Hai con hổ đang ăn thịt một con trâu. Biện Trang(1) muốn ra đâm hổ. Có thằng trẻ con bảo rằng: “Hãy hượm, ông ạ. Hổ là giống tàn bạo, trâu bò là mồi ngon ngọt. Bây giờ hai con hổ đang cùng ăn một con trâu, thấy thịt trâu rất ngon, tất tranh nhau đánh nhau. Đánh nhau thì hổ nhỏ chết mà hổ lớn cũng bị thương. Ông đợi đến bấy giờ hãy ra, thì có phải chỉ đâm một con, mà rồi được cả hai con không? Như thế thì chẳng là công dùng ít mà lợi được nhiều ư?"
Biện Trang cho lời nói là phải, làm theo y như thế, quả nhiên bắt được cả hai con hổ.
LỜI BÀN
Bài này cốt ý dạy ta làm việc gì biết thừa cơ mà làm, thì ít khi nhọc, mà lại dễ thành công. Như Biện Trang đây, bắt hai con hổ ngay, công phu nhiều mà chưa chắc đã được. Đợi nó đánh nhau, một con chết, một con bị thương, thì ra chỉ mất công bắt một con hổ yếu (vì mới bị thương) mà rồi được cả hai con hổ vậy. Ý bài này cũng giống câu nói của Mạnh Tử: “Tuy hữu trí tuệ; bất như thừa thế; tuy hữu ti cơ, bất như đãi thời”. Nghĩa là tuy có khôn ngoan sáng suốt, chẳng bằng thừa được cái thế, lại dễ làm hơn; tuy có điều khí sẵn sàng, chẳng bằng đợi đến thời đáng làm mới làm thì lại được việc.
(Theo Cổ học tinh hoa của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân. Nxb Trẻ, 1992)
(1) Người nước Lỗ, thời Xuân Thu, làm quan Đại phu ở ấp Biện, là người khoẻ có tiếng, thường hay đâm được hổ.
Biện Trang cho lời nói là phải, làm theo y như thế, quả nhiên bắt được cả hai con hổ.
LỜI BÀN
Bài này cốt ý dạy ta làm việc gì biết thừa cơ mà làm, thì ít khi nhọc, mà lại dễ thành công. Như Biện Trang đây, bắt hai con hổ ngay, công phu nhiều mà chưa chắc đã được. Đợi nó đánh nhau, một con chết, một con bị thương, thì ra chỉ mất công bắt một con hổ yếu (vì mới bị thương) mà rồi được cả hai con hổ vậy. Ý bài này cũng giống câu nói của Mạnh Tử: “Tuy hữu trí tuệ; bất như thừa thế; tuy hữu ti cơ, bất như đãi thời”. Nghĩa là tuy có khôn ngoan sáng suốt, chẳng bằng thừa được cái thế, lại dễ làm hơn; tuy có điều khí sẵn sàng, chẳng bằng đợi đến thời đáng làm mới làm thì lại được việc.
(Theo Cổ học tinh hoa của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân. Nxb Trẻ, 1992)
(1) Người nước Lỗ, thời Xuân Thu, làm quan Đại phu ở ấp Biện, là người khoẻ có tiếng, thường hay đâm được hổ.