075. Đại Đạo phiếm hề, kỳ khả tả hữu. Vạn vật thị chi nhi sinh nhi bất tử. Công thành bất danh hữu. Ái dưỡng vạn vật nhi bất vi chủ, thường vô dục khả danh ư tiểu; vạn vật qui chi nhi bất vi chủ, khả danh ư đại. Thị dĩ thánh nhân, chung bất vi đại, cố năng thành kỳ đại. [Đạo Đức Kinh, chương 34]
大道氾兮,其可左右。萬物恃之而生不辭,功成不名有。愛養萬物而不為主,常無欲,可名于小;萬物歸焉而不為主,可名于大。是以聖人終不為大,故能成其大。《道德經 • 第 34章》
【Dịch】Đại Đạo trôi nổi, nó có thể đi sang trái hay phải. Vạn vật nương vào nó mà sinh, nhưng nó không từ chối vạn vật. Sự đã thành, nhưng nó không tự xưng là có. Thương yêu nuôi dưỡng muôn loàinhưng nó không cho mình là chủ, và thường không ham muốn. Có thể gọi tên nó là nhỏ; muôn vật trở về nó mà nó không coi mình là chủ, nên có thể gọi tên là lớn. Thánh nhân suốt đời không cho mình là lớn, cho nên thành được việc lớn của mình.
076. Thiên chi Đạo, kỳ do trương cung dư? Cao giả ức chi, hạ giả cử chi, hữu dư giả tổn chi, bất túc giả bổ chi. Thiên chi Đạo, tổn hữu dư nhi bổ bất túc. Nhân chi đạo tắc bất nhiên, tổn bất túc nhi phụng hữu dư. Thục năng hữu dư dĩ phụng thiên hạ? Duy hữu đạo giả. Thị dĩ thánh nhân, vi nhi bất thị. Công thành nhi bất xử, kỳ bất dục kiến hiền. [Đạo Đức Kinh, chương 77]
天之道,其猶張弓與?高者抑之,下者舉之,有餘者損之,不足者補之。天之道,損有餘而補不足。人之道,則不然:損不足以奉有餘。孰能有餘以奉天下?唯有道者。是以聖人為而不恃,功成而不處,其不欲見賢。《道德經 • 第七十七章》
【Dịch】Đạo Trời như giương cung. Cao thì ép xuống, thấp thì nâng lên. Thừa thì bớt đi, không đủ thì bù vào. Đạo Trời bớt dư bù thiếu. Đạo người chẳng vậy, bớt thiếu bù dư. Ai đem chỗ dư bù đắp chothiên hạ? Phải chăng chỉ có người có Đạo? Cho nên thánh nhân làm mà không cậy công. Công thành không ở lại; không muốn ai thấy tài mình.
077. Cổ chi thiện vi đạo giả, vi diệu huyền thông, thâm bất khả thức. Phù duy bất khả thức, cố cưỡng vi chi dung. Dự yên nhược đông thiệp xuyên. Do hề nhược úy tứ lân. Nghiễm hề kỳ nhược kháchương Hoán hề nhược băng chi tương thíchương Đôn hề kỳ nhược phác. Khoáng hề kỳ nhược cốc. Hỗn hề kỳ nhược trọc. Thục năng trọc dĩ chỉ, tĩnh nhi từ thanh. Thục dĩ an dĩ cửu động nhi từ sinh. Bảo thử Đạo giả bất dục doanh. Phù duy bất doanh cố năng tế, bất tân thành. [Đạo Đức Kinh, chương 15]
古之善為道者,微妙玄通,深不可識。夫唯不可識,故強為之容:豫焉,若冬涉川 ; 猶兮,若畏四鄰 ; 儼兮,其若客 ; 渙兮 , 其若冰之將 釋 ; 敦兮,其若朴 ; 曠兮,其若谷 ; 混兮,其若濁。孰能濁以止,靜而徐清。孰以安以久動而徐生。保此道者,
不欲盈。夫唯不盈,故能蔽,不新成。《道德經 • 第十五章》
【Dịch】Bậc đắc đạo ngày xưa thì tinh vi, huyền diệu, thông đạt; thâm thúy khôn lường. Vì khó lường nên gượng tả hình dung. Các ngài thận trọng như mùa đông đi qua sông; các ngài e dè sợ láng giềng bốn bên; kính cẩn như khách; lạnh lùng như băng tan; mộc mạc chất phác như chưa đẽo gọt; man mác như hang núi; hỗn mang như nước đục. Ai có thể đục mà nhờ tĩnh lại dần dần trong. Ai có thể yên mà nhờ động lại dần dần linh hoạt. Kẻ giữ đạo không muốn đầy. Chỉ vì không muốn đầy, nên mới che giấu và chẳng đổi mới.
078. Trí hư cực, thủ tĩnh đốc. Vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan kỳ phục. Phù vật vân vân, các qui kỳ căn. Qui căn viết tĩnh. Tĩnh viết phục mạng. Phục mạng viết thường. Tri thường viết minh. Bất tri thường, vọng tác, hung. Tri thường dung, dung nãi công, công nãi vương, vương nãi thiên. Thiên nãi Đạo. Đạo nãi cửu. Một thân bất đãi. [Đạo Đức Kinh, chương 16]
致虛極 , 守靜篤。萬物并作,吾以觀其復。夫物芸芸,各歸其根。歸根曰靜,靜曰復命。復命曰常,知常曰明。不知常,妄作,凶。知常容,容乃公,公乃王,王乃天,天乃道,道乃久,沒身不殆。《道德經 • 第十六章》
【Dịch】Hư không cùng cực, hết sức yên tĩnh. Vạn vật đua sống, ta nhân đó xem chúng trở về (nguồn). Vạn vật trùng trùng đều trở về cội. Trở về cội rễ là tĩnh; tĩnh là phục mệnh; phục mệnh tức là trường cửu. Biết «trường cửu» mới là sáng suốt. Không biết trường cửu sẽ làm càn và gây hung họa. Biết «trường cửu» sẽ thung dung như công hầu vương tước, sẽ hợp với Trời với Đạo. Hợp Đạo rồi sẽ trường cửu: thân có mất đi, cũng chẳng nguy hại gì.
079. Tích chi đắc nhất giả. Thiên đắc Nhất dĩ thanh. Địa đắc Nhất dĩ ninh. Thần đắc Nhất dĩ linh. Cốc đắc Nhất dĩ doanh. Vạn vật đắc Nhất dĩ sinh. Hầu vương đắc Nhất dĩ vi thiên hạ trinh. [Đạo Đức Kinh, chương 39]
昔之得一者:天得一以清 ; 地得一以寧 ; 神得一以靈 ; 谷得一以盈 ; 萬物得一以生 ; 侯王得一以為天下貞。《道德經 • 第 39 章 》
【Dịch】Những vật xưa được Đạo: Trời được Đạo, nên trong. Đất được Đạo, nên yên. Thần được Đạo, nên linh. Hang được Đạo, nên đầy. Vạn vật được Đạo, nên sống. Hầu vương được Đạo, nên trị vìthiên hạ.
080. Đạo giả, vạn vật chi áo thiện nhân chi bửu, bất thiện nhân chi sở bảo. Mỹ ngôn khả dĩ thị tôn. Mỹ hạnh khả dĩ gia nhân. Nhân chi bất thiện hà khí chi hữu. Cố lập thiên tử, trí tam công tuy hữu củng bích dĩ tiên tứ mã bất như tọa tiến thử Đạo. Cổ chi sở dĩ quí thử Đạo giả hà? Bất viết: dĩ cầu đắc, hữu tội dĩ miễn da? Cố vi thiên hạ quí dã. [Đạo Đức Kinh, chương 62]
道者,萬物之奧。善人之寶,不善人之所保。美言可以市尊,美行可以加人。人之不善,何棄之有。故立天子,置三公,雖有拱璧以先駟馬,不如坐進此道。古之所以貴此道者何?不曰:以求得,有罪以勉邪?故為天下貴也。《道德經 • 第62章》
【Dịch】Đạo là bí quyết muôn loài, là kho báu của người tốt, là chỗ bảo bọc cho người không tốt. Nhờ Đạo mà những lời hay được tăng giá trị, được trọng vọng; mà những việc đẹp tăng phẩm cách conngười. Nhờ Đạo mà những kẻ bất lương không bị ruồng rẫy. Cho nên lập thiên tử, lập tam công tuy tay cầm ngọc bích, tuy thân ngồi xe tứ mã, nhưng vẫn không bằng ngồi mà đưa Đạo vào bản thân mình và vào người khác. Người xưa quí Đạo là vì sao? Há chẳng có lời rằng: Cầu Đạo thời được, có tội thời được khỏi sao? Cho nên Đạo quí nhất thiên hạ.
081. Hữu thiên đạo, hữu nhân đạo. Vô vi nhi tôn giả, thiên đạo dã. Hữu vi nhi lụy giả, nhân đạo dã. Chủ giả, thiên đạo dã. Thần giả, nhân đạo dã. Thiên đạo chi dữ nhân đạo dã, tương khứ viễn hĩ, bất khả bất sát dã. [Trang Tử, Tại Hựu]
有天道,有人道。無為而尊者,天道也;有為而累者,人道也。主者,天道也。臣者,人道也。天道之與人道也,相去遠矣,不可不察也。《莊子 • 在宥》
【Dịch】Có đạo trời cũng có đạo người. Vô vi mà tôn quý, đó là đạo trời. Hữu vi [lao tác] mà lụy thân, đó là đạo người. Cái chính yếu là đạo trời, cái phụ trợ là đạo người. Đạo trời và đạo người xa nhau. Điều đó không thể không xem xét rõ vậy.
082. Đạo giả, vạn vật chi sở do dã. Thứ vật thất chi giả tử, đắc chi giả sinh. Vi sự nghịch chi tắc bại, thuận chi tắc thành. Cố đạo chi sở tại, thánh nhân tôn chi. [Trang Tử, Ngư Phụ]
道者,萬物之所由也。庶物失之者死,得之者生。為事逆之則敗,順之則成。故道之所在,聖人尊之。 《莊子 • 漁父》
【Dịch】Đạo là khởi nguyên của vạn vật. Vật nào mất đạo thì chết, được đạo thì sống, nghịch đạo thì thất bại, thuận đạo thì thành công. Cho nên, thánh nhân rất quý trọng sự hiện hữu của Đạo.
083. Đạo cố bất tiểu hành, đức cố bất tiểu thức. Tiểu thức thương đức, tiểu hành thương đạo. Cố viết: Chính kỷ nhi dĩ hĩ. Lạc toàn chi vị đắc chí. [Trang Tử, Thiện Tính]
道固不小行,德固不小識。小識傷德,小行傷道。故曰 : 正己而已矣。樂全之謂得志。《莊子 • 繕性》
【Dịch】Đạo vốn không hợp với hành vi nhỏ mọn; đức vốn không hợp với thành kiến hẹp hòi. Thành kiến hẹp hòi làm hại đức; hành vi nhỏ mọn làm hại đạo. Cho nên nói: Phải sửa mình, thế thôi. Bảo toàn được chân tính để vui sướng gọi là đạt được chí nguyện.
084. Tri đạo giả tất đạt vu lý, đạt vu lý tất minh vu quyền, minh vu quyền giả bất dĩ vật hại kỷ. [Trang Tử, Thu Thủy]
知道者必達于理,達于理必明于權,明于權者不以物害己。
《莊子 • 秋水》
【Dịch】Người biết đạo ắt sẽ thông đạt sự lý. Người thông đạt sự lý sẽ hiểu rõ sự quyền biến. Người hiểu rõ sự quyền biến ắt không để vật chất làm hại thân.
085. Đạo thường vô vi nhi vô bất vi. Thánh nhân thể đạo. Phù hà vi tai? Bất dữ vật tranh nhi thiên hạ mạc năng tranh yên. Thử vô tha, tích thiện thành đức nhi thần minh tự đắc, cố ngỗ vật nhi bất quái. [Đạo Tạng, Tây Thăng Kinh]
道常無為而無不為。聖人體道,夫何為哉?不與物爭而天下莫能爭焉。此無他,積善成德而神明自得,故忤物而不怪。《道藏 • 西升經》
【Dịch】Đạo thường vô vi nhưng không gì không làm. Thánh nhân ôm ấp đạo trong lòng. Nguyên do ở đâu? Vì không tranh với ai nên không ai tranh với mình. Không có gì khác. Tích chứa điều thiện đểthành đức, thì mình sẽ trở thành thần minh. Cho nên, dù có ai xung đột gây gỗ với mình thì mình cũng không trách họ.
086. Đạo chung bất khả đắc, bỉ khả đắc giả danh đức bất danh đạo; đạo chung bất khả hành, bỉ khả hành giả danh hành bất danh đạo. Thánh nhân dĩ khả đắc khả hành giả, sở dĩ thiện ngô sinh; dĩ bất khả đắc bất khả hành giả, sở dĩ thiện ngô tử. [Đạo Đức, Vô thượng diệu đạo Văn Thủy chân kinh, Vũ thiên]
道終不可得,彼可得者名德不名道;道終不可行,彼可行者名行不名道。聖人以可得可行者,所以善吾生;以不可得不可行者,所以善吾死。《道德 • 無上妙道文始真經 • 宇篇》
【Dịch】Đạo rốt cuộc là không thể đắc. Cái có thể đắc thì gọi là đức chứ không gọi là đạo. Đạo rốt cuộc là không thể vận dụng. Cái có thể vận dụng được thì gọi là hành chứ không gọi là đạo. Thánh nhân có thể vận dụng cái khả đắc (tức là đức) và cái khả hành (tức là hành) nên giỏi về sự sống. Thánh nhân có thể vận dụng cái bất khả đắc bất khả hành (tức là đạo) nên giỏi về sự chết.
087. Chân đại đạo dĩ khổ tiết nguy hành vi yếu, bất vọng cầu vu nhân, bất kính xỉ vu kỷ, thứ cơ tuẫn thế khoa tục vi bất cảm giả. [Đạo Viên Học Cổ Lục, Nhạc Công bi]
真大道以苦節危行為要,不妄求于人,不敬侈于己,庶幾徇世夸俗為不敢者。《道園學古錄 • 岳公碑》
【Dịch】[Người có] đạo lớn và chân thực lấy thì tiết tháo khắc khổ và hành vi chính trực làm điều quan trọng; không vọng cầu ở người khác; không tự tôn mà phóng túng; chỉ mong là người không dám buông trôi theo đời và đắm say thế tục.
088. Đạo sinh chi, đức súc chi, vật hình chi, thế thành chi. Thị dĩ vạn vật mạc bất tôn đạo nhi quí đức. Đạo chi tôn, đức chi quí, phù mạc chi mệnh, nhi thường tự nhiên. Cố đạo sinh chi, đức súc chi, trưởng chi, dục chi, thành chi, thục chi, dưỡng chi, phú chi, sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, trưởng nhi bất tể, thị vị huyền đức. [Đạo Đức Kinh, chương 51]
道生之,德畜之,物形之,勢成之。是以萬物莫不尊道而貴德。道之尊,德之貴,夫莫之命而常自然。故道生之,德畜之。長之,育之,成之,熟之,養之,覆之,生而不有,為而不恃,長而不宰,是謂玄德。《道德經 • 第五十一章》
【Dịch】Đạo sinh vạn vật, đức dưỡng chúng, vật chất cho chúng hình, hoàn cảnh tác thành chúng. Cho nên vạn vật đều tôn đạo, quí đức. Sự cao trọng của đạo đức chẳng nhờ ai ban, mà đạo đức tự nhiên vốn đã cao trọng. Cho nên đạo sinh, đức dưỡng, làm cho vạn vật lớn lên; dưỡng nuôi vạn vật, tác thành che chở vạn vật. Sinh ra vạn vật mà không nhận chúng là sở hữu của mình; làm mà không cậy công; làm cho chúng phát triển mà không đòi làm chủ tể. Đó gọi là đức sâu dày.
089. Thượng đức bất đức, thị dĩ hữu đức. Hạ đức bất thất đức, thị dĩ vô đức. Thượng đức vô vi nhi vô dĩ vi. Hạ đức vi chi nhi hữu dĩ vi. Thượng nhân vi chi nhi vô dĩ vi. Thượng nghĩa vi chi nhi hữu dĩ vi. Thượng lễ vi chi nhi mạc chi ứng. Tắc nhương tý nhi nhưng chi. Cố thất đạo nhi hậu đức. Thất đức nhi hậu nhân. Thất nhân nhi hậu nghĩa. Thất nghĩa nhi hậu lễ. Phù lễ giả, trung tín chi bạc nhi loạn chi thủ. Tiền thức giả đạo chi hoa, nhi ngu chi thủy. Thị dĩ đại trượng phu xử kỳ hậu bất cư kỳ bạc. Xử kỳ thực, bất cư kỳ hoa. Cố khứ bỉ thủ thử. [Đạo Đức Kinh, chương 38]
上德不德,是以有德 ; 下德不失德,是以無德。上德無為而無以為 ; 下德為之而有以為。上仁為之而無以為 ; 上義為之而有以為。上禮為之而莫之應,則攘臂而扔之。故失道而後德,失
德而後仁,失仁而後義,失義而後禮。夫禮者,忠信之薄,而亂之首。前識者,道之華,而愚之始。是以大丈夫處其厚 , 不居其薄 ; 處其實,不居其華。故去彼取此。《道德經 • 第38章》
【Dịch】Bậc thượng đức không tỏ ra là có đức, nên có đức. Người hạ đức câu nệ vào đức, nên vô đức. Bậc thượng đức thì vô vi và không lụy sự việc. Người hạ đức có lao tác và lụy sự việc. Bậc thượng nhân có lao tác nhưng không lụy sự việc. Bậc thượng nghĩa có lao tác nhưng lụy sự việc. Bậc thượng lễ có lao tác; nhưng hễ không được người khác hưởng ứng, thì xắn tay áo lôi kéo người theo. Cho nên mất đạo thì xét đến đức. Mất đức thì xét đến nhân. Mất nhân thì xét đến nghĩa. Mất nghĩa thì xét đến lễ. Mà lễ là lòng trung tín đã đi đến chỗ mỏng manh, và là khởi đầu cho loạn lạc. Không biết mà nói rằng biết, đó là hào nhoáng của đạo và là khởi đầu của ngu si. Cho nên bậc đại trượng phu ở chỗ dày dặn mà tránh chỗ mỏng mảnh, ở chỗ thực mà tránh chỗ hào nhoáng. Đó là bỏ cái kia (hào nhoáng, mỏng mảnh) mà giữ cái này (dày dặn, thực chất).
090. Hàm đức chi hậu, tỷ vu xích tử. Độc trùng bất thích, mãnh thú bất cứ, cược điểu bất bác. [Đạo Đức Kinh, chương 55]
含德之厚,比于赤子。毒虫不螫,猛獸不據,攫鳥不搏。《道德經 • 第五十五章》
【Dịch】Người đức dày, [tâm hồn nhiên] như trẻ sơ sinh. Độc trùng không cắn, thú dữ không ăn, chim ưng chẳng bắt.
091. Nhược phù bất khắc ý nhi cao, vô nhân nghĩa nhi tu, vô công danh nhi trị, vô giang hà nhi nhàn, vô đạo dẫn nhi thọ, vô bất vong dã. Đạm nhiên vô cực nhi chúng mỹ tùng chi, thử thiên địa chi đạo, thánh nhân chi đức dã. Cố viết: phù điềm đạm tịch mịch, hư vô vô vi, thử thiên địa chi bình nhi đạo đức chi chất dã. Cố viết: Thánh nhân hưu hưu yên tắc bình dị hĩ, bình dị tắc điềm đạm hĩ. Bình dị điềm đạm, tắc ưu hoạn bất năng nhập, tà khí bất năng tập, cố kỳ đức toàn nhi thần bất khuy. [Trang Tử, Khắc Ý]
若夫不刻意而高,無仁義而修,無功名而治,無江河而閑,不道引而壽,無不忘也。淡然無極而眾美從之,此天地之道,聖人之德也。故曰 : 夫恬淡寂寞,虛無無為,此天地之平而道德之質也。故曰 : 聖人休休焉則平易矣,平易則恬淡矣。平易恬淡,則憂患不能入,邪氣不能襲,故其德全而神不虧。《莊子 • 刻意》
【Dịch】Nếu không khắc chế tâm mà tính cách vẫn cao thượng, không bàn nhân nghĩa mà vẫn có sự tu dưỡng, không có công danh mà thiên hạ vẫn thịnh trị, không ngao du sông hồ mà vẫn nhàn tản, không luyện hô hấp mà vẫn sống lâu, quên hết mà vẫn có đủ, điềm đạm và tĩnh lặng cực độ mà mọi điều tốt đẹp tuân theo mình; người như thế đã đạt được đạo của trời đất và đức của thánh nhân. Cho nên nói: «Điềm đạm, tĩnh lặng, hư vô, vô vi, đều là các đức tính nhằm duy trì sự quân bình của trời đất, mà chúng cũng là tính chất của đạo và đức.» Cho nên nói: «Thánh nhân nghỉ ngơi ắt tâm sẽ bình dị (quân bình dễ chịu). Bình dị ắt sẽ điềm tĩnh. Bình dị và điềm tĩnh ắt sẽ không lo lắng và bệnh hoạn, tà khí sẽ không xâm nhập. Do đó, đức của ngài toàn vẹn và thần của ngài không thương tổn.»
092. Chí đức giả, hỏa phất năng nhiệt, thủy phất năng nịch, hàn thử phất năng hại, cầm thú phất năng tặc. Phi vị kỳ bạc chi dã, ngôn sát hồ an nguy, ninh vu họa phúc, cẩn vu khứ tựu, mạc chi năng hại dã. Cố viết: Thiên tại nội, nhân tại ngoại, đức tại hồ thiên. Tri thiên nhân chi hành, bản hồ thiên, vị hồ đắc, địch trục nhi khuất thân, phản yêu nhi ngữ cực. [Trang Tử, Thu Thủy]
至德者,火弗能熱,水弗能溺,寒暑弗能害,禽獸弗能賊。非謂其薄之也,言察乎安危,寧于禍福,謹于去就,莫之能害也。故曰 : 天在內,人在外,德在乎天。知天人之行,本乎天,位乎得,蹢噣而屈伸,反要而語極。《莊子 • 秋水》
【Dịch】Bậc chí đức vào lửa không nóng, vào nước không chìm, nóng lạnh không hại được, cầm thú không hại chết nổi. Nó không có nghĩa là ngài coi thường những thứ ấy, mà nghĩa là ngài xem xét rõ giữa an và nguy, điềm tĩnh trước phúc và họa, cẩn thận khi tiến thoái. Cho nên không thứ gì có thể hại được ngài. Do đó nói: «Trời bên trong, người bên ngoài. Đức ở trời. Nếu ai biết sự vận hành của trời và người thì lấy trời làm gốc mà lập thân ở đức, thì người đó có thể tiến thoái, co duỗi, trở về cái thiết yếu mà luận bàn sự cực hạn của đạo.»
093. Chí đạo giả bất dĩ phủ trệ nhi cải đồ, thủ chính giả bất dĩ mạc thưởng nhi cẩu hợp. [Cát Hồng, Bão Phác Tử, chương Quảng Thí]
志道者不以否滯而改圖 , 守正者不以莫賞而苟合。《葛洪、抱朴子 • 廣譬》
【Dịch】Bậc chí tâm theo đạo không vì những nghịch cảnh mà thay đổi chí hướng của mình; người giữ sự thuần chính không vì không được tán thưởng khen ngợi mà cẩu thả tự buông trôi theo thế tục.