Home » » Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI - XVIII

Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI - XVIII

Written By kinhtehoc on Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012 | 03:47


Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI - XVIII


1. Sự sụp đổ của nhà Lê, nhà Mạc thành lập.
* Sự sụp đổ của nhà Lê, nhà Mạc thành lập.

- Đầu thế kỷ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu.
- Biểu hiện:
+ Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực - Mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung.
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi.
- Năm 1527 Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập triều Mạc.
* Chính sách của nhà Mạc:
- Chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.
- Tổ chức thi cử đều đặn.
- Xây dựng quân đội mạnh.
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
=> Những chính sách của Nhà Mạc bước đầu đã ổn định lại đất nước.
- Do sự chống đối của cựu thần nhà Lê và do chính sách cắt đất, thần phục nhà Minh => nhân dân phản đối. Nhà mạc bị cô lập.
2. Đất nước bị chia cắt.
- Chiến tranh Nam - Bắc triều.
+ Cựu thần nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã quy tụ lực lượng chống Mạc "Phù Lê diệt Mạc"  Thành lập chính quyền ở Thanh Hóa gọi là Nam triều, đối đầu với Nhà Mạc ở Thăng Long - Bắc triều.
+ 1545 - 1592 chién tranh Nam Bắc triều bùng nổ => nhà Mạc bị lật đổ, đất nước thống nhất.
- Chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
+ ở Thanh Hoá, Nam triều vẫn tồn tại nhưng quyền lực nằm trong tay họ Trịnh.
+ ở mạn Nam: Họ Nguyễn cát cứ xây dựng chính quyền riêng.
+ 1627 họ Trịnh đém quân đánh họ Nguyễn, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ. Kết quả: 1672 hai bên giảng hòa, lấy sông Gianh làm giới tuyến => đất nước bị chia cắt.
3. Nhà nước phong kiến Đàng ngoài.
- Cuối XVI Nam Triều chuyển về Thăng Long.
- Chính quyền Trung uơng gồm:
- Chính quyền địa phương: Chia thành các trấn, phủ, huyện châu xã như cũ.
- Chế độ tuyển dụng quan lại như thời Lê.
- Luật pháp: Tiếp tục dùng quốc triều hình luật (có bổ sung).
- Quân đội gồm:
+ Quân thường trực (Tam Phủ) tuyển chủ yếu ở Thanh Hóa.
+ Ngoại binh: Tuyển từ 4 trấn quanh kinh thành.
- Đối ngoại: Hòa hiếu với nhà Thanh ở Trung Quốc.
4. Chính quyền ỏ Đàng Trong.
- Thế kỷ XVII lãnh thổ Đàng trong được mở rộng từ nam Quảng Bình đến Nam Bộ ngày nay.
- Địa phương chia làm 12 dinh, phủ chúa (Phú Xuân) là dinh chính, do chúa Nguyễn trực tiếp cai quản.
- Dưới dinh là: phủ, huyện, thuộc, ấp
- Quân đội là quân thường trực.
-Tuyển chọn quan lại: Theo dòng dõi, đề cử, học hành.
- 1744 chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, thành lập chính quyền Trung ương. Song đến cuối XVIII vẫn chưa hoàn chỉnh.
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved