Home » » Kierkergaard

Kierkergaard

Written By kinhtehoc on Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012 | 20:04


Kierkergaard

Như đã trình bày, triết học Hiện Sinh có hai gốc đối lập nhau:
- Gốc Kierkergaard -bắt nguồn từ những truyền thống Hy Lạp (Socrate) và Thiên Chúa Giáo- hướng về Thượng Đế.
- Gốc Nietzsche -bắt nguồn từ những tư tưởng ngược chiều với truyền thống Hy Lạp- Nietzsche chủ trương tử bỏ Thượng Đế để tiến tới con người, con người “siêu nhân”.
Ông tổ của Hiện sinh đích thực – Kierkergaard (1)
Kierkergaard (5-5-1813, Copenhague, Đan Mạch) là triết gia đầu tiên đã đem đời mình, đời cha mình ra để suy nghiệm về nỗi thống khổ của con người. Con người mà ông khảo sát ở đây là chính bản thân ông, với những giai đoạn trong đường đời. Đó là lý do khiến ông trở thành ông tổ đích thực của triết học Hiện Sinh. Sau này, Sartre, Camus, Simone de Beauvoir và những tác giả có khuynh hướng hiện sinh khác, như các nhà văn trong phong trào tiểu thuyết mới v.v… hầu như tất cả đều viết về mình, đều tra khảo chính mình để tìm hiểu sự thật dưới các dạng thức khác nhau. Triết học của Kierkergaard là triết học nghiệm sinh trên cá nhân tác giả.
Kierkergaard nhìn thấy trong kinh nghiệm sống của mình, ba giai đoạn hiện sinh:
Giai đoạn đầu là giai đoạn hiếu mỹ: 
Thời còn sinh viên, chìm đắm trong sắc dục, bị cám dỗ. Kierkergaard bắt đầu suy nghĩ về tội lỗi, về buồn chán, về khổ đau. Những tội lỗi mà Kierkergaard luôn luôn nhắc đến, có thể chỉ là trụy lạc trong trí tưởng tượng, trụy lạc của cảm giác thẩm mỹ.

Giai đoạn thứ nhì là giai đoạn đạo hạnh: 
Kierkergaard yêu người con gái tên Régine Olsen, ông chấm dứt thời kỳ phiêu đãng, ăn chơi. Ông muốn người yêu cùng với mình vươn lên tới giai đoạn thứ ba: giai đoạn tôn giáo. Nhưng không lâu sau khi cưới, vì không đưa nàng lên mức sống tôn giáo sâu xa như mình được, ông đã đẩy nàng tới chỗ hai bên phải đoạn tuyệt trong thương nhớ. Tất cả đều do tâm hồn quá phức tạp của ông.

Giai đoạn thứ ba: giai đoạn tôn giáo. 
Đặc tính của đời sống tôn giáo gồm hai chữ độc đáo và tin yêu. Theo Kierkergaard, con người tôn giáo là con người đã tìm được chính mình, không còn bị trói buộc bởi những luật lệ thông thường của luân lý nữa. Sứ mệnh của ông là mang tôn giáo lại với triết học, và đem con người trở về với Thiên chúa. Nếu hỏi: Tại đâu con người có thể biết mình là một nhân vị (con người) độc đáo? Kierkergaard trả lời: Tự ý thức về tội lỗi. Chính tội lỗi là cái làm cho con người tự cảm thấy đơn độc. Tội lỗi làm cho con người có tương quan với tuyệt đối, dám tiếp xúc với thực tại cao cả nhất là Thượng Đế.

Kierkergaard cho rằng những người như Hegel chỉ lấy lý luận để mong giải nghĩa tất cả. Ông đã trình bày một tâm hồn hiện sinh luôn luôn bị dằn vặt, vật lộn với chính mình để vượt qua những chặng đường đời. Triết của Kierkergaard là triết về đời sống, là triết để mà sống cho ra người. Không bàn luận về những vấn đề trừu tượng xa xôi, triết Kierkegaard đã đem con người về với cuộc đới và với bản thân mình. Tư tưởng của ông là một nền triết học thực thụ vì đó là những suy tưởng sâu xa về cuộc đời. Vì thế nó mang tên là triết học hiện sinh. Triết Kierkegaard cũng chấm dứt thời kì hưng thịnh của triết duy niệm Hegel.
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved