Bản Việt-ngữ của Nguyễn Quỳnh
SUY-TƯ BỐN
SỰ PHÁT-TRIỂN NHỮNG VẤN-ĐỀ CĂN-BẢN
LIÊN-QUAN TỚI CHÍNH CÁI-TÔI Í-THỨC
§ 35. Bàn thêm về tâm-lí nội-tại lí-tưởng.
§ 36. Bản-ngã có í-thức cao ví như vũ-trụ có nhiều hình-thái có thể đúng theo hoạt-động chủ-quan. Tính hiện-hữu chung của những hoạt-động chủ-quan nằm trong sự cộng-sinh hay sự nối-tiếp theo những định-luật lí-tưởng.
Sau khi đã có fương-thức mới và quan-trọng cho í-niệm về môn Hiện-tượng Luận ở cấp cao hơn zựa vào fương-fáp lí-tưởng, chúng ta trở về với việc đi tìm những vấn-đề của Hiện-tượng Luận. Thường thì chúng ta giam mình vào trong những jới-hạn của Hiện-tượng Luận thuần lí-tưởng, trong đó bản-ngã cao và cụ-thể có những zữ-kiện đặc-thù vì kinh-ngiệm cao của bản-ngã đã có í-ngĩa quan trọng với zẫn-chứng về những jì còn thuần-túy nằm trong jả-thiết. Cho nên, chúng ta hiểu những vấn-đề có tính lí-tưởng mà chúng ta đã tìm ra. Chúng ta bèn ngĩ ra cách nào có thể làm cho những vấn-đề lí-tưởng này trở thành sự-thật. Muốn đạt được vấn-đề này chúng ta fải zựa trên khám-phá có hệ-thống với những cơ-cấu thiết-yếu, hoặc chúng ta fải trình-bày rõ sự liên-tục của vấn-đề và truy-tầm có hệ-thống. Đây chính là những việc làm rất khó-khăn. Chỉ trong vòng mười năm trước hệ-thống này mới bẳt đầu hiện ra rõ rệt, trước hết bởi vì chúng ta đã có 1 cách tiếp-thâu những vấn-đề có tính phổ-thông rất rõ-ràng về nền-tảng của bản-ngã có í-thức cao. Tiền-ngiệm
§ 37. Thời-jan là một thể chung cho tất cả nền-tảng phát-sinh
ra lí của cái-tôi (bản-ngã)
Tuy nhiên, trong cái thể khơi nguồn này, đời sống cứ bừng bừng tiếp-tục với những hoạt-động căn-bản, độc-đáo và táo-bạo có hệ-thống chưa hề thấy nhưng theo những qui-luật chung của sáng-tạo (universal laws of genesis). Những í táo-bạo và những hệ-thống tiên-fong này tạo ra một cơ-cấu nảy-sinh thông-thường của bản-ngã. Thế thì, bản-ngã hiện ra cho chính nó trong trật-tự như là một “lịch-sử”. Chúng ta đã nói rằng bản-ngã bao gồm mọi nền-tảng với những zữ-kiện zành cho bản-ngã, hoặc là những nền-tảng này có tính hiển-nhiên hay độc-đáo, hoặc là lí-tưởng hay cụ-thể. Bây jờ ta cần bàn thêm về những hệ-thống cơ-bản (tức là những hệ-thống zo Bản-ngã tạo ra) 8. Nhờ những hệ-thống này mới có zữ-kiện và fạm-trù của zữ-kiện 9. Những zữ-kiện và fạm-trù này chỉ có trong fạm-vi hợp lí. Đồng thời, trong cơ-cấu của chúng, những zữ-kiện và fạm-trù này gắn liền với nhau bởi một cấu-trúc có tính zi-truyền theo lẽ thong-thường. Cấu-trúc này tạo ra bản-ngã cụ-thể (tức bản-ngã có tính cá-nhân [monad]). Nó rõ ràng là một cơ-cấu, có những nền-tảng đặc-thù vì bản-ngã là tất cả những jì có-thể cùng chung hợp lại với nhau (compossible). Thế có ngiã là một Thiên-nhiên [*]9, một thế-jới văn-hóa, một thế-jới của con người với những hình-thái xã-hội của chúng hiện-hữu cho tôi thấy để tôi biết rằng có thể có rất nhiều kinh-ngiệm liên-hệ với nhau hiện-hữu cho tôi. Chúng là những kinh-ngiệm mà bất kì lúc nào tôi cũng có thể mang vào mô-hình í-thức kinh-nghiệm nói chung chung, zù tôi có kinh-ngiệm ra sự-vật mà tôi còn thắc mắc hay không. Điều này còn cho ta thấy rõ hơn nữa là những hình-thái í-thức khác liên-quan tới thế-jan này và những í-niệm mơ-hồ đều là những gì có thể là có thật đối với tôi. Đồng thời những hình-thái í-thức khác kia có thể sẽ chỉ là sự-thực hay hư-hão qua kiểm-chứng bằng kinh-ngiệm về những gì tôi đã biết. Vấn-đề này đòi hỏi một thói quen truy-tầm với những qui-luật rõ ràng. Chúng ta cũng chớ quên những vấn-đề quen thuộc liên-quan đến cỗi-nguồn tâm-lí về “í-niệm không-jan” , “í-niệm thời-jan”, và “í-niệm về sự-vật cụ-thể”, vân vân. Theo fương-fáp Hiện-tượng Luận những í-niệm trên hiện ra rõ-rệt và tự-nhiên vì chúng là những vấn-đề của í-thức. Chúng có vị-trí đặc-biệt trong số những vấn-đề có nền-tảng chung chung. Tuy nhiên, để hiểu những điều phổ-quát và lớn lao có liên-quan tới fương-fáp Hiện-tượng Luận tinh-ròng (eidetic) là một điều rất khó, đặc biệt là vấn-đề liên-quan đến cái gọi là sự xuất-hiện ban đầu (ultimate genesis). Nhà Hiện-tượng Luận mới vào ngề bắt buộc fải ở trong hoàn-cảnh tự xem mình như là một ví zụ trước tiên. Nói một cách lí-tưởng, người ấy fải nhận ra bản-ngã của mình, rồi nhận ra là mình đã có một thế-jan, một thế-jan quen thuộc, với những hiện-tượng như Thiên-nhiên và văn-hoá (khoa-học, nghệ-thuật, kĩ-thuật vân vân) với nhiều sắc-thái ở trình-độ cao như nhà nước và giáo-hội, vân vân. Bước đầu của fương-fáp Hiện-tượng Luận chỉ có tính cách “tĩnh” vì những lối miêu-tả của fương-fáp ấy jống như những lối miêu-tả lịch-sử tự-nhiên (natural history), chỉ để í tới những thể-loại đặc-thù, được sắp xếp theo thứ tự. Những câu hỏi về sự xuất-hiện bao quát của cấu-trúc nơi bản-ngã trong í-ngĩa đại-đồng (universality), mà cho đến bây giờ cấu-trúc ấy mới vượt qua được tính-cách thời-jan 10, xem ra vẫn còn xa vời vì đó là những câu hỏi ở bình-ziện cao hơn 11. Nhưng ngay cả khi chúng ta đã nêu những câu hỏi ấy, chúng ta vẫn thấy nó có jới hạn. Trước tiên, ngay cả quan-sát thông-minh cũng cho thấy bản-ngã có jới-hạn vì bản-ngã sống trong một thế-jan đã có sẵn. Hơn nữa, đây mới là điễm then chốt; chỉ khi nào những khuôn-mẫu về định-luật fát-sinh mở ra và có liên quan tới điểm then chốt thì chúng ta mới có thể thấy những jì đúng của fương-fáp Hiện-tượng Luận là đúng tuyệt-đối fổ-thông. Trong trường-hợp này bản-ngã có thể uyển-chuyển nên bản-ngã không còn fải lệ vào jả-thiết lí-tưởng khắt khe cho rằng một thế-jan có cơ-cấu rõ ràng được mọi người chấp nhận chính là thế-jan zành cho bản-ngã.
§ 38. Sự fát-sinh tĩnh và động
Như trên đã nói, những hình-thức hoạt-động cao hơn của “lí-trí” nằm trong ngĩa đặc biệt, và trong lẽ hỗ-tương vì những hoạt-động này là sản-fẩm của lí-trí có chung sắc-tính gọi là phi-thực (ngĩa là những zữ-kiện “lí-tưởng”). Như vậy hoạt-động không thuộc về bất cứ bản-ngã cụ-thể nào. Chúng ta thấy rõ điều này trong kí-ức thời còn bé của chúng ta.Tuy nhiên ở trong những lĩnh-vực thấp-nhất, như khát-khao kinh-nghiệm, chúng ta jải-thích sự-kiện qua kinh-nghiệm 14 theo những thành-fần của kinh-nghiệm, bằng cách đúc kết chúng lại và liên-kết chúng lại với nhau, theo những vấn-đề tương-tự, nhất là ở vào hoàn-cảnh khiến chúng có thể trở nên khác. Zẫu sao bất cứ cái jì zo hoạt-động mà ra cần có tiền jả-thiết ở lãnh-vực thấp nhất, tức là ở lãnh-vực tĩnh vì nó cho chúng ta những cái jì có sẵn. Khi chúng ta tìm cái jì có tính động, chúng ta tìm nền-tảng của nó bằng những nhóm tĩnh (passive generations = quan-niệm tĩnh*). Sự-kiện “có sẵn” trong cuộc sống của chúng ta chỉ là những sự-kiện vật-chất (ngĩa là những sự-vật chúng ta không muốn chúng mang mầu sắc “tâm-linh” hay “văn-hóa” như, cái búa, cái bàn, hoặc một công-trình thẩm-mĩ). Tính độc-đáo của sự-kiện vật-chất nằm trong cái gọi là “chúng là chính chúng”, trong í-ngĩa tổng-hợp của một thứ kinh-ngiệm tĩnh. Như vậy, những hoạt-động “tâm-linh” là những hoạt-động ban đầu và là những hoạt-động của cuồng vọng (active grasping) hay [zị-đoan] Trong khi những hoạt-động kể trên là kết-qủa của í-thức tổng-hợp, thì sự kết-hợp tĩnh sinh ra toàn “vật-chất” nên cứ tiếp-tục ziễn ra. Sự-kiện vật-chất có sẵn trong í-thức tĩnh rất tự-nhiên và cứ tiếp-tục hiện ra theo từng đơn-vị, zù cho đã được bổ-xung nhiều lần theo lẽ của í-thức tư-nhiên, sự-kiện vật-chất ấy vẫn tiếp-tục hiện ra. trước tiên qua nhiều zạng-thức và qua “những hình-ảnh” thuần thị-jác, trong một khối tĩnh rất rõ ràng. Đó là loại sự-kiện cụ-thể chỉ hiện ra trong một zạng với nhiều vẻ riêng biệt khác. Đúng thế, sự tổng-hợp hay hợp-nhất của hình-thể này có “lịch-sử” riêng của nó. Nhưng nhờ có sự thức-tỉnh hay biết quan-trọng như thế nên Tôi, tức là bản-ngã, có thể biết một sự-kiện vật-chất ngay từ lúc mới nhìn thấy nó. Hơn nữa, không chỉ là vấn-đề thức-tỉnh theo Hiện-tượng Luận mà cũng nhờ sự thức-tỉnh theo ngĩa thông-thường tức là sự thức-tỉnh vế mặt tâm-lí. Xét ra cũng có điều hợp lí khi người ta bảo trong tuổi thơ chúng ta học nhìn sự-vật hữu-hình, và lối í-thức về sự-vật hữu-hình như thế phải có trước mọi í-thức zi-truyền. Trong “jai-đọan tiền thơ-ấu” khả-năng nhận thức tuy đã có sẵn nhưng thực ra không thể cắt ngĩa rõ ràng như một sự-kiện hữu-hình. Nều chúng ta không đặt mình trong jai-đoạn còn thụ-động, nếu chúng ta không sử-zụng vấn-đề thuộc tâm-sinh-lí theo cái nhìn của tâm-lí học, còn gọi là bản-ngã có khả năng fối-hợp, thì chúng ta có thể đi sâu vào trong mọi cơ-cấu í-thức và thấy được ra những hiện-tượng thuộc fạm-vi kinh-ngiệm – tức là những hiện-tuợng kinh-ngiệm ra sự-vật và tất cả những hiện-tượng khác. Zo đó chúng ta thấy rằng những liên-hệ của í-thức đưa chúng ta trở về với cái gọi là “lịch-sử” để biết rõ những hiện-tượng này như là những chất-liệu liên quan tới những chất-liệu khác. Nói một cách khác chúng là những chất-liệu căn-bản đã có sẵn zù cho những chất-liệu này không nằm trong cùng một sự-kiện. Tuy nhiên, sau đó chúng ta đụng fải những qui-luật về í-thức liên quan đến sự thành-hình của những tổ-hợp mới về nhận-thức (sự thành-hình này có trước mọi hoạt-động, và đồng thời chính nó cũng là hoạt-động). Chúng ta đụng fải một sự khai mở (genesis) có tính thụ-động của í-thức tiền-ngiệm (apperception) có nhiều vẻ khác nhau. Í-thức này là kết-qủa gi sâu trong tập quán nên nó chỉ liên-hệ đến í-thức của nó mà thôi. Khi những í-thức tiền-ngiệm theo tập-quán hoạt-động rõ ràng, thì những zữ-kiện có sẫn zành cho Bản-ngã (central Ego) hiện ra 15, ảnh hưởng tới Bản-ngã, và kích-thích hành-động của Bản-ngã. Nhờ có những tổ-hợp thụ-động kể trên (cho nên hoạt-động của tổ-hợp có tính động mới thấm vào), nên Bản-ngã luôn luôn có một môi-trường đầy “sự-kiện”. Ngay cả một môi-trường mà cái gì cũng ảnh-hưởng đến cái tôi đã fát-triển, cũng được kiểm-chứng cho đúng là “một sự-kiện”. Môi-trường này là nền-tảng có những í-ngĩa đích-thực (predicates) miêu-tả rõ ràng sự-kiện mà tôi có thể biết. Biết rằng sự-kiện ấy ở đây, vì đây là í-thức có mục-đìch rõ ràng mà ai cũng biết, và vì những jải-thích hợp-lí là những jải-thích có tính fổ-quát – và có khả-năng biến sự-kiện thành một cái jì rõ ràng ngay trước mắt (abiding posession), để cho ta thấy sự-kiện ấy bất cứ lúc nào. Í-thức có mục-đích rõ ràng là í-thức mà chúng ta có thề hiểu được ngay. Í-thức ấy có cỗi rể fát sinh ra nó. Í-thức ấy cho ta thấy những điểm uyên-nguyên mà chúng ta đã biết. Tuy nhiên những gì mà ta cho là lạ cũng fải có cơ-cấu minh-thị rõ-ràng. Những cái ấy là cái hình của “sự-kiện”, mà nói rõ hơn chúng chính là cái hình của “vật trong không-jan”, “của văn-hóa”, “của zụng-cụ” và của mọi thứ vân vân...
§ 39. Kết-hợp là một nguyên-lí của sự khai-sinh ra cái tĩnh.
February 13-2012 (Còn tiếp nhiều kì) CHÚ-THÍCH Trên đây là một trong những fần sáng-sủa nhất và rất khoa-học của cuốn Suy-tư. Xin độc-jả đọc thêm Zum Problem der Einfühlung/On the Problem of Empathy của Edith Stein. E. Stein là sinh-viên ban Tiến-sĩ của Husserl và cũng là biên-tập cho một số bản-thảo của Husserl. Cô Edith Stein, chưa lập ja-đình, sau khi lấy bằng Tiến-sĩ với luận-án Zum Problem der Einfühlung đã bỏ đi tu nhưng vẫn bị Đức Quốc Xã tìm ra ở Tu-viện Holland, và bị bỏ vào lò ngạt. Luận-án xuất sắc của Stein khai triển rất nhiều điểm của Husserl nhưng tạo thành một fân-tích Hiện-tượng Luận mới gọi là “Empathy”. 1.Theo bản-thảo đánh máy C. Bản-văn xuất-bản đọc là: “những khó khăn, trước hết là chúng ta phải có”. 2.Về sau tác-jả ghi là: trong bất kì bản-ngã nào nẳm còn trong jả-thiết thì bản-ngã ấy có thể là là một vẻ khác đi của cái tôi cụ-thể (my de facto ego) . 3.Về sau tác-jả gi là: không fải trong bất kì khía-cạnh khác nào có thể có của cái tôi (bản-ngã). 4.Về sau tác-jả gi là: Tôi, con người. 5.Về sau tác-jả gi là: xảy ra vì có liên-hệ đến tôi. 6.Câu này tác-jả thêm vào về sau. 7.Tác-jả thêm vào sau này. 8.Tác-jả thêm vào sau này. 9.Tác-jả đã đổi ra: là những cơ-cấu dược chấp-nhận. [*] “Một Thiên-nhiên” viết hoa như thế này có nghĩa là gi? Đặc biệt “Thiên-nhiên” ấy có hình-thái xã-hội! QN. 10.Bên lề trang gi là: vĩnh-viễn? 11.Fần cuối của đoạn này coi như không thỏa mãn [tác-jả chưa hài lòng?]* 12.Tác-jả thêm vào sau. 13.Câu này tác-jả ghi là “chưa thỏa-mãn”. 14.Đọc là “das Erfahrene” thay vì là “das Erfahren” (kinh-ngiệm ra), gi rõ trong bản in và trong bản-thảo đánh máy C. 15.Tác jả gạch bỏ. 16.Theo tài-liệu đã xuất-bản (có fần tùy-tiện), gi là: “den aktiven Gebilden letztlich vorgegebenen”, dã được sửa thành: “im aktiven Gebilden letztlichveorgegebenen”. | |
Nguyễn Quỳnh USA | |