Trang Tử
1. SƠ YẾU CUỘC ĐỜI .
Trang Tử tên Chu, người nước Tống gần như cùng thời với Mạnh Tử, nhưng vì là một "ẩn giả", cho nên đời sau chẳng được rõ làm về thân thế cùng đời tư của Trang Tử. Tuy nhiên, trong giới trí thức Trung Quốc, xưa cũng như nay, ít có ai lại chẳng biết đến Trang Tử, bởi Người đã có trước tác để lại trên trăm ngàn lời, trong đó có rất nhiều truyện ngụ ngôn, liên quan tới đời sống bản thân của Trang Tử. Dù cho những truyện đó có thật hay giả tạo, cũng đã dựng lên một hình bóng Trang Tử sống động trong lòng người, lưu truyền trên lịch sử Trung Quốc hơn hai ngàn năm nay. Thật ra phần đông người Trung Hoa vẫn chưa rõ lắm về triết lý nhân sinh của Trang Tử, nhưng ai nấy đều thích nghe truyện Trang Tử. Từ đó, người ta cũng đã hiểu được phần nào, Trang Tử là một con người ra sao.
Đời sống vật chất của Trang Tử rất ư nghèo nàn. Có lần mặc áo vá, kéo đôi giày rách, vào điện yết kiến Nguỵ vương. Vua hỏi: "Trông tiên sinh sao có vẻ mệt mỏi thế? Trang Tử đáp: "Tôi vốn nghèo,. nhưng chẳng mệt mỏi tí nào". Ý nói là, "tôi chỉ thiếu thốn về điều kiện vật chất bên ngoài thôi, trong thâm tâm tôi, vẫn chan chứa thiên cơ được vui sống như ai". Lại có lần, vì hết gạo nấu cháo, Trang Tử vác mặt đi hỏi vay vị Giám hà Hầu. Hầu bảo: "Được rồi chờ ta lãnh lương sê cho ban vay ba trăm nén vàng. Chịu không?" Trang Tử đáp lại bằng câu truyện: "Hôm qua, Chu này gặp kẻ hô hoán giữa đường, nhìn lại thấy dưới vết xe có con cá chép. Hỏi cá làm sao thế? Đáp rằng: Ta vốn là thần sóng ở biển đông, nay nhờ mi giúp cho một chậu nước, được chăng? Chu bảo: Được lắm, để ta nam du đến xứ Ngô, Việt, rồi dồn hết nước Tây giang mà đón ngươi. Chịu không? Cá giận thất sắc: Ta đã mất môi trường sinh sống bình thường, thiếu chỗ nương thân, chỉ cần một chậu nước thôi, chẳng ngờ mi lại nói như vậy, chi bằng xỏ mang ta xách vào chợ cá còn hơn". Đây, chỉ là câu truyện ngụ ngôn, nhưng cũng đủ cho ta thấy, đời sống vật chất của Trang Tử cùng quẫn đến mức nào rồi. Trong xã hội thời cổ Trung Quốc, vì điều kiện kinh tế còn thiếu thốn, phần đông thường dân sống trong cảnh nghèo túng. Phàm là người học trò, nếu muốn thoát cảnh nghèo khó, con đường duy nhất là ra làm quan. Sự thật đã chứng minh, thời đại đó có nhiều người học trò nhờ làm quan mà vinh thân phì gia, hoặc lưu danh sử sách. Nhưng chẳng may, trên đời lại có những hạng người, trời sanh ra không thể làm quan được, trong số đó, Trang Tử là nhân vật điển hình nhất, bởi Người coi phú quý như đám mây trôi, lắm khi phú quý còn là cạm bẫy của đời người nữa là khác. Có lần Trang Tử đang ngồi câu cá ở bờ sông Bốc, Sở vương sai hai vị Đại phu đến mời ra làm quan, Trang Tử vẫn thản nhiên cầm cần bảo: "Ta nghe đâu nước Sở có con rùa thần, đã chết đi ba ngàn năm rồi, nay được nhà vua dùng khăn lụa gói kỹ, đặt vào khay vàng thờ nơi miếu đường. Vậy theo các Ngài nghĩ, rùa muốn sau khi chết để lại xác quý như vậy, hay là thích lúc còn sống, được ngoáy đuôi dưới ao đìa?" Hai Đại phu đáp rằng: "Chắc chắn là thích ngoáy đuôi dưới ao đìa hơn". Trang Tử tiếp lời ngay: " Thế thì các Ngài để cho tôi được ngoáy đuôi dưới ao đìa thôi". "Ngoáy đuôi dưới ao đìa", là một câu nói tượng trưng cho đời sống tự do thoải mái, mà Trang Tử cho là quý hơn hết.
Thời Chiến Quốc, đang lúc những người có học đua nhau đi du thuyết các nước, mong được quốc quân nào trọng dụng, hòng đạt được mục đích sang giàu, thì với Trang Tử, Người sẵn sàng trả giá rất đắt bằng cơ hàn suốt đời để được sống thảnh thơi giữa trời đất. Thiên Liệt ngự khấu, sách "Trang Tử" có đoạn viết ràng: "Lúc Trang Tử lâm chung, các đệ tử đang lo việc hậu táng thầy. Trang Tử bảo: "Ta có trời đất làm áo quan, có thái dương cùng trăng sao làm châu ngọc, và có cả vạn vật làm chay đưa đám, nào còn thiếu gì đâu mà các con phải lo?" Đệ tử thưa: "Nếu không được mai táng kỹ càng, chúng con e chim diều mổ xác thầy". Trang Tử bảo: "Thay vì nằm trên bị chim diều mổ xác, lại nằm dưới (mặt đất) để kiến mối phanh thây, vậy hơn kém ở chỗ nào". Suốt đời Trang Tử đối với bất cứ sự việc gì, đều giữ lấy thái độ khoáng đạt siêu nhiên, cả đến vấn đề chết cũng thế.
Trang Tử tên Chu, người nước Tống gần như cùng thời với Mạnh Tử, nhưng vì là một "ẩn giả", cho nên đời sau chẳng được rõ làm về thân thế cùng đời tư của Trang Tử. Tuy nhiên, trong giới trí thức Trung Quốc, xưa cũng như nay, ít có ai lại chẳng biết đến Trang Tử, bởi Người đã có trước tác để lại trên trăm ngàn lời, trong đó có rất nhiều truyện ngụ ngôn, liên quan tới đời sống bản thân của Trang Tử. Dù cho những truyện đó có thật hay giả tạo, cũng đã dựng lên một hình bóng Trang Tử sống động trong lòng người, lưu truyền trên lịch sử Trung Quốc hơn hai ngàn năm nay. Thật ra phần đông người Trung Hoa vẫn chưa rõ lắm về triết lý nhân sinh của Trang Tử, nhưng ai nấy đều thích nghe truyện Trang Tử. Từ đó, người ta cũng đã hiểu được phần nào, Trang Tử là một con người ra sao.
Đời sống vật chất của Trang Tử rất ư nghèo nàn. Có lần mặc áo vá, kéo đôi giày rách, vào điện yết kiến Nguỵ vương. Vua hỏi: "Trông tiên sinh sao có vẻ mệt mỏi thế? Trang Tử đáp: "Tôi vốn nghèo,. nhưng chẳng mệt mỏi tí nào". Ý nói là, "tôi chỉ thiếu thốn về điều kiện vật chất bên ngoài thôi, trong thâm tâm tôi, vẫn chan chứa thiên cơ được vui sống như ai". Lại có lần, vì hết gạo nấu cháo, Trang Tử vác mặt đi hỏi vay vị Giám hà Hầu. Hầu bảo: "Được rồi chờ ta lãnh lương sê cho ban vay ba trăm nén vàng. Chịu không?" Trang Tử đáp lại bằng câu truyện: "Hôm qua, Chu này gặp kẻ hô hoán giữa đường, nhìn lại thấy dưới vết xe có con cá chép. Hỏi cá làm sao thế? Đáp rằng: Ta vốn là thần sóng ở biển đông, nay nhờ mi giúp cho một chậu nước, được chăng? Chu bảo: Được lắm, để ta nam du đến xứ Ngô, Việt, rồi dồn hết nước Tây giang mà đón ngươi. Chịu không? Cá giận thất sắc: Ta đã mất môi trường sinh sống bình thường, thiếu chỗ nương thân, chỉ cần một chậu nước thôi, chẳng ngờ mi lại nói như vậy, chi bằng xỏ mang ta xách vào chợ cá còn hơn". Đây, chỉ là câu truyện ngụ ngôn, nhưng cũng đủ cho ta thấy, đời sống vật chất của Trang Tử cùng quẫn đến mức nào rồi. Trong xã hội thời cổ Trung Quốc, vì điều kiện kinh tế còn thiếu thốn, phần đông thường dân sống trong cảnh nghèo túng. Phàm là người học trò, nếu muốn thoát cảnh nghèo khó, con đường duy nhất là ra làm quan. Sự thật đã chứng minh, thời đại đó có nhiều người học trò nhờ làm quan mà vinh thân phì gia, hoặc lưu danh sử sách. Nhưng chẳng may, trên đời lại có những hạng người, trời sanh ra không thể làm quan được, trong số đó, Trang Tử là nhân vật điển hình nhất, bởi Người coi phú quý như đám mây trôi, lắm khi phú quý còn là cạm bẫy của đời người nữa là khác. Có lần Trang Tử đang ngồi câu cá ở bờ sông Bốc, Sở vương sai hai vị Đại phu đến mời ra làm quan, Trang Tử vẫn thản nhiên cầm cần bảo: "Ta nghe đâu nước Sở có con rùa thần, đã chết đi ba ngàn năm rồi, nay được nhà vua dùng khăn lụa gói kỹ, đặt vào khay vàng thờ nơi miếu đường. Vậy theo các Ngài nghĩ, rùa muốn sau khi chết để lại xác quý như vậy, hay là thích lúc còn sống, được ngoáy đuôi dưới ao đìa?" Hai Đại phu đáp rằng: "Chắc chắn là thích ngoáy đuôi dưới ao đìa hơn". Trang Tử tiếp lời ngay: " Thế thì các Ngài để cho tôi được ngoáy đuôi dưới ao đìa thôi". "Ngoáy đuôi dưới ao đìa", là một câu nói tượng trưng cho đời sống tự do thoải mái, mà Trang Tử cho là quý hơn hết.
Thời Chiến Quốc, đang lúc những người có học đua nhau đi du thuyết các nước, mong được quốc quân nào trọng dụng, hòng đạt được mục đích sang giàu, thì với Trang Tử, Người sẵn sàng trả giá rất đắt bằng cơ hàn suốt đời để được sống thảnh thơi giữa trời đất. Thiên Liệt ngự khấu, sách "Trang Tử" có đoạn viết ràng: "Lúc Trang Tử lâm chung, các đệ tử đang lo việc hậu táng thầy. Trang Tử bảo: "Ta có trời đất làm áo quan, có thái dương cùng trăng sao làm châu ngọc, và có cả vạn vật làm chay đưa đám, nào còn thiếu gì đâu mà các con phải lo?" Đệ tử thưa: "Nếu không được mai táng kỹ càng, chúng con e chim diều mổ xác thầy". Trang Tử bảo: "Thay vì nằm trên bị chim diều mổ xác, lại nằm dưới (mặt đất) để kiến mối phanh thây, vậy hơn kém ở chỗ nào". Suốt đời Trang Tử đối với bất cứ sự việc gì, đều giữ lấy thái độ khoáng đạt siêu nhiên, cả đến vấn đề chết cũng thế.