Người nước Trịnh kiếm củi ngoài đồng, thấy con hươu lạc, đón đánh chết được ngay. Anh ta sợ người ngoài trông thấy, vội vàng giấu xác hươu vào trong cái hào cạn, lấy lá chuối phủ lên. Trong bụng mừng rỡ không biết thế nào mà kể. Chợt một cái, anh ta quên ngay chỗ hươu, bèn cho ngay là chuyện chiêm bao. Lúc gánh củi về, anh ta đi đường, thờ thẫn thở than và cứ một mình lẩm bẩm kể câu chuyện ấy. Có một người đi cạnh, nghe thấy cứ theo lời kể mà tìm được hươu, đưa về, bảo vợ rằng:
- Lúc nãy anh kiếm củi mộng bắt được hươu mà không biết chỗ nào, bây giờ ta tìm được, thế thì hắn là kẻ mộng thật.
Vợ nói: “Hay là chính anh mộng thấy người kiếm củi bắt được hươu. Chớ làm gì có người kiếm củi thật. Bây giờ anh bắt được hươu thật, thế là mộng anh thật chăng”.
Chồng bảo: “Đây ta cứ biết được hươu là được hươu, cần gì phải biết rằng ta mộng hay hắn mộng nữa”.
Anh kiếm củi về nhà, trong bụng tấm tức băn khoăn về việc mất hươu. Đêm hôm ấy, nằm mộng thấy chỗ mình giấu hươu và cả người đến lấy hươu ấy. Sáng ra, cứ theo như mộng rồi tìm ra được, mới đem lên quan sĩ sư kiện để đòi lại hươu.
Quan xử rằng:
Mày trước thật là bắt được hươu lại hoảng lên cho là mộng, sau mày mộng tìm thấy hươu lại hoảng lên cho là thực. Còn thằng kia thật là lấy hươu mà tranh nhau với mày thì vợ nó lại tưởng là mộng được hươu của người ta chớ không ai bắt được hươu thật. Bây giờ rõ ràng có con hươu đây, thời chia đôi cho mỗi bên nửa.
Cái án ấy tâu lên vua nước Trịnh. Vua nói rằng: “Hừ! Quan án cũng lấy mộng mà xử cái kiện con hươu ư!”. Rồi cho đòi thủ tướng đến hỏi. Thủ tướng tâu rằng:
Mộng cùng chẳng mộng, tôi không thể phân biệt được. Muốn phân biệt mộng hay giác thì chỉ có ông Hoàng Đế, ông Khổng Tử mà thôi. Bây giờ không có hai bực ấy, thì ai phân biệt ra được? Thôi, xin cứ y lời xử đoán của quan sĩ sư là xong.
(Theo Liệt Tử)
Lời bàn
Đánh chết được thật hươu lại đem giấu cẩn thận, vì quên mất chỗ giấu mà cho là mộng. Thế là thực mà hóa ra mộng. Nghe lỏm rồi lấy tranh hươu của người, đem về tận nhà, khoe với vợ. Thế mộng hóa ra thực. Ôi! Như thế thì chẳng ra sự mộng và sự thực không có gì để phân biệt tách bạch hẳn ra ư. Hay ở đời có lắm cái như thực mà là mộng cả lại có lắm cái tưởng mộng mà là thực cả. Tác giả chính có ý muốn bày tỏ sự mộng, sự thực ở đời là như thế. Nhà Phật còn cho cả cuộc đời là một giấc mộng, nữa là những việc vụn vặt hằng ngày. Còn câu cuối bài, tác giả có ý bác ông Hoàng Đế và ông Khổng Tử cứ như muốn giáo hóa người đời, cho ra đời cái gì cũng là thực cả. Từ xưa đến nay, ở đâu mà chẳng là thật, việc gì mà chẳng là chiêm bao, chẳng qua như chuyện được hươu mất hươu, tìm thấy hươu, kiện nhau hươu. Nghĩ cho cùng, tưởng cũng buồn cười.
(Theo “Cổ học tinh hoa” của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân – NXB Trẻ)
- Lúc nãy anh kiếm củi mộng bắt được hươu mà không biết chỗ nào, bây giờ ta tìm được, thế thì hắn là kẻ mộng thật.
Vợ nói: “Hay là chính anh mộng thấy người kiếm củi bắt được hươu. Chớ làm gì có người kiếm củi thật. Bây giờ anh bắt được hươu thật, thế là mộng anh thật chăng”.
Chồng bảo: “Đây ta cứ biết được hươu là được hươu, cần gì phải biết rằng ta mộng hay hắn mộng nữa”.
Anh kiếm củi về nhà, trong bụng tấm tức băn khoăn về việc mất hươu. Đêm hôm ấy, nằm mộng thấy chỗ mình giấu hươu và cả người đến lấy hươu ấy. Sáng ra, cứ theo như mộng rồi tìm ra được, mới đem lên quan sĩ sư kiện để đòi lại hươu.
Quan xử rằng:
Mày trước thật là bắt được hươu lại hoảng lên cho là mộng, sau mày mộng tìm thấy hươu lại hoảng lên cho là thực. Còn thằng kia thật là lấy hươu mà tranh nhau với mày thì vợ nó lại tưởng là mộng được hươu của người ta chớ không ai bắt được hươu thật. Bây giờ rõ ràng có con hươu đây, thời chia đôi cho mỗi bên nửa.
Cái án ấy tâu lên vua nước Trịnh. Vua nói rằng: “Hừ! Quan án cũng lấy mộng mà xử cái kiện con hươu ư!”. Rồi cho đòi thủ tướng đến hỏi. Thủ tướng tâu rằng:
Mộng cùng chẳng mộng, tôi không thể phân biệt được. Muốn phân biệt mộng hay giác thì chỉ có ông Hoàng Đế, ông Khổng Tử mà thôi. Bây giờ không có hai bực ấy, thì ai phân biệt ra được? Thôi, xin cứ y lời xử đoán của quan sĩ sư là xong.
(Theo Liệt Tử)
Lời bàn
Đánh chết được thật hươu lại đem giấu cẩn thận, vì quên mất chỗ giấu mà cho là mộng. Thế là thực mà hóa ra mộng. Nghe lỏm rồi lấy tranh hươu của người, đem về tận nhà, khoe với vợ. Thế mộng hóa ra thực. Ôi! Như thế thì chẳng ra sự mộng và sự thực không có gì để phân biệt tách bạch hẳn ra ư. Hay ở đời có lắm cái như thực mà là mộng cả lại có lắm cái tưởng mộng mà là thực cả. Tác giả chính có ý muốn bày tỏ sự mộng, sự thực ở đời là như thế. Nhà Phật còn cho cả cuộc đời là một giấc mộng, nữa là những việc vụn vặt hằng ngày. Còn câu cuối bài, tác giả có ý bác ông Hoàng Đế và ông Khổng Tử cứ như muốn giáo hóa người đời, cho ra đời cái gì cũng là thực cả. Từ xưa đến nay, ở đâu mà chẳng là thật, việc gì mà chẳng là chiêm bao, chẳng qua như chuyện được hươu mất hươu, tìm thấy hươu, kiện nhau hươu. Nghĩ cho cùng, tưởng cũng buồn cười.
(Theo “Cổ học tinh hoa” của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân – NXB Trẻ)