Home » , » Tận mắt những “cung điện của người chết” giữa cánh đồng

Tận mắt những “cung điện của người chết” giữa cánh đồng

Written By kinhtehoc on Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012 | 21:06

Tận mắt những “cung điện của người chết” giữa cánh đồng

Như vậy, theo lời kể của ông Đặng Văn Dũng và người dân làng An Thái, thì toàn bộ khu mồ mả cổ thời Bắc thuộc có tuổi mười mấy thế kỷ bao trùm một vùng đất rộng lớn cả trăm héc-ta, kéo dài từ sông Kinh Thầy đến tận sông Kim Anh. Khu mả khổng lồ này nằm lọt giữa hai con sông. Tuy nhiên, một nửa nghĩa địa nằm giữa Quốc lộ 5 và sông Kinh Thầy đã bị phá nát, san phẳng sạch sẽ để làm đường, làm các nhà máy, khu công nghiệp.
Kỳ 1:
» Phát hiện khu mộ cổ khổng lồ đang bị phá ở Hải Dương

Một nửa khu nghĩa địa cổ từng tồn tại cả ngàn năm nay giữa cánh đồng ở kẹp giữa Quốc lộ 5 và sông Kim Anh thì vẫn còn rải rác chừng hơn chục ngôi mộ như những ngọn đồi trồi lên giữa cánh đồng. Xưa kia, cánh đồng An Thái trùng điệp là gò đống, mộ cổ, song thời cải cách ruộng đất, các HTX đã phát động phong trào phá gò đống, mồ mả để mở rộng đồng ruộng. Cả trăm gò đống lô nhô đã bị san phẳng, tạo ra một cách đồng rộng lớn. Tuy nhiên, vẫn còn cả chục gò đống chưa bị phá. Theo ông Dũng, lý do những gò đống, những ngôi mộ này chưa bị phá là vì nó lớn quá, nếu phá không những mất quá nhiều công sức, mà không biết chở hàng vạn khối đất đổ đi đâu.

Mặt trời ngả về Tây, cái nắng hè đã bớt gay gắt, ông Đặng Văn Dũng vác xẻng dẫn tôi ra cánh đồng, trèo lên những ngôi mộ Hán cổ khổng lồ, như quả đồi, mà các nhà khoa học, các nhà khảo cổ, chính quyền bỏ quên.
Tan mat nhung �Scung dien cua nguoi chet� giua canh dong
Con đường qua bãi rác đã cắt đôi ngôi mộ Hán cổ. Ảnh: Phạm Ngọc Dương.

Chúng tôi đi bộ trên con đường bê tông từ sườn làng An Thái dẫn thẳng ra cánh đồng. Bên cạnh con đường nhỏ, vừa công nông chạy, có con mương xây bằng gạch, dùng để dẫn nước tưới tiêu cho toàn bộ cánh đồng An Thái. Theo ông Dũng, đây là con đường được mở để dẫn ra bãi rác của thị trấn. Con đường mới được mở gần 2 năm trước. Toàn bộ rác thải của thị trấn được công nông chở ra đổ ở bãi rác này. Bãi rác nằm giữa cánh đồng, cách xa khu dân cư để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Con đường bê tông nhỏ này đi xuyên qua một đống đất khá lớn, rộng khoảng 500 mét vuông, cao hơn mặt ruộng chừng 4-5 mét. Con đường rộng chừng 3 mét, cao hơn mặt ruộng độ 1 mét và cắt đôi gò đất. Người dân An Thái gọi đống đất này là Đống Sẫm.
Tan mat nhung �Scung dien cua nguoi chet� giua canh dong
Ông Đặng Văn Dũng phát cỏ, đào đất làm phát lộ ngôi mộ cổ. Ảnh: Phạm Ngọc Dương.
Tan mat nhung �Scung dien cua nguoi chet� giua canh dong
PV TS đào bới để tìm kiếm dấu tích ngôi mộ Hán cổ. (Ảnh do Ông Đặng Văn Dũng chụp).
Tan mat nhung �Scung dien cua nguoi chet� giua canh dong
Sau một hồi đào bới, vòm cuốn ngôi mộ đã lộ ra. Ảnh: Phạm Ngọc Dương.

Ông Dũng dùng liềm cắt những bụi cỏ rậm rạp, xanh tốt, làm lộ ra những viên gạch cổ vẫn còn tươi. Nhìn qua những viên gạch, tôi biết rõ đây là loại gạch thời Hán, dùng để xây mộ. Có hai loại gạch, một loại hình chữ nhật, to bản, mỏng, dùng để xếp thành tường và loại gạch thứ 2 mang hình múi bưởi, một cạnh rộng, một cạch hẹp, dùng để xếp thành vòm cuốn.

Ông Dũng dùng xẻng đào một lớp đất mỏng, hất văng bụi cỏ ra ngoài, tôi thấy lộ ra hình vòm cuốn của ngôi mộ. Tính ra, nóc vòm cuốn chỉ cao hơn mặt con đường bê tông xuyên qua chưa đầy 1 mét. Theo các nhà khoa học, thông thường, những vòm cuốn này có độ cao chừng 2,8 mét. Như vậy, con đường này mới đi qua lưng chừng ngôi mộ. Chân đáy vòm cuốn của ngôi mộ còn nằm khá sâu dưới lòng đất.

Sau khi cắt cỏ mở rộng “địa bàn thám sát”, dùng xẻng hớt lớp đất mỏng, tôi thấy lộ ra tổng cộng 3 vòm cuốn. Theo nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành, những ngôi mộ Hán thường có từ 2 đến 4 vòm cuốn. Mộ có 2 vòm cuốn là loại trung bình, 3 vòm cuốn là lớn và 4 vòm cuốn là cực lớn. Ngôi mộ Hán cổ khổng lồ, rộng vài trăm mét vuông, được làm bằng 54 mét khối gạch, hiện trưng bày ở Bảo tàng Hải Dương có 3 vòm cuốn. Cho đến nay, các nhà khoa học mới chỉ phát hiện 1 ngôi mộ Hán cổ có 4 vòm cuốn nằm trước UBND xã Liên Hòa (Kim Thành). Ngôi mộ này lớn gấp rưỡi, thậm chí có thể lớn gấp đôi ngôi mộ trưng bày ở Bảo tàng Hải Dương. Tuy nhiên, ngôi mộ đã bị chính quyền và người dân phá hủy hoàn toàn.
Tan mat nhung �Scung dien cua nguoi chet� giua canh dong
Tan mat nhung �Scung dien cua nguoi chet� giua canh dong
Dưới những đống đất ở cánh đồng làng An Thái đều có mộ cổ. Ảnh: Phạm Ngọc Dương.

Cứ theo lý giải của nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành, thì có thể nhận thấy, ngôi mộ dưới Đống Sẫm, mà chính quyền thị trấn Phú Thái mới phá hủy khi làm đường thuộc loại khá lớn, bởi nó có tới 3 vòm cuốn. Điều lạ là, mặc dù khi làm đường, người ta đều biết rõ đây là ngôi “mộ Tàu”, hay còn gọi là mộ cuốn, song lại cứ nghiễm nhiên phá hủy, không báo cáo gì các nhà khoa học.

Đứng trên nóc Đống Sẫm cỏ rả rậm rạp nhìn ra tứ phía, tôi đếm được cả chục gò đất, mỗi gò cách nhau một vài trăm mét. Từ Đống Sẫm, nơi ngôi mộ bị cắt làm đôi khi làm đường, tôi và ông Dũng lội dọc bờ mương tìm đến một gò đống cách Đống Sẫm chừng 300 mét. Người dân An Thái gọi gò đống khá lớn này là Đống Để.

Đống Để rộng chừng 1.000 mét vuông, tương đương với 3 sào ruộng và cao hơn mặt ruộng chừng 5 mét. Trước đây, Đống Để lớn gấp đôi hiện tại, nhưng vì người dân xung quanh vạc bờ hết năm này đến năm khác để mở rộng ruộng đã khiến Đống Để bị thu hẹp.
Tan mat nhung �Scung dien cua nguoi chet� giua canh dong

Tan mat nhung �Scung dien cua nguoi chet� giua canh dong
Tan mat nhung �Scung dien cua nguoi chet� giua canh dong
Những viên gạch cổ thu được ở Đống Cao. Ảnh: Phạm Ngọc Dương.

Trên nóc và sườn Đống Để có một số ngôi mộ kiên cố của người dân. Lần sang phía sườn Bắc của Đống Để, nơi có một ngôi mộ mới được chôn, tôi phát hiện có khá nhiều gạch Hán cổ có hình khắc vương vãi trên mặt đất. Theo lời ông Dũng, khi đào huyệt chôn người chết, những người đào huyệt đã chạm phải nóc các vòm cuốn của mộ Hán cổ, nên họ phải moi những viên gạch này lên mới tiếp tục đào được huyệt. Căn cứ vào thông tin này, có thể tin chắc chắn rằng, dưới Đống Để rất lớn này, có ngôi mộ Hán thời Bắc thuộc. Ngôi mộ này có mấy vòm cuốn, lớn như thế nào, thì phải chờ các nhà khoa học xác minh, hoặc khai quật mới rõ. Tuy nhiên, căn cứ vào độ lớn của Đống Để, có thể tin rằng, dưới gò đống này, là một ngôi mộ khổng lồ, là một “cung điện nguy nga dưới lòng đất”.

Giữa cánh đồng An Thái, gò đống lớn nhất, rộng mênh mông là Đống Cao. Gò đống này có tên như vậy, vì nó quá lớn, cao vượt ngọn tre. Theo lời ông Dũng, hồi kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Đống Cao được sử dụng đặt các ụ pháo bắn máy bay. Mặc dù đã bị người dân đào xới 4 phía để mở rộng ruộng, song Đống Cao vẫn còn rất lớn, rộng khoảng 2.000 mét vuông.
Tan mat nhung �Scung dien cua nguoi chet� giua canh dong
Dưới lòng Đống Cao rộng 2.000 mét vuông này sẽ có một ngôi mộ Hán cực lớn. Ảnh: Phạm Ngọc Dương.

Toàn bộ Đống Cao đã biến thành một nghĩa địa có cả trăm ngôi mộ xanh đỏ lòe loẹt của người dân. Trên nóc Đống Cao có cả mộ kiên cố lẫn mộ mới chôn chưa cải táng. Cũng tại Đống Cao, chúng tôi phát hiện rất nhiều gạch cổ thời Bắc thuộc nằm rải rác khắp nơi. Nguyên nhân những viên gạch này, vốn nằm sâu dưới lòng đất cả ngàn năm nay, bỗng dưng “nhảy” lên mặt đất là vì người dân đào huyệt chôn người chết đã chạm phải. Họ đã moi những viên gạch này lên để tiếp tục đào những cái huyệt sâu đến 2 mét.

Từ việc thám sát 3 gò đống giữa cánh đồng An Thái, đều phát hiện có mộ Hán cổ, loại mộ rất lớn, có niên đại rất lâu, tôi có thể tin rằng, trong lòng những gò đống còn lại cũng có loại mộ này. Riêng ông Dũng thì khẳng định trong lòng những gò đống đó đều có mộ cuốn. Lý do là vì từ trước đến nay chưa từng phá gò đống nào ở cánh đồng An Thái mà không có mộ cuốn, mộ xây gạch hay còn gọi là “mộ Tàu” theo cách gọi của người dân nơi đây.
Tan mat nhung �Scung dien cua nguoi chet� giua canh dong
Những ngôi mộ Hán cổ là kho tư liệu quý giá thời Bắc thuộc. Ảnh chụp ông Tăng Bá Hoành, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương, bên ngôi mộ Hán mà ông cùng đồng nghiệp khai quật được. Ảnh: Phạm Ngọc Dương.

Có thể nói, hàng chục ngôi mộ còn lại giữa cánh đồng An Thái (Phú Thái, Kim Thành, Hải Dương), là một di sản vô cùng quý hiếm với ngành khảo cổ nước nhà. Đây là những ngôi mộ có từ mười mấy thế kỷ nay, từ thời Bắc thuộc, và còn cực kỳ nguyên vẹn. Khai quật, nghiên cứu những ngôi mộ này, sẽ thấy được đời sống văn hóa, xã hội thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ mà những thông tin lịch sử, văn hóa, xã hội còn rất ít. Dù thời điểm hiện tại, chúng ta không đủ phương tiện, tiền bạc để khai quật, bảo tồn, thì cũng nên có những phương án bảo vệ, quản lý, để đời sau còn được chiêm ngưỡng những kỳ quan mộ cổ này.
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved