13. Người bạn lính cùng tiểu đội (2)
Tôi còn lưu giữ trong ký ức một chuyện khá tức cười về Tuân Nguyễn, trước khi chúng tôi gặp lại nhau, sau gần mười năm… Một buổi chiều thu Tây Hồ trời se lạnh…
Đó là mùa câu cá diếc bằng giun đỏ. Thôn Nghi Tàm vàng một màu hoa cúc. Tuân đạp xe về Nghi Tàm thăm tôi.
Tôi hỏi:
- Có mang theo chương mới nào của Một người mơ mộng không đấy?
Tuân lắc đầu:
- Mình tạm gác tiểu thuyết lại để dịch một truyện vừa tuyệt hay của Solzhenitsyn mới đăng trên Les Nouvelles de Moscou.
Tuân Nguyễn tóm tắt cho tôi nghe Solzhenitsyn là ai. Tôi dắt Tuân đi loanh quanh trong xóm xem hoa.
Lúc sắp ra về, Tuân chợt hỏi tôi, giọng hơi ngập ngừng:
- Cậu có đồng tiền vàng không, cho mình một đồng…
Tôi ngạc nhiên:
- Đồng tiền vàng? Cậu làm như mình là tay sưu tập tiền cổ không bằng?
Tuân đỏ mặt:
- Không phải. Nó là… cái ấy ấy mà…
Tôi chợt hiểu ra, bật cười. Cái ấy, là cái bao cao su của Tiệp Khắc sản xuất. Mỗi cái được đựng trong cái hộp nhỏ, tròn và dẹt, in hình đồng tiền vàng cổ trên giấy kim. Ngày đó, "đồng tiền vàng" là loại hàng cung cấp đặc biệt. Muốn mua nó phải có giấy của Công đoàn cơ quan, hoặc của chi hội phụ nữ sở tại chứng nhận: người mua đã có vợ, mua để dùng cho sự sinh đẻ có kế hoạch. Nơi bán là các cửa hàng dược phẩm quốc doanh. Số lượng mua cũng rất hạn chế, để tránh nạn đầu cơ tích trữ. Trẻ con thỉnh thoảng nhặt được một hai chiếc của người lớn dùng rồi vứt đi, thì lấy làm thích thú lắm. Chúng thổi to lên, làm bong bóng bay…
Tôi hỏi Tuân:
- Nhưng cậu cần "đồng tiền vàng" làm gì? Chắc có đối tượng nào cậu định tòm tem hẳn?
Tuân càng đỏ mặt tợn:
- Ở cơ quan mình nghe tụi nó thì thào hỏi xin nhau đồng tiền vàng… Mình không biết hình thù nó thế nào, muốn xem cho biết. Để miêu tả khi cần đến, trong văn xuôi chẳng hạn…
Tôi nói:
Rất tiếc, mình lại không có… Mình có thuộc biên chế cơ quan nào đâu mà được công đoàn giới thiệu cho mua?
- Thế trong chuyện sinh hoạt vợ chồng cậu giải quyết thế nào?
- Thú thật với cậu, tôi nói, tính mình vốn không ưa "khoa học kỹ thuật" can thiệp vào chuyện tế nhị đó. Thứ nữa, mình là loại "đêm bảy ngày ba, vô ra không kể", đồng tiền vàng đâu mà xài cho xuể? Nhưng mình biết ở cơ quan cậu có thằng H. lúc nào trong túi cũng có "đồng tiền vàng". Cậu cứ hỏi xin hắn, thế nào cũng có.
Một sự rủi ro đầy tính chất bi hài mà hình như số phận đặc biệt dành cho loại người như Tuân Nguyễn.
Sáng ngày 21 tháng 10 năm 1964, trước giờ làm việc Tuân Nguyễn gặp H. ở cổng cơ quan. Tuân rất ngạc nhiên, H. vốn là tay "đại nghệ sĩ" thường xuyên đi muộn về sớm, thường xuyên bị thủ trường phê bình, sao bữa nay lại chăm chỉ thế không biết? Có lẽ hôm nay trời đi vắng!
Về sau này, mỗi lần hồi tưởng lại sự việc ngày hôm đó, Tuân không sao quên được chi tiết này. Tuân kết luận: cuộc đời mỗi người là một kịch bản phim truyện đã được số phận đạo diễn phân cảnh. H. phải xuất hiện đúng lúc đó để tăng thêm chất bi hài của truyện phim.
Sau một phút ấp úng, Tuân hỏi xin H. một "đồng tiền vàng":
- Sao cậu biết là tớ có sẵn của "gia bảo" ấy? - H. cười hỏi.
- Phùng Quán nó bảo thế.
H. không thôi cười, nói:
- Thằng ấy tớ cứ tưởng chỉ nắm vững lý lịch tụi cá mú Hồ Tây, không ngờ với bạn hữu hắn cũng nắm vững gớm… Hôm nào gặp hắn, cậu nhắn hộ chịu khó lên tớ chơi, tớ sẽ tặng một cái áo bông của bộ đội biên phòng, tha hồ chống chọi với sương gió Hồ Tây.
H. rút cái ví ở túi quần sau, mở ra lấy một "đồng tiền vàng" mới toe đưa cho Tuân:
- Trước khi dùng cậu nhớ K.T (1) cẩn thận, H. dặn, không lỡ nó thủng thì bỏ mẹ.
Tuân đỏ mặt nói:
- Mình chỉ muốn xem cho biết thôi…
H. nói:
- Ba mươi tuổi đầu mà chưa biết mặt mũi "đồng tiền vàng" như thế nào thì cậu là thằng hâm. Thời buổi này, Roméo Juliette nếu không ở trong biên chế, không có công đoàn cơ sở giới thiệu, thì cũng phải lùng mua "đồng tiền vàng" theo giá chợ đen!… Cậu phải bơn bớt sách vở, thêm chất sống sít của cuộc đời thường vào mới hy vọng với tay đến Đốt được!
Tuân đút vội đồng tiền vàng vào túi áo, cài cúc cẩn thận, định bụng đợi đến tối, đóng chặt cửa buồng lại mới mở ra xem mặt mũi nó… Không ngờ…
Sau lệnh bắt, người ta yêu cầu Tuân bỏ hết đồ dạc mang theo trong người, kể cả kính cận để lập biên bản. Về sau này, Tuân kể lại cho tôi nghe giây phút nhớ đời đó:
- Như cái máy, mình móc hết túi áo túi quần, bỏ đồ đạc lên mặt bàn. Nhưng khi bỏ cái "đồng tiền vàng" lên mặt bàn, mình bỗng tỉnh trí lại. Chính nỗi hổ thẹn đã làm cho mình tinh trí…
(…)
Tuân Nguyễn vốn tinh tế. Cậu ta cảm thấy nhục nhã ghê gớm. Cậu ta mấp môi định thanh minh, nhưng kìm lại được.
" Một chi tiết khó tin trong tác phẩm Kỷ niệm ngôi nhà những người chết của Dostoievsky vụt hiện ra trong ký ức mình. Có một người tử tù sắp sửa phải thụ hình. Y bị trói vào cọc hành hình, cổ vươn ra chuẩn bị đón lưỡi dao bén ngọt của đao phủ. Y chợt ngoảnh lại, run rẩy nói với đao phủ: Trên gáy tôi có cái nhọt đang mưng mủ. Ông làm ơn đừng chém vào cái chỗ cái nhọt!".
Rất nhiều năm sau, Tuân kể lại với tôi chuyện này, rồi trầm ngâm:
- Rất đúng với hoàn cảnh mình lúc đó. Sắp sửa phải đi tù chưa biết bao nhiêu năm, thế mà mình lại không cảm thấy đau khổ bằng sự việc trong túi có "đồng tiền vàng"… Và cũng nhờ sự kiện "đồng tiền vàng" mà mình có dịp kiểm chứng thêm tài năng vô song của Dostoievsky. Chỉ với một chi tiết cái nhọt đang mưng mủ trên gáy người tử tù, Dostoievsky đã soi rọi cho chúng ta thấy vực thẳm vô tận, đầy bí ẩn và kỳ dị trong tâm thức con người…
***
Một buổi vào giữa trưa, tôi đang ngồi đtm bếp, thì cửa liếp xịch mở. Tôi ngẩng lên, ngồi lặng đi một lúc khá lâu. Tôi bật gọi, cổ nghẹn tắc:
- Trời… Tuân!
Phải, người đang đứng trước mặt tôi là Tuân Nguyễn. Da mặt vàng úa và hơi phù nề. Cặp kính cận vành đồng rỉ xanh và hai gọng được thay bằng hai vòng dây gai xe. Cái miệng vẫn rộng nhưng không còn tươi nữa. Cặp môi nhợt nhạt vì thiếu máu. Như bừng tỉnh, tôi loạng choạng đứng dậy. Và hai chúng tôi ôm chặt lấy nhau lúc nào không biết. Phút chốc hai gương mặt dãi dầu, bầm dập khổ nạn trần gian, đẫm lệ. Tôi thì thầm qua nước mắt:
- Thế mà đã gần mười năm rồi… Mười năm tốt đẹp nhất của một đời người…
Tuân cười buồn:
- Chắc cậu không tin mình còn có ngày trở về?
- Cậu gầy yếu quá… Người của sách vở, của mộng mơ… Cậu đâu được chuẩn bị để nhận một đòn chí mạng như vậy…
Tuân ngồi xuống cạnh bếp lửa, hơ hơ hai bàn tay gầy guộc, nói:
- Sức thích nghi vô tận cũng là một điều bí ẩn của con người, cậu ạ.
Tôi thổi cơm, rán cá, nấu canh chua. Hai đứa ngồi ăn ngay bên bếp.
- Nghĩ cho cùng, không có cái rủi nào lại không chứa sẵn ít nhiều cái may. - Tuân nói - Có lẽ nhờ vậy mà con người mới có thể tồn tại trong những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất.
- Cậu thử nói cái may cậu tìm thấy trong mười năm qua xem nào - tôi hỏi.
Trước hết, mình có dịp suy gẫm thêm về cuốn tiểu thuyết mình định viết, vì đã viết được hai chương đầu như cậu biết. Thực tế mười năm đã chỉ cho mình thấy nội dung cuốn tiểu thuyết của mình quá hiền lành, quá nông cạn. Theo mình, nếu không có mười năm lưu đày ở Sibir, tài năng của Dostoievsky không đạt đến độ viên mãn như vậy. Mình tin, nếu viết lại, cuốn tiểu thuyết của mình sẽ hay hơn, sâu sắc hơn rất nhiều. Nó sẽ là Kỷ niệm ngôi nhà những người chết của mình. Hai nữa, nhờ mười năm qua mình đã tự học được tiếng Nga. Bây giờ mình có thể đọc được Dostoievsky từ nguyên bản. Nhưng điều may mắn này mới là quan trọng hơn cả: trong mười năm qua, mình đã sống giữa những con người vô cùng phong phú và phức tạp, chất liệu sống vàng ròng cho các nhà văn. Mình chỉ đơn cử với cậu một người…
***
"… Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thắng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.
Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười. Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen… Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính. Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, cũng đều thương anh ta. Những trại viên được gia đình tiếp tế người để dành cho anh ta viên kẹo, miếng bánh, người cho điếu thuốc. Ở trại, anh ta có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn tranh. Đó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị trại đều cho gọi "thằng khùng (tên họ đặt cho anh ta) và giao cho việc khâm liệm. Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên đã từng đánh đập anh ta, anh ta đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh ta nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ. Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai nghe rõ. Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người chết, nếu người chết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp sơ sài. Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết. Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết, và bật khóc. Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy. Một lần giám thị trại gọi anh ta lên:
- Thằng tù chết ấy là cái gì với mày mà mày khóc như cha chết vậy?
Anh ta chấp tay khúm núm thưa:
- Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc tống tiễn thì vong hồn cứ lẩn quẩn trong trại. Có thể nó tìm cách làm hại cán bộ. Lúc hắn còn sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây là vong hồn hắn, cán bộ muốn xích cổ, cũng không xích được.
Thằng khùng nói có lý. Giám thị trại mặc, cho nó muốn khóc bao nhiêu thì khóc. Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa, nhăn nhúm của anh ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta run rẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc… Trong tiếng khóc và nước mắt của anh ta chan chứa một niềm thương xót khôn tả. Nghe anh ta khóc, cả những trại viên khét tiếng lỳ lợm, chai sạn, "đầu chày, đít thớt, mặt bù ìoong" cũng phải rơm rớm nước. Chỉ có nỗi đau đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào trái tim người. Mình thường nghĩ ngợi rất nhiều về anh ta. Con người này là ai vậy? Một thằng khùng hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền?… Thế rồi, một lần, mình và anh ta cùng đi lùa trâu xuống con sông gần trại cho đầm nước. Trời nóng như dội lửa. Bãi sông đầy cát và sỏi bị nóng rang bỏng như than đỏ. Trên bãi sông mọc độc một cây mủng già gốc sần sùi tán lá xác xơ trải một mảng bóng râm bằng chiếc chiếu cá nhân xuống cát và sỏi. Người lính gác ngồi trên bờ sông dốc đứng, ôm súng trú nắng dưới một lùm cây. Anh ta và mình phải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông. Vì mảng bóng râm quá hẹp nên hai người gần sát lưng nhau. Anh ta bỗng lên tiếng trước, hỏi mà đầu không quay lại:
- Anh Tuân này - không rõ anh ta biết tên mình lúc nào - sống ở đây anh thèm cái gì nhất?
- Thèm được đọc sách - mình buột miệng trả lời, và chợt nghĩ, có lẽ anh ta chưa thấy một cuốn sách bao giờ, có thể anh ta cũng không biết đọc biết viết cũng nên.
- Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai? - anh ta hỏi.
- Voltaire! - một lần nữa mình lại buột miệng. Và lại nghĩ: Nói với anh ta về Voltaire thì cũng chẳng khác gì nói với gốc cây mủng mà mình đang ngồi dựa lưng. Nhưng nhu cầu được chuyện trò bộc bạch với con người nó cũng lớn như nhu cầu được ăn, được uống… Nhiều lúc chẳng cần biết có ai nghe mình, hiểu mình hay không. Đó chính là tâm trạng của anh công chức nát rượu Marmeladov bất chợt nói to lên những điều tủi hổ nung nấu trong lòng với những người vớ vẩn trong một quán rượu tồi tàn, mà Dostoievsky miêu tả trong Tội ác và trừng phạt. Anh ta ngồi bó gối, mắt không rời mặt sông loá nắng, hỏi lại:
- Trong các tác phẩm của Voltaire, anh thích nhất tác phẩm nào?
Mình sửng sốt nhìn anh ta, và tự nhiên trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ: một người nào khác đã ngồi thay vào chỗ anh ta… Mình lại liên tưởng đến một cậu làm việc cùng phòng hồi còn ở Đài phát thanh, tốt nghiệp đại học hẳn hoi, đọc tên nhạc sĩ Chopin (Sôpanh) là Cho Pin.
Mình trả lời anh ta:
- Tôi thích nhất là Candide.
- Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?
Không đợi mình trả lời, anh ta nói tiếp:
- Không phải đọc mà nghe… Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ.
Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phát âm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trường Providence. Mình trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anh ta như nhìn phép lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông loá nắng, tưởng chừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép lên mặt sông…
Anh đọc đến câu cuối cùng thì kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờ lùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống: "Hai đứa xuống lùa trâu, nhanh lên!".
- Chúng mình lùa trâu lên bờ đi! - anh nói.
Lội ra đến giữa sông, mình hỏi anh ta:
- Anh là ai vậy?
Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trả lời:
- Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa.
Rồi anh ta tiếp:
- Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi…
Giáp mặt người hnh canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn - ngu ngơ, đần độn như thường ngày. Cuối mùa đông năm đó, anh ta ngã bệnh. Nghe các trại viên kháo nhau mình mới biết.
Thằng chuyên gia khâm liệm e đi tong. Thế là nếu bọn mình ngoẻo, sẽ không còn được khâm liệm tử tế và chẳng có ai khóc tống tiễn vong hồn… - những người tù nói, giọng buồn.
Mình gặp giám thị trại, xin được thăm anh ta.
Giám thị hỏi:
- Trước kia anh có quen biết gì thằng này không?
Mình nói:
- Thưa cán bộ, không. Chúng tôi hay đi lùa trâu với nhau nên quen nhau thôi.
Giám thị đồng ý cho mình đến thăm, có lính đi kèm. Anh ta nằm cách ly trong gian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp nằm, hai hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật…
Mình cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chăm chăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mình tự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè luỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói:
- Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình…
Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu. Một tay anh ta rờ rầm mớ giẻ rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào lòng bàn tay mình một chữ nho. Chữ NHẪN.
Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật.
Người lính canh dẫn mình lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ Nhẫn ngửa ra. Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu.
Giám thị hỏi:
- Cái hình nguệch ngoạc này có ý nghĩa gì? Anh mà không thành khẩn khai báo, tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam.
Mình nói:
- Thưa cán bộ, thật tình tôi không rõ. Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu một đạo bùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí.
Nghe ra cũng có lý, giám thị trại tha cho mình về lán…
Kể đến đó, Tuân Nguyễn chợt mở lòng bàn tay phải, nhìn đăm đăm như muốn tìm lại dấu vết chữ Nhẫn, rồi lắc lắc đầu, nói như chl cốt cho mình nghe:
- Ngay cả trong tác phẩm Kỷ niệm ngôi nhà những người chết, cũng không có dược một nhân vật như vậy.
***
Tuân Nguyễn cho tôi biết về Hà Nội đã được gần một tháng.
Tôi nói:
- Thế mà đến hôm nay cậu mới gặp mình. Tệ quá!
- Vừa đặt chân xuống Hà Nội, mình đã nghĩ về với cậu - Tuân nói - Nhưng nghĩ lại thấy chưa nên. Cậu đang gặp khó khăn, mình lại về tụ bạ với cậu, sẽ không hay cho cả hai… Tiện đường, mình ghé vào nhà vợ chồng Tạ Vũ. Vừa trông thấy mình cả hai đều khóc. Vợ Tạ Vũ nói: "Anh cứ ở lại đây, chúng ta rau cháo nuôi nhau". Nhưng có lẽ mình phải tìm một chỗ ở khác. Cuộc sống của vợ chồng Tạ Vũ cũng quẫn quá. Hai vợ chồng, ba đứa con chui rúc trong cái túp chỉ hơn chục mét vuông, và gần như sống trên một đống giẻ rách…
Sắp đứng lên ra về, Tuân Nguyễn như chợt nhớ điều gì.
- Ơ này, cậu có "đồng tiền vàng" nào không?
Tôi ngạc nhiên:
- Đồng tiền vàng nào?
- Thì… "đồng tiền vàng" ấy mà… Cuối cùng, đến hôm nay mình vẫn chưa được biết mặt mũi nó thế nào…
Tôi bật cười mà hai mắt cay lệ. Tôi ôm lấy đôi vai lục cục những xương của bạn nói:
- Chán quá, mình không có… Một ước muốn nhỏ nhoi như vậy mà mười năm không thực hiện được thì kể ra cũng… vui thật. Cuộc đời vui quá, không buồn được. - tôi ngâm to câu thơ của chính cậu ta làm - Nhưng mình nhất định sẽ lùng cho cậu hẳn một chục đồng tiền vàng, xem thoải mái!
- Lần này không phải chỉ để xem, - Tuân nói - mà mình sẽ dùng. Được hẳn một chục đồng thì còn gì bằng! Mình lại sắp lấy vợ…
- Lấy vợ? Mới một tháng trở về với cõi tục mà cậu đã tìm được vợ thì tài thật! Không phải cái cô mà cậu gọi nhầm tên ấy chứ?
- Người mình định lấy chắc cậu cũng biết.
- Ai thế?
- Phương Thuý, con cụ Hoài Chân, một trong hai tác giả cuốn Thi nhân Việt Nam.
- Phương Thuý thì mình biết quá, làm thơ, dạy đàn tam thập lục ở nhạc viện Hà Nội. Nhưng chồng cô ta là một tiến sĩ vật lý danh tiếng kia mà.
- Phương Thuý vừa làm xong thủ tục ly dị…
- Bỏ một tiến sĩ vật ìý danh tiếng để lấy một anh tù vừa được tha sau mười năm…! - tôi cười to - Ngay cả thiên tài như Đốt cũng không nghĩ ra được một tình huống cắc cớ đến như vậy?
***
Tuân Nguyễn và Phương Thúy lấy nhau sau đó một tháng, Thuý đem tất cả số tiền dành dụm được rồi bạn hữu gom góp thêm, mua một gian buồng sáu mét vuông gần ga Hàng Cỏ. Bạn hữu xúm lại xây "tổ ấm" cho cặp vợ chồng muộn màng. Người góp nồi, người góp xoong, bếp dầu, chén bát, bàn viết, ghế ngồi, giá sách, giường… bằng gỗ tạp. Hoạ sĩ Chu Hoạch góp một bức chân dung Đốt, treo trước bàn viết. Tôi và hoạ sĩ Huy Quang chở từ Nghi Tàm lên mấy cây tre, đóng một cái chạn để bát đũa xoong nồi… Gian buồng tuy hẹp nhưng xem chừng cũng tươm. Ngày còn ở trại, Tuân Nguyễn học thêm được nghề đánh véc-ni. Tuân cùng một người bạn, một nhà thơ cũng thất cơ lỡ vận, tên là Lương Vĩnh, đi đánh véc-ni thuê. Nghề đánh véc-ni cũng kiếm được ngày hai bữa gạo. Tuân nói với tôi:
- Chỉ sợ một nỗi làm nghề này lâu, nó nhiễm vào văn chương thì bỏ mẹ.
Tuân lại bắt tay vào ghi chép và chuẩn bị làm lại cuốn tiểu thuyết dở dang. Nhưng cậu ta không còn có cái háo hức, say mê như mười năm trước đây. Nhiều lúc tôi đến thăm, bắt gặp Tuân nằm thừ trên giường, mắt lơ đãng nhìn lên trần nhà, mặt buồn rười rượi. Trên bàn viết, tập giấy trắng, cuốn sổ tay nằm chỏng chơ với quản bút…
Một hôm, chỉ có hai đứa với nhau, tôi hỏi:
- Cậu có hạnh phúc không?
Tuân một tay chống má, ánh mắt lơ đãng, khẽ lắc đầu trả lời giọng xa vắng:
- Mình đang định nghĩa lại hạnh phúc… Mình như người ngủ và đang mơ một giấc mơ quá đẹp, bỗng có người dựng cổ mình dậy một cách thô bạo… Cho đến lúc này mình vẫn bàng hoàng chưa tỉnh hẳn. Điều cảm nhận đầu tiên sau khi bị lôi ra khỏi giấc mơ là trong người mình có cái gì đó rạn vỡ, gãy nát, giống như một thứ đồ chơi trẻ con ruột bị gãy mất bánh xe, đứt mất dây cót… Hình dáng bên ngoài vẫn còn đấy nhưng không cử động được nữa…
(…)
"Ở hiền gặp lành". Đạo lý này tôi được dạy dỗ từ thuở ấu thơ. Nhưng khi nhận được tin Tuân Nguyễn chết vì tai nạn giao thông, niềm tin vào đạo ìý này lung ìay trong tôi. Tôi đau đớn tự hỏi: "Người bạn thân thiết của tôi sống hiền đến như vậy, tại sao chỉ gặp toàn điều dữ?".
Sau ngày đất nước thống nhất được ít lâu, một người học trò cũ của Tuân từ Sài Gòn ra Hà Nội, tìm gặp thầy và nói: "Thưa thầy, hiện nay em là Hiệu trưởng một trường vừa học vừa làm. Nếu thầy chuyển vào Sài gòn, em xin hứa sẽ bố trí thầy vào làm việc ở trường, đưa thầy vào biên chế. Như vậy thầy sẽ có lương tháng đều đặn, và có một chỗ ở tử tế trong khu tập thể của cán bộ trường. Em tin rằng chỉ mất một thời gian ngắn, cuộc sống của thầy sẽ đi vào ổn định, và thầy có thì giờ để thực hiện tác phẩm mà suốt đời thầy mơ ước".
Vợ chồng Tuân Nguyễn nghe theo lời khuyên của bạn hữu, quyết định vào cư trú ở Sài Gòn. Tuân để lại gian buồng cho người chủ cũ, cũng với giá bán 600 đồng; mặc dầu lúc này giá nhà đang lên, có thể bán lại cho người khác từ 800 đến 1.000 đồng. Tuân nói:
- Mình mua của người ta sáu trăm, mình có quyền gì được bán lại một nghìn?
Chúng tôi đành cười trước lý lẽ gàn dở của cậu ta. Tôi nói:
- Cậu là người của thời Nghiêu Thuấn còn sót lại trên thế gian này.
Trước hôm vợ chồng Tuân lên tàu liên vận vào Nam, chúng tôi dọn sạch gian buồng để trả lại cho chủ cũ, và tổ chức một buổi liên hoan tiễn đưa. Bạn hữu đến dự ngồi chật kín gian buồng. Người nào cũng mang theo quà bánh, áo quần, tiền, thơ, tranh… tặng hai vợ chồng làm vốn dắt lưng. Tiệc chia tay chỉ có mấy chai rượu trắng, một ít lạc rang.
Tôi nhớ, hôm đó tôi mang tất cả số tiền bán cá định đưa về cho vợ, biếu vợ chồng Tuân. Đâu chỉ có hơn chục đồng, toàn tiền lẻ nhàu nát và tanh sực mùi cá. Tuân hỏi:
- Cậu không có thơ tặng mình à? Bây giờ mình lại thấy yêu những bài thơ tràng giang đại hải, sặc mùi lính tráng của cậu.
Tôi cười:
- Bạn hữu hôm nay đã làm thơ về cậu quá hay. Nói như kiểu Lý Bạch hôm định đến đề thơ ở Hoàng Hạc lâu: "Trước mặt có Tuân Nguyễn, nhưng vì thơ của bạn hữu đã xếp đầy nhà, nên không thể nói nên lời". Sau khi uống cạn ba chén đầy, niềm cảm hứng thơ chợt oà đến trong tôi. Tôi nói:
- Tôi không làm nổi thơ để tặng hai vợ chồng cậu, nhưng chợt nghĩ được mấy vần nôm na, tặng gian buồng khốn khó này.
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ nhà thơ như ở đây ~
Ba thước vuông sáu nhà thơ ngồi
Hai phải đứng vì không đủ chỗ…
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ cô đơn như ở đây ~
Một đám trẻ bơ vơ không nhà cửa
Sống bằng thơ đau với rượu cay…
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ yêu thương như ở đây?
Mỗi tấc đất có một người quỳ gối
Dâng trái tim và nước mắt
Cho nỗi đau của cả loài người.:.
Có nơi nào trên trái đất này?
Có nơi nào trên trái đất này?
Có nơi nào trên trái đất này?
***
Một buổi chiều cuối tháng ba âm lịch 1981, một buổi chiều định mệnh - đúng vào năm Tuân bốn mươi chín tuổi…, cậu ta đạp chiếc xe mini tòng tọc đi lấy báo về cho sạp báo của vợ. Xấp báo xếp đầy trước giỏ xe. Đường phố Sài Gòn xe cộ như mắc cửi. Tuân đạp rất chậm, gần sát lề đường. Cậu ta biết mình có tật vừa đạp xe vừa nghĩ ngợi miên man, lại thêm cận thị nặng nên "tránh xe chẳng xấu mặt nào". Đến một quãng đường vắng, Tuân đạp xe nhanh hơn. Một chiếc xe tải cài số lùi, vừa lùi vừa bóp còi inh ỏi. Tuân Nguyễn không nghe thấy gì. Có lẽ cậu ta còn mê mải nghĩ đến một ý thơ hoặc một chi tiết tiểu thuyết chợt ập đến trong đầu… Cậu ta cứ mải miết đạp xe, và đạp thẳng đến đít thùng xe. Cậu ta bỗng thấy trán mình va phải vật gì cưng cứng. Chưa kịp hiểu vật gì thì cậu ta đã ngã lăn ra lề đường, kính trắng văng một nơi, xấp báo văng khỏi giỏ xe.
Người lái xe hớt hải phanh xe lại, bánh xe sau cách Tuân đâu chỉ hơn một mét.
Người lái xe giúp Tuân đứng lên, lo lắng hỏi:
- Ông có sao không? Tuân nói không sao, chỉ thấy đầu váng vất. - Tôi bóp còi liên tục mà sao ông không nghe tiếng? - Xin lỗi anh, tại tôi đãng trí… Tất cả là lỗi tại tôi - Tuân ấp úng. Người lái xe ngơ ngác nhìn nạn nhân của mình. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử tai nạn giaĐ thông người bị đụng xe lại đi xin lỗi tài xế. "Hay ông ta bị bệnh tâm thần?" Một ý nghĩ thoáng hiện trong đầu anh tài xế. Bây giờ tốt nhất là lên xe phóng đi, tránh được mọi chuyện rắc rối rầy rà. Nhưng cái vẻ hiền lành đến ngơ ngác của nạn nhân đã giữ chân anh ta lại.
- Ông công tác gì?
- Tôi chẳng công tác gì cả. Tôi làm… thơ - Tuân lau cạp kính trắng, trả lời - May quá, nó văng xa thế mà không vỡ.
- Nhà ông ở đâu, để tôi đưa ông về?
Tuân nói địa chỉ nhà mình, rồi xua tay:
- Tôi về một mình được, nhà tôi ở gần đây thôi. Anh cứ lái xe đi, chắc anh đang có việc vội.
Tuân đạp xe về nhà, kể cho vợ nghe chuyện vừa xảy ra. Vừa ngồi xuống mâm cơm, cậu ta bỗng thấy buồn nôn. Tuân bỏ bát đũa, lên giường nằm, rồi một cơn sốt bắt đầu. Đêm đó Tuân chìm vào mê sảng.
Sáng hôm sau, Phương Thúy đưa Tuân vào cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Sau khi khám nghiệm, bác sĩ cho biết Tuân bị xuất huyết não. Suốt một tuần liền, Tuân Nguyễn lúc mê, lúc tỉnh.
Người lái xe tìm đến thăm nạn nhân của mình ở bệnh viện. Nhiều lần anh ta xin với vợ và bạn hữu nạn nhân cho được chịu hết phí tổn, nếu cần phải thực hiện ca mổ. Nhưng bác sĩ lắc đầu: "Muộn mất rồi!".
Chiều ngày 27 tháng 3 âm lịch, Tuân Nguyễn trút hơi thở cuối cùng trên giường bệnh viện. Trước khi chết, Tuân chỉ để lại độc một lời trăn trối:
- Đừng bắt tội người lái xe. Cái kết cục buồn thảm này là lỗi tại tôi… Tôi là người có lỗi…
Nghe Phương Thúy và bạn hữu kể lại giây phút cuối cùng của Tuân, tôi bàng hoàng chợt nhớ lại hôm Tuân về chơi với tôỉ ở Nghi Tàm.
Hôm đó Tuân ở lại với tôi suốt ngày.
Tuân nói:
- Mình định viết một bài thơ dài, nhan đề: Tôi có lỗi. Tuân nói rõ thêm: chữ Tôi ở đây phải viết hoa. Vì Tôi ở đây là nghệ sĩ và trí thức chân chính của đất nước. Tôi có trách nhiệm với tất cả những lỗi lầm, những oan uổng, đớn đau, những xấu xa, hèn mạt, đáng lăng nhục và xúc phạm con người. Trong mọi chuyện, chính Tôi là người có lỗi. Vì Tôi chưa đem hết sức mình thực hiện sứ mệnh cao cả mà Thượng đế đã đặc trao cho người nghệ sĩ.
Chú thích:
(1) Kiểm tra
Đó là mùa câu cá diếc bằng giun đỏ. Thôn Nghi Tàm vàng một màu hoa cúc. Tuân đạp xe về Nghi Tàm thăm tôi.
Tôi hỏi:
- Có mang theo chương mới nào của Một người mơ mộng không đấy?
Tuân lắc đầu:
- Mình tạm gác tiểu thuyết lại để dịch một truyện vừa tuyệt hay của Solzhenitsyn mới đăng trên Les Nouvelles de Moscou.
Tuân Nguyễn tóm tắt cho tôi nghe Solzhenitsyn là ai. Tôi dắt Tuân đi loanh quanh trong xóm xem hoa.
Lúc sắp ra về, Tuân chợt hỏi tôi, giọng hơi ngập ngừng:
- Cậu có đồng tiền vàng không, cho mình một đồng…
Tôi ngạc nhiên:
- Đồng tiền vàng? Cậu làm như mình là tay sưu tập tiền cổ không bằng?
Tuân đỏ mặt:
- Không phải. Nó là… cái ấy ấy mà…
Tôi chợt hiểu ra, bật cười. Cái ấy, là cái bao cao su của Tiệp Khắc sản xuất. Mỗi cái được đựng trong cái hộp nhỏ, tròn và dẹt, in hình đồng tiền vàng cổ trên giấy kim. Ngày đó, "đồng tiền vàng" là loại hàng cung cấp đặc biệt. Muốn mua nó phải có giấy của Công đoàn cơ quan, hoặc của chi hội phụ nữ sở tại chứng nhận: người mua đã có vợ, mua để dùng cho sự sinh đẻ có kế hoạch. Nơi bán là các cửa hàng dược phẩm quốc doanh. Số lượng mua cũng rất hạn chế, để tránh nạn đầu cơ tích trữ. Trẻ con thỉnh thoảng nhặt được một hai chiếc của người lớn dùng rồi vứt đi, thì lấy làm thích thú lắm. Chúng thổi to lên, làm bong bóng bay…
Tôi hỏi Tuân:
- Nhưng cậu cần "đồng tiền vàng" làm gì? Chắc có đối tượng nào cậu định tòm tem hẳn?
Tuân càng đỏ mặt tợn:
- Ở cơ quan mình nghe tụi nó thì thào hỏi xin nhau đồng tiền vàng… Mình không biết hình thù nó thế nào, muốn xem cho biết. Để miêu tả khi cần đến, trong văn xuôi chẳng hạn…
Tôi nói:
Rất tiếc, mình lại không có… Mình có thuộc biên chế cơ quan nào đâu mà được công đoàn giới thiệu cho mua?
- Thế trong chuyện sinh hoạt vợ chồng cậu giải quyết thế nào?
- Thú thật với cậu, tôi nói, tính mình vốn không ưa "khoa học kỹ thuật" can thiệp vào chuyện tế nhị đó. Thứ nữa, mình là loại "đêm bảy ngày ba, vô ra không kể", đồng tiền vàng đâu mà xài cho xuể? Nhưng mình biết ở cơ quan cậu có thằng H. lúc nào trong túi cũng có "đồng tiền vàng". Cậu cứ hỏi xin hắn, thế nào cũng có.
Một sự rủi ro đầy tính chất bi hài mà hình như số phận đặc biệt dành cho loại người như Tuân Nguyễn.
Sáng ngày 21 tháng 10 năm 1964, trước giờ làm việc Tuân Nguyễn gặp H. ở cổng cơ quan. Tuân rất ngạc nhiên, H. vốn là tay "đại nghệ sĩ" thường xuyên đi muộn về sớm, thường xuyên bị thủ trường phê bình, sao bữa nay lại chăm chỉ thế không biết? Có lẽ hôm nay trời đi vắng!
Về sau này, mỗi lần hồi tưởng lại sự việc ngày hôm đó, Tuân không sao quên được chi tiết này. Tuân kết luận: cuộc đời mỗi người là một kịch bản phim truyện đã được số phận đạo diễn phân cảnh. H. phải xuất hiện đúng lúc đó để tăng thêm chất bi hài của truyện phim.
Sau một phút ấp úng, Tuân hỏi xin H. một "đồng tiền vàng":
- Sao cậu biết là tớ có sẵn của "gia bảo" ấy? - H. cười hỏi.
- Phùng Quán nó bảo thế.
H. không thôi cười, nói:
- Thằng ấy tớ cứ tưởng chỉ nắm vững lý lịch tụi cá mú Hồ Tây, không ngờ với bạn hữu hắn cũng nắm vững gớm… Hôm nào gặp hắn, cậu nhắn hộ chịu khó lên tớ chơi, tớ sẽ tặng một cái áo bông của bộ đội biên phòng, tha hồ chống chọi với sương gió Hồ Tây.
H. rút cái ví ở túi quần sau, mở ra lấy một "đồng tiền vàng" mới toe đưa cho Tuân:
- Trước khi dùng cậu nhớ K.T (1) cẩn thận, H. dặn, không lỡ nó thủng thì bỏ mẹ.
Tuân đỏ mặt nói:
- Mình chỉ muốn xem cho biết thôi…
H. nói:
- Ba mươi tuổi đầu mà chưa biết mặt mũi "đồng tiền vàng" như thế nào thì cậu là thằng hâm. Thời buổi này, Roméo Juliette nếu không ở trong biên chế, không có công đoàn cơ sở giới thiệu, thì cũng phải lùng mua "đồng tiền vàng" theo giá chợ đen!… Cậu phải bơn bớt sách vở, thêm chất sống sít của cuộc đời thường vào mới hy vọng với tay đến Đốt được!
Tuân đút vội đồng tiền vàng vào túi áo, cài cúc cẩn thận, định bụng đợi đến tối, đóng chặt cửa buồng lại mới mở ra xem mặt mũi nó… Không ngờ…
Sau lệnh bắt, người ta yêu cầu Tuân bỏ hết đồ dạc mang theo trong người, kể cả kính cận để lập biên bản. Về sau này, Tuân kể lại cho tôi nghe giây phút nhớ đời đó:
- Như cái máy, mình móc hết túi áo túi quần, bỏ đồ đạc lên mặt bàn. Nhưng khi bỏ cái "đồng tiền vàng" lên mặt bàn, mình bỗng tỉnh trí lại. Chính nỗi hổ thẹn đã làm cho mình tinh trí…
(…)
Tuân Nguyễn vốn tinh tế. Cậu ta cảm thấy nhục nhã ghê gớm. Cậu ta mấp môi định thanh minh, nhưng kìm lại được.
" Một chi tiết khó tin trong tác phẩm Kỷ niệm ngôi nhà những người chết của Dostoievsky vụt hiện ra trong ký ức mình. Có một người tử tù sắp sửa phải thụ hình. Y bị trói vào cọc hành hình, cổ vươn ra chuẩn bị đón lưỡi dao bén ngọt của đao phủ. Y chợt ngoảnh lại, run rẩy nói với đao phủ: Trên gáy tôi có cái nhọt đang mưng mủ. Ông làm ơn đừng chém vào cái chỗ cái nhọt!".
Rất nhiều năm sau, Tuân kể lại với tôi chuyện này, rồi trầm ngâm:
- Rất đúng với hoàn cảnh mình lúc đó. Sắp sửa phải đi tù chưa biết bao nhiêu năm, thế mà mình lại không cảm thấy đau khổ bằng sự việc trong túi có "đồng tiền vàng"… Và cũng nhờ sự kiện "đồng tiền vàng" mà mình có dịp kiểm chứng thêm tài năng vô song của Dostoievsky. Chỉ với một chi tiết cái nhọt đang mưng mủ trên gáy người tử tù, Dostoievsky đã soi rọi cho chúng ta thấy vực thẳm vô tận, đầy bí ẩn và kỳ dị trong tâm thức con người…
***
Một buổi vào giữa trưa, tôi đang ngồi đtm bếp, thì cửa liếp xịch mở. Tôi ngẩng lên, ngồi lặng đi một lúc khá lâu. Tôi bật gọi, cổ nghẹn tắc:
- Trời… Tuân!
Phải, người đang đứng trước mặt tôi là Tuân Nguyễn. Da mặt vàng úa và hơi phù nề. Cặp kính cận vành đồng rỉ xanh và hai gọng được thay bằng hai vòng dây gai xe. Cái miệng vẫn rộng nhưng không còn tươi nữa. Cặp môi nhợt nhạt vì thiếu máu. Như bừng tỉnh, tôi loạng choạng đứng dậy. Và hai chúng tôi ôm chặt lấy nhau lúc nào không biết. Phút chốc hai gương mặt dãi dầu, bầm dập khổ nạn trần gian, đẫm lệ. Tôi thì thầm qua nước mắt:
- Thế mà đã gần mười năm rồi… Mười năm tốt đẹp nhất của một đời người…
Tuân cười buồn:
- Chắc cậu không tin mình còn có ngày trở về?
- Cậu gầy yếu quá… Người của sách vở, của mộng mơ… Cậu đâu được chuẩn bị để nhận một đòn chí mạng như vậy…
Tuân ngồi xuống cạnh bếp lửa, hơ hơ hai bàn tay gầy guộc, nói:
- Sức thích nghi vô tận cũng là một điều bí ẩn của con người, cậu ạ.
Tôi thổi cơm, rán cá, nấu canh chua. Hai đứa ngồi ăn ngay bên bếp.
- Nghĩ cho cùng, không có cái rủi nào lại không chứa sẵn ít nhiều cái may. - Tuân nói - Có lẽ nhờ vậy mà con người mới có thể tồn tại trong những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất.
- Cậu thử nói cái may cậu tìm thấy trong mười năm qua xem nào - tôi hỏi.
Trước hết, mình có dịp suy gẫm thêm về cuốn tiểu thuyết mình định viết, vì đã viết được hai chương đầu như cậu biết. Thực tế mười năm đã chỉ cho mình thấy nội dung cuốn tiểu thuyết của mình quá hiền lành, quá nông cạn. Theo mình, nếu không có mười năm lưu đày ở Sibir, tài năng của Dostoievsky không đạt đến độ viên mãn như vậy. Mình tin, nếu viết lại, cuốn tiểu thuyết của mình sẽ hay hơn, sâu sắc hơn rất nhiều. Nó sẽ là Kỷ niệm ngôi nhà những người chết của mình. Hai nữa, nhờ mười năm qua mình đã tự học được tiếng Nga. Bây giờ mình có thể đọc được Dostoievsky từ nguyên bản. Nhưng điều may mắn này mới là quan trọng hơn cả: trong mười năm qua, mình đã sống giữa những con người vô cùng phong phú và phức tạp, chất liệu sống vàng ròng cho các nhà văn. Mình chỉ đơn cử với cậu một người…
***
"… Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thắng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.
Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười. Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen… Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính. Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, cũng đều thương anh ta. Những trại viên được gia đình tiếp tế người để dành cho anh ta viên kẹo, miếng bánh, người cho điếu thuốc. Ở trại, anh ta có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn tranh. Đó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị trại đều cho gọi "thằng khùng (tên họ đặt cho anh ta) và giao cho việc khâm liệm. Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên đã từng đánh đập anh ta, anh ta đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh ta nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ. Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai nghe rõ. Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người chết, nếu người chết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp sơ sài. Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết. Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết, và bật khóc. Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy. Một lần giám thị trại gọi anh ta lên:
- Thằng tù chết ấy là cái gì với mày mà mày khóc như cha chết vậy?
Anh ta chấp tay khúm núm thưa:
- Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc tống tiễn thì vong hồn cứ lẩn quẩn trong trại. Có thể nó tìm cách làm hại cán bộ. Lúc hắn còn sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây là vong hồn hắn, cán bộ muốn xích cổ, cũng không xích được.
Thằng khùng nói có lý. Giám thị trại mặc, cho nó muốn khóc bao nhiêu thì khóc. Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa, nhăn nhúm của anh ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta run rẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc… Trong tiếng khóc và nước mắt của anh ta chan chứa một niềm thương xót khôn tả. Nghe anh ta khóc, cả những trại viên khét tiếng lỳ lợm, chai sạn, "đầu chày, đít thớt, mặt bù ìoong" cũng phải rơm rớm nước. Chỉ có nỗi đau đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào trái tim người. Mình thường nghĩ ngợi rất nhiều về anh ta. Con người này là ai vậy? Một thằng khùng hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền?… Thế rồi, một lần, mình và anh ta cùng đi lùa trâu xuống con sông gần trại cho đầm nước. Trời nóng như dội lửa. Bãi sông đầy cát và sỏi bị nóng rang bỏng như than đỏ. Trên bãi sông mọc độc một cây mủng già gốc sần sùi tán lá xác xơ trải một mảng bóng râm bằng chiếc chiếu cá nhân xuống cát và sỏi. Người lính gác ngồi trên bờ sông dốc đứng, ôm súng trú nắng dưới một lùm cây. Anh ta và mình phải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông. Vì mảng bóng râm quá hẹp nên hai người gần sát lưng nhau. Anh ta bỗng lên tiếng trước, hỏi mà đầu không quay lại:
- Anh Tuân này - không rõ anh ta biết tên mình lúc nào - sống ở đây anh thèm cái gì nhất?
- Thèm được đọc sách - mình buột miệng trả lời, và chợt nghĩ, có lẽ anh ta chưa thấy một cuốn sách bao giờ, có thể anh ta cũng không biết đọc biết viết cũng nên.
- Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai? - anh ta hỏi.
- Voltaire! - một lần nữa mình lại buột miệng. Và lại nghĩ: Nói với anh ta về Voltaire thì cũng chẳng khác gì nói với gốc cây mủng mà mình đang ngồi dựa lưng. Nhưng nhu cầu được chuyện trò bộc bạch với con người nó cũng lớn như nhu cầu được ăn, được uống… Nhiều lúc chẳng cần biết có ai nghe mình, hiểu mình hay không. Đó chính là tâm trạng của anh công chức nát rượu Marmeladov bất chợt nói to lên những điều tủi hổ nung nấu trong lòng với những người vớ vẩn trong một quán rượu tồi tàn, mà Dostoievsky miêu tả trong Tội ác và trừng phạt. Anh ta ngồi bó gối, mắt không rời mặt sông loá nắng, hỏi lại:
- Trong các tác phẩm của Voltaire, anh thích nhất tác phẩm nào?
Mình sửng sốt nhìn anh ta, và tự nhiên trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ: một người nào khác đã ngồi thay vào chỗ anh ta… Mình lại liên tưởng đến một cậu làm việc cùng phòng hồi còn ở Đài phát thanh, tốt nghiệp đại học hẳn hoi, đọc tên nhạc sĩ Chopin (Sôpanh) là Cho Pin.
Mình trả lời anh ta:
- Tôi thích nhất là Candide.
- Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?
Không đợi mình trả lời, anh ta nói tiếp:
- Không phải đọc mà nghe… Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ.
Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phát âm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trường Providence. Mình trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anh ta như nhìn phép lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông loá nắng, tưởng chừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép lên mặt sông…
Anh đọc đến câu cuối cùng thì kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờ lùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống: "Hai đứa xuống lùa trâu, nhanh lên!".
- Chúng mình lùa trâu lên bờ đi! - anh nói.
Lội ra đến giữa sông, mình hỏi anh ta:
- Anh là ai vậy?
Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trả lời:
- Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa.
Rồi anh ta tiếp:
- Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi…
Giáp mặt người hnh canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn - ngu ngơ, đần độn như thường ngày. Cuối mùa đông năm đó, anh ta ngã bệnh. Nghe các trại viên kháo nhau mình mới biết.
Thằng chuyên gia khâm liệm e đi tong. Thế là nếu bọn mình ngoẻo, sẽ không còn được khâm liệm tử tế và chẳng có ai khóc tống tiễn vong hồn… - những người tù nói, giọng buồn.
Mình gặp giám thị trại, xin được thăm anh ta.
Giám thị hỏi:
- Trước kia anh có quen biết gì thằng này không?
Mình nói:
- Thưa cán bộ, không. Chúng tôi hay đi lùa trâu với nhau nên quen nhau thôi.
Giám thị đồng ý cho mình đến thăm, có lính đi kèm. Anh ta nằm cách ly trong gian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp nằm, hai hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật…
Mình cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chăm chăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mình tự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè luỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói:
- Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình…
Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu. Một tay anh ta rờ rầm mớ giẻ rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào lòng bàn tay mình một chữ nho. Chữ NHẪN.
Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật.
Người lính canh dẫn mình lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ Nhẫn ngửa ra. Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu.
Giám thị hỏi:
- Cái hình nguệch ngoạc này có ý nghĩa gì? Anh mà không thành khẩn khai báo, tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam.
Mình nói:
- Thưa cán bộ, thật tình tôi không rõ. Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu một đạo bùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí.
Nghe ra cũng có lý, giám thị trại tha cho mình về lán…
Kể đến đó, Tuân Nguyễn chợt mở lòng bàn tay phải, nhìn đăm đăm như muốn tìm lại dấu vết chữ Nhẫn, rồi lắc lắc đầu, nói như chl cốt cho mình nghe:
- Ngay cả trong tác phẩm Kỷ niệm ngôi nhà những người chết, cũng không có dược một nhân vật như vậy.
***
Tuân Nguyễn cho tôi biết về Hà Nội đã được gần một tháng.
Tôi nói:
- Thế mà đến hôm nay cậu mới gặp mình. Tệ quá!
- Vừa đặt chân xuống Hà Nội, mình đã nghĩ về với cậu - Tuân nói - Nhưng nghĩ lại thấy chưa nên. Cậu đang gặp khó khăn, mình lại về tụ bạ với cậu, sẽ không hay cho cả hai… Tiện đường, mình ghé vào nhà vợ chồng Tạ Vũ. Vừa trông thấy mình cả hai đều khóc. Vợ Tạ Vũ nói: "Anh cứ ở lại đây, chúng ta rau cháo nuôi nhau". Nhưng có lẽ mình phải tìm một chỗ ở khác. Cuộc sống của vợ chồng Tạ Vũ cũng quẫn quá. Hai vợ chồng, ba đứa con chui rúc trong cái túp chỉ hơn chục mét vuông, và gần như sống trên một đống giẻ rách…
Sắp đứng lên ra về, Tuân Nguyễn như chợt nhớ điều gì.
- Ơ này, cậu có "đồng tiền vàng" nào không?
Tôi ngạc nhiên:
- Đồng tiền vàng nào?
- Thì… "đồng tiền vàng" ấy mà… Cuối cùng, đến hôm nay mình vẫn chưa được biết mặt mũi nó thế nào…
Tôi bật cười mà hai mắt cay lệ. Tôi ôm lấy đôi vai lục cục những xương của bạn nói:
- Chán quá, mình không có… Một ước muốn nhỏ nhoi như vậy mà mười năm không thực hiện được thì kể ra cũng… vui thật. Cuộc đời vui quá, không buồn được. - tôi ngâm to câu thơ của chính cậu ta làm - Nhưng mình nhất định sẽ lùng cho cậu hẳn một chục đồng tiền vàng, xem thoải mái!
- Lần này không phải chỉ để xem, - Tuân nói - mà mình sẽ dùng. Được hẳn một chục đồng thì còn gì bằng! Mình lại sắp lấy vợ…
- Lấy vợ? Mới một tháng trở về với cõi tục mà cậu đã tìm được vợ thì tài thật! Không phải cái cô mà cậu gọi nhầm tên ấy chứ?
- Người mình định lấy chắc cậu cũng biết.
- Ai thế?
- Phương Thuý, con cụ Hoài Chân, một trong hai tác giả cuốn Thi nhân Việt Nam.
- Phương Thuý thì mình biết quá, làm thơ, dạy đàn tam thập lục ở nhạc viện Hà Nội. Nhưng chồng cô ta là một tiến sĩ vật lý danh tiếng kia mà.
- Phương Thuý vừa làm xong thủ tục ly dị…
- Bỏ một tiến sĩ vật ìý danh tiếng để lấy một anh tù vừa được tha sau mười năm…! - tôi cười to - Ngay cả thiên tài như Đốt cũng không nghĩ ra được một tình huống cắc cớ đến như vậy?
***
Tuân Nguyễn và Phương Thúy lấy nhau sau đó một tháng, Thuý đem tất cả số tiền dành dụm được rồi bạn hữu gom góp thêm, mua một gian buồng sáu mét vuông gần ga Hàng Cỏ. Bạn hữu xúm lại xây "tổ ấm" cho cặp vợ chồng muộn màng. Người góp nồi, người góp xoong, bếp dầu, chén bát, bàn viết, ghế ngồi, giá sách, giường… bằng gỗ tạp. Hoạ sĩ Chu Hoạch góp một bức chân dung Đốt, treo trước bàn viết. Tôi và hoạ sĩ Huy Quang chở từ Nghi Tàm lên mấy cây tre, đóng một cái chạn để bát đũa xoong nồi… Gian buồng tuy hẹp nhưng xem chừng cũng tươm. Ngày còn ở trại, Tuân Nguyễn học thêm được nghề đánh véc-ni. Tuân cùng một người bạn, một nhà thơ cũng thất cơ lỡ vận, tên là Lương Vĩnh, đi đánh véc-ni thuê. Nghề đánh véc-ni cũng kiếm được ngày hai bữa gạo. Tuân nói với tôi:
- Chỉ sợ một nỗi làm nghề này lâu, nó nhiễm vào văn chương thì bỏ mẹ.
Tuân lại bắt tay vào ghi chép và chuẩn bị làm lại cuốn tiểu thuyết dở dang. Nhưng cậu ta không còn có cái háo hức, say mê như mười năm trước đây. Nhiều lúc tôi đến thăm, bắt gặp Tuân nằm thừ trên giường, mắt lơ đãng nhìn lên trần nhà, mặt buồn rười rượi. Trên bàn viết, tập giấy trắng, cuốn sổ tay nằm chỏng chơ với quản bút…
Một hôm, chỉ có hai đứa với nhau, tôi hỏi:
- Cậu có hạnh phúc không?
Tuân một tay chống má, ánh mắt lơ đãng, khẽ lắc đầu trả lời giọng xa vắng:
- Mình đang định nghĩa lại hạnh phúc… Mình như người ngủ và đang mơ một giấc mơ quá đẹp, bỗng có người dựng cổ mình dậy một cách thô bạo… Cho đến lúc này mình vẫn bàng hoàng chưa tỉnh hẳn. Điều cảm nhận đầu tiên sau khi bị lôi ra khỏi giấc mơ là trong người mình có cái gì đó rạn vỡ, gãy nát, giống như một thứ đồ chơi trẻ con ruột bị gãy mất bánh xe, đứt mất dây cót… Hình dáng bên ngoài vẫn còn đấy nhưng không cử động được nữa…
(…)
"Ở hiền gặp lành". Đạo lý này tôi được dạy dỗ từ thuở ấu thơ. Nhưng khi nhận được tin Tuân Nguyễn chết vì tai nạn giao thông, niềm tin vào đạo ìý này lung ìay trong tôi. Tôi đau đớn tự hỏi: "Người bạn thân thiết của tôi sống hiền đến như vậy, tại sao chỉ gặp toàn điều dữ?".
Sau ngày đất nước thống nhất được ít lâu, một người học trò cũ của Tuân từ Sài Gòn ra Hà Nội, tìm gặp thầy và nói: "Thưa thầy, hiện nay em là Hiệu trưởng một trường vừa học vừa làm. Nếu thầy chuyển vào Sài gòn, em xin hứa sẽ bố trí thầy vào làm việc ở trường, đưa thầy vào biên chế. Như vậy thầy sẽ có lương tháng đều đặn, và có một chỗ ở tử tế trong khu tập thể của cán bộ trường. Em tin rằng chỉ mất một thời gian ngắn, cuộc sống của thầy sẽ đi vào ổn định, và thầy có thì giờ để thực hiện tác phẩm mà suốt đời thầy mơ ước".
Vợ chồng Tuân Nguyễn nghe theo lời khuyên của bạn hữu, quyết định vào cư trú ở Sài Gòn. Tuân để lại gian buồng cho người chủ cũ, cũng với giá bán 600 đồng; mặc dầu lúc này giá nhà đang lên, có thể bán lại cho người khác từ 800 đến 1.000 đồng. Tuân nói:
- Mình mua của người ta sáu trăm, mình có quyền gì được bán lại một nghìn?
Chúng tôi đành cười trước lý lẽ gàn dở của cậu ta. Tôi nói:
- Cậu là người của thời Nghiêu Thuấn còn sót lại trên thế gian này.
Trước hôm vợ chồng Tuân lên tàu liên vận vào Nam, chúng tôi dọn sạch gian buồng để trả lại cho chủ cũ, và tổ chức một buổi liên hoan tiễn đưa. Bạn hữu đến dự ngồi chật kín gian buồng. Người nào cũng mang theo quà bánh, áo quần, tiền, thơ, tranh… tặng hai vợ chồng làm vốn dắt lưng. Tiệc chia tay chỉ có mấy chai rượu trắng, một ít lạc rang.
Tôi nhớ, hôm đó tôi mang tất cả số tiền bán cá định đưa về cho vợ, biếu vợ chồng Tuân. Đâu chỉ có hơn chục đồng, toàn tiền lẻ nhàu nát và tanh sực mùi cá. Tuân hỏi:
- Cậu không có thơ tặng mình à? Bây giờ mình lại thấy yêu những bài thơ tràng giang đại hải, sặc mùi lính tráng của cậu.
Tôi cười:
- Bạn hữu hôm nay đã làm thơ về cậu quá hay. Nói như kiểu Lý Bạch hôm định đến đề thơ ở Hoàng Hạc lâu: "Trước mặt có Tuân Nguyễn, nhưng vì thơ của bạn hữu đã xếp đầy nhà, nên không thể nói nên lời". Sau khi uống cạn ba chén đầy, niềm cảm hứng thơ chợt oà đến trong tôi. Tôi nói:
- Tôi không làm nổi thơ để tặng hai vợ chồng cậu, nhưng chợt nghĩ được mấy vần nôm na, tặng gian buồng khốn khó này.
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ nhà thơ như ở đây ~
Ba thước vuông sáu nhà thơ ngồi
Hai phải đứng vì không đủ chỗ…
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ cô đơn như ở đây ~
Một đám trẻ bơ vơ không nhà cửa
Sống bằng thơ đau với rượu cay…
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ yêu thương như ở đây?
Mỗi tấc đất có một người quỳ gối
Dâng trái tim và nước mắt
Cho nỗi đau của cả loài người.:.
Có nơi nào trên trái đất này?
Có nơi nào trên trái đất này?
Có nơi nào trên trái đất này?
***
Một buổi chiều cuối tháng ba âm lịch 1981, một buổi chiều định mệnh - đúng vào năm Tuân bốn mươi chín tuổi…, cậu ta đạp chiếc xe mini tòng tọc đi lấy báo về cho sạp báo của vợ. Xấp báo xếp đầy trước giỏ xe. Đường phố Sài Gòn xe cộ như mắc cửi. Tuân đạp rất chậm, gần sát lề đường. Cậu ta biết mình có tật vừa đạp xe vừa nghĩ ngợi miên man, lại thêm cận thị nặng nên "tránh xe chẳng xấu mặt nào". Đến một quãng đường vắng, Tuân đạp xe nhanh hơn. Một chiếc xe tải cài số lùi, vừa lùi vừa bóp còi inh ỏi. Tuân Nguyễn không nghe thấy gì. Có lẽ cậu ta còn mê mải nghĩ đến một ý thơ hoặc một chi tiết tiểu thuyết chợt ập đến trong đầu… Cậu ta cứ mải miết đạp xe, và đạp thẳng đến đít thùng xe. Cậu ta bỗng thấy trán mình va phải vật gì cưng cứng. Chưa kịp hiểu vật gì thì cậu ta đã ngã lăn ra lề đường, kính trắng văng một nơi, xấp báo văng khỏi giỏ xe.
Người lái xe hớt hải phanh xe lại, bánh xe sau cách Tuân đâu chỉ hơn một mét.
Người lái xe giúp Tuân đứng lên, lo lắng hỏi:
- Ông có sao không? Tuân nói không sao, chỉ thấy đầu váng vất. - Tôi bóp còi liên tục mà sao ông không nghe tiếng? - Xin lỗi anh, tại tôi đãng trí… Tất cả là lỗi tại tôi - Tuân ấp úng. Người lái xe ngơ ngác nhìn nạn nhân của mình. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử tai nạn giaĐ thông người bị đụng xe lại đi xin lỗi tài xế. "Hay ông ta bị bệnh tâm thần?" Một ý nghĩ thoáng hiện trong đầu anh tài xế. Bây giờ tốt nhất là lên xe phóng đi, tránh được mọi chuyện rắc rối rầy rà. Nhưng cái vẻ hiền lành đến ngơ ngác của nạn nhân đã giữ chân anh ta lại.
- Ông công tác gì?
- Tôi chẳng công tác gì cả. Tôi làm… thơ - Tuân lau cạp kính trắng, trả lời - May quá, nó văng xa thế mà không vỡ.
- Nhà ông ở đâu, để tôi đưa ông về?
Tuân nói địa chỉ nhà mình, rồi xua tay:
- Tôi về một mình được, nhà tôi ở gần đây thôi. Anh cứ lái xe đi, chắc anh đang có việc vội.
Tuân đạp xe về nhà, kể cho vợ nghe chuyện vừa xảy ra. Vừa ngồi xuống mâm cơm, cậu ta bỗng thấy buồn nôn. Tuân bỏ bát đũa, lên giường nằm, rồi một cơn sốt bắt đầu. Đêm đó Tuân chìm vào mê sảng.
Sáng hôm sau, Phương Thúy đưa Tuân vào cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Sau khi khám nghiệm, bác sĩ cho biết Tuân bị xuất huyết não. Suốt một tuần liền, Tuân Nguyễn lúc mê, lúc tỉnh.
Người lái xe tìm đến thăm nạn nhân của mình ở bệnh viện. Nhiều lần anh ta xin với vợ và bạn hữu nạn nhân cho được chịu hết phí tổn, nếu cần phải thực hiện ca mổ. Nhưng bác sĩ lắc đầu: "Muộn mất rồi!".
Chiều ngày 27 tháng 3 âm lịch, Tuân Nguyễn trút hơi thở cuối cùng trên giường bệnh viện. Trước khi chết, Tuân chỉ để lại độc một lời trăn trối:
- Đừng bắt tội người lái xe. Cái kết cục buồn thảm này là lỗi tại tôi… Tôi là người có lỗi…
Nghe Phương Thúy và bạn hữu kể lại giây phút cuối cùng của Tuân, tôi bàng hoàng chợt nhớ lại hôm Tuân về chơi với tôỉ ở Nghi Tàm.
Hôm đó Tuân ở lại với tôi suốt ngày.
Tuân nói:
- Mình định viết một bài thơ dài, nhan đề: Tôi có lỗi. Tuân nói rõ thêm: chữ Tôi ở đây phải viết hoa. Vì Tôi ở đây là nghệ sĩ và trí thức chân chính của đất nước. Tôi có trách nhiệm với tất cả những lỗi lầm, những oan uổng, đớn đau, những xấu xa, hèn mạt, đáng lăng nhục và xúc phạm con người. Trong mọi chuyện, chính Tôi là người có lỗi. Vì Tôi chưa đem hết sức mình thực hiện sứ mệnh cao cả mà Thượng đế đã đặc trao cho người nghệ sĩ.
Chú thích:
(1) Kiểm tra