Lời tựa(b)
Đấy là một thái độ láo xược vô bờ bến, nhưng Việt cộng không dám bắt bẻ, vì nếu nêu bài thơ ấy ra thì mất hết uy tín của ông Hồ . Bài mà họ nêu ra để khủng bố , là bài "Nhất định thắng " của Trần Dần, một nhà thơ trẻ tuổi . Bài thơ dài hơn năm trăm câu, tả sự khổ cực của hai vợ chồng tác giả, thiếu thốn, thất nghiệp, đi trong thành phố Hà Nội mà chỉ thấy " mưa sa và mầu cờ đỏ "
Trong bài thơ ấy, tác giả cũng nêu lên sự đau xót khi thấy hàng vạn người cứ tiếp tục bỏ vùng Việt cộng mà di cư vào Nam . Không nói rõ nhưng ngụ ý của tác giả là : chế độ miền Bắc quá dã man nên họ phải xa lánh, chứ chẳng có ai dụ dỗ họ bỏ nhà bỏ cửa vào Nam như là tuyên truyền Việt cộng vẫn thường rêu rao . Tất cả trách nhiệm về cuộc di cư vĩ đại này Việt cộng phải chịu . Trong bài thơ đó có một đoạn như sau :
Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc
Tai bỗng nghe những tiếng thì thầm
Tiếng người nói xen tiếng đời ầm ả
Chúng phá hiệp thương !
Liệu có hiệp thương !
Liệu có tuyển cử ?
Liệu tổng hay chẳng tổng ?
Liệu đúng kỳ hay chậm vài năm ?
Ôi ! Xưa nay Người vẫn thiếu tin Người
Người vẫn kinh hoàng trước tương lai ...
Vì chữ "Người" trong 2 giòng cuối bằng chữ Hoa, nên cán bộ lãnh đạo vịn ngay vào cớ đó để buộc cho Trần Dần có ý ám chỉ ông Hồ chí Minh vì xưa nay chữ Người viết hoa vẫn dành riêng cho ông Hồ . Như vậy là tờ Giai-Phẩm mùa Xuân bị tịch thu và Trần Dần bị bắt, bị mang ra đấu trước một cuộc họp đông đảo của toàn thể các văn nghệ sĩ trong "Hội các nhà văn ". Trần Dần bị quy vào tội phản động và bị bắt giam . Phẫn uất quá, Trần Dần cứa cổ tự tử, nhưng không chết, sau này vẫn mang một cái sẹo ở cổ . Cái sẹo đó trở thành một dấu hiệu của sự áp bức văn nghệ dưới chế độ Cộng sản miền Bắc .
Giai Phẩm mùa Thu ra đời
Nhưng chẳng bao lâu thì Mikoyan sang thăm Hà Nội để giải thích cho ông Hồ về sự cần thiết phải thay đổi chính sách, phải nới lỏng tay . Tiếp theo đó, ngày 26 tháng 5 năm 1956, họ Mao tuyên bố chính sách " Trăm hoa đua nở ". Và chỉ một tháng sau, công nhân Ba Lan nổi loạn ở Poznan . Việt cộng lúng túng phái cán bộ đi giải thích về vụ Poznan, nhưng dân chúng Bắc Việt nhất thiết không tin lời giải thích của cán bộ .
Cũng vào dịp này, Đảng Lao Động bắt đầu cho nhân dân học tập về chính sách mới của Krushchev . Trong một bài đăng trong báo Nhân Văn số 2 xuất bản ngày 20 tháng 9 năm 1956 có một đoạn nói về buổi họp đó như sau :
" Đợt học tập của giới văn nghệ tháng tám vừa qua đã là một cuộc tranh đấu sôi nổi của trên 300 người công tác văn nghệ . Phát triễn sự việc như thế nào, chỉ trích bè phái như thế nào, xây dựng Trung ương Đảng như thế nào, Nguyễn Đình Thi tổng kết quanh co như thế nào, Nguyễn Hữu Đang tham luận mạnh bạo như thế nào, Tố Hữu nhận lỗi qua loa như thế nào, anh chị em đã nghĩ những gì ... báo Nhân Dân biết rõ . Thế rồi bè phái lãnh đạo văn nghệ vẫn cứ ngoan cố làm thinh ... tuyệt nhiên không giải quyết một nguyện vọng nào của anh chị em " .
Xem đoạn văn đó thì chúng ta thấy rằng quần chúng văn nghệ đã tấn công mãnh liệt vào "bè phái" lãnh đạo, đã đẩy "bè phái" đó vào chỗ bí, không có đường thoát. Như vậy là quần chúng văn nghệ đã nắm được ưu thế, và họ không bỏ lỡ dịp tấn công luôn và liên tiếp .
Ngày 29 tháng 8, 1956 Giai Phẩm mùa Thu tập 1 ra đời . Trong tập này cụ Phan Khôi giáng một trùy chí mạng vào đầu giai cấp lãnh đạo . Bài của cụ nhan đề là " Phê bình lãnh đạo Văn nghệ ". Bài này đã làm nhân dân Hà Nội xôn xao . Có người viết trên báo Thời Mới, ví bài của cụ Phan như một " quả bom tạ " thả ngay giữa Hà Nội . Có người thốt lên rằng chín mười năm nay mới lại nghe thấy tiếng nói " sang sảng " của cụ Phan .
Tờ Nhân Văn số 1 ra đời vào ngày 15 tháng 9. Giới sinh viên Đại học cũng hưởng ứng sôi nổi và xuất bản một tờ báo chống Đảng lấy tên là Đất Mới . Tờ tuần báo Trăm Hoa của thi sĩ Nguyễn Bính, trước kia hiền lành, nay cũng hưởng ứng phong trào, ra một loạt mới đả kích Đảng. Phong trào lan rộng đến nổi giọng công kích lan ra cả tờ Thời Mới là tờ báo hàng ngày, lâu nay vẫn ngoan ngoãn đối với Đảng . Nó thâm nhập cả vào báo chí của Đảng .
Báo Cứu Quốc, cơ quan của Mặt Trận Tổ Quốc cũng nêu ra nhiều tệ hại của chế độ trong mục tự phê bình, nhan đề là Cuốn Sổ Tay . Mà đặc biệt là báo Nhân Dân, cơ quan chính thức của Đảng cũng tiết lộ nhiều " sai lầm ". Cho đến cả báo Học Tập , cơ quan nghiên cứu lý thuyết của Đảng cũng nêu ra nhiều vụ hà lạm của cán bộ đảng viên .
Nói chung thì suốt trong ba tháng, nhân phong trào sửa sai, tất cả dư luận và toàn thể báo chí đều phàn nàn về bệnh " quan liêu " của bè phái lãnh đạọ Khác nhau là ở chỗ các báo đối lập thì nói thẳng tay , bổ những nhát búa chí mạng vào đầu giai cấp thống trị, còn các báo chí của Đảng thì bất đắc dĩ, thấy người ta nói nhiều và đúng quá, cũng phải a dua theo, bộc lộ chút ít sai lầm, để tỏ ra mình không ngoan cố lắm, đó là nhất thời và cá biệt, còn nói chung thì Đảng và Bác bao giờ cũng sáng suốt .
Mọi việc " sai lầm " đáng tiếc đều do cán bộ cấp dưới gây ra, còn cấp trên vẫn nắm vững chính sách . Nhưng các báo chí đối lập không thèm đếm xỉa đến cấp dưới mà lại chĩa mũi dùi vào cấp lãnh đạo, nên cùng kỳ lý, Hồ Viết Thắng phải đứng ra tự đọc bản tự kiểm thảo về những sai lầm về Cải cách ruộng đất, Võ Nguyên Giáp cũng phải thay mặt Đảng công nhận những " khuyết điểm ".
Bút chiến với các báo của Đảng
Bị mất hết uy tín, và bị tấn công vào những chỗ yếu, không có cách gì đỡ, các cấp lãnh đạo chỉ có cách là làm thinh . Hồ chí Minh hoàn toàn không lên tiếng . Tố Hữu sang Bắc Kinh nằm yên trong ba tháng . Bọn " cai văn nghệ " như Hoài Thanh, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư không dám hé răng . Những biến chuyển liên tiếp ở Đông Âu làm cho mấy " ông to " hoang mang, không biết địa vị của họ có còn được vững bền không .
Tuy nhiên Đảng cũng phải tìm cách phản ứng bằng cách ra lệnh cho cán bộ chính trị viết những bài phản công trở lại . Bài đầu tiên là của Nguyễn Chương đăng trên mặt báo Nhân Dân ngày 25 tháng 9, 1956 . Trong bài này Nguyễn Chương vu cho báo Nhân Văn là tay sai của địch , vì theo Nguyễn Chương thì báo Nhân Văn công kích Địch thì ít , mà công kích Ta thì nhiều .
Báo Nhân Văn liền đập lại bằng một bài như búa giáng. Bài đó do ba cây bút cứng của nhóm Nhân Văn là Hoàng Cầm, Hữu Loan và Trần Duy viết và mang đầu đề là " Chúng tôi cực lực phản đối luận điệu vu cáo chính trị ". Họ đốp chát với Nguyễn Chương từ lý luận một, và sau mỗi ly luận, nhóm Nhân Văn lại hạ một câu hài hước như sau : " Bạn cố tình đến thế, chúng tôi còn biết nói sao ? " .
Mỗi lần bẻ gãy ly luận của Nguyễn Chương, họ lại láy đi láy lại câu nói trên để nêu rõ tính cách " ngoan cố " của bọn cán bộ Đảng. Vừa bị đập mạnh vừa bị chế diễu Nguyễn Chương cố gắng thanh minh bằng một bài thứ hai đăng trong báo Nhân Dân thì bị luôn Chu Ngọc, trong nhóm Nhân Văn giáng thêm cho một trùy, bằng một bài nhan đề là : " Quần chúng đã chán ghét lối chận họng đó rồi ". Thế là Nguyễn Chương im bặt . Đến lượt Hoàng Xuân Nhị lên võ đài tỷ thí .
Hoàng Xuân Nhị là giáo sư thạc sĩ có sẵn một mớ lý thuyết Mác Xít, mang từ Pháp về nên lôi cả ông Mác và Lê Nin ra để đối phó bằng cách dùng lời Lê Nin và Mác để chứng minh rằng Văn Nghệ phải có đảng tính và văn nghệ sĩ phải triệt để phục tùng sự lãnh đạo của Đảng .
Nhóm Nhân Văn liền cử ngay một sinh viên Đại học là Bùi Quang Đoài, học trò của ông Nhị lên đo sức với ông Nhị . Bùi Quang Đoài vạch ra rằng ông Nhị xuyên tạc lời nói của Lê Nin . Bùi Quang Đoài viết : " Một là ông Nhị không tiêu hóa được tài liệu, hai là ông Nhị đã lợi dụng tài liệu để xuyên tạc . Nó không đúng với tinh thần trung thực của người trí thức ".
Sau khi bẻ lý luận của vị giáo sư thạc sĩ, và chê vị giáo sư đó còn dốt lắm , Bùi Quang Đoài kết luận : " Tôi xin đề nghị với ông Nhị một điều ... cố gắng nghiên cứu, suy nghĩ, để giữ bản chất trung thực của người trí thức ". Từ đấy không thấy Hoàng Xuân Nhị trở lại võ đài nữạ
Chiến thuật đó lần lượt được đảng mang áp dụng qua những thủ đoạn như sau:
a) Ra lệnh cho Mậu-dịch không bán giấy in báo cho nhóm đối lập . Thủ đoạn này không có kết quả gì vì nhóm đối lập được nhân dân nhiệt liệt ủng hộ giúp tiền mua giấy ở chợ đen .
b) Khủng bố những người phát hành. Báo Nhân Văn trong os^ 4 ra ngày 5-11-56 có tố cáo thủ đoạn đó như sau :
"Một khách hàng vào một hiệu sách ở khu Hồng Quảng. Khách hỏi : " ở đây có bán báo Nhân Văn không ? ". Ông chủ hiệu vừa vuốt râu mép vừa trả lời : " Bán báo Nhân Văn có mà chết sớm ".
Thủ đoạn này lại cũng không thành công vì nhóm đối lập huy động sinh viên và học sinh đi bán .
Đảng cũng ra lệnh cho bưu điện không phân phát báo Nhân Văn . Số báo Nhân Văn kể trên cũng tố cáo hành động đó và viết một câu hài hước : " Biết đâu mấy ông ở bưu điện chẳng thích báo Nhân Văn quá nên giữ lấy để đọc một mình ".
c) Khủng bố những người đọc. Hàng loạt cán bộ được tung ra khắp phố phường Hà Nội, xông vào từng nhà một để giải thích rằng báo Nhân Văn là báo phản động. Báo Nhân Văn có nêu lên một trường hợp rất hài hước là cán bộ đi nói xấu báo Nhân Văn vào nhầm nhà một văn nghệ sĩ trong chính nhóm Nhân Văn, và bị vợ nhà văn đó trả lời cho mấy câu đanh thép làm cho chị cán bộ phải câm miệng.
d) Vận động thợ in không in . Để thực hiện mưu mô này, Đảng phải huy động đến Hoàng Đạo là tay gián điệp số một, đã nổi tiếng trong vụ phá hoại chiếc tàu Amyot đInville và trong việc điều tra " Vụ án Bái Thượng ". Hoàng Đạo được tức khắc bổ sang công đoàn để dùng hệ thống công đoàn uy hiếp công nhân nhà máy in, bắt phải đình công không in báo " phản động ". Tuy nhiên, công nhân vẫn không nghe theo . Báo vẫn cứ ra đều, không hề bị gián đoạn .
VU CáO CHíNH TRị
Sau khi phá ngầm không kết quả. Đảng chủ trương phá công khai bằng cách vu khống nhóm văn nghệ sĩ là tay sai của địch, của đế quốc. Để chứng minh việc đó, báo Nhân Dân dựng đứng câu chuyện Chính phủ miền Nam triển lãm báo Nhân Văn ở Courtinat Saigon (sic).
Sự thực thì lúc bấy giờ chính phủ miền Nam chưa có lấy một tờ Nhân Văn trong tay, vì mãi đến tháng 11, khi tờ Nhân Văn sắp bị đóng cửa mới có được mấy số lọt vào Saigon, do kiều bào ở Paris gửi về. Báo Nhân Dân chỉ được tin phong phanh rằng Bộ Thông Tin ở Saigon hồi tháng 6-1956 có tổ chức một cuộc triển lãm những tài liệu chứng tỏ Việt cộng không tôn trọng Hiệp Ước Geneve, tại phòng Thông Tin Saigon ở đường Catinat .
Trong cuộc triển lãm này, ngoài những tài liệu chính trị và quân sự chứng tỏ rằng Việt cộng thực sự có cấu kết với Bình Xuyên, Hòa Hảo để quấy rối miền Nam, cũng có một số báo chí Việt cộng, bắt được trong các hầm bí mật, cùng với cán bộ Việt cộng nằm vùng. Nhưng toàn là các báo chí của Đảng như Nhân Dân, Tổ Quốc v.v... không hề có Nhân Văn, vì lý do tờ Nhân Văn lúc đó chưa ra đời . Báo Nhân Dân lại chỉ nhớ mang máng nên lầm Catinat thành Courtinat , một cửa tiệm bán tạp hóa của người Pháp ở cùng phố.
khi sắc lệnh được ban bố, những tờ báo khác như Trăm Hoa, Đất Mới, Giai Phẩm đều chết không có cáo phó .
Sự thực thì những điều cấm trong sắc lệnh ngày 15-12-1956 đã có ban bố trước, ngay từ khi Việt cộng mới về tiếp thu Hà Nội, hồi tháng 10 năm 1954. Nhưng hồi đó tất cả các báo chí đều là báo chí của Đảng, nên Việt cộng chủ quan, chỉ mở một cuộc họp báo ở phòng Thông Tin, phố Tràng Tiền, rồi giao hẹn mồm về mấy điểm cấm đoán . Đại khái có 5 điều :
* Không được chống chính phủ, chống chế độ ;
* Không được xúi dục nhân dân và bộ đội làm loạn ;
* Không được nói xấu các nước bạn ;
* Không được tiết lộ bí mật quân sự ;
* Không được đăng bài vở có phương hại đến thuần phong mỹ tục .
Một lý do khác là lúc bấy giờ Việt cộng mới ở chiến khu về Hà Nội là nơi có tai mắt quôc tế, muốn tỏ ra có thái độ " yêu chuộng tự do " hơn " phe quốc gia ", nên tránh không muốn cấm bằng sắc lệnh, sợ gây dư luận, nên chỉ đe dọa bằng mồm .
Họ không ngờ rằng , " khẩu thiệt vô bằng " sau này nhóm văn nghệ sĩ đối lập cứ làm như quên không nhớ và cứ ra báo một cáh rất tự nhiên để chống lại chế độ, chống lại Đảng.
ĐảNG RA BáO "VĂN"
Sau khi đóng cửa tờ báo Nhân Văn, và bóp chết mấy tờ báo đối lập khác. Đảng thấy cần thiết phải cho ra một tờ tạp chí văn học để thay thế, vì chả lẽ trong nước không có lấy một tờ báo nào chuyên về văn học. Đảng bèn chỉnh đốn lại Hội Văn Nghệ , bắt bầu lại ban chấp hành, gạt những phần tử đối lập ra và đưa toàn những " cai văn nghệ " vào ban chấp hành mớị Lúc bấy giờ một mình trên võ đài, Đảng tha hồ chửi rủa nhóm Nhân Văn là phản động, là gián điệp tay sai của địch .
Đảng cho phép Hội Văn Nghệ xuất bản tờ tạp chí " Văn ". Chủ bút là Nguyễn Công Hoan, phó là Nguyễn Tuân và Tổng thư ký tòa soạn là Nguyên Hồng .
Báo Văn sản xuất mỗi tuần một kỳ . Một nửa số trang dành riêng cho những bài dịch tiểu thuyết Nga, một nửa khác gồm toàn những bài tán tụng văn học Trung quốc vĩ đại . Kết quả là giá trị văn nghệ rất kém, không ai buồn xem . Lý do là vì các văn nghệ sĩ có tài đều một lòng tẩy chay, bất hợp tác với cơ quan ngôn luận của Đảng .
BáO " VĂN " Bị CHỉNH
Thấy báo Văn nhạt nhẽo quá, Đảng lấy làm ngượng và tức bực, nên nóng mặt phải lên tiếng . Tờ Học Tập , cơ quan nghiên cứu lý thuyết của Đảng viết một bài chê báo Văn là dở . Tác giả bài đó là Thế Toàn, một cán bộ chính trị còn ít tuổi viết :
" Qua 10 số đầu của tuần báo Văn, chúng tôi nhận thấy nội dung tờ báo còn nghèo nàn . Tờ báo hầu như xa rời thực tế, xa rời cuộc sống, tách rời những nhiệm vụ trung tâm của Cách mạng " .
Nguyên Hồng, Tổng thư ký toàn soạn của báo Văn bị mất mặt nên phải ứng ngay bằng một bài trả lời Thế Toàn, đăng trong báo Văn số 15 ra ngày 16 tháng 8, 1957 . Sau khi gạt phăng những lời buộc tội của đối phương, Nguyên Hồng phê bình trở lại Thế Toàn là công chức, là quan liêu và " trịch thượng ".
BáO "VĂN" QUAY RA CHốNG ĐảNG
Sau đo người ta thấy báo Văn thay đổi thái độ . Những bài nịnh Đảng thấy bớt dần, và những bài xược với Đảng thấy mỗi ngày một nhiều thêm . Nhìn đến tên tác giả các bài có ngụ ý chống Đảng, thấy tên các nhà văn trước kia đã viết trong nhóm Nhân Văn và Giai Phẩm .
Người đầu tiên là Phùng Quán . Phùng Quán là một sinh viên trước kia đã viết bài " Chống tham ô lãng phí " đăng trong Giai Phẩm mùa Thu . Lần này Phùng Quán viết bài " Lời mẹ dặn ". Bà đó có những câu như sau :
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều,
Cũng không nói yêu thành ghét .
Dù cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu .
&&&
Tôi muốn làm nhà văn chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngot. được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi, ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn trên đá
Đến tờ Văn số 24, độc giả lại thấy Hoàng Cầm xuất hiện . Hoàng Cầm là một chiến tướng của nhóm Nhân Văn . ở đây Hoàng Cầm viết một vở kịch thơ ngắn, nhan đề là " Tiếng Hát ", nói vềtruyện Trương Chi . Nhưng Hoàng Cầm biến lời hát của Trương Chi thành tiếng gọi của Tự DO . Mỵ Nương tượng trưng cho giới Văn nghệ bị kìm hãm trong ngục tù, và ông Quận công, người cha của Mỵ Nương tượng trưng cho uy quyền độc đoán của Đảng .
Tiếng hát của Trương Chi kêu gọi mọi người bị Cộng sản hành hạ, đấu tố, hãy đứng dậy . Trương Chi hát :
Nào người quả phụ trắng khăn tang
Nào đứa em mồ côi khát sữa
Nào ai sống nhục chết oan
Nào ai tan lìa đôi lứa
Nghe tiếng hát này ...
Trong khi đó thì cha của Mỵ Nương (ngụ ý muốn nói Đảng )
... vừ a truyền lệnh
Khóa kín cửa lầu, lấp cả sông
Để không còn tiếng hát !
Nhưng mặc dầu ngăn cấm bằng cách nào, tiếng kêu gọi Tự DO vẫn lọt tới lòng người :
... cửa ngoài bằng đá tảng
Tiếng hát được đẩy vào
Vì đó là tiếng gọi của trời cao
Của đất rộng ...
Và Mỵ Nương (ý muốn nói giới văn nghệ sĩ) vẫn gan góc :
Ta mở được, ta vượt qua tường đá
Ta chạy ra sông ! Đi bốn phương trời
Tìm tiếng hát ... ta đi cùng thiên hạ ...
Tóm lại, ý chính của Hoàng Cầm là nhất định chống lại sự áp bức của Đảng và quyết tâm phá tan mọi gông cùm xiềng xích .
Sau Hoàng Cầm đến lần Trần Duy xuất hiện . Trần Duy vẽ một bức tranh khôi hài chế diễu sự can thiệp thô bạo của Đảng vào văn nghệ Ông vẽ một bức tranh tả một người họa sĩ đang vẽ một đóa hoa .
Cán bộ bắt bẻ, bắt phải vẽ thêm hết thứ này đến thức khác để cho hợp với đường lối chủ trương của Đảng . Sau khi tuân theo lời cán bộ vẽ thêm mãi vào bức tranh, bức tranh biến thành một thứ hổ lốn, không có nghĩa ly mà cũng không còn mỹ thuật .
Cuối cùng là kiện tướng Phan Khôi ra mắt . Cụ viết một chuyện ngắn về gia đình cụ , nhan đề là " Ông Năm Chuột ". Câu chuyện dài dòng, nhưng ngụ ý của cụ là giai cấp thống trị thuở xưa cũng như giai cấp thống trị ngày nay, đều đầy dẫy những thối nát, nhưng cứ cố tình che đậy . Mặc dù khéo léo che đậy, trong dân gian vẫn có những người ranh mãnh, nhìn thấy hết . Che đậy cũng vô ích . (Xem bài Ông Năm Chuột )
Bài đó kết thúc số phận báo Văn . Đảng bắt Hội Văn Nghê phải đình bản tờ báo ngay tức khắc .
Việc đầu tiên là bắt 304 văn nghệ sĩ đi chỉnh huấn . Như thường lệ, mọi người đi chỉnh huấn đều bị dồn ép, áp bức tinh thần cho đến mức phải bộc lộ những sai lầm và viết bài " tự kiểm thảo ".
Có 4 người không chịu đi dự lớp chỉnh huấn : Phan Khôi , Trương Tửu , Thụy An và Nguyễn Hữu Đang . Đảng ra lệnh bắt Thụy An và Nguyễn Hữu Đang giam vào nhà pha Hỏa Lò . ( Nguyễn Hữu Đang hình như đã tự tử sau khi bị bắt ). Trương Tửu bị cất chức giáo sư ở trường Đại học Văn Khoa, vợ con và cả gia đình nhà vợ bị bao vây kinh tế, nghĩa là rút giấy phép buôn bán ( gọi là giấy đăng ký ).
Cụ Phan Khôi vì đã 73 tuổi, và vì có nhiều uy tín trong nước, nhất là đối với trí thức ở miền Nam, nên hiện được để yên . Tuy nhiên cụ bị " treo giò " không được giao thiệp với ai mà cũng không ai được lui tới thăm cụ . Mặc dù vậy, cụ nhất định không chịu đầu hàng. Ngồi nhà cụ vẫn viết một cuốn sách nhan đề là " Nắng Chiều " gửi đến ban chấp hành Hội Văn Nghệ để chửi Cộng sản một cách thậm tệ (Xem phần tà.i liệu cụ Phan Khôi) .
Trong khi mấy lãnh tụ của nhóm Nhân Văn bị cô lập, hoặc bị bắt thì Đảng mở một chiến dịch chửi rủa họ , rộng lớn hơn tất cả mọi chiến dịch chửi rủa từ xưa tới nay . Chiến dịch này kéo dài mãi đến nay vẫn chưa hết .
Đảng cũng còn nhận thấy " nọc độc Nhân Văn " đã thấm nhiều vào đầu óc mọi người, nên bắt tất cả giới trí thức, công chức, cán bộ, học sinh và cả cán bộ bộ đội , phải tẩy não sắp lượt .
Số PHậN HIệN NAY CủA CáC VĂN NGHệ Sĩ ĐốI LậP
Sau cuộc chỉnh huấn thì mặc dầu đã thú tội, các văn nghệ sĩ ở miền Bắc đều bị đưa đi " học tập lao động ". Mọi người đều phải đi và Đảng nhận thấy rằng trong cuộc " khởi nghĩa hụt " vừa qua, mọi người đều bị ảnh hưởng " xấu " của nhóm Nhân Văn, không ít thì nhiềụ
Tuy vậy sự trừng phạt cũng tùy theo tội trạng. Nhẹ thì được lao động ít, phái đi những nơi gần. Nặng thì bị đầy đi nước độc, phải lao động nhiều .
Một đoạn ngắn trong bài " Nắm chắc lấy vũ khí chiến đấu của chúng ta " đăng trong tạp chí Văn Nghệ số 7, tháng 7, 1958, để lộ chính sách đó :
" Mọi người đều thấy là cần thiết và rất hoan nghênh một việc quan trọng mà ban chấp hành hội Liên hiệp Văn Học nghệ thuật đã đề ra là tất cả các văn nghệ sĩ đều phải cố gắng , tích cực đi vào thực tế đời sống công nông binh " tham gia lao động " . Tất nhiên nhóm phá hoại Nhân Văn -- Giai Phẩm cũng đi với chúng ta, nhưng việc làm của họ hoàn toàn có ý nghĩa khác ".
ý nghĩa khác đó, là không phải đi để " học tập lao động " mà là đi để " an trí " để được giao phó cho chính quyền và chi bộ địa phương quản thúc, để làm như một tên tù khổ sai và để muỗi độc chích thêm cho một liều vi trùng sốt rét, vì đảng cho rằng 9 năm vừa qua, lá lách của những người anh dũng đó, tuy có sưng nhưng chưa rụng hẳn .
Vậy họ bị đưa đi những nơi đâu ? Trở lại những nơi hẻo lánh, những nơi " ma thiêng nước độc " mà họ đã từng lặn lội trong chín năm trời . Trong thời gian trước họ không chết, vì họ còn là chiến sĩ, là đảng viên, họ có trợ cấp, có thuốc thang . Khu Việt Bắc âm u, trước kia là trung tâm cách mạng, nay lại trở lại nơi giam cầm chính trị phạm .
Những trại giam được thiết lập ở đâu ? Sinh hoạt trong trại ra sao ? và tội nhân khi tới nơi phải làm những công việc gì ? Chúng ta hãy nghe Yến Lan, một văn sĩ tập kết kể lại . (Nên nhớ rằng Yến Lan chưa phải là đầu sỏ, chưa được xếp hạng vào loại " tử tù ").
Yến Lan kể : (Trích báo Văn Học số 9, ngày 15 - 18 -1958)
"...Đây là một vùng đồi trọc ... không một quán, cũng không một mái chùa, một cây đa cổ thụ . Nhà dựng ở chân đồi, lúp xúp một kiểu ... Huyện lỵ trông bề ngoài thật là nghèo khổ . Toàn là nhà tranh, lèo tèo, ngắn ngủn ... Huyện lỵ cách thôn chúng mình hơn ba trụ số . Đi vào ngang qua những cánh đồng, rìa theo triền đồi và vượt qua sườn đồi . Lên cao xuống thấp, lòng mỗi người lại nghĩ đến một cảnh nào như đã sống quen, hoặc có đi qua, và hái được một số kỷ niệm chiến khu, một cảnh nghĩ chân trên đường phiêu lãng cũ . Riêng Lan, sao mà tha thiết nhớ đến An Khê .
" Ba hôm đầu, tổ mình đã đi vào sản xuất, cùng theo xã viên ra đồng làm ruộng. Lan đã bừa trong ruộng nước . Lại cầy và tát nước . Mấy hôm nay cắt lá, vớt bùn ao làm phân xanh .
" ... Lúc mới về, hỏi ra tình hình sinh hoạt, thấy thừa người lớn, vắng trẻ con ( ở đây đẻ nhiều nhưng nuôi được it ), nhiều người chân phềnh ra như chân voi ...".
YếN LAN
Và đây là một cảnh khác, do Hoàng Chương một cán bộ " văn công " Khu V tập kết và bị " cưỡng bách lao động " kể lại : (cũng trích trong bài báo kể trên).
" ... Từ nhà đến đồng Cống xa chừng ba cây số . Chúng tôi dậy thật sớm tranh thủ gánh phân để tránh bớt nắng trưa . Tôi nhớ năm nào tiếp tế bộ đội ở chiến trường, gánh lúa bốn mươi cân leo dốc, nhờ vui và thích mau gặp bộ đội nên quên mệt (*). Cô Thu, người Hà Nội, trước chưa quen gánh, hôm nay cũng cố được hai mươi cân . Nhìn Hùng cởi trần gánh thoăn thoắt, ai biết đó là một sinh viên Hà Nội .. Cuộc sống vui vẻ thân mật, tôi thấy như sống giữa gia đình, làng xóm của mình ở miền Nam ! ".
HOàNG CHƯƠNG
(Hội Văn Công Liên khu V)
Không bút nào tả được tâm trạng của những con người yêu chuộng Tự Do, đã hy sinh tất cả để theo đuổi kháng chiến, đã vô tình giúp sức cho cộng sản thành công, và khi cùng nhau tới đích, mới sống ở Hà Nội chưa được bao nhiêu ngày lại bị cộng sản đưa trở lại " Chiến Khu " để sống nốt những ngày tàn .
Phong kiến ngày xưa không bao giờ bội bạc với công hầu một cách " tập thể " như vậy .
(*) Ngụ ý bây giờ thì không vui như vậy .
Lịch sử loài người đã ghi chép nhiều chế độ tàn bạo: Tần Thủy Hoàng, Néron, Hitler vân vân. Nhưng chưa có một chế độ nào vô nhân đạo bằng chế độ Cộng sản. Đây là một điểm cần phải nhận định. Điểm thứ hai là các chế độ bạo tàn từ trước tới nay đều chỉ dùng bạo lực để đàn áp dân chúng, không dùng đến thủ đoạn, do đó, dân chúng còn một lối thoát là dùng mánh lới để lừa dối chính quyền.
Trong thời Pháp thuộc chúng ta đã nghe câu chuyện vợ lên huyện tố cáo chồng nấu rượu lậu, để sau khi chồng đi tù, vợ ở nhà yên tâm ... nấu rượu lậu . Mưu mô, mánh lới, vốn dĩ là khí giới của kẻ yếụ
Ngày nay, dưới chế độ Cộng sản, thì thứ khí giới đó không còn hiệu nghiệm, vì chính quyền Cộng sản, mới xuất thân từ nơi dân chúng, không lạ gì thứ khí giới đó, và còn biết dùng nó một cách hiệu nghiệm hơn mọi người vì Cộng sản có phương tiện phổ biến kinh nghiệm, có cả một hệ thống tay sai để bố trí lừa bịp đại quy mộ
Vì vậy nên một cuộc cách mạng chống Cộng, phát xuất ngay trong lòng Cộng sản phải có những chiến thuật tinh vi hơn những chiến thuật đã được áp dụng từ trước tới nay, trong mọi cuộc cách mạng khác.
Trong cuộc nổi dậy vừa qua của trí thức ở miền Bắc, những người tham gia đã áp dụng phương pháp gì, chúng ta là những người ngoại cuộc khó lòng biết rõ. Tuy nhiên, theo rõi tin tức bằng báo chí và nhất là nghiên cứu các bản thú tội của một số nhân vật trong nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm, chúng tôi tạm ghi ở nơi đây một số ít nhận xét. Chúng tôi tạm phân tách đường lối chống đối của giới trí thức đối lập thành một số chiến thuật.
1) Chiến thuật bất hợp tác
Nói nôm là tẩy chay Đảng, không viết bài do Đảng "com măng". Hễ cán bộ Đảng, những "cập rằng văn nghệ" thúc dục thì thoái nói rằng chưa nắm được thực chất vấn đề, còn đang tìm cảm hứng, hoặc dây dưa khất lần, nói rằng sắp sửa viết, hoặc còn đương "thai nghén". Nếu bị bức quá, bị dọa cắt sinh hoạt phí, hoặc đuổi ra khỏi trại thì cầm bút viết quấy quá cho xong chuyện, hay dở không cần. Nếu bị khiển trách thì lấy cớ là tại "chưa lột xác". Đa số van nghệ sĩ đã áp dụng chiến thuật này trong suốt thời gian kháng chiến. Bà Nguyễn thị Kim, một điêu khắc gia có tài, nhận ba sào ruộng của chính phủ cấp để cày cấy sinh nhai, nhưng đến khi kiếm tạm đủ ăn thì không nặn tượng nữạ Lãnh đạo hỏi tại sao không nặn, thì bà rêu rao rằng tại cày cấy khó nhọc, tay bị cứng rắn không nặn được tượng nữạ
Cũng vì giới văn nghệ miền Bắc trường kỳ áp dụng chiến thuật đó, nên suốt trong thời gian kháng chiến nền văn nghệ của Việt Minh không phát triển. Trong chín năm liền, trừ một vài bài thơ ca ngợi Bác Hồ, ông Sít ta lin, của Tố Hữu, của Xuân Diệu, ngoài ra không có một tác phẩm nào đáng kể, trừ một số thi ca có tính chất lãng mạn bị cấm không cho phát hành.
Chúng ta thấy giới văn nghệ ở miền Bắc chỉ thực lòng sáng tác khi họ cầm bút viết bài chống lại Đảng, trong hai năm 1956 và 1957. Những bài của họ mà chúng tôi sẽ trích trong phần tài liệu đáng được coi là những kiệt tác trong văn chương nước nhà và thế tất sau này phải ghi vào văn học sử. Một số bài được dịch ra ngoại ngữ và phổ biến ở nhiều nơi, đã làm ngoại quốc thán phục. Văn chương chống Cộng ở miền Bắc đã được liệt vào hạng hiếm có nhất trên Thế giớị
Nhưng sau khi tờ Nhân Văn và Giai Phẩm bị đóng cửa thì một lần nữa các văn nghệ sĩ ở miền Bắc lại rút lui vào thế tiêu cực. Khi Đảng cho ra tờ báo "Văn" để thay thế tờ Giai Phẩm họ tẩy chay không viết, cho đến lúc mấy ông cập rằng văn nghệ phụ trách tờ Văn nổi loạn nốt, mời họ tiếp tay, họ lại cầm bút một lần nữạ Hiện nay chắc họ lại đương "thai nghén", nhưng họ sẽ không đẻ ra một tác phẩm "đề cao Cộng" như Đảng mong muốn, mà trái lại, hễ gặp thời cơ thuận tiện họ sẽ đẻ ra những tác phẩm "chống Cộng" còn mạnh mẽ hơn những tác phẩm trước.
Sự thực thì Cộng sản có thể cưỡng bách mọi người bắt phải lao động chân tay, nhưng không thể nào bắt một nhà văn phải sản xuất theo ý muốn, đúng phẩm, đúng chất, vì sáng tác văn nghệ là một công việc chế biến trong đầu não, không có phương thức gì thôi thúc hoặc lãnh đạo được. Không danh, không lợi, những nhà văn đã từng sống nhiều năm "không một ngọn đèn, không một củ khoai", tất nhiên có thể "đình công thụ động" một cách lâu dàị Chiến thuật "bất hợp tác" của các nhà văn Việt Nam đối với Cộng sản cùng một sắc thái giống phong trào "bất hợp tác" của thánh Gandhi đối với thực dân Anh.
2) Chiến thuật "Vờ ca ngợi Đảng để công kích Đảng"
Chiến thuật này rất phổ thông. Không ai không áp dụng, nhưng người áp dụng chiến thuật đó một cách tài tình hơn mọi người là ông Nguyễn mạnh Tường.
Trong sưốt bài diễn văn dài tới 40 trang (*), ông lên án khắt khao toàn bộ chính sách Cộng sản, nhưng ông không để hở một dịp nào khiến Đảng có thể gán cho ông tội "chống Đảng" vì, xen lẫn vào những lời đả kích chính sách, thỉnh thoảng ông lại tỏ lời ca ngợi Đảng và tuyên bố rằng ông vẫn tin tưởng ở Đảng. Khôn ngoan hơn những người khác, ông Tường không mạt sát Trường Chinh, vì ông biết trước rằng Trường Chinh còn có ngày trở lại địa vị lãnh tụ. Trái lại, ông ca ngợi Trường Chinh, thường nhắc lại những lời thú nhận của Trường Chinh để bênh vực cho thái độ của mình.
ý ông muốn nói: "Đây, chính ông Trường Chinh cũng phải công nhận là sai lầm, đâu phải chỉ có mình tôi". Có thể nói là trong tất cả các tài liệu chống Cộng sản suốt trong hai năm 1956 và 1957, bài diễn văn của ông Tường có kết quả tai hại nhất đối với Cộng sản, được báo chí ngoại quốc chú ý đặc biệt, trích đăng, phê bình, xử dụng tàm tài liệu nghiên cứu tình hình Bắc Việt (*), thế mà Việt cộng không hề làm gì nổi ông Tường, không dám lên tiếng chửi rủa ông như họ đã chửi rủa những người khác, vì không khép ông vào tội gì được. Lẽ dĩ nhiên, ông Tường là luật sư, nên ông có "mồm mép" , vừa biết rào trước đón sau như những người không học luật.
Người khôn khéo thứ hai là cụ Phan Khôị Trong bài "Phê bình Lãnh đạo văn Nghệ" (**) cụ mạt sát Đảng không nể lời, nhưng cụ vẫn cứ rêu rao là cụ sẵn lòng chịu sự lãnh đạo của Đảng.
Kế đến những nhà văn đứng tuổi khác như ông Đào duy Anh, ông Trần đức Thảo, ông Sĩ Ngọc, ông nào cũng biết dè dặt chỗ cần phải dè dặt. Công kích "quá tả" hoạ chăng chỉ có ông Nguyễn hữu Đang và mấy ông ít tuổi hơn. Tóm lại, chiến thuật chung là vờ ca ngợi Đảng để công kích lại Đảng.. Như vậy mới tránh được sự khủng bố của Đảng. Tránh khủng bố để duy trì lực lượng, để củng cố phong trào và để lôi cuốn một số đảng viên bị nhồi sọ lâu ngày, còn đang quá ư tin tưởng ở Đảng.
Trần Dần đã tả lại chiến thuật của ông bằng mấy lời sau đây:
"Viết bây giờ nên làm lối "xôi đỗ", tức là đả kích xen ca ngợi thì lãnh đạo (Đảng) cũng phải chịu".
Riêng về trường hợp ông Trương Tửu thì cả một nghi vấn đương được nêu lên. Ông công kích chính sách của Đảng một cách gắt gao hơn ai hết, nhưng không đứng trên lập trường "dân chủ" để công kích. Ông mang lý thuyết Mác Lê chính thống ra để so sánh và kết luận rằng Việt cộng đã đi sai đường lối Mác Lê, đã phản bội chủ nghĩa Mác Lệ Nói một cách khác, ông Tửu vẫn đứng trên lập trường Đệ Tứ để công kích Đệ Tam.
Vì vậy mà Việt cộng hiện quy ông Tửu là Trotskistẹ Điều đó cũng đúng một phần, vì trước kia ông Tửu ở trong nhóm Hàn Thuyên. Nhưng với một người như ông Tửu, đã kinh nghiệm qua hơn mười năm chung sống với Cộng sản, đã bị đấu tố (*) thì khó lòng tin được rằng ông không có dịp để nhận định rằng toàn bộ chủ nghĩa Mác Xít là sai . Biết đâu việc ông đề cao chủ nghĩa Mác Lê chỉ là một chiến thuật. Ông Tửu xưa nay vẫn có tính thích lập luận một cách độc đáo, khác với mọi ngườị
3) Chiến thuật giai đoạn
Chia cuộc đấu tranh thành từng giai đoạn và ấn định cho mỗi giai đoạn một mục tiêu hợp với hoàn cảnh chủ quan và khách quan là một chiến thuật do Cộng sản Đệ Tam khai sinh và áp dụng một cách thường xuyên. Ngày nay, những người trong hàng ngũ Cộng sản được Cộng sản đào tạo lại mang chính chiến thuật đó ra để chống lại Cộng sản. Bắt chước Cộng sản, họ tìm ra những điểm yếu nhất của Cộng sản để đả phá trước tiên. Hễ phá vỡ được phòng tuyến của đối phương họ mới tìm cách tấn công rộng ra một chỗ khác, dần dần đi tới chỗ bác bỏ toàn bộ chủ nghĩa Cộng sản.
4) Chiến thuật "nhất điểm lưỡng diện"
Nhất điểm lưỡng diện là một chiến thuật quân sự của tướng Lâm Bưu, đã được mang ra áp dụng tại chiến trường Cao Lỵ Lâm Bưu chủ trương không tấn công toàn diện mà dồn hết lực lượng tấn công một nhược điểm, mang trọng pháo đi đầu bắn phá tan hoang, mở lối cho công binh dọn đường vào trước rồi bộ binh kéo theo saụ Khi bộ binh đã đột nhập vào đồn trại của địch thì đánh toả ra hai bên. Hạ xong một đơn vị phòng thủ của địch thì tức khắc phân tán lực lượng, tập trung tại một nơi khác để tấn công một vị trí khác.
Ngày nay nếu chúng ta nghiên cứu phương pháp tấn công của nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm, ta phải công nhận rằng họ đã áp dụng một phương pháp tương tự Họ kết hợp tất cả các lực lượng chống Đảng, học sinh, sinh viên, cán bộ cũ bị xử trí oan, cán bộ miền Nam tập kết, phối hợp tất cả các lợi khí tuyên truyền, thơ ca kịch, nhạc, truyện ngắn, truyện dài, để đại tấn công vào một điểm yếu của Đảng.
Lấy việc công kích Mậu dịch làm tỉ dụ Chúng ta thấy không biết bao nhiêu tài liệu nhằm đả kích Mậu dịch. Nào là thơ trào phúng, truyện ngắn, tranh vẽ đều mang Mậu dịch ra chế riễụ Ngay cả trong bài diễn văn của ông Nguyễn Mạnh Tường, chúng ta cũng thấy một đoạn dài nói về những tệ hại của Mậu dịch. Các văn sĩ biết rằng công kích Mậu dịch thì vừa lôi cuốn thành phần công thương bị Mậu dịch bóp chết, vừa hái được sự đồng tình của quảng đại quần chúng (trong đó có cả cán bộ cấp dưới) vì mọi người bị điêu đứng mỗi khi phải đến Mậu dịch mua hàng. Một mặt khác đánh vào Mậu dịch tức là giáng một đòn vào nền kinh tế của Đảng, nên đối với các nhà văn chống Đảng. Mậu dịch là phòng tuyến cần phá vỡ trước tiên.
Lê Đạt đã bộc lộ rằng:
"Mậu dịch là chỗ yếu của Đảng, ai cũng biết, đánh vào đấy sẽ được quần chúng ủng hộ đấu tranh với Đảng, và báo chí của Đảng dù có muốn phản công lại cũng chịu".
Câu nói đó chứng minh một chiến thuật.
Về lãnh vực văn nghệ thì các văn nghệ sĩ tập trung mũi dùi vào một ngườị Người đó là Tố Hữu , trước kia đã được Việt cộng tôn là "thần tượng" của thi ca Việt Nam . Chỗ yếu của Tố Hữu là đã làm nhiều bài thơ ca ngợi Sít ta lin quá lời, gọi Sít đại nhân là "ông nội". Ngày nay "ông nội" bị bác Krushchev quy cho đủ thứ tội, nên Tố Hữu không dám há miệng. Đứng trước tình hình đó, tấn công vào TốHữu trước tiên phải là thượng sách. Kẻ thù không có phương thế chống đỡ mà hạ được thần tượng đó tức là gạt bỏ một cục đá tảng ngăn đường tiến thủ của các mầm non trong văn nghệ Về một mặt khác, Tố Hữu là một trong "thập bát tú" (mười tám Trung ương ủy viên) nên đánh được Tố Hữu tức là hạ uy thế của Trung ương Đảng.
Tấn công xong TốHữu thì mặt trận tấn công lan ra các "cập rằng văn nghệ" như Hoài Thanh, Nguyễn Đình Thi, quây quần xung quanh "vị thần tượng" TốHữụ Bài "Phê bình Lãnh đạo Văn nghệ" của cụ Phan Khôi và nhiều bài khác của Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán, bài "Thi sĩ máy" của Như Mai đều nhằm mục tiêu nàỵ
Cứ như vậy rộng dần ra toàn thể "giai cấp mới", giai cấp cán bộ Đảng lộng hành và thối nát, nịnh trên nạt dưới, gây nên biết bao nhiêu tai hoạ trong dân gian.(*)
Về sự áp dụng chiến thuật này, Trần Dần đã bộc lộ rằng: "Viết về Cải cách ruộng đất bây giờ phải đánh Trung ương là chính, thứ nữa mới đánh cán bộ, thứ nữa mới đến cốt cán".
Chiến thuật bảo tồn lực lượng
Vì biết phong trào vừa mới manh nha, lực lượng tấn công còn yếu, đối phương còn nắm vững guồng máy cai trị, nên các văn nghệ sĩ đối lập phải thận trọng, vừa tấn công Đảng vừa cố gắng bảo toàn lực lượng. Do đó họ phân công mỗi người mỗi việc. Những nhà văn sẵn có tên tuổi như cụ Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang thì đứng ra công khai để tranh đấu, còn những văn sĩ trẻ tuổi thì nấp sau để phục kích, mỗi lần bị Đảng phản công. Trần Dần viết như sau:
"Nhóm Giai Phẩm mùa Xuân hồi đó tạm thời phân tán, người nằm vào hẳn báo Nhân Văn, như Hoàng cầm, Lê Đạt. Người ném đdá dấu tay như tôi, Tử Phác,... Còn như Văn Cao, Đặng Đình Hưng thì đứng bên ngoài ủng hộ mà nhân đó hoạt động phối hợp bên Nhạc..."
ở một đoạn khác trong bài kiển thảo Trần Dần viết:
"Tôi nghĩ bây giờ cọ lắm sầy vẩy, phải tìm những cách khôn khéo hơn. Văn Cao có đề ra ý kiến: "Bây giờ cứ nắm cơ sở, tức là nắm các nhóm sáng tác, lâu dần nhân tâm sẽ hướng về mình". Từ đó tôi áp dụng một cái jeu serré (nước bài chặt chẽ) hơn trước. Tôi hay nói với anh em: "Võ phải cho kín mới được". Trước hở quá rồi, đấu tranh bộ đội, Giai Phẩm mùa Xuân, Nhân Văn dều manh động, vaines agitations cả. Chỉ có chui vào sáng tác tức là cái giáp trụ rắn nhất (Đảng) đánh cũng không chết."
Đến khi nhận thấy phong trào đi quá nhanh, Đảng bắt đầu dùng bạo lực để khủng bố, thì các văn nghệ sĩ đối lập phải tìm cách ghìm bớt phong trào lại để tránh tổn thất. Chúng ta hãy nghe Trần Dần kể lại:
"Khoảng số 2 Nhân Văn. Lê Đạt lên trại cải cách ruộng đất tìm tôi, tôi bảo trước sau phong trào cũng bị đổ vỡ thôị Tôi xui Lê Đạt tham gia ghìm Nguyễn Hữu Đang lại và nói: "Mày làm như Các Mác với Ba Lê Công xã ấy" biết là thất bại nhưng cứ xông vào giải bớt thất bại đi".
Cũng vì áp đụng chiến thuật mềm dẻo này mà đa số các văn nghệ sĩ, sau khi phong trào chống đối bị tan vỡ, đều chịu đi chỉnh huấn và công khai bộc lộ Họ áp dụng câu phương ngôn "tránh voi chẳng hổ mặt nào", để một lần nữa tránh tổn thất. Không phải là họ "ham sống sợ chết", nhưng nếu để cho Cộng sản khủng bố rùng rợn quá thì thế hệ sau sẽ một phần nào nhụt mất nhuệ khí. Những người được Cộng sản Đệ Tam đào luyện không có thái độ như Nguyễn thái Học, chủ trương "không thành công cũng thành nhân".
Có nhiều người ở miền Nam không tán đồng thái độ nàỵ Họ cho rằng đầu hàng kẻ thù như vậy là không có "khí phách" không đủ tiết tháọ Nhưng chúng tôi nghĩ rằng đối với Cộng sản thì không thể nào dựa vào khí phách và tiết tháo mà thắng được. Càng tỏ ra có khí phách chúng càng giết không nể taỵ Hàng vạn người trước đây bị quy là địa chủ, chỉ vì khí phách không chịu đdầu hàng, nên bị chúng giết từng loạt. Hiện nay vấn đề chính không phải là nêu cao khí phách để cổ võ tinh thần quần chúng, giác ngộ quần chúng vì toàn thể nhân dân đã sẵn có tinh thần chống Cộng. vấn đề chính trong hiện tại là đấu tranh bền bĩ. Mỗi lần thất bại là phải cố gắng bảo tồn lực lượng để trù tính một cuộc đấu tranh kế tiếp. Cộng sản thắng lợi vì áp dụng đường lối đó. Trong tương lai Cộng sản tất nhiên sẽ bị thất bại cũng vì đối phương biết áp dụng phương pháp đó.
Một mặt khác, sau khi tất cả các báo chí đối lập đã bị bóp chết, thì chỉ còn một cách là công khai bộc lộ để nhờ báo chí của Đảng trích đăng tâm sự của mình, hòng để lại cho lớp sau một kinh nghiệm mà lịch sử chưa từng ghi chép.
Trên đây là ý kiến riêng của chúng tôi, vì chúng tôi so sánh việc "đầu hàng" của nhiều địa chủ với việc "đầu hàng" của các văn nghệ sĩ. Đảng bắt phải đầu hàng để đảng lên mặt với nhân dân, vậy thì cứ "đầu hàng" vì qua những vụ đấu tố địa chủ, phú nông, toàn thể nhân dân đều biết rằng những trò đó chỉ là một tấn đại bi hài kịch mà mọi người phải lần lượt lên sân khấu đóng vai trò Đảng đã ấn định cho mình. Chúng tôi tin rằng những người như Trần Dần đã viết bài Hãy đi mãi (xem phần tài liệu) hay Phùng Quán đdã viết bài Lời mẹ dặn (xem phần tài liệu) là những người có dư thái độ bất khuất và có đủ gan dạ bền bĩ.
ý kiến chúng tôi có đúng hay không chỉ có tương lai mới có thể trả lờị
Trong khi chờ đợi, chúng ta hãy tin rằng Người là Người mà Vật là Vật.. Không có thế lực nào có thể biến con người thành con vật. Người hơn vật ở chỗ biết nói, nên hễ biết nói là phải nói theo ý mình. Người bao giờ cũng tranh đấu đòi cho được tự do ngôn luận, bảo đảm cho mọi thứ do khác
Mạc Đình
Sài-gòn, ngày 8-12-1958
Trong bài thơ ấy, tác giả cũng nêu lên sự đau xót khi thấy hàng vạn người cứ tiếp tục bỏ vùng Việt cộng mà di cư vào Nam . Không nói rõ nhưng ngụ ý của tác giả là : chế độ miền Bắc quá dã man nên họ phải xa lánh, chứ chẳng có ai dụ dỗ họ bỏ nhà bỏ cửa vào Nam như là tuyên truyền Việt cộng vẫn thường rêu rao . Tất cả trách nhiệm về cuộc di cư vĩ đại này Việt cộng phải chịu . Trong bài thơ đó có một đoạn như sau :
Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc
Tai bỗng nghe những tiếng thì thầm
Tiếng người nói xen tiếng đời ầm ả
Chúng phá hiệp thương !
Liệu có hiệp thương !
Liệu có tuyển cử ?
Liệu tổng hay chẳng tổng ?
Liệu đúng kỳ hay chậm vài năm ?
Ôi ! Xưa nay Người vẫn thiếu tin Người
Người vẫn kinh hoàng trước tương lai ...
Vì chữ "Người" trong 2 giòng cuối bằng chữ Hoa, nên cán bộ lãnh đạo vịn ngay vào cớ đó để buộc cho Trần Dần có ý ám chỉ ông Hồ chí Minh vì xưa nay chữ Người viết hoa vẫn dành riêng cho ông Hồ . Như vậy là tờ Giai-Phẩm mùa Xuân bị tịch thu và Trần Dần bị bắt, bị mang ra đấu trước một cuộc họp đông đảo của toàn thể các văn nghệ sĩ trong "Hội các nhà văn ". Trần Dần bị quy vào tội phản động và bị bắt giam . Phẫn uất quá, Trần Dần cứa cổ tự tử, nhưng không chết, sau này vẫn mang một cái sẹo ở cổ . Cái sẹo đó trở thành một dấu hiệu của sự áp bức văn nghệ dưới chế độ Cộng sản miền Bắc .
Giai Phẩm mùa Thu ra đời
Nhưng chẳng bao lâu thì Mikoyan sang thăm Hà Nội để giải thích cho ông Hồ về sự cần thiết phải thay đổi chính sách, phải nới lỏng tay . Tiếp theo đó, ngày 26 tháng 5 năm 1956, họ Mao tuyên bố chính sách " Trăm hoa đua nở ". Và chỉ một tháng sau, công nhân Ba Lan nổi loạn ở Poznan . Việt cộng lúng túng phái cán bộ đi giải thích về vụ Poznan, nhưng dân chúng Bắc Việt nhất thiết không tin lời giải thích của cán bộ .
Cũng vào dịp này, Đảng Lao Động bắt đầu cho nhân dân học tập về chính sách mới của Krushchev . Trong một bài đăng trong báo Nhân Văn số 2 xuất bản ngày 20 tháng 9 năm 1956 có một đoạn nói về buổi họp đó như sau :
" Đợt học tập của giới văn nghệ tháng tám vừa qua đã là một cuộc tranh đấu sôi nổi của trên 300 người công tác văn nghệ . Phát triễn sự việc như thế nào, chỉ trích bè phái như thế nào, xây dựng Trung ương Đảng như thế nào, Nguyễn Đình Thi tổng kết quanh co như thế nào, Nguyễn Hữu Đang tham luận mạnh bạo như thế nào, Tố Hữu nhận lỗi qua loa như thế nào, anh chị em đã nghĩ những gì ... báo Nhân Dân biết rõ . Thế rồi bè phái lãnh đạo văn nghệ vẫn cứ ngoan cố làm thinh ... tuyệt nhiên không giải quyết một nguyện vọng nào của anh chị em " .
Xem đoạn văn đó thì chúng ta thấy rằng quần chúng văn nghệ đã tấn công mãnh liệt vào "bè phái" lãnh đạo, đã đẩy "bè phái" đó vào chỗ bí, không có đường thoát. Như vậy là quần chúng văn nghệ đã nắm được ưu thế, và họ không bỏ lỡ dịp tấn công luôn và liên tiếp .
Ngày 29 tháng 8, 1956 Giai Phẩm mùa Thu tập 1 ra đời . Trong tập này cụ Phan Khôi giáng một trùy chí mạng vào đầu giai cấp lãnh đạo . Bài của cụ nhan đề là " Phê bình lãnh đạo Văn nghệ ". Bài này đã làm nhân dân Hà Nội xôn xao . Có người viết trên báo Thời Mới, ví bài của cụ Phan như một " quả bom tạ " thả ngay giữa Hà Nội . Có người thốt lên rằng chín mười năm nay mới lại nghe thấy tiếng nói " sang sảng " của cụ Phan .
Tờ Nhân Văn số 1 ra đời vào ngày 15 tháng 9. Giới sinh viên Đại học cũng hưởng ứng sôi nổi và xuất bản một tờ báo chống Đảng lấy tên là Đất Mới . Tờ tuần báo Trăm Hoa của thi sĩ Nguyễn Bính, trước kia hiền lành, nay cũng hưởng ứng phong trào, ra một loạt mới đả kích Đảng. Phong trào lan rộng đến nổi giọng công kích lan ra cả tờ Thời Mới là tờ báo hàng ngày, lâu nay vẫn ngoan ngoãn đối với Đảng . Nó thâm nhập cả vào báo chí của Đảng .
Báo Cứu Quốc, cơ quan của Mặt Trận Tổ Quốc cũng nêu ra nhiều tệ hại của chế độ trong mục tự phê bình, nhan đề là Cuốn Sổ Tay . Mà đặc biệt là báo Nhân Dân, cơ quan chính thức của Đảng cũng tiết lộ nhiều " sai lầm ". Cho đến cả báo Học Tập , cơ quan nghiên cứu lý thuyết của Đảng cũng nêu ra nhiều vụ hà lạm của cán bộ đảng viên .
Nói chung thì suốt trong ba tháng, nhân phong trào sửa sai, tất cả dư luận và toàn thể báo chí đều phàn nàn về bệnh " quan liêu " của bè phái lãnh đạọ Khác nhau là ở chỗ các báo đối lập thì nói thẳng tay , bổ những nhát búa chí mạng vào đầu giai cấp thống trị, còn các báo chí của Đảng thì bất đắc dĩ, thấy người ta nói nhiều và đúng quá, cũng phải a dua theo, bộc lộ chút ít sai lầm, để tỏ ra mình không ngoan cố lắm, đó là nhất thời và cá biệt, còn nói chung thì Đảng và Bác bao giờ cũng sáng suốt .
Mọi việc " sai lầm " đáng tiếc đều do cán bộ cấp dưới gây ra, còn cấp trên vẫn nắm vững chính sách . Nhưng các báo chí đối lập không thèm đếm xỉa đến cấp dưới mà lại chĩa mũi dùi vào cấp lãnh đạo, nên cùng kỳ lý, Hồ Viết Thắng phải đứng ra tự đọc bản tự kiểm thảo về những sai lầm về Cải cách ruộng đất, Võ Nguyên Giáp cũng phải thay mặt Đảng công nhận những " khuyết điểm ".
Bút chiến với các báo của Đảng
Bị mất hết uy tín, và bị tấn công vào những chỗ yếu, không có cách gì đỡ, các cấp lãnh đạo chỉ có cách là làm thinh . Hồ chí Minh hoàn toàn không lên tiếng . Tố Hữu sang Bắc Kinh nằm yên trong ba tháng . Bọn " cai văn nghệ " như Hoài Thanh, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư không dám hé răng . Những biến chuyển liên tiếp ở Đông Âu làm cho mấy " ông to " hoang mang, không biết địa vị của họ có còn được vững bền không .
Tuy nhiên Đảng cũng phải tìm cách phản ứng bằng cách ra lệnh cho cán bộ chính trị viết những bài phản công trở lại . Bài đầu tiên là của Nguyễn Chương đăng trên mặt báo Nhân Dân ngày 25 tháng 9, 1956 . Trong bài này Nguyễn Chương vu cho báo Nhân Văn là tay sai của địch , vì theo Nguyễn Chương thì báo Nhân Văn công kích Địch thì ít , mà công kích Ta thì nhiều .
Báo Nhân Văn liền đập lại bằng một bài như búa giáng. Bài đó do ba cây bút cứng của nhóm Nhân Văn là Hoàng Cầm, Hữu Loan và Trần Duy viết và mang đầu đề là " Chúng tôi cực lực phản đối luận điệu vu cáo chính trị ". Họ đốp chát với Nguyễn Chương từ lý luận một, và sau mỗi ly luận, nhóm Nhân Văn lại hạ một câu hài hước như sau : " Bạn cố tình đến thế, chúng tôi còn biết nói sao ? " .
Mỗi lần bẻ gãy ly luận của Nguyễn Chương, họ lại láy đi láy lại câu nói trên để nêu rõ tính cách " ngoan cố " của bọn cán bộ Đảng. Vừa bị đập mạnh vừa bị chế diễu Nguyễn Chương cố gắng thanh minh bằng một bài thứ hai đăng trong báo Nhân Dân thì bị luôn Chu Ngọc, trong nhóm Nhân Văn giáng thêm cho một trùy, bằng một bài nhan đề là : " Quần chúng đã chán ghét lối chận họng đó rồi ". Thế là Nguyễn Chương im bặt . Đến lượt Hoàng Xuân Nhị lên võ đài tỷ thí .
Hoàng Xuân Nhị là giáo sư thạc sĩ có sẵn một mớ lý thuyết Mác Xít, mang từ Pháp về nên lôi cả ông Mác và Lê Nin ra để đối phó bằng cách dùng lời Lê Nin và Mác để chứng minh rằng Văn Nghệ phải có đảng tính và văn nghệ sĩ phải triệt để phục tùng sự lãnh đạo của Đảng .
Nhóm Nhân Văn liền cử ngay một sinh viên Đại học là Bùi Quang Đoài, học trò của ông Nhị lên đo sức với ông Nhị . Bùi Quang Đoài vạch ra rằng ông Nhị xuyên tạc lời nói của Lê Nin . Bùi Quang Đoài viết : " Một là ông Nhị không tiêu hóa được tài liệu, hai là ông Nhị đã lợi dụng tài liệu để xuyên tạc . Nó không đúng với tinh thần trung thực của người trí thức ".
Sau khi bẻ lý luận của vị giáo sư thạc sĩ, và chê vị giáo sư đó còn dốt lắm , Bùi Quang Đoài kết luận : " Tôi xin đề nghị với ông Nhị một điều ... cố gắng nghiên cứu, suy nghĩ, để giữ bản chất trung thực của người trí thức ". Từ đấy không thấy Hoàng Xuân Nhị trở lại võ đài nữạ
Chiến thuật đó lần lượt được đảng mang áp dụng qua những thủ đoạn như sau:
a) Ra lệnh cho Mậu-dịch không bán giấy in báo cho nhóm đối lập . Thủ đoạn này không có kết quả gì vì nhóm đối lập được nhân dân nhiệt liệt ủng hộ giúp tiền mua giấy ở chợ đen .
b) Khủng bố những người phát hành. Báo Nhân Văn trong os^ 4 ra ngày 5-11-56 có tố cáo thủ đoạn đó như sau :
"Một khách hàng vào một hiệu sách ở khu Hồng Quảng. Khách hỏi : " ở đây có bán báo Nhân Văn không ? ". Ông chủ hiệu vừa vuốt râu mép vừa trả lời : " Bán báo Nhân Văn có mà chết sớm ".
Thủ đoạn này lại cũng không thành công vì nhóm đối lập huy động sinh viên và học sinh đi bán .
Đảng cũng ra lệnh cho bưu điện không phân phát báo Nhân Văn . Số báo Nhân Văn kể trên cũng tố cáo hành động đó và viết một câu hài hước : " Biết đâu mấy ông ở bưu điện chẳng thích báo Nhân Văn quá nên giữ lấy để đọc một mình ".
c) Khủng bố những người đọc. Hàng loạt cán bộ được tung ra khắp phố phường Hà Nội, xông vào từng nhà một để giải thích rằng báo Nhân Văn là báo phản động. Báo Nhân Văn có nêu lên một trường hợp rất hài hước là cán bộ đi nói xấu báo Nhân Văn vào nhầm nhà một văn nghệ sĩ trong chính nhóm Nhân Văn, và bị vợ nhà văn đó trả lời cho mấy câu đanh thép làm cho chị cán bộ phải câm miệng.
d) Vận động thợ in không in . Để thực hiện mưu mô này, Đảng phải huy động đến Hoàng Đạo là tay gián điệp số một, đã nổi tiếng trong vụ phá hoại chiếc tàu Amyot đInville và trong việc điều tra " Vụ án Bái Thượng ". Hoàng Đạo được tức khắc bổ sang công đoàn để dùng hệ thống công đoàn uy hiếp công nhân nhà máy in, bắt phải đình công không in báo " phản động ". Tuy nhiên, công nhân vẫn không nghe theo . Báo vẫn cứ ra đều, không hề bị gián đoạn .
VU CáO CHíNH TRị
Sau khi phá ngầm không kết quả. Đảng chủ trương phá công khai bằng cách vu khống nhóm văn nghệ sĩ là tay sai của địch, của đế quốc. Để chứng minh việc đó, báo Nhân Dân dựng đứng câu chuyện Chính phủ miền Nam triển lãm báo Nhân Văn ở Courtinat Saigon (sic).
Sự thực thì lúc bấy giờ chính phủ miền Nam chưa có lấy một tờ Nhân Văn trong tay, vì mãi đến tháng 11, khi tờ Nhân Văn sắp bị đóng cửa mới có được mấy số lọt vào Saigon, do kiều bào ở Paris gửi về. Báo Nhân Dân chỉ được tin phong phanh rằng Bộ Thông Tin ở Saigon hồi tháng 6-1956 có tổ chức một cuộc triển lãm những tài liệu chứng tỏ Việt cộng không tôn trọng Hiệp Ước Geneve, tại phòng Thông Tin Saigon ở đường Catinat .
Trong cuộc triển lãm này, ngoài những tài liệu chính trị và quân sự chứng tỏ rằng Việt cộng thực sự có cấu kết với Bình Xuyên, Hòa Hảo để quấy rối miền Nam, cũng có một số báo chí Việt cộng, bắt được trong các hầm bí mật, cùng với cán bộ Việt cộng nằm vùng. Nhưng toàn là các báo chí của Đảng như Nhân Dân, Tổ Quốc v.v... không hề có Nhân Văn, vì lý do tờ Nhân Văn lúc đó chưa ra đời . Báo Nhân Dân lại chỉ nhớ mang máng nên lầm Catinat thành Courtinat , một cửa tiệm bán tạp hóa của người Pháp ở cùng phố.
khi sắc lệnh được ban bố, những tờ báo khác như Trăm Hoa, Đất Mới, Giai Phẩm đều chết không có cáo phó .
Sự thực thì những điều cấm trong sắc lệnh ngày 15-12-1956 đã có ban bố trước, ngay từ khi Việt cộng mới về tiếp thu Hà Nội, hồi tháng 10 năm 1954. Nhưng hồi đó tất cả các báo chí đều là báo chí của Đảng, nên Việt cộng chủ quan, chỉ mở một cuộc họp báo ở phòng Thông Tin, phố Tràng Tiền, rồi giao hẹn mồm về mấy điểm cấm đoán . Đại khái có 5 điều :
* Không được chống chính phủ, chống chế độ ;
* Không được xúi dục nhân dân và bộ đội làm loạn ;
* Không được nói xấu các nước bạn ;
* Không được tiết lộ bí mật quân sự ;
* Không được đăng bài vở có phương hại đến thuần phong mỹ tục .
Một lý do khác là lúc bấy giờ Việt cộng mới ở chiến khu về Hà Nội là nơi có tai mắt quôc tế, muốn tỏ ra có thái độ " yêu chuộng tự do " hơn " phe quốc gia ", nên tránh không muốn cấm bằng sắc lệnh, sợ gây dư luận, nên chỉ đe dọa bằng mồm .
Họ không ngờ rằng , " khẩu thiệt vô bằng " sau này nhóm văn nghệ sĩ đối lập cứ làm như quên không nhớ và cứ ra báo một cáh rất tự nhiên để chống lại chế độ, chống lại Đảng.
ĐảNG RA BáO "VĂN"
Sau khi đóng cửa tờ báo Nhân Văn, và bóp chết mấy tờ báo đối lập khác. Đảng thấy cần thiết phải cho ra một tờ tạp chí văn học để thay thế, vì chả lẽ trong nước không có lấy một tờ báo nào chuyên về văn học. Đảng bèn chỉnh đốn lại Hội Văn Nghệ , bắt bầu lại ban chấp hành, gạt những phần tử đối lập ra và đưa toàn những " cai văn nghệ " vào ban chấp hành mớị Lúc bấy giờ một mình trên võ đài, Đảng tha hồ chửi rủa nhóm Nhân Văn là phản động, là gián điệp tay sai của địch .
Đảng cho phép Hội Văn Nghệ xuất bản tờ tạp chí " Văn ". Chủ bút là Nguyễn Công Hoan, phó là Nguyễn Tuân và Tổng thư ký tòa soạn là Nguyên Hồng .
Báo Văn sản xuất mỗi tuần một kỳ . Một nửa số trang dành riêng cho những bài dịch tiểu thuyết Nga, một nửa khác gồm toàn những bài tán tụng văn học Trung quốc vĩ đại . Kết quả là giá trị văn nghệ rất kém, không ai buồn xem . Lý do là vì các văn nghệ sĩ có tài đều một lòng tẩy chay, bất hợp tác với cơ quan ngôn luận của Đảng .
BáO " VĂN " Bị CHỉNH
Thấy báo Văn nhạt nhẽo quá, Đảng lấy làm ngượng và tức bực, nên nóng mặt phải lên tiếng . Tờ Học Tập , cơ quan nghiên cứu lý thuyết của Đảng viết một bài chê báo Văn là dở . Tác giả bài đó là Thế Toàn, một cán bộ chính trị còn ít tuổi viết :
" Qua 10 số đầu của tuần báo Văn, chúng tôi nhận thấy nội dung tờ báo còn nghèo nàn . Tờ báo hầu như xa rời thực tế, xa rời cuộc sống, tách rời những nhiệm vụ trung tâm của Cách mạng " .
Nguyên Hồng, Tổng thư ký toàn soạn của báo Văn bị mất mặt nên phải ứng ngay bằng một bài trả lời Thế Toàn, đăng trong báo Văn số 15 ra ngày 16 tháng 8, 1957 . Sau khi gạt phăng những lời buộc tội của đối phương, Nguyên Hồng phê bình trở lại Thế Toàn là công chức, là quan liêu và " trịch thượng ".
BáO "VĂN" QUAY RA CHốNG ĐảNG
Sau đo người ta thấy báo Văn thay đổi thái độ . Những bài nịnh Đảng thấy bớt dần, và những bài xược với Đảng thấy mỗi ngày một nhiều thêm . Nhìn đến tên tác giả các bài có ngụ ý chống Đảng, thấy tên các nhà văn trước kia đã viết trong nhóm Nhân Văn và Giai Phẩm .
Người đầu tiên là Phùng Quán . Phùng Quán là một sinh viên trước kia đã viết bài " Chống tham ô lãng phí " đăng trong Giai Phẩm mùa Thu . Lần này Phùng Quán viết bài " Lời mẹ dặn ". Bà đó có những câu như sau :
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều,
Cũng không nói yêu thành ghét .
Dù cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu .
&&&
Tôi muốn làm nhà văn chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngot. được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi, ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn trên đá
Đến tờ Văn số 24, độc giả lại thấy Hoàng Cầm xuất hiện . Hoàng Cầm là một chiến tướng của nhóm Nhân Văn . ở đây Hoàng Cầm viết một vở kịch thơ ngắn, nhan đề là " Tiếng Hát ", nói vềtruyện Trương Chi . Nhưng Hoàng Cầm biến lời hát của Trương Chi thành tiếng gọi của Tự DO . Mỵ Nương tượng trưng cho giới Văn nghệ bị kìm hãm trong ngục tù, và ông Quận công, người cha của Mỵ Nương tượng trưng cho uy quyền độc đoán của Đảng .
Tiếng hát của Trương Chi kêu gọi mọi người bị Cộng sản hành hạ, đấu tố, hãy đứng dậy . Trương Chi hát :
Nào người quả phụ trắng khăn tang
Nào đứa em mồ côi khát sữa
Nào ai sống nhục chết oan
Nào ai tan lìa đôi lứa
Nghe tiếng hát này ...
Trong khi đó thì cha của Mỵ Nương (ngụ ý muốn nói Đảng )
... vừ a truyền lệnh
Khóa kín cửa lầu, lấp cả sông
Để không còn tiếng hát !
Nhưng mặc dầu ngăn cấm bằng cách nào, tiếng kêu gọi Tự DO vẫn lọt tới lòng người :
... cửa ngoài bằng đá tảng
Tiếng hát được đẩy vào
Vì đó là tiếng gọi của trời cao
Của đất rộng ...
Và Mỵ Nương (ý muốn nói giới văn nghệ sĩ) vẫn gan góc :
Ta mở được, ta vượt qua tường đá
Ta chạy ra sông ! Đi bốn phương trời
Tìm tiếng hát ... ta đi cùng thiên hạ ...
Tóm lại, ý chính của Hoàng Cầm là nhất định chống lại sự áp bức của Đảng và quyết tâm phá tan mọi gông cùm xiềng xích .
Sau Hoàng Cầm đến lần Trần Duy xuất hiện . Trần Duy vẽ một bức tranh khôi hài chế diễu sự can thiệp thô bạo của Đảng vào văn nghệ Ông vẽ một bức tranh tả một người họa sĩ đang vẽ một đóa hoa .
Cán bộ bắt bẻ, bắt phải vẽ thêm hết thứ này đến thức khác để cho hợp với đường lối chủ trương của Đảng . Sau khi tuân theo lời cán bộ vẽ thêm mãi vào bức tranh, bức tranh biến thành một thứ hổ lốn, không có nghĩa ly mà cũng không còn mỹ thuật .
Cuối cùng là kiện tướng Phan Khôi ra mắt . Cụ viết một chuyện ngắn về gia đình cụ , nhan đề là " Ông Năm Chuột ". Câu chuyện dài dòng, nhưng ngụ ý của cụ là giai cấp thống trị thuở xưa cũng như giai cấp thống trị ngày nay, đều đầy dẫy những thối nát, nhưng cứ cố tình che đậy . Mặc dù khéo léo che đậy, trong dân gian vẫn có những người ranh mãnh, nhìn thấy hết . Che đậy cũng vô ích . (Xem bài Ông Năm Chuột )
Bài đó kết thúc số phận báo Văn . Đảng bắt Hội Văn Nghê phải đình bản tờ báo ngay tức khắc .
Việc đầu tiên là bắt 304 văn nghệ sĩ đi chỉnh huấn . Như thường lệ, mọi người đi chỉnh huấn đều bị dồn ép, áp bức tinh thần cho đến mức phải bộc lộ những sai lầm và viết bài " tự kiểm thảo ".
Có 4 người không chịu đi dự lớp chỉnh huấn : Phan Khôi , Trương Tửu , Thụy An và Nguyễn Hữu Đang . Đảng ra lệnh bắt Thụy An và Nguyễn Hữu Đang giam vào nhà pha Hỏa Lò . ( Nguyễn Hữu Đang hình như đã tự tử sau khi bị bắt ). Trương Tửu bị cất chức giáo sư ở trường Đại học Văn Khoa, vợ con và cả gia đình nhà vợ bị bao vây kinh tế, nghĩa là rút giấy phép buôn bán ( gọi là giấy đăng ký ).
Cụ Phan Khôi vì đã 73 tuổi, và vì có nhiều uy tín trong nước, nhất là đối với trí thức ở miền Nam, nên hiện được để yên . Tuy nhiên cụ bị " treo giò " không được giao thiệp với ai mà cũng không ai được lui tới thăm cụ . Mặc dù vậy, cụ nhất định không chịu đầu hàng. Ngồi nhà cụ vẫn viết một cuốn sách nhan đề là " Nắng Chiều " gửi đến ban chấp hành Hội Văn Nghệ để chửi Cộng sản một cách thậm tệ (Xem phần tà.i liệu cụ Phan Khôi) .
Trong khi mấy lãnh tụ của nhóm Nhân Văn bị cô lập, hoặc bị bắt thì Đảng mở một chiến dịch chửi rủa họ , rộng lớn hơn tất cả mọi chiến dịch chửi rủa từ xưa tới nay . Chiến dịch này kéo dài mãi đến nay vẫn chưa hết .
Đảng cũng còn nhận thấy " nọc độc Nhân Văn " đã thấm nhiều vào đầu óc mọi người, nên bắt tất cả giới trí thức, công chức, cán bộ, học sinh và cả cán bộ bộ đội , phải tẩy não sắp lượt .
Số PHậN HIệN NAY CủA CáC VĂN NGHệ Sĩ ĐốI LậP
Sau cuộc chỉnh huấn thì mặc dầu đã thú tội, các văn nghệ sĩ ở miền Bắc đều bị đưa đi " học tập lao động ". Mọi người đều phải đi và Đảng nhận thấy rằng trong cuộc " khởi nghĩa hụt " vừa qua, mọi người đều bị ảnh hưởng " xấu " của nhóm Nhân Văn, không ít thì nhiềụ
Tuy vậy sự trừng phạt cũng tùy theo tội trạng. Nhẹ thì được lao động ít, phái đi những nơi gần. Nặng thì bị đầy đi nước độc, phải lao động nhiều .
Một đoạn ngắn trong bài " Nắm chắc lấy vũ khí chiến đấu của chúng ta " đăng trong tạp chí Văn Nghệ số 7, tháng 7, 1958, để lộ chính sách đó :
" Mọi người đều thấy là cần thiết và rất hoan nghênh một việc quan trọng mà ban chấp hành hội Liên hiệp Văn Học nghệ thuật đã đề ra là tất cả các văn nghệ sĩ đều phải cố gắng , tích cực đi vào thực tế đời sống công nông binh " tham gia lao động " . Tất nhiên nhóm phá hoại Nhân Văn -- Giai Phẩm cũng đi với chúng ta, nhưng việc làm của họ hoàn toàn có ý nghĩa khác ".
ý nghĩa khác đó, là không phải đi để " học tập lao động " mà là đi để " an trí " để được giao phó cho chính quyền và chi bộ địa phương quản thúc, để làm như một tên tù khổ sai và để muỗi độc chích thêm cho một liều vi trùng sốt rét, vì đảng cho rằng 9 năm vừa qua, lá lách của những người anh dũng đó, tuy có sưng nhưng chưa rụng hẳn .
Vậy họ bị đưa đi những nơi đâu ? Trở lại những nơi hẻo lánh, những nơi " ma thiêng nước độc " mà họ đã từng lặn lội trong chín năm trời . Trong thời gian trước họ không chết, vì họ còn là chiến sĩ, là đảng viên, họ có trợ cấp, có thuốc thang . Khu Việt Bắc âm u, trước kia là trung tâm cách mạng, nay lại trở lại nơi giam cầm chính trị phạm .
Những trại giam được thiết lập ở đâu ? Sinh hoạt trong trại ra sao ? và tội nhân khi tới nơi phải làm những công việc gì ? Chúng ta hãy nghe Yến Lan, một văn sĩ tập kết kể lại . (Nên nhớ rằng Yến Lan chưa phải là đầu sỏ, chưa được xếp hạng vào loại " tử tù ").
Yến Lan kể : (Trích báo Văn Học số 9, ngày 15 - 18 -1958)
"...Đây là một vùng đồi trọc ... không một quán, cũng không một mái chùa, một cây đa cổ thụ . Nhà dựng ở chân đồi, lúp xúp một kiểu ... Huyện lỵ trông bề ngoài thật là nghèo khổ . Toàn là nhà tranh, lèo tèo, ngắn ngủn ... Huyện lỵ cách thôn chúng mình hơn ba trụ số . Đi vào ngang qua những cánh đồng, rìa theo triền đồi và vượt qua sườn đồi . Lên cao xuống thấp, lòng mỗi người lại nghĩ đến một cảnh nào như đã sống quen, hoặc có đi qua, và hái được một số kỷ niệm chiến khu, một cảnh nghĩ chân trên đường phiêu lãng cũ . Riêng Lan, sao mà tha thiết nhớ đến An Khê .
" Ba hôm đầu, tổ mình đã đi vào sản xuất, cùng theo xã viên ra đồng làm ruộng. Lan đã bừa trong ruộng nước . Lại cầy và tát nước . Mấy hôm nay cắt lá, vớt bùn ao làm phân xanh .
" ... Lúc mới về, hỏi ra tình hình sinh hoạt, thấy thừa người lớn, vắng trẻ con ( ở đây đẻ nhiều nhưng nuôi được it ), nhiều người chân phềnh ra như chân voi ...".
YếN LAN
Và đây là một cảnh khác, do Hoàng Chương một cán bộ " văn công " Khu V tập kết và bị " cưỡng bách lao động " kể lại : (cũng trích trong bài báo kể trên).
" ... Từ nhà đến đồng Cống xa chừng ba cây số . Chúng tôi dậy thật sớm tranh thủ gánh phân để tránh bớt nắng trưa . Tôi nhớ năm nào tiếp tế bộ đội ở chiến trường, gánh lúa bốn mươi cân leo dốc, nhờ vui và thích mau gặp bộ đội nên quên mệt (*). Cô Thu, người Hà Nội, trước chưa quen gánh, hôm nay cũng cố được hai mươi cân . Nhìn Hùng cởi trần gánh thoăn thoắt, ai biết đó là một sinh viên Hà Nội .. Cuộc sống vui vẻ thân mật, tôi thấy như sống giữa gia đình, làng xóm của mình ở miền Nam ! ".
HOàNG CHƯƠNG
(Hội Văn Công Liên khu V)
Không bút nào tả được tâm trạng của những con người yêu chuộng Tự Do, đã hy sinh tất cả để theo đuổi kháng chiến, đã vô tình giúp sức cho cộng sản thành công, và khi cùng nhau tới đích, mới sống ở Hà Nội chưa được bao nhiêu ngày lại bị cộng sản đưa trở lại " Chiến Khu " để sống nốt những ngày tàn .
Phong kiến ngày xưa không bao giờ bội bạc với công hầu một cách " tập thể " như vậy .
(*) Ngụ ý bây giờ thì không vui như vậy .
Lịch sử loài người đã ghi chép nhiều chế độ tàn bạo: Tần Thủy Hoàng, Néron, Hitler vân vân. Nhưng chưa có một chế độ nào vô nhân đạo bằng chế độ Cộng sản. Đây là một điểm cần phải nhận định. Điểm thứ hai là các chế độ bạo tàn từ trước tới nay đều chỉ dùng bạo lực để đàn áp dân chúng, không dùng đến thủ đoạn, do đó, dân chúng còn một lối thoát là dùng mánh lới để lừa dối chính quyền.
Trong thời Pháp thuộc chúng ta đã nghe câu chuyện vợ lên huyện tố cáo chồng nấu rượu lậu, để sau khi chồng đi tù, vợ ở nhà yên tâm ... nấu rượu lậu . Mưu mô, mánh lới, vốn dĩ là khí giới của kẻ yếụ
Ngày nay, dưới chế độ Cộng sản, thì thứ khí giới đó không còn hiệu nghiệm, vì chính quyền Cộng sản, mới xuất thân từ nơi dân chúng, không lạ gì thứ khí giới đó, và còn biết dùng nó một cách hiệu nghiệm hơn mọi người vì Cộng sản có phương tiện phổ biến kinh nghiệm, có cả một hệ thống tay sai để bố trí lừa bịp đại quy mộ
Vì vậy nên một cuộc cách mạng chống Cộng, phát xuất ngay trong lòng Cộng sản phải có những chiến thuật tinh vi hơn những chiến thuật đã được áp dụng từ trước tới nay, trong mọi cuộc cách mạng khác.
Trong cuộc nổi dậy vừa qua của trí thức ở miền Bắc, những người tham gia đã áp dụng phương pháp gì, chúng ta là những người ngoại cuộc khó lòng biết rõ. Tuy nhiên, theo rõi tin tức bằng báo chí và nhất là nghiên cứu các bản thú tội của một số nhân vật trong nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm, chúng tôi tạm ghi ở nơi đây một số ít nhận xét. Chúng tôi tạm phân tách đường lối chống đối của giới trí thức đối lập thành một số chiến thuật.
1) Chiến thuật bất hợp tác
Nói nôm là tẩy chay Đảng, không viết bài do Đảng "com măng". Hễ cán bộ Đảng, những "cập rằng văn nghệ" thúc dục thì thoái nói rằng chưa nắm được thực chất vấn đề, còn đang tìm cảm hứng, hoặc dây dưa khất lần, nói rằng sắp sửa viết, hoặc còn đương "thai nghén". Nếu bị bức quá, bị dọa cắt sinh hoạt phí, hoặc đuổi ra khỏi trại thì cầm bút viết quấy quá cho xong chuyện, hay dở không cần. Nếu bị khiển trách thì lấy cớ là tại "chưa lột xác". Đa số van nghệ sĩ đã áp dụng chiến thuật này trong suốt thời gian kháng chiến. Bà Nguyễn thị Kim, một điêu khắc gia có tài, nhận ba sào ruộng của chính phủ cấp để cày cấy sinh nhai, nhưng đến khi kiếm tạm đủ ăn thì không nặn tượng nữạ Lãnh đạo hỏi tại sao không nặn, thì bà rêu rao rằng tại cày cấy khó nhọc, tay bị cứng rắn không nặn được tượng nữạ
Cũng vì giới văn nghệ miền Bắc trường kỳ áp dụng chiến thuật đó, nên suốt trong thời gian kháng chiến nền văn nghệ của Việt Minh không phát triển. Trong chín năm liền, trừ một vài bài thơ ca ngợi Bác Hồ, ông Sít ta lin, của Tố Hữu, của Xuân Diệu, ngoài ra không có một tác phẩm nào đáng kể, trừ một số thi ca có tính chất lãng mạn bị cấm không cho phát hành.
Chúng ta thấy giới văn nghệ ở miền Bắc chỉ thực lòng sáng tác khi họ cầm bút viết bài chống lại Đảng, trong hai năm 1956 và 1957. Những bài của họ mà chúng tôi sẽ trích trong phần tài liệu đáng được coi là những kiệt tác trong văn chương nước nhà và thế tất sau này phải ghi vào văn học sử. Một số bài được dịch ra ngoại ngữ và phổ biến ở nhiều nơi, đã làm ngoại quốc thán phục. Văn chương chống Cộng ở miền Bắc đã được liệt vào hạng hiếm có nhất trên Thế giớị
Nhưng sau khi tờ Nhân Văn và Giai Phẩm bị đóng cửa thì một lần nữa các văn nghệ sĩ ở miền Bắc lại rút lui vào thế tiêu cực. Khi Đảng cho ra tờ báo "Văn" để thay thế tờ Giai Phẩm họ tẩy chay không viết, cho đến lúc mấy ông cập rằng văn nghệ phụ trách tờ Văn nổi loạn nốt, mời họ tiếp tay, họ lại cầm bút một lần nữạ Hiện nay chắc họ lại đương "thai nghén", nhưng họ sẽ không đẻ ra một tác phẩm "đề cao Cộng" như Đảng mong muốn, mà trái lại, hễ gặp thời cơ thuận tiện họ sẽ đẻ ra những tác phẩm "chống Cộng" còn mạnh mẽ hơn những tác phẩm trước.
Sự thực thì Cộng sản có thể cưỡng bách mọi người bắt phải lao động chân tay, nhưng không thể nào bắt một nhà văn phải sản xuất theo ý muốn, đúng phẩm, đúng chất, vì sáng tác văn nghệ là một công việc chế biến trong đầu não, không có phương thức gì thôi thúc hoặc lãnh đạo được. Không danh, không lợi, những nhà văn đã từng sống nhiều năm "không một ngọn đèn, không một củ khoai", tất nhiên có thể "đình công thụ động" một cách lâu dàị Chiến thuật "bất hợp tác" của các nhà văn Việt Nam đối với Cộng sản cùng một sắc thái giống phong trào "bất hợp tác" của thánh Gandhi đối với thực dân Anh.
2) Chiến thuật "Vờ ca ngợi Đảng để công kích Đảng"
Chiến thuật này rất phổ thông. Không ai không áp dụng, nhưng người áp dụng chiến thuật đó một cách tài tình hơn mọi người là ông Nguyễn mạnh Tường.
Trong sưốt bài diễn văn dài tới 40 trang (*), ông lên án khắt khao toàn bộ chính sách Cộng sản, nhưng ông không để hở một dịp nào khiến Đảng có thể gán cho ông tội "chống Đảng" vì, xen lẫn vào những lời đả kích chính sách, thỉnh thoảng ông lại tỏ lời ca ngợi Đảng và tuyên bố rằng ông vẫn tin tưởng ở Đảng. Khôn ngoan hơn những người khác, ông Tường không mạt sát Trường Chinh, vì ông biết trước rằng Trường Chinh còn có ngày trở lại địa vị lãnh tụ. Trái lại, ông ca ngợi Trường Chinh, thường nhắc lại những lời thú nhận của Trường Chinh để bênh vực cho thái độ của mình.
ý ông muốn nói: "Đây, chính ông Trường Chinh cũng phải công nhận là sai lầm, đâu phải chỉ có mình tôi". Có thể nói là trong tất cả các tài liệu chống Cộng sản suốt trong hai năm 1956 và 1957, bài diễn văn của ông Tường có kết quả tai hại nhất đối với Cộng sản, được báo chí ngoại quốc chú ý đặc biệt, trích đăng, phê bình, xử dụng tàm tài liệu nghiên cứu tình hình Bắc Việt (*), thế mà Việt cộng không hề làm gì nổi ông Tường, không dám lên tiếng chửi rủa ông như họ đã chửi rủa những người khác, vì không khép ông vào tội gì được. Lẽ dĩ nhiên, ông Tường là luật sư, nên ông có "mồm mép" , vừa biết rào trước đón sau như những người không học luật.
Người khôn khéo thứ hai là cụ Phan Khôị Trong bài "Phê bình Lãnh đạo văn Nghệ" (**) cụ mạt sát Đảng không nể lời, nhưng cụ vẫn cứ rêu rao là cụ sẵn lòng chịu sự lãnh đạo của Đảng.
Kế đến những nhà văn đứng tuổi khác như ông Đào duy Anh, ông Trần đức Thảo, ông Sĩ Ngọc, ông nào cũng biết dè dặt chỗ cần phải dè dặt. Công kích "quá tả" hoạ chăng chỉ có ông Nguyễn hữu Đang và mấy ông ít tuổi hơn. Tóm lại, chiến thuật chung là vờ ca ngợi Đảng để công kích lại Đảng.. Như vậy mới tránh được sự khủng bố của Đảng. Tránh khủng bố để duy trì lực lượng, để củng cố phong trào và để lôi cuốn một số đảng viên bị nhồi sọ lâu ngày, còn đang quá ư tin tưởng ở Đảng.
Trần Dần đã tả lại chiến thuật của ông bằng mấy lời sau đây:
"Viết bây giờ nên làm lối "xôi đỗ", tức là đả kích xen ca ngợi thì lãnh đạo (Đảng) cũng phải chịu".
Riêng về trường hợp ông Trương Tửu thì cả một nghi vấn đương được nêu lên. Ông công kích chính sách của Đảng một cách gắt gao hơn ai hết, nhưng không đứng trên lập trường "dân chủ" để công kích. Ông mang lý thuyết Mác Lê chính thống ra để so sánh và kết luận rằng Việt cộng đã đi sai đường lối Mác Lê, đã phản bội chủ nghĩa Mác Lệ Nói một cách khác, ông Tửu vẫn đứng trên lập trường Đệ Tứ để công kích Đệ Tam.
Vì vậy mà Việt cộng hiện quy ông Tửu là Trotskistẹ Điều đó cũng đúng một phần, vì trước kia ông Tửu ở trong nhóm Hàn Thuyên. Nhưng với một người như ông Tửu, đã kinh nghiệm qua hơn mười năm chung sống với Cộng sản, đã bị đấu tố (*) thì khó lòng tin được rằng ông không có dịp để nhận định rằng toàn bộ chủ nghĩa Mác Xít là sai . Biết đâu việc ông đề cao chủ nghĩa Mác Lê chỉ là một chiến thuật. Ông Tửu xưa nay vẫn có tính thích lập luận một cách độc đáo, khác với mọi ngườị
3) Chiến thuật giai đoạn
Chia cuộc đấu tranh thành từng giai đoạn và ấn định cho mỗi giai đoạn một mục tiêu hợp với hoàn cảnh chủ quan và khách quan là một chiến thuật do Cộng sản Đệ Tam khai sinh và áp dụng một cách thường xuyên. Ngày nay, những người trong hàng ngũ Cộng sản được Cộng sản đào tạo lại mang chính chiến thuật đó ra để chống lại Cộng sản. Bắt chước Cộng sản, họ tìm ra những điểm yếu nhất của Cộng sản để đả phá trước tiên. Hễ phá vỡ được phòng tuyến của đối phương họ mới tìm cách tấn công rộng ra một chỗ khác, dần dần đi tới chỗ bác bỏ toàn bộ chủ nghĩa Cộng sản.
4) Chiến thuật "nhất điểm lưỡng diện"
Nhất điểm lưỡng diện là một chiến thuật quân sự của tướng Lâm Bưu, đã được mang ra áp dụng tại chiến trường Cao Lỵ Lâm Bưu chủ trương không tấn công toàn diện mà dồn hết lực lượng tấn công một nhược điểm, mang trọng pháo đi đầu bắn phá tan hoang, mở lối cho công binh dọn đường vào trước rồi bộ binh kéo theo saụ Khi bộ binh đã đột nhập vào đồn trại của địch thì đánh toả ra hai bên. Hạ xong một đơn vị phòng thủ của địch thì tức khắc phân tán lực lượng, tập trung tại một nơi khác để tấn công một vị trí khác.
Ngày nay nếu chúng ta nghiên cứu phương pháp tấn công của nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm, ta phải công nhận rằng họ đã áp dụng một phương pháp tương tự Họ kết hợp tất cả các lực lượng chống Đảng, học sinh, sinh viên, cán bộ cũ bị xử trí oan, cán bộ miền Nam tập kết, phối hợp tất cả các lợi khí tuyên truyền, thơ ca kịch, nhạc, truyện ngắn, truyện dài, để đại tấn công vào một điểm yếu của Đảng.
Lấy việc công kích Mậu dịch làm tỉ dụ Chúng ta thấy không biết bao nhiêu tài liệu nhằm đả kích Mậu dịch. Nào là thơ trào phúng, truyện ngắn, tranh vẽ đều mang Mậu dịch ra chế riễụ Ngay cả trong bài diễn văn của ông Nguyễn Mạnh Tường, chúng ta cũng thấy một đoạn dài nói về những tệ hại của Mậu dịch. Các văn sĩ biết rằng công kích Mậu dịch thì vừa lôi cuốn thành phần công thương bị Mậu dịch bóp chết, vừa hái được sự đồng tình của quảng đại quần chúng (trong đó có cả cán bộ cấp dưới) vì mọi người bị điêu đứng mỗi khi phải đến Mậu dịch mua hàng. Một mặt khác đánh vào Mậu dịch tức là giáng một đòn vào nền kinh tế của Đảng, nên đối với các nhà văn chống Đảng. Mậu dịch là phòng tuyến cần phá vỡ trước tiên.
Lê Đạt đã bộc lộ rằng:
"Mậu dịch là chỗ yếu của Đảng, ai cũng biết, đánh vào đấy sẽ được quần chúng ủng hộ đấu tranh với Đảng, và báo chí của Đảng dù có muốn phản công lại cũng chịu".
Câu nói đó chứng minh một chiến thuật.
Về lãnh vực văn nghệ thì các văn nghệ sĩ tập trung mũi dùi vào một ngườị Người đó là Tố Hữu , trước kia đã được Việt cộng tôn là "thần tượng" của thi ca Việt Nam . Chỗ yếu của Tố Hữu là đã làm nhiều bài thơ ca ngợi Sít ta lin quá lời, gọi Sít đại nhân là "ông nội". Ngày nay "ông nội" bị bác Krushchev quy cho đủ thứ tội, nên Tố Hữu không dám há miệng. Đứng trước tình hình đó, tấn công vào TốHữu trước tiên phải là thượng sách. Kẻ thù không có phương thế chống đỡ mà hạ được thần tượng đó tức là gạt bỏ một cục đá tảng ngăn đường tiến thủ của các mầm non trong văn nghệ Về một mặt khác, Tố Hữu là một trong "thập bát tú" (mười tám Trung ương ủy viên) nên đánh được Tố Hữu tức là hạ uy thế của Trung ương Đảng.
Tấn công xong TốHữu thì mặt trận tấn công lan ra các "cập rằng văn nghệ" như Hoài Thanh, Nguyễn Đình Thi, quây quần xung quanh "vị thần tượng" TốHữụ Bài "Phê bình Lãnh đạo Văn nghệ" của cụ Phan Khôi và nhiều bài khác của Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán, bài "Thi sĩ máy" của Như Mai đều nhằm mục tiêu nàỵ
Cứ như vậy rộng dần ra toàn thể "giai cấp mới", giai cấp cán bộ Đảng lộng hành và thối nát, nịnh trên nạt dưới, gây nên biết bao nhiêu tai hoạ trong dân gian.(*)
Về sự áp dụng chiến thuật này, Trần Dần đã bộc lộ rằng: "Viết về Cải cách ruộng đất bây giờ phải đánh Trung ương là chính, thứ nữa mới đánh cán bộ, thứ nữa mới đến cốt cán".
Chiến thuật bảo tồn lực lượng
Vì biết phong trào vừa mới manh nha, lực lượng tấn công còn yếu, đối phương còn nắm vững guồng máy cai trị, nên các văn nghệ sĩ đối lập phải thận trọng, vừa tấn công Đảng vừa cố gắng bảo toàn lực lượng. Do đó họ phân công mỗi người mỗi việc. Những nhà văn sẵn có tên tuổi như cụ Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang thì đứng ra công khai để tranh đấu, còn những văn sĩ trẻ tuổi thì nấp sau để phục kích, mỗi lần bị Đảng phản công. Trần Dần viết như sau:
"Nhóm Giai Phẩm mùa Xuân hồi đó tạm thời phân tán, người nằm vào hẳn báo Nhân Văn, như Hoàng cầm, Lê Đạt. Người ném đdá dấu tay như tôi, Tử Phác,... Còn như Văn Cao, Đặng Đình Hưng thì đứng bên ngoài ủng hộ mà nhân đó hoạt động phối hợp bên Nhạc..."
ở một đoạn khác trong bài kiển thảo Trần Dần viết:
"Tôi nghĩ bây giờ cọ lắm sầy vẩy, phải tìm những cách khôn khéo hơn. Văn Cao có đề ra ý kiến: "Bây giờ cứ nắm cơ sở, tức là nắm các nhóm sáng tác, lâu dần nhân tâm sẽ hướng về mình". Từ đó tôi áp dụng một cái jeu serré (nước bài chặt chẽ) hơn trước. Tôi hay nói với anh em: "Võ phải cho kín mới được". Trước hở quá rồi, đấu tranh bộ đội, Giai Phẩm mùa Xuân, Nhân Văn dều manh động, vaines agitations cả. Chỉ có chui vào sáng tác tức là cái giáp trụ rắn nhất (Đảng) đánh cũng không chết."
Đến khi nhận thấy phong trào đi quá nhanh, Đảng bắt đầu dùng bạo lực để khủng bố, thì các văn nghệ sĩ đối lập phải tìm cách ghìm bớt phong trào lại để tránh tổn thất. Chúng ta hãy nghe Trần Dần kể lại:
"Khoảng số 2 Nhân Văn. Lê Đạt lên trại cải cách ruộng đất tìm tôi, tôi bảo trước sau phong trào cũng bị đổ vỡ thôị Tôi xui Lê Đạt tham gia ghìm Nguyễn Hữu Đang lại và nói: "Mày làm như Các Mác với Ba Lê Công xã ấy" biết là thất bại nhưng cứ xông vào giải bớt thất bại đi".
Cũng vì áp đụng chiến thuật mềm dẻo này mà đa số các văn nghệ sĩ, sau khi phong trào chống đối bị tan vỡ, đều chịu đi chỉnh huấn và công khai bộc lộ Họ áp dụng câu phương ngôn "tránh voi chẳng hổ mặt nào", để một lần nữa tránh tổn thất. Không phải là họ "ham sống sợ chết", nhưng nếu để cho Cộng sản khủng bố rùng rợn quá thì thế hệ sau sẽ một phần nào nhụt mất nhuệ khí. Những người được Cộng sản Đệ Tam đào luyện không có thái độ như Nguyễn thái Học, chủ trương "không thành công cũng thành nhân".
Có nhiều người ở miền Nam không tán đồng thái độ nàỵ Họ cho rằng đầu hàng kẻ thù như vậy là không có "khí phách" không đủ tiết tháọ Nhưng chúng tôi nghĩ rằng đối với Cộng sản thì không thể nào dựa vào khí phách và tiết tháo mà thắng được. Càng tỏ ra có khí phách chúng càng giết không nể taỵ Hàng vạn người trước đây bị quy là địa chủ, chỉ vì khí phách không chịu đdầu hàng, nên bị chúng giết từng loạt. Hiện nay vấn đề chính không phải là nêu cao khí phách để cổ võ tinh thần quần chúng, giác ngộ quần chúng vì toàn thể nhân dân đã sẵn có tinh thần chống Cộng. vấn đề chính trong hiện tại là đấu tranh bền bĩ. Mỗi lần thất bại là phải cố gắng bảo tồn lực lượng để trù tính một cuộc đấu tranh kế tiếp. Cộng sản thắng lợi vì áp dụng đường lối đó. Trong tương lai Cộng sản tất nhiên sẽ bị thất bại cũng vì đối phương biết áp dụng phương pháp đó.
Một mặt khác, sau khi tất cả các báo chí đối lập đã bị bóp chết, thì chỉ còn một cách là công khai bộc lộ để nhờ báo chí của Đảng trích đăng tâm sự của mình, hòng để lại cho lớp sau một kinh nghiệm mà lịch sử chưa từng ghi chép.
Trên đây là ý kiến riêng của chúng tôi, vì chúng tôi so sánh việc "đầu hàng" của nhiều địa chủ với việc "đầu hàng" của các văn nghệ sĩ. Đảng bắt phải đầu hàng để đảng lên mặt với nhân dân, vậy thì cứ "đầu hàng" vì qua những vụ đấu tố địa chủ, phú nông, toàn thể nhân dân đều biết rằng những trò đó chỉ là một tấn đại bi hài kịch mà mọi người phải lần lượt lên sân khấu đóng vai trò Đảng đã ấn định cho mình. Chúng tôi tin rằng những người như Trần Dần đã viết bài Hãy đi mãi (xem phần tài liệu) hay Phùng Quán đdã viết bài Lời mẹ dặn (xem phần tài liệu) là những người có dư thái độ bất khuất và có đủ gan dạ bền bĩ.
ý kiến chúng tôi có đúng hay không chỉ có tương lai mới có thể trả lờị
Trong khi chờ đợi, chúng ta hãy tin rằng Người là Người mà Vật là Vật.. Không có thế lực nào có thể biến con người thành con vật. Người hơn vật ở chỗ biết nói, nên hễ biết nói là phải nói theo ý mình. Người bao giờ cũng tranh đấu đòi cho được tự do ngôn luận, bảo đảm cho mọi thứ do khác
Mạc Đình
Sài-gòn, ngày 8-12-1958