Họa sĩ, nhà phê bình mĩ thuật Phan Cẩm Thượng: Trí thức Việt và hàng nghìn năm lề thói làng xã
Lê Mỹ Ý
Nhà phê bình mĩ thuật Phan Cẩm Thượng là người ít nói. Ông ưa ngồi lặng lẽ trầm tư, ưa “lánh mình” về những nơi chốn thâm nghiêm, yên tĩnh như những cổ tự, đình miếu...nơi ông đã có nhiều năm gắn bó, nghiên cứu, khảo sát các di sản văn hoá cổ. Tư chất của người làm nghiên cứu văn hoá khiến nhiều tác phẩm của ông đi ra ngoài phạm vi nghiên cứu chuyên biệt về mĩ thuật cổ. Cũng chính vì nhiều năm độc hànhđể làm các chuyến điền dã, nên ông rất thấu hiểu văn hoá và lối sống làng xã Bắc bộ. Ở một góc độ khác, sinh ra và gắn bó với Hà Nội, trung tâm sinh hoạt của giới trí thức được xem là tiêu biểu cho đời sống văn hoá Việt, nên ông cũng là người hiểu về tầng lớp trí thức một cách tường minh. Trí thức Việt: thất bại nhiều hơn thành tựu Trong đời sống văn hoá của chúng ta hôm nay, đang tồn tại một khái niệm ‘tâm lí làng xã”, đặc biệt, khái niệm này được “ám chỉ” cho tầng lớp trí thức, chứ không phải cho những người nông dân - những người đương nhiên gắn bó với làng, văn hoá làng và tâm lí làng. Từ góc nhìn cá nhân, ông có nhận thấy hiện tượng đó trong đời sống văn hoá,đời sống trí thức hiện đại Việt Nam hay không? Theo nghĩa đen, làng xã là một cộng đồng dân cư nhỏ nhất trong xã hội Việt Nam, có tập tục riêng, hương ước riêng và cả tín ngưỡng riêng. Cách sống của người Việt trong làng xã hình thành nên tính cách người Việt, nên dù ra khỏi làng xã, tính cách ấy vẫn không mất đi, thậm chí còn phát triển mạnh mẽ, như là một phương cách sống hữu hiệu ngay trong xã hội hiện đại. Tâm lí làng xã là một hình thái sống, còn sinh động hơn cuộc sống trong cái làng thật sự. Hình thái sống này không ngoại trừ tầng lớp trí thức, dù họ luôn được coi là những người cấp tiến. Bởi vì trí thức Việt Nam thất bại nhiều hơn là đạt được những thành tựu trong quá trình phát triển của xã hội. Vậy theo ông, những nguyên nhân nào dẫn đến sự tồn tại “hình thái sống” của “tâm lí làng xã”, một cách sinh động trong đời sống người trí thức. Có phải do hầu hết trí thức của ta hiện nay đều xuất thân từ nguồn gốc nông dân, chưa thể ngay lập tức thoát khỏi những tập quán, tâm lí văn hoá làng hay do tầng lớp trí thức của ta quá mỏng so với 80% dân số là nông dân, nên không thể tránh khỏi những tác động văn hoá ngược từ tầng lớp đông đảo này? Khi đi ra khỏi làng, đại bộ phận trí thức không muốn quay lại, ví dụnhững người thành đạt ở làng cổ Đường Lâm chẳng hạn. Điều đó cho thấy họ không lưu luyến gì với các tập tục già cỗi, một lối sống và cơ chếhành chính, không làm cho họ hoạt động tốt hơn. Người Việt có câu ‘Xấuđều hơn tốt lỏi”, nghĩa là những cá nhân quá xuất sắc so với cộng đồng, có nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến tập quán cộng đồng, vậy nên không có anh ta thì tốt hơn. Ta thấy điều này trong việc tuyển mộ nhân sự ởnhiều cơ quan hiện tại. Con em trong nhà, người có tiền, người làm hài lòng mình trước, sau cùng mới đến người tài. Ở nhiều nơi, người có năng lực dần bị cô lập, rồi tự rút lui. Kinh tế thị trường gỡ lại cái nàyđôi chút, vì không có người giỏi làm ăn không khá được, nhưng trong các khu vực không tính đến hiệu quả kinh tế thì tình hình chẳng có gì thayđổi. Điều lạ lùng, là ngay cả một tập thể những trí thức cấp tiến, có ngồi lại với nhau cũng trở thành một làng xã. Hình như trong tâm khảm của chúng ta có sự dẫn dắt của hàng ngàn năm lề thói làng xã. Nó đã nhập vào gene, nó cũng có sức mạnh nhất định, nhất là trong việc gạt bỏai, loại trừ ai ra khỏi cộng đồng mà không cần dùng đến các biện pháp hành chính. Ví dụ sức mạnh của dư luận, thư nặc danh, lời đồn thổi... người ta tin hơn là sự thực. Lối sống làng xã có khả năng bảo vệ người ta trong cộng đồng nhỏ hẹp, tạo sức mạnh trong các cuộc đấu đá, mà đấuđá là thường xuyên ở mọi nơi mọi lúc. Vấn đề là chúng ta có muốn ra khỏi làng xã hay không, khi mà làng xã cổ truyền thì tan rã gần hết rồi. Càng trí thức càng... không muốn ai hơn mình (!) Hiện tượng “tâm lí làng xã” trong đời sống của người trí thức Việt biểu hiện ra sao? Ông có thể nêu một vài ví dụ? Bi quan, yếm thế, bảo thủ, cục bộ, không mạnh dạn đón nhận cái mới, khó chấp nhận thành công của người khác, làm việc theo chỉ đạo ít chịu nghĩ sâu và không dám thểhiện cái tôi, theo đóm ăn tàn..v.v... Đó có phải cũng là biểu hiện của tâm lí làng xã? Ví dụ thì dễ thôi, bạn kiếm được chút tiền, bạn có bồ... nhoáng một cái cả cơ quan biết. Nhưng bạn có sáng kiến, phát minh thì còn lâu người khác mới hay. Bạn in tập thơ, nếu không tặng đủ, ai cũng giận, tặng rồi cũng chẳng ai đọc. Là họa sĩ, bạn vẽ xấu thì người ta khinh, vẽ đẹp thì người ta ghét. Cái tâm lí làng xã trong trí thức lắm chuyện lắm... Tóm lại là không muốn ai hơn mình, càng là trí thức càng vậy. Khi phê phán trí thức trước tiên phải xem thế nào là trí thức. Theo tôi trí thức có ba loại: trí thức dẫn đường, học giả và trí thức chuyên ngành (tất nhiên ranh giới giữa ba loại trên là tương đối). Trí thức dẫn đường là những người cấp tiến nhất có khả năng dẫn dắt dân tộc, những người loại này rất hiếm. Học giả thì có, nhưng nghiên cứu không sâu dẫn đến tác động xã hội không mạnh. Trí thức chuyên ngành, đã từng hình thành, nhưng do chiến tranh, khoa học chưa phát triển, đời sống kinh tế chưa cao, nên đáng lẽ phải có rất nhiều trí thức chuyên ngành thì lại ngày một ít đi, thay vào đó là một đám giả trí thức. Đã là trí thức chuyên ngành thì phải có khả năng lao động độc lập trong môi trường trí tuệ, đưa được học thuật vào thực tiễn. Ngoài đám giả trí thức, hay bên cạnh một số rất ít những trí thức chuyên ngành, còn có những thợ bậc bẩy. Nếu ba đối tượng trí thức trên hình thành và phát triển mạnh trong xã hội ta, thì chúng ta đã không phải phàn nàn nhiều về tâm lí làng xã trong trí thức. Tiếc thay có quá nhiều giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ,nhà giáo ưu tú... nhưng đụng vào một việc cụ thể thì chỉ thấy huyên thuyên, trừu tượng, hoa mĩ, nói những điều không nghĩ và nghĩ nhữngđiều không nói. Còn lại là đám học trò mà thôi. Nói riêng trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ, người sáng tác, nhà nghiên cứa, nhà phê bình... Ông thấy sự biểu hiện của hiện tượng này như thế nào? Lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đòi hỏi có chuyên môn thật, nên nhìn chung ai có nghề cao đều có khả năng tránh được những thói hư tật xấu của nếp sống làng xã, vì thời gian dành cho sáng tác đã không đủ còn hơi đâu nghĩ đến chuyện người khác. Tuy nhiên có những nghệ thuật phải hoạt động tập thể, như kiến trúc, sân khấu, điện ảnh thì nếp sống làng xã vừa giúp cho hoạt động này dễ dàng hơn, thế nhưng để đi đến một tác phẩm đỉnh cao thì khó vô cùng vì nó đòi hỏi phải có sự thỏa hiệp của cảmột tập thể. Các hội đoàn nghệ thuật cũng là những cái làng theo nghĩa nào đó. Đã là làng thì phải có lí trưởng, chánh tổng, hội đồng kì hào kì mục, có khao vọng, chia xôi oản và góc chiếu giữa đình. Trong thời đại hội nhập hôm nay, “tâm lí làng xã” liệu có là lực cản, là những tác nhân tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của đời sống văn hoá, sự tiến bộ của người trí thức và làm chậm quá trình hội nhập không? Cho đến những năm 1970, đại bộ phận trí thức vẫn sinh ra từ nông thôn, kinh tế nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo. Tôi vẫn hằng mong nông thôn có nhiều trí thức để giúp cho nông dân và nông nghiệp, thếnhưng rất ít người đi học, có trình độ rồi quay lại nông thôn. Mọi hoạtđộng cần đến trí thức ở nông thôn, trừ các phương diện quốc gia: thủy lợi, điện lực, giao thông, đều do người nông dân tự mầy mò. Kết quả là cho đến nay, cơ khí hóa nông nghiệp, phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng, bảo quản thực phẩm... hầu hết là người nông dân tự mua của Trung Quốc, hoặc tự tạo, tự sử dụng, không ai hướng dẫn, gây ra những tổn hại không nhỏ về môi trường và an toàn thực phẩm trong xã hội. Trong thời đại hội nhập cần có một chiến lược về trí thức, nếu không các công ty nước ngoài sẽ cám dỗ hết những người tài, mà nhà nước thì mất công đào tạo. Sự phát triển thực tiễn của công nghệ dẫn đến bỏ rơi nghiên cứu cơ bản trong khoa học, vì coi rằng ta chỉ ứng dụng, còn nghiên cứu cơ bản sao bằng được Tây. Các trí thức khoa học xã hội cũng có nguy cơ bị bỏ xó, vì người ta không thấy ích lợi kinh tế từ họ.Những điều trên dẫn đến một bộ phận trí thức công nghệ trở thành tầng lớp trung lưu, bộ phận còn lại co cụm với đồng lương và tiền dự án lèo tèo, và rồi lại quanh quẩn trong cái làng của mình, uống rượu vặt, làm thơ thế sự và bị đám trí thức giả o ép. Tình hình hiện nay không phát triển không được, không hội nhập khôngđược, không có chuyên môn không được, ở đây có sự xích lại gần giữa khoa học và nghệ thuật, tạo ra động lực xã hội hiện đại. Giữa các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và kinh tế khoa học của chúng ta hiện nay vẫn có khoảng cách, nhà kinh doanh không cần đến văn nghệ, hoặc cần thì coi văn nghệ như là đồ trang sức làm sang. Có thể ta sẽ giầu có, nhưng văn minh và phát triển vẫn còn ở phía trước. Thang bậc trí thức của chúng ta không cao so với thế giới Có thể khắc phục “tâm lí làng xã” trong đời sống tinh thần của người trí thức Việt Nam hay không? Và việc khắc phục sẽ là chuyện một sớm một chiều nêu người trí thức biết tự nhìn nhận điểm yếu của mình và nỗ lực khắc phục nó, hay ngược lại, là chuyện không tưởng? Vẫn có nhiều trí thức ở làng, sống và sáng tạo ở làng, có những đóng góp vượt ra ngoài lũy tre xanh. Hình như vấn đề không phải là có tâm lí làng xã hay không, mà vấn đề năng lực chuyên môn đến đâu. Nếu bạn nói chuyện về một lão nông thực sự, một thợ máy giỏi, một thày giáo làng nghiêm túc, họ đều nhìn nhận được thấu đáo về xã hội. Người trí thức, dẫu còn tồn đọng tâm lí làng xã, nhưng là nhà chuyên môn thực sự, khi gia nhập xã hội công nghiệp hiện đại, họ cũng nhanh chóng hòa nhập và chấp nhận cái mới. Ở phố mà lạc hậu còn mệt hơn ở làng mà cấp tiến. Nhìn rộng hơn, làng xã là một môi trường. Tự chúng ta đã biến các cơquan, xí nghiệp, trường học hiện đại thành những cái làng, và đường nhiên cán bộ, công nhân, thầy giáo học sinh ở đó cũng biến thành những người nông dân thủ cựu. Không thể có chuyện cơ quan công sở của xã hội hiện đại mà người đứng đầu lại không phải người có trình độ, nhân viên không biết việc những lại không thể thải hồi, không thể tiếp nhận người có năng lực nếu sai nguyên tắc hành chính. Đó chính là cái làng - cơquan trong đời sống hiện đại. Môi trường sinh ra tâm lý. Làm gì có tâm lý làng xã trong một công ty nước ngoài ở Việt Nam? Ai làm được việc thì trụ lại, ai không làm được việc thì mời đi ra, năng suất lao động là tiêu chuẩn đánh giá. Đây chính là ván đề, khi ta đánh giá con người bằng năng suất lao động thì tâm lí làng xã sẽ tự thủ tiêu. Ngoài tác động tiêu cực, tâm lí làng xã cũng có những mặt tích cực. Theo ông, đâu là điểm tích cực? Làm thế nào để mặt tích cực nàyđược phát huy tối đa và mặt tiêu cực bị triệt tiêu triệt để? Những tập tục hay và dở của làng xã đều cần thiết cho sự tồn tại của nó. Ví dụ thói lười học ngoại ngữ đã bảo tồn được tiếng Việt qua nhiều lần bị ngoại xâm đô hộ, mà giữ được tiếng nói tức là phần quan trọng nhất của dân tộc vẫn nguyên vẹn. Coi mọi người như đồng bào, anh em, coi trọng tình nghĩa, chia sẻ trong khó khăn... đều là những đức tính tốt sính ra từ đời sống làng xã. Tuy nhiên từng mặt một sẽ trở thành nhược điểm trong xã hội hiện đại. Ta buộc phải có ngoại ngữ, phải coi nhau là công dân, phải bớt cảm tính trong khoa học và công nghiệp. Một số thứ cần phát huy truyền thống và một số thứ cần phủ nhận truyền thống. Tâm lí làng xã mà chúng ta đề cập tới trong cuộc trò chuyện hôm nay chỉ là một khía cạnh nhỏ trong những biểu hiện đời sống tinh thần và diện mạo của người trí thức Việt Nam? Và theo ông, đâu là những đặcđiểm tiêu biểu nhất của tầng lớp này? Có hai điểm quan trọng nhất của người trí thức là đức tính hi sinh và khả năng kiên trì nghiên cứu, thì trí thức Việt Nam đều thừa, mặc dù họ rất thông minh. Trong tương lai gần, tầng lớp trí thức Việt sẽ phát triển, hội nhập với thế giới ra sao? Khi lĩnh vực giáo dục đào tạo đang được ưu tiên cải tổ như hiện nay, trí thức Việt sẽ lớn mạnh cũng như phát huyđược năng lực của mình hay không? Ông mong muốn như thế nào về người trí thức? Tầng lớp trí thức tự nó giống như một dòng sông, lúc nào cũng muốn hòa nhập với con sông lớn hơn và vươn ra biển cả. Có thể nói, điều kiện học tập của chúng ta đã tốt hàng nghìn lần so với hai ba mươi năm trước, nhưng phương thức giáo dục chẳng cải thiện được bao nhiêu, quy luật đào thải tự nhiên chưađược chấp nhận. Cái đó dẫn đến học sinh phải học hành nhiều, mà chuyên môn vẫn không sâu, chúng ta tốn kém để giỏi nhiều thứ vô tích sự, do đó hình thành những trí thức vô tích sự. Hội nhập trí thức là một tất yếu,đã diễn ra và đang diễn ra. Có người muốn hội nhập mà không được. Có người bị hội nhập, dẫn đến hội nhập thụ động. Lại có người chỉ hội nhậpđược từng phần. Rất ít người có thể chủ động hội nhập. Thang bậc trí thức của chúng ta không cao trên thế giới, nhất là trong khoa học công nghệ. Xét cho cùng cái thời của giai tầng trí thức như là tinh hoa xã hộiđã qua rồi, trí thức mang tính nhân loại và những xã hội phát triển thì tất cả đều là trí thức theo nghĩa chuyên môn. Tôi hướng đến một tầng lớp trí thức như vậy, như đạo Phật nói: quý tiện, hiền ngu, bình đẳng.
Nguồn: Trò chuyện với họa sĩ - NXB Thời đại
|
Home »
CHÂN DUNG VĂN HỌC
» Họa sĩ, nhà phê bình mĩ thuật Phan Cẩm Thượng: Trí thức Việt và hàng nghìn năm lề thói làng xã