Sự thăng trầm của các đế chế* là cuốn sách giới thiệu và minh họa một môn khoa học lịch sử mới: Cliodynamics (Động lực-Lịch sử), có thể chưa từng được giới thiệu ở nước ta mà chính tác giả cuốn sách - Peter Turchin - là một trong những người sáng lập nó.
Cliodynamics1 - mô hình toán học và phân tích thống kê các động lực của các xã hội trong lịch sử, được tạo ra bởi sự giao thoa giữa các ngành Xã hội vĩ mô Lịch sử (Historical Macro-sociology), Cliometrics2, và Mô hình toán học của quá trình xã hội. Turchin là người đầu tiên đã phát triển một lý thuyết giải thích về các đế quốc lớn trong lịch sử phát triển như thế nào bởi cơ chế lựa chọn đa cấp. Nghiên cứu của ông về Chu kỳ Thế tục đã đóng góp cho sự hiểu biết của chúng ta về sự sụp đổ của các xã hội phức tạp, như thể Turchin đã giải thích lại khái niệm Asabiyacủa Ibn Khaldun3, là “đoàn kết tập thể”.
Đặc biệt quan trọng là nghiên cứu của Turchin về giả thuyết cho rằng dân số làm tăng áp lực gây ra chiến tranh. Dân số và chiến tranh là những biến số động, và nếu sự tương tác của chúng gây ra dao động duy trì, thì sau đó, nói chung, không mong tìm thấy mối tương quan mạnh mẽ giữa hai biến đo tại cùng một thời gian (có nghĩa là không trễ). Turchin và Korotayev đã khám phá toán học các mô hình động lực của sự tương tác giữa dân số và chiến tranh (tập trung về nội chiến) có thể là trong cả hai xã hội có và không có nhà nước. Tiếp theo, họ đã thử nghiệm các mô hình dự báo trong một số trường hợp nghiên cứu thực nghiệm: nước Anh đầu hiện đại, Trung Hoa nhà Hán và nhà Đường, và Đế chế La Mã. Kết quả thực nghiệm của họ đã hỗ trợ lý thuyết dân số-chiến tranh: Turchin và Korotayev đã tìm thấy một xu hướng cho số lượng dân và nội chiến dao động cùng cường độ nhưng lệch pha (đỉnh chiến tranh theo sau đỉnh dân số). Hơn nữa, họ đã chứng minh rằng tỷ lệ thay đổi của hai biến chính xác như dự đoán bởi lý thuyết: tốc độ thay đổi dân số âm bởi ảnh hưởng của cường độ chiến tranh, trong khi tốc độ thay đổi chiến tranh là dương do mật độ dân số4.
Nhân dịp Sự thăng trầm của các đế chế, cuốn sách về một chuyên ngành khoa học rất mới, được xuất bản, xin giới thiệu tới bạn đọc bài điểm sách của tác giả Jacques Chester:
***
Những học thuyết lớn của lịch sử chưa bao giờ bị lỗi mốt hẳn. Sự phức tạp quá mức của xã hội loài người luôn sẵn sàng bác lại quan niệm của chúng ta rằng phải dùng đến cách so sánh mô hình theo lối trực quan thì mới có thể hiểu được (sau một thời gian, điều này trở nên được biết là “sự thông thái”).
Nhưng điều đó không bao giờ là đủ đối với hầu hết các nhà nghiên cứu nghiêm túc. Chính vì vậy mà lý thuyết lớn phát sinh: một nhà sử học hay nhà khoa học xã hội vô cùng thông minh nghiền ngẫm nhiều sự kiện lịch sử, phát hiện một mô hình, và bắt đầu thử nghiệm áp dụng mô hình đó đối với các sự kiện khác. Có lẽ một tài liệu nghiên cứu quan trọng được công bố, hoặc một cuốn sách khoa học được xuất bản.
Rồi thì, lẽ dĩ nhiên, một cuốn sách “lịch sử phổ thông” cho người bình thường viết ra để đưa các khái niệm này đến một “thị trường” rộng lớn hơn.
Đóng vai trò này chính là cuốn Chiến tranh và Hòa bình và Chiến tranh: Sự thăng trầm của các Cường quốc (phụ đề: Vòng đời của các cường quốc) của Peter Turchin. Cuốn sách này phổ cập chính công trình nghiên cứu của Turchin về “động lực lịch sử” và đây là một cuốn sách thú vị.
Giả thuyết chính của Turchin là quỹ đạo của một nước đế quốc được điều chỉnh bởi mức độ Asabiya, một từ tiếng Ả Rập mà ông mượn từ học giả Hồi giáo Ibn Khaldun của những năm 1300. Giải thích sơ lược thì Asabiya là sự gắn kết xã hội và đoàn kết dân tộc...
Các đế quốc lớn lên, và sau đó suy tàn. Do đó, tác phẩm của Turchin được chia thành hai nửa chính: hình thành (“imperiogenesis”) và giải thể (“imperiopathosis”).
Sự hình thành của các nhà nước đế quốc, theo lập luận của Turchin, xảy ra ở “những đường đứt gãy của đạo đức học bản chất” (có thể hiểu là, những sai hỏng của “nền văn minh” – vì tôi không có sẵn một thuật ngữ). Nhân dân hai nước láng giềng càng không giống nhau thì áp lực chiến tranh giữa họ càng mạnh. Sự thù địch lẫn nhau này tạo ra áp lực thích ứng rất lớn đối với cả hai. Người dân nước nào phát triển Asabiya cao [hơn], sẽ dần dần chinh phục các nước láng giềng, và trong vài thế kỷ tiếp theo, sẽ gom góp đủ một số lượng Asabiya để dần dần đẩy biên giới của họ ra xa hơn.
Turchin rất coi trọng những giai thoại lịch sử. Ông chất đầy phần này của cuốn sách với những trường hợp nghiên cứu điển hình hấp dẫn ở biên giới Nga-Tartar và ranh giới sắc nét của nền văn minh Hy Lạp-La Mã trên sông Rhine [một con sông lớn và quan trọng nhất châu Âu]. Ông lưu ý trong cả hai trường hợp đó rằng những đế quốc sau đó được hình thành ngay tại những ranh giới địa văn hóa quan trọng đó, và không phải từ những trung tâm “an toàn” cách xa những ranh giới đó.
Lập luận của Turchin cho các cơ chế giải thể thì phức tạp hơn, liên quan đến một số hiện tượng khác biệt. Trước tiên là sự giảm dần áp lực đối với dân tộc đế quốc mới thành lập khi đế quốc này mở rộng dần biên giới của mình. Thứ hai, có những biến động dân số tạo ra áp lực nông nghiệp tạo điều kiện chín muồi cho nạn đói và dịch bệnh phá hoại. Thứ ba, Turchin nói rằng sự bất bình đẳng giữa và nội trong các giai cấp sẽ phá hủy dần Asabiya. Cuối cùng, sự bùng nổ nhanh chóng của giai cấp cầm quyền cũng đồng nghĩa với việc mỗi thành viên của giai cấp này có thể phải bằng lòng với số của cải ngày càng ít hơn so với những thế hệ trước của họ - ngoại trừ đối với một số ít người trở nên rất giàu có.
Turchin thấy sự sa sút xảy ra theo những chu kỳ ngắn (mesocycle) lặp đi lặp lại trong một chu kỳ dài (macrocycle) của sự suy giảm. Mỗi chu kỳ ngắn được chi phối bởi một động lực cha – con. Những người cha sống qua một thời kỳ bất ổn. Ngay khi tình hình bình thường được khôi phục trở lại, họ cố gắng hết sức để duy trì nó. Những người con trai của họ được chứng kiến một phần thời kỳ này, và có ấn tượng sâu sắc về tầm quan trọng của sự ổn định. Sau rốt, những đứa cháu được sinh ra không có hiểu biết thực tiễn về tình trạng bất ổn và coi nhẹ cái giá phải trả của chủ nghĩa thực tiễn. Một chu kỳ bất ổn mới lại bắt đầu.
Những cuộc tàn sát theo chu kỳ này cắt tỉa bớt các giai cấp thống trị, làm giảm một số áp lực; nhưng cuối cùng sự xói mòn liên tục của Asabiya qua nhiều chu kỳ ngắn có nghĩa là sự đổ vỡ hoàn toàn sẽ xảy ra ở vòng thứ ba hoặc thứ tư của tình trạng bất ổn. Như Adam Smith đã quan sát, có rất nhiều hủy hoại ngay trong một quốc gia.
Turchin khôn ngoan chấp nhận sự thiếu chính xác của một mô hình chung như vậy. Ông cẩn thận rào đón những nhận xét của mình bằng các ví dụ đối chiếu không thể chối cãi được. Ông không xác nhận có thể tính thời gian thăng hoa và suy sụp của các dân tộc đế quốc, mà chỉ vạch ra những xu hướng lâu dài có thể tạo ra động lực xã hội to lớn tiến đến và sau đó rời xa các đế chế.
Một lĩnh vực mà cuốn sách có thể cải thiện được là nên có thêm các biểu đồ. Những công trình nghiên cứu khoa học của Turchin, như ông đã tự nói, đầy với các đồ thị, bảng biểu và công thức ngay hàng thẳng lối. Điều đó cũng tốt, nhưng một sơ đồ đơn giản mô tả các chu kỳ nằm trong chu kỳ, hoặc sơ đồ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đối với Asabiya, hoặc một vài biểu đồ mẫu về xu hướng dân số, sự ganh đua của tầng lớp trên, v.v… sẽ là cho luận điểm của ông chắc chắn hơn.
Một điểm yếu khác là của cuốn sách chủ yếu tập trung ở châu Âu... Tuy nhiên, ngoài châu Âu và Hoa Kỳ, chỉ có Trung Quốc được nhắc đến như một quốc gia có những phẩm chất của cường/đế quốc. Về bản chất, giả thuyết của Turchin chỉ được kiểm chứng với nền văn minh châu Âu – ông không xem xét cặn kẽ các nền văn minh ngoài lãnh thổ châu Âu, hoặc các biên giới khác. Sẽ thú vị nếu ông đề cập đến các đế quốc của khu vực Đông Nam Á, trong các tiểu lục địa hay ở Nam Mỹ.
Phong cách tường thuật của Turchin làm cuốn sách đọc dễ dàng và thú vị. Nếu bạn thích các học thuyết lớn của lịch sử, thì đây là cuốn sách nên đọc.
VŨ MINH AN lược dịch và giới thiệu
Đặc biệt quan trọng là nghiên cứu của Turchin về giả thuyết cho rằng dân số làm tăng áp lực gây ra chiến tranh. Dân số và chiến tranh là những biến số động, và nếu sự tương tác của chúng gây ra dao động duy trì, thì sau đó, nói chung, không mong tìm thấy mối tương quan mạnh mẽ giữa hai biến đo tại cùng một thời gian (có nghĩa là không trễ). Turchin và Korotayev đã khám phá toán học các mô hình động lực của sự tương tác giữa dân số và chiến tranh (tập trung về nội chiến) có thể là trong cả hai xã hội có và không có nhà nước. Tiếp theo, họ đã thử nghiệm các mô hình dự báo trong một số trường hợp nghiên cứu thực nghiệm: nước Anh đầu hiện đại, Trung Hoa nhà Hán và nhà Đường, và Đế chế La Mã. Kết quả thực nghiệm của họ đã hỗ trợ lý thuyết dân số-chiến tranh: Turchin và Korotayev đã tìm thấy một xu hướng cho số lượng dân và nội chiến dao động cùng cường độ nhưng lệch pha (đỉnh chiến tranh theo sau đỉnh dân số). Hơn nữa, họ đã chứng minh rằng tỷ lệ thay đổi của hai biến chính xác như dự đoán bởi lý thuyết: tốc độ thay đổi dân số âm bởi ảnh hưởng của cường độ chiến tranh, trong khi tốc độ thay đổi chiến tranh là dương do mật độ dân số4.
Nhân dịp Sự thăng trầm của các đế chế, cuốn sách về một chuyên ngành khoa học rất mới, được xuất bản, xin giới thiệu tới bạn đọc bài điểm sách của tác giả Jacques Chester:
***
Những học thuyết lớn của lịch sử chưa bao giờ bị lỗi mốt hẳn. Sự phức tạp quá mức của xã hội loài người luôn sẵn sàng bác lại quan niệm của chúng ta rằng phải dùng đến cách so sánh mô hình theo lối trực quan thì mới có thể hiểu được (sau một thời gian, điều này trở nên được biết là “sự thông thái”).
Nhưng điều đó không bao giờ là đủ đối với hầu hết các nhà nghiên cứu nghiêm túc. Chính vì vậy mà lý thuyết lớn phát sinh: một nhà sử học hay nhà khoa học xã hội vô cùng thông minh nghiền ngẫm nhiều sự kiện lịch sử, phát hiện một mô hình, và bắt đầu thử nghiệm áp dụng mô hình đó đối với các sự kiện khác. Có lẽ một tài liệu nghiên cứu quan trọng được công bố, hoặc một cuốn sách khoa học được xuất bản.
Rồi thì, lẽ dĩ nhiên, một cuốn sách “lịch sử phổ thông” cho người bình thường viết ra để đưa các khái niệm này đến một “thị trường” rộng lớn hơn.
Đóng vai trò này chính là cuốn Chiến tranh và Hòa bình và Chiến tranh: Sự thăng trầm của các Cường quốc (phụ đề: Vòng đời của các cường quốc) của Peter Turchin. Cuốn sách này phổ cập chính công trình nghiên cứu của Turchin về “động lực lịch sử” và đây là một cuốn sách thú vị.
Giả thuyết chính của Turchin là quỹ đạo của một nước đế quốc được điều chỉnh bởi mức độ Asabiya, một từ tiếng Ả Rập mà ông mượn từ học giả Hồi giáo Ibn Khaldun của những năm 1300. Giải thích sơ lược thì Asabiya là sự gắn kết xã hội và đoàn kết dân tộc...
Các đế quốc lớn lên, và sau đó suy tàn. Do đó, tác phẩm của Turchin được chia thành hai nửa chính: hình thành (“imperiogenesis”) và giải thể (“imperiopathosis”).
Sự hình thành của các nhà nước đế quốc, theo lập luận của Turchin, xảy ra ở “những đường đứt gãy của đạo đức học bản chất” (có thể hiểu là, những sai hỏng của “nền văn minh” – vì tôi không có sẵn một thuật ngữ). Nhân dân hai nước láng giềng càng không giống nhau thì áp lực chiến tranh giữa họ càng mạnh. Sự thù địch lẫn nhau này tạo ra áp lực thích ứng rất lớn đối với cả hai. Người dân nước nào phát triển Asabiya cao [hơn], sẽ dần dần chinh phục các nước láng giềng, và trong vài thế kỷ tiếp theo, sẽ gom góp đủ một số lượng Asabiya để dần dần đẩy biên giới của họ ra xa hơn.
Turchin rất coi trọng những giai thoại lịch sử. Ông chất đầy phần này của cuốn sách với những trường hợp nghiên cứu điển hình hấp dẫn ở biên giới Nga-Tartar và ranh giới sắc nét của nền văn minh Hy Lạp-La Mã trên sông Rhine [một con sông lớn và quan trọng nhất châu Âu]. Ông lưu ý trong cả hai trường hợp đó rằng những đế quốc sau đó được hình thành ngay tại những ranh giới địa văn hóa quan trọng đó, và không phải từ những trung tâm “an toàn” cách xa những ranh giới đó.
Bàn về sự thăng trầm của các triều đại/quốc gia (phong kiến), cách Turchin gần một Thiên niên kỷ (năm 1084), tại Trung Hoa, đã có một bộ sử biên niên quan trọng: Tư trị thông giám(Gương chung cho người cai trị) của sử gia Tư-mã Quang và cộng sự, gồm 294 thiên và khoảng 3 triệu chữ. Chắc hẳn bộ sách đồ sộ này ảnh hưởng đến cả lịch sử Trung Hoa hiện đại qua bao thông tin sách vở nói tới sự say mê chung đối với nó của cặp đôi kỳ phùng địch thủ Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông. Tiếc rằng, Tư trị Thông giám chưa được dịch đáng kể ra tiếng Việt vì nhiều lý do, dù không ít người mong muốn làm điều đó. Tuy nhiên, một “bản sao” của nó đã kịp thời được dịch và xuất bản ở Việt Nam, đó là bộ Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc của Cát Kiếm Hùng (3 tập, hơn 2.500 trang, Văn Lang và NXB VHTT ấn hành, 2005). |
Turchin thấy sự sa sút xảy ra theo những chu kỳ ngắn (mesocycle) lặp đi lặp lại trong một chu kỳ dài (macrocycle) của sự suy giảm. Mỗi chu kỳ ngắn được chi phối bởi một động lực cha – con. Những người cha sống qua một thời kỳ bất ổn. Ngay khi tình hình bình thường được khôi phục trở lại, họ cố gắng hết sức để duy trì nó. Những người con trai của họ được chứng kiến một phần thời kỳ này, và có ấn tượng sâu sắc về tầm quan trọng của sự ổn định. Sau rốt, những đứa cháu được sinh ra không có hiểu biết thực tiễn về tình trạng bất ổn và coi nhẹ cái giá phải trả của chủ nghĩa thực tiễn. Một chu kỳ bất ổn mới lại bắt đầu.
Những cuộc tàn sát theo chu kỳ này cắt tỉa bớt các giai cấp thống trị, làm giảm một số áp lực; nhưng cuối cùng sự xói mòn liên tục của Asabiya qua nhiều chu kỳ ngắn có nghĩa là sự đổ vỡ hoàn toàn sẽ xảy ra ở vòng thứ ba hoặc thứ tư của tình trạng bất ổn. Như Adam Smith đã quan sát, có rất nhiều hủy hoại ngay trong một quốc gia.
Turchin khôn ngoan chấp nhận sự thiếu chính xác của một mô hình chung như vậy. Ông cẩn thận rào đón những nhận xét của mình bằng các ví dụ đối chiếu không thể chối cãi được. Ông không xác nhận có thể tính thời gian thăng hoa và suy sụp của các dân tộc đế quốc, mà chỉ vạch ra những xu hướng lâu dài có thể tạo ra động lực xã hội to lớn tiến đến và sau đó rời xa các đế chế.
Một lĩnh vực mà cuốn sách có thể cải thiện được là nên có thêm các biểu đồ. Những công trình nghiên cứu khoa học của Turchin, như ông đã tự nói, đầy với các đồ thị, bảng biểu và công thức ngay hàng thẳng lối. Điều đó cũng tốt, nhưng một sơ đồ đơn giản mô tả các chu kỳ nằm trong chu kỳ, hoặc sơ đồ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đối với Asabiya, hoặc một vài biểu đồ mẫu về xu hướng dân số, sự ganh đua của tầng lớp trên, v.v… sẽ là cho luận điểm của ông chắc chắn hơn.
Một điểm yếu khác là của cuốn sách chủ yếu tập trung ở châu Âu... Tuy nhiên, ngoài châu Âu và Hoa Kỳ, chỉ có Trung Quốc được nhắc đến như một quốc gia có những phẩm chất của cường/đế quốc. Về bản chất, giả thuyết của Turchin chỉ được kiểm chứng với nền văn minh châu Âu – ông không xem xét cặn kẽ các nền văn minh ngoài lãnh thổ châu Âu, hoặc các biên giới khác. Sẽ thú vị nếu ông đề cập đến các đế quốc của khu vực Đông Nam Á, trong các tiểu lục địa hay ở Nam Mỹ.
Phong cách tường thuật của Turchin làm cuốn sách đọc dễ dàng và thú vị. Nếu bạn thích các học thuyết lớn của lịch sử, thì đây là cuốn sách nên đọc.
GS. Peter Turchin Quốc tịch Nga, sinh năm 1957 hiện là Giáo sư tại ĐH Connecticut (Mỹ), chuyên về Sinh học dân số và Cliodynamics. Theo ISIHighlyCited.com, ông là một trong số các tác giả hàng đầu được trích dẫn trong lĩnh vực Sinh thái/Môi trường. Turchin đã xuất bản hơn 100 bài báo khoa học và năm cuốn sách, trong đó có:Complex Population Dynamics: a Theoretical/Empirical Synthesis (Phức hợp Động lực Dân số: Tổng hợp lý thuyết/thực nghiệm), Princeton University Press, 2003;Historical Dynamics: Why States Rise and Fall (Động lực lịch sử: Vì sao các quốc gia thăng trầm), Princeton University Press, 2003; War and Peace and War: The Rise and Fall of Empires (Chiến tranh và Hòa bình và Chiến tranh: Sự thăng trầm của các Đế quốc), Plume, 2006; Secular Cycles (Chu kỳ thế tục), Princeton University Press, 2009, viết cùng S. Nefedov. |
VŨ MINH AN lược dịch và giới thiệu
Nguồn: http://chester.id.au/2012/05/14/review-war-and-peace-and-war/
* Nguyễn Kim Dân dịch, Văn Lang và NXB Từ điển Bách khoa ấn hành tháng 6/2012, 448 trang.
---
1 Thuật ngữ này do Peter Turchin đặt ra năm 2003, được ghép bởi Clio – Nữ thần Lịch sử trong Thần thoại Hy Lạp, và dynamics/động lực.
2 Đôi khi được gọi là Lịch sử kinh tế mới hoặc Lịch sử ứng dụng của toán học và các phương pháp thống kê số liệu kinh tế (Econometric History), là một phương pháp định lượng (trái ngược với định tính hoặc dân tộc học) để tiếp cận lịch sử kinh tế. Thuật ngữ này được đặt ra đầu tiên bởi nhà kinh tế-toán (Mathematical Economist) Stanley Reiter năm 1960.
3 Ibn Khaldūn (1332 – 1406), nhà thông thái Bắc Phi, người chép sử Hồi giáo và nhà sử học; được xem như một người tiên phong của sử học hiện đại, xã hội học và kinh tế học. Ông nổi tiếng với Muqaddimah (Prolegomenon), quyển sách đầu tiên của ông về lịch sử toàn cầu. Ibn Khaldūn có ảnh hưởng đáng kể từ thế kỷ XVII khi các sử gia Ottoman như Hajji Khalifa và Mustafa Naima dựa vào lý thuyết của ông để phân tích sự thăng trầm của đế chế Ottoman.Từ thế kỷ XIX, các học giả phương Tây công nhận ông là một trong các nhà triết học lớn nhất từ thế giới Hồi giáo.
4 Turchin P. (2006). Population Dynamics and Internal Warfare: A Reconsideration (Động lực dân số và chiến tranh nội bộ: [sự] xét lại). Social Evolution & History 5(2): 112–147 (with A. Korotayev).
* Nguyễn Kim Dân dịch, Văn Lang và NXB Từ điển Bách khoa ấn hành tháng 6/2012, 448 trang.
---
1 Thuật ngữ này do Peter Turchin đặt ra năm 2003, được ghép bởi Clio – Nữ thần Lịch sử trong Thần thoại Hy Lạp, và dynamics/động lực.
2 Đôi khi được gọi là Lịch sử kinh tế mới hoặc Lịch sử ứng dụng của toán học và các phương pháp thống kê số liệu kinh tế (Econometric History), là một phương pháp định lượng (trái ngược với định tính hoặc dân tộc học) để tiếp cận lịch sử kinh tế. Thuật ngữ này được đặt ra đầu tiên bởi nhà kinh tế-toán (Mathematical Economist) Stanley Reiter năm 1960.
3 Ibn Khaldūn (1332 – 1406), nhà thông thái Bắc Phi, người chép sử Hồi giáo và nhà sử học; được xem như một người tiên phong của sử học hiện đại, xã hội học và kinh tế học. Ông nổi tiếng với Muqaddimah (Prolegomenon), quyển sách đầu tiên của ông về lịch sử toàn cầu. Ibn Khaldūn có ảnh hưởng đáng kể từ thế kỷ XVII khi các sử gia Ottoman như Hajji Khalifa và Mustafa Naima dựa vào lý thuyết của ông để phân tích sự thăng trầm của đế chế Ottoman.Từ thế kỷ XIX, các học giả phương Tây công nhận ông là một trong các nhà triết học lớn nhất từ thế giới Hồi giáo.
4 Turchin P. (2006). Population Dynamics and Internal Warfare: A Reconsideration (Động lực dân số và chiến tranh nội bộ: [sự] xét lại). Social Evolution & History 5(2): 112–147 (with A. Korotayev).