Home » » Triết Học Hiện Sinh

Triết Học Hiện Sinh

Written By kinhtehoc on Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012 | 19:53


Triết Học Hiện Sinh

Như nhiều người đã biết, vào những năm 60-70 ở miền Nam xuất hiện phong trào chạy theo “hiện sinh”. Trước đó khoảng mươi năm, phương Tây cũng rộ lên phong trào hiện sinh, khi mà tầng lớp thanh niên muốn tìm đến một lối sống tự do, phóng thoáng hơn. Đó là lúc các tác phẩm của Sartre được NXB Khai Trí dịch và in lần đầu năm 1970 . Sau giải phóng, những năm 80-90, trào lưu hiện sinh cũng lan rộng. Thời đó, một người được gọi là trí thức phải có một bản dịch cuốn “Buồn nôn” của Sartre(2) gối đầu giường, và phải là bản photo từ cuốn của Thư viện quốc gia. Đấy là tớ nghe kể, chứ nếu quả thực như vậy, thì trí thức Việt Nam rất đáng khâm phục, vì cuốn “Buồn nôn” quả thật rất khó đọc, và cũng rất chán, vì nó không có cốt truyện.
Nhiều người cứ nhắc đến Hiện sinh là nghĩ tới Sartre, và chỉ có Sartre. Thực ra không phải như vậy, bởi vì chỉ có Sartre tự nhận mình là nhà hiện sinh và ông cũng để lại nhiều tác phẩm. Phần lớn các học giả đều cho rằng, thuyết này có từ trước từ thế kỷ XVII với Pascal Blaise, qua Kiergaard (3) rồi Nietzsche (4) … Vì hầu hết các tư tưởng triết học của Tây Âu chịu ảnh hưởng của đạo Thiên chúa, chính vì thế chủ nghĩa hiện sinh cũng chia làm hai trường phái: hiện sinh hữu thần và hiện sinh vô thần.
Con đường của hiện sinh:
Khởi điểm của triết học phương Tây là triết học Hi lạp. Đó là những nhận thức chung của người Hi lạp với thế giới, bao gồm cả tự nhiên và xã hội. Các triết gia thời này còn là các nhà toán học, vật lý nữa, như Pithagore chẳng hạn. Triết học thời đó nghiên cứu về bản chất và sự vận động của vũ trụ và vạn vật. Như thế, con người không có chỗ đứng riêng, con người cũng bị coi là trong hàng vạn vật. Vũ trụ quan của Aristote cho ta thấy một con người bị chìm trong vũ trụ.
Descartes với sự khám phá ra chủ thể tính con người và tự do, đã hé nhìn thấy đường đi của triết học. Đối với Descartes, không thể có triết học về vũ trụ mà chỉ có khoa học về vũ trụ và triết học về tinh thần. Đáng tiếc là Descartes đã chỉ dừng lại ở tinh thần con người mà không tìm hiểu con người như một thực thể sinh tồn, có thần, có xác.
Kant và Hegel còn đẩy xa tinh thần hơn nữa thành thử triết học vẫn luẩn quẩn trong thái độ ý niệm, coi con người là một vật thể, cho con người là thế này, thế kia, miễn là được sống tự do.
Trong cuốn Triết học hiện sinh, Trần Thái Đỉnh đưa ra định nghĩa về triết học Hiện sinh như sau:
*****
Nội dung của triết học Hiện Sinh không phải là con người phổ quát, con người viết hoa của Aristote, mà là con người có xương có thịt đang sinh hoạt hàng ngày trong xã hội. Chủ thể tính và nhân vị tự do là hai đề tài chủ yếu của triết học Hiện Sinh.
Triết học Hiện Sinh xây dựng trên chủ thể tính, không coi con người là một sự vật của toàn bộ vũ trụ như trong triết học cổ điển nữa mà coi con người như một hữu thể đứng trên vũ trụ và có quyền gán cho vũ trụ một giá trị tùy quan điểm của mỗi người.
Con người hiện sinh là con người tỉnh ngộ, dám nhìn thẳng vào sự thật với nhãn quan, với khả năng của mình.
Tự do ở đây là tự do hiện sinh, tự do lựa chọn, tự do quyết định. Tự do ở đây là dám là mình. Nếu tôi cứ sống như cái máy, ở trên bảo sao tôi làm vậy, người ta bảo sao mình làm vậy, thì tôi mới chỉ sống như một sinh vật, chưa sống cái kiếp người của tôi. Cuộc sống ù lì đó, sống chỉ để sinh tồn, sống như cây cỏ đó, Sartre gọi là buồn nôn, Camus cho là phi lý, Heidegger gọi là tầm thường. Và con người muốn vượt khỏi cuộc sống tầm thường đó thì phải vượt lên trên mình, phải sống một cách độc đáo (unique). Độc đáo ở đây không có nghĩa lập dị mà chỉ có nghĩa là tự do chọn lấy một lối sống riêng, không bắt chước người khác và cũng không chịu sự sai bảo, kiềm chế của người khác. Độc đáo là tự xác định nhân vị của mình.
*****
Hai trường phái của triết học hiện sinh:
Triết học Hiện Sinh có hai gốc đối lập nhau:
- Gốc Kierkergaard -bắt nguồn từ những truyền thống Hy Lạp (Socrate) và Thiên Chúa Giáo- hướng về Thượng Đế.

- Gốc Nietzsche -bắt nguồn từ những tư tưởng ngược chiều với truyền thống Hy Lạp- Nietzsche chủ trương tiêu diệt Thượng Đế để tiến tới con người, con người siêu nhân (surhomme).
Cũng có thể coi họ là ông tổ hai trường phái hiện sinh hữu thần (Kierkergaard) và hiện sinh vô thần (Nietzsche). Phái hữu thần có Jaspers (5) và Marcel (6), còn phái vô thần có Sartre và Heidegger (7). Ngoài ra còn có nhiều nhà hiện sinh khác, nhưng chúng ta chỉ tìm hiểu sâu về những người nổi bật nhất, có ảnh hưởng nhất.
Tuy cùng là hiện sinh, nhưng hai phái này rất khác nhau, nhiều điểm còn trái ngược nhau.
Trước hết là Kierkergaard, ông tổ Hiện Sinh đích thực. Kierkergaard sinh ngày mùng 5 tháng 5 năm 1813 tại Copenhague, Đan Mạch. Ông chịu ảnh hưởng của Socrate rất nhiều. Phái hữu thần (phái hữu) của Kierkergaard mang tính xây dựng, và giữ vững niềm tin nơi Thiên chú (Thượng đế).
Trái lại, Nietzsche cũng đề cao văn minh Hy Lạp, nhưng là văn minh trước Socrate. Hai kẻ thù bị Nietzsche luôn nguyền rủa là Ki-tô giáo (Christianism) và tư tưởng duy thức của Socrate và Plato. Phái tả (vô thần) của Nietzsche luôn đả phá những truyền thống về tôn giáo và tư tưởng. Họ cho rằng, hễ còn tin vào thượng đế, con người chưa hoàn toàn tự do.

So sánh hai ông với nhau, Nietzsche có ảnh hưởng nhiều hơn. Ông là hiện sinh của tinh thần chống đối. Nhưng chính Kierkergaard đem lại cho hiện sinh những bổ túc cần thiết. Ông giúp ta tìm tới “siêu việt” và khám phá được tha nhân (con người) bằng niềm cảm thông đích thực.
Hai ngành này tuy đối lập nhau, nhưng không khác nhau. Có một chủ trương chung:Lấy triết học con người để chống lại sự quá trớn của của hai nền triết học cổ điển là triết học quan niệm và triết học vũ trụ.

Những nhà đại diện của hai trường phái:
Trong số những nhà hiện sinh sau này, Sartre là người để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị. Tuy nhiên, người ta đánh giá thuyết của ông chưa nhận thức đầy đủ về giá trị của sinh hoạt xã hội, nói cách khác, xa xã hội loài người. Ngông cuồng vì chủ trương không có Thượng đế, ông cho mình có tự do tuyệt đối để muốn nghĩ gì thì nghĩ, muốn làm gì thì làm. Đó Những nhà hiện sinh khác, như Jaspers và Marcel đi sát thực tế hơn và nhận ra giá trị đích thực của vạn vật và xã hội con người. Marcel đề cao nhân vị và tương chủ tính (đây là từ dịch, mình cũng chưa hiểu hết ý nghĩa). Trong hướng này, ông được xem là ông nội của thuyết nhân vị. Còn Jaspers được xem như kết tinh của Kierkergaard và Nietzsche. Trong triết lý của ông, truyền thống gắn liền với canh tân, con người kết liên với Thượng đế, và tự do không mâu thuẫn với cảm thông. Còn Heidegger được xem như triết gia nghiên cứu về hiện hữu.
Đó là những nét khái quát của bốn nhà hiện sinh sau này.
Một số trang tham khảo thêm:

Chú thích:
(2) Jean-Paul Sartre:
Sartre trở nên nổi tiếng với công chúng hơn, nhất là công chúng ngoài châu Âu như Việt Nam từ sau vụ ông từ chối nhận giải Nobel văn chương năm 1968 và đứng về cánh tả trong cuộc nổi dậy của sinh viên Pháp mùa hè 1968, dẫn đến sự từ chức của De Gaulle. Điều thú vị nữa là ông này rất chuộng chủ nghĩa Marx.
Lão này để lại khá nhiều tác phẩm văn học, và nhiều cuốn đã được dịch sang tiếng Việt. Ngoài cuốn “Buồn nôn”, một cuốn nữa mình biết là The Wall. Nói chung, đọc Sartre rất khó, vì văn theo kiểu triết mà.
Một điều ít ai được biết là có một triết gia Việt Nam từng được sánh ngang với Sartre, triết gia hàng đầu châu Âu thời bấy giờ. Đó là Trần Đức Thảo, ông này học ở Paris, sau đó tham gia Việt Minh, nhưng dính dáng trong vụ “Nhân văn giải phẩm”, nên sang Pháp sống. Những năm 50, tại Pháp, ông từng có những cuộc “bút chiến” với Sartre trên báo.
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved