Home » » VỀ VỤ ÁN NHÂN VĂN GIAI PHẨM - 5

VỀ VỤ ÁN NHÂN VĂN GIAI PHẨM - 5

Written By kinhtehoc on Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012 | 01:01

Hoàng Cầm

Giới thiệu:


Hoàng Cầm sinh năm 1921 ở làng Lạc Thổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Hải Dương . Xét về tuổi thì ông thuộc về phái thanh niên, nhưng nếu xét về thành tích thì ông đáng được xếp vào hạng những văn sĩ đứng tuổi, đã có địa vị trong làng văn từ trước cuộc Thế giới chiến tranh thứ hai .

Hoàng Cầm học Trung học ở Bắc Ninh, đỗ bằng Cao đẳng tiểu học năm 1937 và đỗ Tú tài năm 1940 . Nhưng ngay từ khi ômg mới học Đệ tứ, ông đã dịch cuốn Graziella của Lamartine sang tiếng Việt, lấy nhan đề là Hận Ngày Xanh . Ông được nhiều người ưa chuộng từ ngày ấy . Tiếp theo ông dịch cuốn Một nghìn lẽ một đêm, đăng trong Tạp chí Tân Dân .

Hoàng Cầm cũng có viết một cuốn tiểu thuyết đầu tay nhan đề là Thôi Mọng, nhưng nghệ thuật chính của Hoàng Cầm là viết kịch thơ . Cho đến ngày nay, Hoàng Cầm giữ địa vị cao nhất trong văn học Việt Nam về ngành kịch thơ, vì những vở kịch sau đây :

Viễn Khách , tả một câu chuyện về đời Hồ Quý Ly, đăng trong Tiểu thuyết Thứ Bẩy, với bút hiệu là Hoa-Thu .

Kiều Loan , tả một câu chuyện đời Tây Sơn .

Lên Đường , nói về thanh niên thờ Nhật chiếm đóng .

Sau ngày toàn quốc kháng chiến, Hoàng Cầm tham gia bộ đội và trở thành bạn thân của Trần Dần, Lê Đạt . Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản năm 1951, và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Mác Xít về nghệ thuật, ông từ bỏ lối viết kịch thơ . Trong một buổi lễ ở Việt Bắc, trước sự hiện diện của đông đủ anh em văn nghệ sĩ, ông đã lên án những tác phẩm cũ của ông bằng cách " thắt cổ " mấy bản kịch thơ do ông viết, buộc thòng lọng vào môt. sợi giây và treo lên cành cây . Lúc bấy giờ ông hoàn toàn tin theo Cộng sản và quyết tâm " lôt. xác " để " theo kịp đà tiến của xã hội hiện thực chủ nghĩa " trong văn chương .

Nhưng từ năm 1953, sau khi ông được đi " tham quan " (đi dự nh+ng không được tham gia ý kiến " Cải Cách Ruộng Đất ", ông nhận thấy ra thực chất của chế độ Cộng sản . Từ ngày ấy Hoàng Cầm trở lại con người cũ và viết kịch thơ như ngày xưa .

Năm 1956 Hoàng Cầm hoạt động tích cực trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm và được anh em gọi đùa là " con ngựa chiến ". Ông có viết nhiều bài trong Nhân Văn để bút chiến với phe Đảng, nhưng về thơ chỉ có hai bài đặc sắc nhất mà chúng tôi trích sau đây để giới thiệu nghệ thuật làm thơ của ông .

Một bài đăng trong Giai Phẩm mùa Thu, nhan đề " Em bé lên sáu tuổi " tố cáo việc cộng sản bao vây những gia đình địa chủ để bắt con cái phải chết hết và một bài đăng trong báo Văn là một đoạn kịch thơ, nhan đề là " Tiếng hát " trong đó ông dùng lời Trương Chi để kêu gọi nhân dân hãy nổi dậy đấu tranh chống Đảng .

Trường hợp của Hoàng Cầm chứng tỏ rằng một người có tâm hồn nghệ sĩ và thành thật yêu chuộng tự do không thể nào hòa mình được với chế độ Cộng sản .
EM Bé LÊN SáU TUổI


Trích Giai Phẩm mùa Thu

I

Em bé lên sáu tuổi

Lủi thủi tìm miếng ăn

Bố : cường hào nợ máu (1)

Mẹ bỏ con lay lắt

Đi tuột vào trong Nam

Từ khi lọt lòng mẹ

Ăn sữa, ngủ giường êm

áo hoa lót áo mềm

Nào biết mình sung sướng

Ngọn sóng đang trào lên

AI nghĩ thân bèo bọt

Nhưng người với con người

Vẫn sẵn lòng thương xót

Có cụ già đói khổ

Lập cập đi mò cua ;

Bố mẹ nó không còn

Đứa trẻ nay gầy còm

Bỗng thương tình côi cút

Cụ nhường cho miếng cơm

Chân tay như cái que

Bụng phình lại ngẳng cổ

Mắt tròn đỏ hoe hoe

Đo nhìn đời bỡ ngỡ :

" Lạy bà xin bát cháo

Cháu miếng cơm, thầy ơi ! "

ì

Có một chị cán bộ

Đang phát động thôn ngoài

Chợt nhìn ra phía ngõ

Nghe tiếng kêu lạc loài .

Chị rùng mình nhớ lại

Năm đói kém từ lâu

Chị mới năm tuổi đầu

Liếm lá khoai giữa chợ

Chạy vùng ra phía ngõ

Dắt em bé vào nhà

Nắm cơm dành chiều qua

Bẻ cho em một nửa .

Chị bần cố nông cốt cán (2)

ứa nước mắt quay đi :

-- " Nó là con địa-chủ

Bé bỏng đã biết gì

Hôm em cho bát cháo

Chịu ba ngày hỏi truy " (3)

Chị đội (4) bỗng lùi lại

Nhìn đưá bé mồ côi

Cố tìm vết thù địch

Chỉ thấy một con người

Em bé đã ăn no

Nằm lăn ra đất ngủ

Chị nghĩ : " sau lấy chồng

Sinh con hồng bụ sữa " .

ìI

Chị phải đình công tác

Vì câu chuyện trên kia

Buồng tối lạnh đêm khuya

Thắp đèn lên kiểm thảo

Do cái lưỡi không xương

Nên nhiều đường lắt léo

Do con mắt bé tẻo

Chẳng nhìn xa chân trời

Do bộ óc chây lười

Chỉ một màu sắt rỉ,

Đã lâu năm ngủ kỹ

Trên trang sách im lìm

Do mấy con người máy

Đầy gân thiếu trái tim

IV

Nào " liên quan (5) phản động "

" Mất cảnh giác lập trường "

Mấy đêm khóc ròng rã

Ngọn đèn soi tù mù

Lòng vặn lòng câu hỏi :

" Sao thương con kẻ thù ?

Giá ghét được đứa bé

Lòng thảnh thơi bao nhiêu !"

HOàNG CầM

Chú giải :

(1) Trả nợ máu : bị xử tử

(2) Cốt cán : nông dân được Đảng tín nhiệm (chưa phải là Đảng viên)

(3) Hỏi truy : tra khảo

(4) Chị đội : Cán bộ phụ nữ trong đội Cải Cách ruộng đất .

(5) Liên quan : có liên hệ với địa chủ
Trích 2 đoạn trong hồi thứ nhất vở kịch thơ dài Tiếng hát Trương Chi


NHÂN VậT : (trong 2 đoạn này ) :

Mỵ NƯƠNG

HồNG HOA, nữ tỳ

TIếNG HáT TRƯƠNG CHI

Cảnh . --- Một gian phòng trong lầu Tây nhìn ra sông .

Mở màn - Một buổi sớm mùa Xuân -- Tiếng nhạc phía trong văng vẳng -- Sân khấu vắng một lát rồi Hồng Hoa rón rén bước ra, tay cầm một bông hoa đỏ, ngắm một lát rồi bỏ vào siêu thuốc .

Lớp I

HồNG HOA -- TIếNG HáT

HồNG HOA --

Tiếc quá ! Những bông hoa đẹp nhất

Ngắt cụt đi làm thang thuốc ! Lạ đời !

Gạn lọc hết tinh hoa trong trời đất

Đã chắc đâu cứu vãn đưọc lòng người

( nhìn vào trong )

Công nương chừng vẫn ngủ

Ba ngày chẳng nói năng

Tám thày lang chạy chữa

Bệnh mỗi ngày mỗi tăng

Bệnh một đàng, các cụ chữa một nẻo

Khuôn mặt công nương ngày một héo

Thày lang dốt nát chỉ nói mò

Bốc thang thuốc nào cũng thật to

Người bệnh uống vào, mặt nhăn nhó

Thừa-tướng lập nghiêm, cấm không nhổ

Nuốt ực đắng cay vào trong người

Nẫu ruột nẫu gan vì lửa bỏng dầu sôi ...

(Tiếng hát Trương Chi bên ngoài vẳng lên)

TIếNG HáT --

Hò khoan, núi thẳm sông sâu

Đi cùng thiên hạ chẳng đâu biết mình ...

HồNG HOA -- ồ ! tiếng hát ... (Hồng Hoa hé rèm nghe ngóng)

TIếNG HáT --

Ta khao khát phương trời đỏ rực bình minh

Đến khi trời mọc, ta vẫn lênh đênh giữa dòng

Đến đâu bờ bến không cùng

Thuyền đi vô tận, ai hiểu lòng ta đâu ?

HồNG HOA --

Tiếng hát chín mười đêm im vắng

Nay lại về vỗ mạnh bên lầu

Nhìn xuống sông kia, nào có ai đâu ?

Phẳng lặng trường giang trắng xóa ...

Kể từ tiếng hát bốc cao

Đời ở lầu Tây thay đổi cả

Công nương ốm ròng rã

Đêm đêm nghe bão nổi quanh giường

Riêng mình tôi hầu hạ

Cũng thấy như tòa lầu xiêu đổ

Trong đêm dài tăm tối, thê lương

Thừa-tướng luôn chau mày giận dữ

Đàn ca tắt rụi bốn chân tường

Vườn Xuân đã tàn hoa nụ

Con chim trong lồng sõa cánh chết đêm qua ...

Còn tôi ? ...

ở ầu công nương từ lên mười tuổi

Mắt quen nhìn nhung luạ gấm hoa

Nay bỗng thấy buồn tênh, trơ trọi

Nhớ làng xưa quê cũ mịt mù xa ...

Tôi cũng muốn được bay theo tiếng hát

Trở về tìm nghĩa mẹ, tình cha .

(nhìn vào trong)

Kìa nếp chăn sóng sánh

Lá màn lay -- Chừng công nương đã tỉnh .

Bát thuốc này cay đắng lắm, đổ đi thôi .

Vì cứ trông người bệnh nuốt từng hơi ,

Mặt nhăn nhó, tôi chẳng còn muốn sống !

(Hồng Hoa đổ bát thuốc vào chậu cây)

TIếNG HáT --

Thuyền trôi , trôi mấy khúc sông,

Ta đi xa bến biết lòng ai theo ...

HồNG HOA -- (Mĩm cười) Biết lòng ai theo !

Lớp II

HồNG HOA -- Mỵ NƯƠNG -- TIếNG HáT

Mỵ NƯƠNG -- ở phía bên trong rèm lảo đảo bước ra, mặt xanh xao tóc xõa .

Hồng Hoa ơi !

Em hãy tìm về đây tiếng hát của người ...

Lòng chị như lò than cháy đỏ

Em hãy tìm về đây dòng sông đang trôi .

HồNG HOA --

Chị đừng ra đây ! Gió sông lồng lộng !

Tiếng hát ngoài kia, đâu phải tiếng người !

Mỵ NƯƠNG --

Có một người hát vang lừng trên sông ...

HồNG HOA --

Đó là lời than cây cỏ bốn phương trời ..

Chị đừng nghe ...

Càng nghe, càng nặng bệnh !

Mà ... lòng chị ra sao ? Thừa-tướng biết rồi .

Mỵ NƯƠNG -- Phụ thân ta ? ...

HồNG HOA --

Tướng công vừa truyền lệnh

Khóa kín lấp cửa lầu, lấp cả dòng sông

Để không còn tiếng hát !

HồNG HOA -- Lót áo đem về ! Chị nói dễ nghe !

Mỵ NƯƠNG --

Còn dòng sông, chị van em ! Đừng lấp !

Hãy khơi dòng nước uốn đến chân lầu

Để thuyền của chàng dù xa xa tắp

Cũng biết đường tìm đến buộc lòng nhau

HồNG HOA -- ( tinh nghịch )

Chàng nào nhỉ ? à, công nương phạm tội !

Dám nói đến chàng ! -- Này, ở bên kia

Thừa-tướng vẫn rình nghe sớm tối ...

Mỵ NƯƠNG --

Không em ơi ! Chị thức giấc canh khuya

Chỉ thấy mặt phụ thân hiền từ cúi xuống ...

HồNG HOA -- ( nghiêm trang )

Người đã nghe ... Người biết chị say mê

Người giận lắm ! ... Người sẽ xây kín cửa

Thì còn đâu nữa những chiều Xuân

Chị bước ra hiên, đất trời nghiêng ngửa

Sáng bừng lên vì nhan sắc tuyệt trần ?

Còn đâu nữa, những sớm mai nắng mọc

Em đứng nhìn chân mây, tìm bóng khói quê hương ?

Mỵ NƯƠNG --

Em đừng mách Tướng công -- này mớ tóc

Rối như vò, chị gỡ biết bao xong

Nước xanh mát, ngoài kia, em nhẹ bước

Đưa chị ra chải tóc giữa dòng sông

Tiếng hát nằm trên tay như giọt nước

Chị uống hết mùa Xuân, mát rợi trong lòng

HồNG HOA --

Công nương con quan Thừa-tướng

Mười chín mùa Xuân khép cánh song

Nữa bây giờ ốm lả trong phòng

Gót chân công nương nhón trên nhung gấm

Nhung gấm còn êm sước ngón son

Thân quấn lụa the lung linh vàng ngọc

Vàng ngọc lụa the còn sợ đau vai tròn .

Mỵ NƯƠNG -- Không !

Từ khi tiếng hát lọt qua song

Thì chân ngọc đã rơi tàn trên đá lạnh

Thì lụa the nhung gấm

bỗng kho ròn như lá chiều đông ...

TIếNG HáT -- (lại văng vẳng)

Nào người quả phụ trắng khăn tang

Nào đứa em mồ côi khát sữa

Nào ai sống nhục thác oan

Nào ai tan lìa đôi lứa

Nghe tiếng hát này nguôi dần nổi khổ

Dòng sông như lụa quấn quanh người .

Mỵ NƯƠNG -- (muốn xô ra ngoài)

Còn tiếng hát ! Người sẽ không bỏ bến

Người sẽ đến đây ! Em mở cửa, trời ơi !

HồNG HOA --

Chị đi đâu ? Cửa ngoài bằng đá tảng

Tiếng hát đẩy được vào

Vì đó là tiếng gọi của trời cao

Của đất rộng, của quê hương tôi hửng nắng

Nhưng còn chị ...

Phận gái mỏng manh, tay mềm dùng dắng

Hé làm sao cánh cửa khóa lâu đời !

Mỵ NƯƠNG -- ( gan góc )

Ta mở được, ta vượt qua tường đá

Ta chạy ra sông ! -- Đi bốn phương trời

Tìm tiếng hát ... ta đi cùng thiên hạ

Tấm lòng chàng ... riêng ta biết mà thôi ...

HồNG HOA --

Công nương lại sắp nói mê nói sảng

Thôi, để em dìu bước chị vào phòng

Mỵ NƯƠNG -- ( như mê )

Phòng nào đâu ! Ta chỉ có con sông

Chàng đến kia rồi ! Em hãy trông

Người đi trên mặt nước

áo đúc màu da trời

Mắt đọng ánh sao rơi

Từng tiếng sóng trầm trầm

Nâng gót chân rồn đến ...

Ta gặp người đây ! Nghìn năm ước hẹn

Em Hồng Hoa ! ... Đừng mách Tướng-công !

HồNG HOA --

Em ngỡ chị là người sung sướng nhất

AI ngờ đâu, chị lại khổ hơn em

Thôi, để em buông rèm

Xóa màu xanh nước sông

Chị đừng mơ ước nữa !

Mỵ NƯƠNG --

Ta nghe rõ tiếng chàng

Lùa tóc này óng ả

Từng sợi còn ngân vang

Chàng ở ngoài sông lạnh lắm

Lầu Tây này cũng giá băng

Tay chàng lửa ấm

áo xanh bừng nắng điểm trang

HồNG HOA --

Làm gì có áo xanh ?

Người ấy chắc là nón mê áo tải

Tiều tụy thân hình

Cũng như em khi còn mồ-côi bố mẹ

Lìa quê, hành khất đến đây ...

Mỵ NƯƠNG -- à , không !

áo tải nón mê càng đẹp

Lòng chị thương, dệt gấm mặc cho người

Cũng như em ngày nay ...

à, không , chàng là hoàng tử

Từ nước non xa lạ ghé qua đây

Ta mời lại -- Chàng buộc thuyền, ở lại

Chàng hát, ta so giây cung đàn giăng

Ăn ở với nhau chẳng đếm bao năm

Rồi người đón ta lên thuyền

Trôi đi mãi, bến bờ xanh triền miên

( Mỵ Nương đánh đàn, bỗng giây đứt )

Em van chàng ! Em lạnh buốt bàn tay

Sao người nỡ bỏ đi ?

Gió nổi , thuyền nghiêng đắm

Ai làm nên biệt ly ?

( đàn rơi )

Người chết rồi ! Tiếng hát cũng tan rồi

Ai cứu được chàng ! Ai cứu được tôi ?

( Mỵ Nương ngã xuống )

HồNG HOA --

Em biết ngay mà ! Mê mê mộng mộng

Bệnh càng tăng . Rồi Tướng-công quở mắng

Tội thân em -- Ai cứu sống công nương ?

Hồng Hoa đỡ Mỵ Nương vào trong . Sân khấu vắng . Một điệu đàn trầm đục . Ngoài xa ... một tiếng sáo tha thiết .
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved