Tờ lệnh góp phần khẳng định: từ xa xưa Việt Nam đã thực hiện chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường SaBài viết được đăng lúc 9:25:09 AM, 18.08.2011
Tuy chỉ vỏn vẹn có 04 trang nhưng Tờ lệnh chứa đựng nhiều thông tin quý, góp thêm một bằng chứng rằng đã từ lâu (từ trước năm 1834) Hoàng Sa đã thuộc phạm vi cai quản của Việt Nam.
Tuy chỉ vỏn vẹn có 04 trang nhưng Tờ lệnh chứa đựng nhiều thông tin quý, góp thêm một bằng chứng rằng đã từ lâu (từ trước năm 1834) Hoàng Sa đã thuộc phạm vi cai quản của Việt Nam. Tờ lệnh nêu rõ danh tính, quê quán của từng binh thuyền vâng mệnh triều đình đi lính Hoàng Sa không chỉ riêng ở huyện đảo Lý Sơn mà còn ở các vùng quê ven biển khác tại Quảng Ngãi, “Thủy thủ:Tên Đề Phạm Vị Thanh người phường An Hải; Tên Trâm Ao Văn Trâm, người Lệ Thủy Đông (hai tên); Tên Sơ Trân Văn Kham, người phường An Vĩnh; Tên Xuyên Nguyễn Văn Mạnh, người phường An Hải; Tên Lê Trần Văn Lê, người ấp Bản An; Tên Doanh Nguyễn Văn Doanh, người thôn Thạch Ốc An Thạch huyện Mộ Cách. Từ đội Kim Thương đưa sang 2 tên: Vũ Văn Nội; Trương Văn Tài”.
Tờ lệnh còn xác thực thêm những thông tin ghi chép trong các bộ chính sử của triều Nguyễn về ông Võ Văn Hùng, là người có công đi Hoàng Sa trong nhiều năm. Văn bản còn thể hiện về cách thức tổ chức của đội Hoàng Sa, thủy quân Hoàng Sa, phiên chế, cách tuyển chọn, thời gian xuất hành...
Tờ lệnh còn giúp khẳng định rằng mỗi năm vua Minh Mệnh đều có điều bao nhiêu thuyền và lính ra Hoàng Sa. Đó là việc rất quan trọng, được phối hợp hoạt động chặt chẽ từ trung ương đến địa phương trong việc lập bản đồ, cắm mốc chủ quyền, trồng cây và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Nó kéo dài suốt nhiều năm và rất nhiều hải đội người Việt đã nối tiếp nhau có mặt ở Hoàng Sa. Họ thường đi trên ghe bầu rộng khoảng 3m, dài 12m, chở được 8 - 12 người, mang theo lương thực đủ dùng trong sáu tháng và cả nẹp tre để bó thi thể khi hi sinh. Trước khi đi, địa phương đã làm lễ tế sống họ. Nhiều hải đội đã anh dũng ra đi không trở về mà chứng tích hiện vẫn còn lưu lại nhiều ở các địa phương ven biển đặc biệt là ở Lý Sơn.
Tờ lệnh này đã bổ sung vào kho tư liệu lịch sử, pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và kết nối logic với hệ thống tư liệu quý cùng nhiều di tích liên quan đến hải đội Hoàng Sa, quần thể mộ lính Hoàng Sa, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa... chứng tỏ từ nhiều thế kỷ trước tổ tiên người Việt Nam đã giong thuyền ra Biển Đông để cắm bia khẳng định chủ quyền và bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.
Theo biengioilanhtho.gov.vn
Tờ lệnh Ngày 15 tháng 4 năm Minh Mệnh thứ 15 (1834) của quan Bố chánh, Án sát tỉnh Quảng Ngãi gồm có bốn trang, mỗi trang dài 36cm, rộng 24cm. Tờ lệnh có nội dung: “Theo tờ tư (một loại hình văn bản hành chính) của Bộ Binh nhận được tháng trước có đoạn trình bày: Vâng theo sắc lệnh, Bộ đã tư cho tỉnh chuẩn bị điều động trước 3 chiếc thuyền lớn, cho tu sửa chắc chắn đợi tại kinh, Phái viên (người của triều đình được cử đi thực hiện công vụ) và Biền binh(chức quan võ cấp thấp trong quân đội thời phong kiến) thủy quân đến trước để hiệp đồng nhanh chóng đi khảo sát các xứ của Hoàng Sa.
Hãy tuân mệnh. Kính vâng theo, tinh thần (tên gọi chung cho các quan làm việc ở tỉnh) làm lễ cầu khấn, điều động, thuê 3 chiếc thuyền nhanh, nhẹ ở tỉnh cùng các vật kiện theo thuyền, mỗi loại đều cho tu bổ. Lại phái Vũ Văn Hùng, người được cử đi năm trước và chọn thêm dân phu miền biển am hiểu đường biển sung làm thủy thủ phục vụ trên thuyền trước sau, mỗi thuyền 8 người cộng 24 người, đến mùa từ hạ tuần tháng 3 thuận gió, thì nhanh chóng cho thuyền ra khơi. Nay các việc lo liệu xong xuôi, Phái viên đã đi thuyền đến. Nay căn cứ vào các lý lẽ tuyển lựa của Vũ Văn Hùng phù hợp, thực hiện cấp bằng cho những thủy dân thạo đường biển là bọn Đặng Văn Xiểm đảm đương công việc lái thuyền, hãy đi trên một chiếc thuyền, dẫn theo các thủy thủ trong đoàn theo Phái viên, Biền binh và Vũ Văn Hùng đến Hoàng Sa thực hiện công vụ. Chuyến đi này có tầm quan trọng đặc biệt, các người phải dốc lòng thực hiện công việc cho thực sự thỏa đáng. Nếu sao nhãng, sơ xuất tất bị trọng tội. Tất cả số người bao nhiêu đều liệt kê dưới đây. Các người lái thuyền là bọn Đặng Văn Xiểm, người phường An Hải huyện Bình Sơn, Dương Văn Đinh người thôn Hoa Diêm được cấp bằng trên đây chiếu theo thi hành”.
Tuy chỉ vỏn vẹn có 04 trang nhưng Tờ lệnh chứa đựng nhiều thông tin quý, góp thêm một bằng chứng rằng đã từ lâu (từ trước năm 1834) Hoàng Sa đã thuộc phạm vi cai quản của Việt Nam. Tờ lệnh nêu rõ danh tính, quê quán của từng binh thuyền vâng mệnh triều đình đi lính Hoàng Sa không chỉ riêng ở huyện đảo Lý Sơn mà còn ở các vùng quê ven biển khác tại Quảng Ngãi, “Thủy thủ:Tên Đề Phạm Vị Thanh người phường An Hải; Tên Trâm Ao Văn Trâm, người Lệ Thủy Đông (hai tên); Tên Sơ Trân Văn Kham, người phường An Vĩnh; Tên Xuyên Nguyễn Văn Mạnh, người phường An Hải; Tên Lê Trần Văn Lê, người ấp Bản An; Tên Doanh Nguyễn Văn Doanh, người thôn Thạch Ốc An Thạch huyện Mộ Cách. Từ đội Kim Thương đưa sang 2 tên: Vũ Văn Nội; Trương Văn Tài”.
Tờ lệnh còn xác thực thêm những thông tin ghi chép trong các bộ chính sử của triều Nguyễn về ông Võ Văn Hùng, là người có công đi Hoàng Sa trong nhiều năm. Văn bản còn thể hiện về cách thức tổ chức của đội Hoàng Sa, thủy quân Hoàng Sa, phiên chế, cách tuyển chọn, thời gian xuất hành...
Tờ lệnh còn giúp khẳng định rằng mỗi năm vua Minh Mệnh đều có điều bao nhiêu thuyền và lính ra Hoàng Sa. Đó là việc rất quan trọng, được phối hợp hoạt động chặt chẽ từ trung ương đến địa phương trong việc lập bản đồ, cắm mốc chủ quyền, trồng cây và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Nó kéo dài suốt nhiều năm và rất nhiều hải đội người Việt đã nối tiếp nhau có mặt ở Hoàng Sa. Họ thường đi trên ghe bầu rộng khoảng 3m, dài 12m, chở được 8 - 12 người, mang theo lương thực đủ dùng trong sáu tháng và cả nẹp tre để bó thi thể khi hi sinh. Trước khi đi, địa phương đã làm lễ tế sống họ. Nhiều hải đội đã anh dũng ra đi không trở về mà chứng tích hiện vẫn còn lưu lại nhiều ở các địa phương ven biển đặc biệt là ở Lý Sơn.
Tờ lệnh này đã bổ sung vào kho tư liệu lịch sử, pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và kết nối logic với hệ thống tư liệu quý cùng nhiều di tích liên quan đến hải đội Hoàng Sa, quần thể mộ lính Hoàng Sa, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa... chứng tỏ từ nhiều thế kỷ trước tổ tiên người Việt Nam đã giong thuyền ra Biển Đông để cắm bia khẳng định chủ quyền và bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.
Theo biengioilanhtho.gov.vn