Home » » Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mỹ giữa thế kỷ XIX

Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mỹ giữa thế kỷ XIX

Written By kinhtehoc on Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012 | 03:55



Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mỹ giữa thế kỷ XIX



1. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức.
- Tình hình nước Đức:
+ Giữa thế kỷ XIX kinh tế từ bản chủ nghĩa Đức phát triển nhanh chóng, Đức trở thành nước công nghiệp.
+ Nước Đức bị chia sẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, cản trở sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa  đặt ra yêu cầu cần thống nhất đất nước.
- Đức tiến hành thống nhất bằng vũ lực "Từ trên xuống" thông qua các cuộc chiến tranh với các nước khác:
+Năm 1864 Bi-xmác tấn công Đan Mạch chiếm Hôn-xtai-nơ và Sơ-lê-xvích thuộc Băc Hải và Ban Tích.
+ Năm 1866 Bi- xmác gây chiến tranh với áo, Đức thành lập một liên bang Bắc - Đức.
- Năm 1870 -1871 B-xmác gây chiến tranh với áo, Đức thành lập một liên bang Bắc Đức.
- Năm 1870 - 1871 Bi-xmác gây chiến với Pháp thu phục các bang miền Nam, hoàn thành thống nhất Đức.
* Tính chất: Thống nhất nước Đức mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Đức.
2. Cuộc đấu tranh thống nhất Italia.
- Tình hình Italia trước khi thống nhất:
+ Đất nước bị phân tán chia xẻ thành 7 vương quốc nhỏ, chịu sự thống trị của đế quốc áo.
+ Kinh tế lạc hậu, chậm phát triển, bị kìm hãm phát triển.
- Nhiệm vụ:
+ Đặt ra yêu cầu cấp bách là giải phóng dân tộc khỏi sự lệ thuộc vào áo, xoá bỏ sự cản trở của các thế lực phong kiến.
+ Mở đường cho kinh tế phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
- Diễn biến: Nổi bật là vai trò của vương quốc Pi-ê-môn-tê.
+ Tháng 4/1859 chiến tranh với áo; Tháng 3/1860 các vương quốc miền Bắc sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê.
- Tháng 4/1860 khởi nghĩa của nhân dân ở Xi-xi-lia cùng với đội quân "áo đỏ" của Gia-ri-ban-đi thống nhất nược miền Nam.
+ Năm 1866 liên minh với Phỏ chống Áo, giải phóng Vênêxia.
+ Năm 1870 sau thất bại của Pháp trong chiến tranh với Phổ thu hồi Rôma.
- Ý nghĩa:
+ Mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản, lật đổ sự thống trị của đế quốc áo và các thế lực phong kiến.
+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
3. Nội chiến ở Mĩ.
- Tình hình nứoc Mĩ trước khi nội chiến:
+ Giữa thế kỷ XIX, kinh tế Mĩ tồn tại hai con đường, Miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, miền Nam kinh tế đồn điền dựa vào bóc lột nô lệ.
+ Nhờ điều kiện thuận lợi kinh tế phát triển nhanh chóng đặc biệt là ngành công nghiệp và cả nông nghiệp. Song chế độ nô lệ cản rtở nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
+ Mâu thuẫn giữa tư sản, trại chủ ở miền Bắc với chủ nô ở Miền Nam ngày càng gay gắt.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lin - côn đại diện đảng cộng hoà trúng cử Tổng thống đe doạ quyền lợi của chủ nô ở miền Nam.
+ 11 bang miền Nam tách khỏi liên bang.
- Diễn biến:
+ Ngày 12/4/1861 nội chiến bùng nổ, ưu thế thuộc về hiến bang.
+ Ngày 01/1/1862 Lin - côn ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ  nô lệ nông dân tham gia quân đội.
+ Ngày 09/4/1865 nội chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về quân liên bang.
- Ý nghĩa:
+Là cuộc cách mạng tư sản lần thứ 2 ở Mĩ.
+ Xoá bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Nền kinh tế Mỹu phát triển nhanh chóng sau nội chiến.

Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved