ứng với xu hướng; xem cả chú thích 91 dưới đây.
[16]Có thể đáng nhắc đến rằng: Kinh tế học cân bằng không nghi ngờ gì là động (theo nghĩa “hợp lí” đối lập với nghĩa “theo Comte” của từ này), cho dù thời gian không xuất hiện trong phương trình của nó. Vì lí thuyết này không khẳng định sự cân bằng được thực hiện ở bất cứ đâu; nó đơn thuần chỉ khẳng định rằng: Mỗi sự nhiễu loạn (và nhiễu loạn xảy ra liên tục) kéo theo một sự điều chỉnh - bằng “chuyển động” tiến tới cân bằng. Trong vật lí học, tĩnh học là lí thuyết về các cân bằng và không phải về các chuyển động tới cân bằng; một hệ thống tĩnh ở đây không di chuyển.
[17]Mill, Logic, Book VI, ch. X, mục 3. Về lí thuyết “các tác động tiến bộ” của Mill nói chung, xem cả Book III, ch. XV, mục 2 f.
[18]Mill dường như bỏ qua sự thực rằng: Chỉ các chuỗi đơn giản nhất, như các chuỗi cấp số cộng và cấp số nhân, mới là các chuỗi mà “vài số hạng” là đủ để dò ra “nguyên lí” của chúng. Dễ tạo ra các chuỗi toán học phức tạp hơn, trong đó, hàng ngàn số hạng có thể không đủ để khám phá ra quy luật cấu tạo của chúng - cho dù có một quy luật như vậy.
[19]Về cách tiếp cận gần nhất tới các quy luật như vậy, xem mục 28, đặc biệt là chú thích 91 trong mục đó.
[20]Xem Mill, loc. cit. Mill phân biệt hai ý nghĩa của từ “tiến bộ”; theo nghĩa rộng, nó ngược lại với sự thay đổi có chu kì nhưng không hàm ý sự cải thiện. (ông thảo luận “sự thay đổi tiến bộ”, theo nghĩa này, một cách đầy đủ hơn, op. cit., Book III, ch. XV). Theo nghĩa hẹp, nó ngụ ý sự cải thiện. Ông dạy rằng: Sự kiên trì tiến bộ theo nghĩa rộng là một vấn đề về phương pháp (tôi không hiểu điểm này), và theo nghĩa hẹp hơn là một định lí của xã hội học.
[21]Trong nhiều tác phẩm lịch sử chủ nghĩa và tiến hoá chủ nghĩa, thường là việc không thể để phát hiện ra ẩn dụ kết thúc ở đâu và lí thuyết nghiêm túc bắt
ở đâu. (Xem thí dụ các chú thích số 72 và 75 của mục này). Và thậm chí chúng ta phải đối mặt với khả năng là một số nhà lịch sử chủ nghĩa có thể phủ nhận rằng: Có một sự khác biệt giữa ẩn dụ và lí thuyết. Thí dụ, hãy xem xét trích dẫn sau từ nhà phân tâm học Dr. Karin Stephen: “Tôi thừa nhận rằng giải thích hiện đại mà tôi đã thử đề xuất có thể không hơn một ẩn dụ…tôi không nghĩ chúng ta phải xấu hổ… vì các giả thuyết khoa học thực ra tất cả đều dựa trên ẩn dụ. Lí thuyết sóng về ánh sáng có là cái gì khác…?” (Đối sánh với Science and Ethics, của Waddington, tr. 80, xem cả tr. 76 về hấp dẫn). Nếu giả như phương pháp của khoa học vẫn là phương pháp của bản chất luận, tức là phương pháp của việc hỏi “nó là cái gì?” (đối sánh với mục 10 ở trên), và nếu lí thuyết sóng của ánh sáng giả như là tuyên bố bản chất luận rằng ánh sáng là chuyển động sóng, thì nhận xét này có thể được biện minh. Song sự việc là, một trong những khác biệt chính giữa phân tâm học và lí thuyết sóng của ánh sáng chính lại là, trong khi cái trước vẫn về cơ bản mang tính bản chất luận và ẩn dụ, còn cái sau thì không.
[22]Trích dẫn này và trích dẫn tiếp là từ Mill, Logic, Book VI, ch. X, mục 3. Tôi coi thuật ngữ “quy luật kinh nghiệm-empirical law” (do Mill dùng như tên cho một quy luật có mức độ phổ biến thấp) là rất không may, bởi vì tất cả các quy luật khoa học đều mang tính kinh nghiệm: Tất cả chúng đều được chấp nhận hay bị gạt bỏ trên cơ sở của chứng cớ kinh nghiệm. (Về “các quy luật kinh nghiệm” của Mill, xem cả op. cit., Book III, ch. VI và Book VI, ch. V, mục 1). Sự phân biệt của Mill đã được C. Menger chấp nhận, người đối chọi “các quy luật chính xác” với “các quy luật kinh nghiệm”; xem The Collected Works, vol. II, các tr. 38 ff., và 259 ff.
[23]Xem Mill, op. cit., Book VI, ch. X, mục 4. Xem cả Comte, Cours de philosophie positive, IV, tr. 335.
[24]Mill, op. cit., Book III, ch. XII, mục 1. Về cách “dẫn ra” hay “suy diễn ngược” điều mà ông gọi là “các quy luật kinh nghiệm”, xem cả lib.cit., ch. XVI, mục 2.
[25]Đoạn văn này, phân tích sự giải thích nhân quả của một sự kiện cụ thể, là gần như một trích dẫn từ cuốn Logic of Scientific Discovery của tôi, mục 12. Hiện tại, tôi cảm thấy có thiên hướng để gợi ý một định nghĩa của nguyên nhân dựa trên ngữ nghĩa học của Tarski (mà tôi đã không biết khi cuốn sách đó được viết), theo cách như sau: Sự kiện (đơn nhất) A được gọi là nguyên nhân của sự kiện (đơn nhất) B khi và chỉ khi: Từ một tập của các mệnh đề phổ quát đúng(các qui luật tự nhiên) dẫn đến một phép kéo theo quan trọng (material implication) mà thành phần
tiên của nó (implicans) chỉ định (designates) A và thành phần cuối của nó (implicate) chỉ định B. Tương tự, chúng ta có thể định nghĩa khái niệm của một “nguyên nhân được chấp nhận một cách khoa học”. Về khái niệm ngữ nghĩa học của chỉ định (designation), xem Carnap, Introduction to Semantics (1942). Dường như định nghĩa trên có thể được cải thiện bằng cách dùng cái mà Carnap gọi là “các khái niệm tuyệt đối”. - Về một vài nhận xét lịch sử liên quan đến vấn đề của nguyên nhân, xem chú thích 7 ở chương 25 của cuốn The Open Society and Its Enemies của tôi.
[26]Về một thảo luận của các xu hướng tiến hoá, xem J. Huxley, Evolution (1942), ch. IX. Liên quan đến lí thuyết về Sự Tiến bộ Tiến hoá của Huxley (op. cit., ch. X) dường như với tôi là, tất cả điều có thể được khẳng định một cách vừa phải là: Xu hướng chung tiến đến sự đa dạng tăng lên của các dạng, v. v., để chỗ cho tuyên bố rằng “sự tiến bộ” (định nghĩa của Huxley được thảo luận dưới đây) đôi khi xảy ra, đôi khi không; rằng tiến hoá của một số dạng đôi khi là tiến bộ, trong khi hầu hết là không; và rằng không có lí do chung vì sao chúng ta phải kì vọng rằng các dạng sẽ xuất hiện trong tương lai các dạng sẽ làm cho tiến bộ thêm. (So với luận điểm của Huxley –thí dụ, op. cit. tr. 571- rằng, nếu loài người bị quét sạch, sự tiến bộ nữa là cực kì không chắc chắn. Mặc dù các lí lẽ của ông không thuyết phục được tôi, chúng kéo theo một hàm ý mà tôi có thiên hướng đồng ý; cụ thể là, sự tiến bộ sinh học là, như nó đã là, cái gì đó ngẫu nhiên). Về định nghĩa của Huxley về sự tiến bộ tiến hoá như hiệu quả sinh học chung tăng lên, tức là, như sự kiểm soát tăng lên đối với môi trường và độc lập với môi trường, tôi cảm thấy ông đã thành công trong việc trình bày một cách thoả đáng ý định của nhiều người, những người đã dùng khái niệm này. Hơn nữa, tôi thừa nhận, các khái niệm được định nghĩa không lấy người làm trung tâm; chúng không chứa sự đánh giá nào. Thế mà, đi gọi một sự gia tăng về hiệu quả hay về kiểm soát là “tiến bộ” dường như đối với tôi là sự bày tỏ một sự đánh giá; nó bày tỏ niềm tin rằng hiệu quả hay sự kiểm soát là tốt, và rằng sự lan rộng của cuộc sống và sự chinh phục vật chất chết của nó là đáng mong mỏi. Nhưng chắc chắn là có thể để chấp nhận các giá trị rất khác. Tôi không nghĩ vì vậy rằng đòi hỏi của Huxley rằng ông đã cho “định nghĩa khách quan” của sự tiến bộ tiến hoá, thoát được chủ nghĩa lấy con người làm trung tâm [anthropomphism] và các đánh giá giá trị, là có thể duy trì được. (Xem op. cit., tr. 559; cả tr. 565, lí lẽ chống quan điểm của J. B. S. Haldane rằng ý tưởng về tiến bộ mang tính lấy con người làm trung tâm [anthropocentric]).
[27]Trong trường hợp của Mill, sự lẫn lộn này chịu trách nhiệm chủ yếu về niềm tin của ông vào sự tồn tại của cái tôi gọi là “xu hướng tuyệt đối” có thể thấy bằng nghiên cứu cuốn Logic của ông, Book III, ch. XVI.
[28]Có các lí do logic nào đó cho việc coi niềm tin vào một xu hướng tuyệt đối là phi khoa học hay siêu hình học (so với chú thích 76 ở chương này). Một xu hướng như vậy có thể được trình bày bằng một mệnh đề tồn tại không-đặc thù hay được khái quát hoá (“Tồn tại một xu hướng như thế và như thế”), mà chúng ta không thể kiểm nghiệm vì không có sự quan sát nào về sự lệch khỏi xu hướng có thể bác bỏ mệnh đề này; vì chúng ta luôn có thể hi vọng rằng, “về dài hạn”, những sự lệch theo chiều ngược lại sẽ điều chỉnh vấn đề đâu vào đấy.
[29]Nếu chúng ta thành công trong việc xác định các điều kiện riêng hoàn toàn hay đầy đủ c của một xu hướng đơn nhất t, thì chúng ta có thể trình bày quy luật phổ quát: “Mỗi khi có các điều kiện thuộc loại c thì sẽ có một xu hướng thuộc loại t”. Ý tưởng về một quy luật như vậy là không thể chê trách được khi nhìn từ quan điểm logic; nhưng nó rất khác ý tưởng của Comte và Mill về quy luật của sự kế tiếp nhau, điều mà, giống như một xu hướng tuyệt đối, hay quy luật của một chuỗi toán học, đặc trưng cho sự diễn tiến chung của các sự kiện. Ngoài ra, làm sao chúng ta có thể xác định rằng: Các điều kiện của chúng ta là đủ? Hay điều là câu hỏi cũng thế: Làm sao chúng ta có thể kiểm nghiệm một quy luật có dạng như trên? (Chúng ta không được quên rằng, chúng ta đang thảo luận lập trường (b) của mục 27, lập trường dính dáng đến sự đòi hỏi rằng xu hướng có thể được kiểm nghiệm.) Để kiểm nghiệm một quy luật như vậy, chúng ta phải cố hết sức tạo ra các điều kiện mà dưới mức đó nó không đúng; cho mục đích này, chúng ta phải thử chứng tỏ rằng: Các điều kiện thuộc loại c là không đủ, và rằng ngay cả với sự hiện diện của chúng, một xu hướng loại t không luôn luôn xuất hiện. Một phương pháp giống thế này (được phác thảo ở mục 32) sẽ không thể chê trách được. Nhưng nó không thể áp dụng được cho các xu hướng tuyệt đối của nhà lịch sử chủ nghĩa, vì chúng là những việc đi cùng tất yếu và có mặt khắp nơi của đời sống xã hội, và không thể được loại bỏ bởi bất kể sự can thiệp khả dĩ nào với các điều kiện xã hội. (Ở đây, chúng ta lại có thể thấy tính chất “siêu hình” của niềm tin vào các xu hướng không đặc thù, như các xu hướng chung; các mệnh đề bày tỏ một niềm tin như vậy không thể được kiểm nghiệm; xem cả chú thích trước).