Phyloshophia-Rơnê Đêcáctơ (1596-1650).
Rơnê Đêcáctơ (1596-1650).
Đêcáctơ là một nhà khoa học, đồng thời là một nhà triết học lớn của Pháp và châu âu. Ông được đánh giá là một trong những người sáng lập nênnền triêt học của thời đại mới chống lại tôn giáo, chống lại chủ nghĩa kinh viện và cũng xây dựng tư duy mới giúp cho việc nhgiên cứu khoa học-đề ra phương pháp mới trong vấn đề nhận thức:”phương pháp thực nghiệm”(emperism).Học thuyết triết học của ông toát lên tinh thần duy lý.Có thể chia triết học của ông thành hai bộ phận là siêu hình học và khoa học (vật lý học).Trong siêu hình học, Đêcác tơ là nhà nhị nguyên luận ngã về phía duy tâm; nhưng trong khoa học ông lại là nhà duy vật siêu hình máy móc nổi tiếng.
Siêu hình học;
Trong siêu hình học của Đêcáctơ nổi bật bởi những tư tưởng sau:
“Nghi ngờ phổ biển”:
Theo Đêcáctơ, triết học phải bàn về khả năng và phương pháp đạt dược tri thức đúng đắng, vì vậy, nhiệm vụ trước mắt của nó là khắc phục chủ nghĩa hoài nghi,và sau đó là xây dựng các nguyên tắc, phương pháp nền tảng để giúp cho các nghành khoa học khám phá ra các qui luật của giới tự nhiên, xây dựng các chân lý khoa học nhằm chinh phục giới tự nhiên. Xây dựng các chân lý khoa học nhằm chinh phục giới tự nhiên, phục vụ lợi ích con người. Như vậy, Đêcáctơ đã tự đặt cho mình nhiệm vụ là phải xây dựng một triết học mới - triết học gắn liền với khoa học nhằm làm chủ tư duy, nâng cao trình độ lý luận cho con người.
Nếu Bêcơn cho rằng, cơ sở của chân lý là cảm tính, và để nhận thức đúng đắn cần phải tẩy rửa các ảo tưởng thì Đêcáctơ chủ trương rằng cơ sở của chân lý là lý tính, và để nhận thức đúng cần phải nghi ngờ phổ biến, tức nghi ngở mang tinh phương pháp luận đễ không mắc sai lầm vàcó được niềm tin chắc chắn trong nhận thứcthi Decaster cho rằng, để đạt được chân lý chúng ta cần phải nghi ngờ mọi cái, kể cả cái mà người ta cho là chân lý.Với nguyen tắc nhgi ngờ trên, Decaster đề cao tư duy lý tính và coi thường kinh nghiệm, cảm tính trong hoạt động nhận thức; vì vậy, ông đã đặt nền móng cho chủ nghĩa duy lý thời cận đại. Theo ông, mọi cái tồn tai chỉ có thể trở thành chân lý khi chúng đuợc đưa ra phán xét dưới ”toà án” của lý tính nhằm tự bào chữa cho sự tồn tại của mình. Nhgi ngờ phổ biến, vì vậy là cơ sờ phương pháp luận của triết học Đêcáctơ.
“Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”:Dù dựa trên nguyên tắc nghi ngờ phổ biến, nhưng Đêcáctơ không đi đến chủ nghĩa hoài nghi mà bác bỏ nó và xây dựng nguyên lý cơ bản của toàn bộ hệ thống siêu hình học duy lý của mình – nguyên lý “tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”. Tư tưởng này bộc lộ chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Đêcáctơ vì ông đã lấy tư tưởng, lấy suy nhgĩ của chủ thể làm khởi điểm của sự tồn tại, nó đề cao vai trò tích cực của con người đối với thế giới , xem con người là trung tâm của các vấn đề triết học.Dựa vào nguyên lý trên, Đêcáctơ đã xây dựng toàn bộ hệ thống siêu hình học của mình. Đối với ông, siêu hình học phải là học thuyết chặt chẽ về Thượng đế, về giới tự nhiên và con người, để từ đó rút ra các nguyên tắc giúp chỉ đạo hoạt động của con người - hoạt động nhận thức của linh hồn lý tính.
Lý luận về Thượng đế, giới tự nhiên và con người:
Nội dung chủ yếu trong lý luận về Thượng đế là các chứng minh của ông về sự tồn tại của Thượng đế.Theo ông, Thượng đế thực sự tồn tại, bởi vì mọi dân tộc, mọi con người đều nhgĩ về Thượng đế.Hơn nữa, sự tồn tại của Thượng đế là cái đảm bảo sự tòn tại chắc chắn của giới tự nhiên cũng như sự tồn tại của vạn vật sinh tồn trong nó.Giới tự nhiên chỉ có thể được tạo thành từ hai thực thể tồn tại độc lập nhau: thực thể tinh thần phi vật chất và thực thể vật chất phi tinh thần.Riêng con người là một thực thể đặc biệt được tạo thành từ hai thưc thể trên, là bậc thang trung gian giữa Thượng đế và hư vô.
Lý luận về linh hồn,nhận thức và phương pháp luận nhận thức:
Theo Đêcáctơ:
Linh hồn con người không chỉ bao gồm lý trí mà còn có cà ý chí nữa.Lý trí mang lại khả năngnhận thức sáng suốt, đúng đắn. Ý chí mang lại khả năng chọn lựa, phán quyết.Chính do khả năng lớn của mình mà ý chí có khả năng dẫn dắt linh hồn sa vào sai lầm.
Hoạt động bản chât của linh hồn là nhận thức, nhận thức, theo Đêcáctơ,là quá trình linh hồn lý tính xâm nhập vào chính mình để khám phá ra tư tưởng bẩm sinh chứa đựng trong mình và sử dụng chúng để tiếp cận hế giới.
Trực giác – năng lực linh cảm của linh hồn lý tính mang lại những linh cảm rõ ràng, rành mạch, hiển nhiên là hình thức nhận thức tối cao khám phá ra các tư tưỏng bẩm sinh đó. Ông coi lý trí khúc chiết chỉ nhận thức được chân lý khi nó dựa vào trực giác như là điểm khởi đầu và hình thức hoạt động trí tuệ cao nhất của mình để suy nghĩ một cách rõ ràng, rành mạch những tưởng trong nó và do nó sinh ra, hay nắm lấy tư tưởngvề các sự vật có thể khẳng định hay phủ địng.Bản thân lý trí khúc chiết tự nó không khẳng đinh hay phủ định điều gì cả nên nó không bao giờ mắc sai lầm.
Các nguyên tắc phương pháp luận nhận thức: có bốn nguyên tắc phương pháp luận nhận thức là:
Một là, chỉ coi chân lý những gì rõ ràng, rành mạch, không gợn một chút nghi ngờ nào cả (nhờ vào trực giác).
Hai là, phải phân chia đối tượng phức tạp thành các bộ phận đơn giản cấu thành để tiện lợi trong việc nghiên cứu.
Ba là, quá trình nhận thức phải xuất phát từ những điều đơn giản, sơ đẳng nhất dần dần đến những điều phức tạp hơn.
Bốn là, phải xem xét toàn diện mọi dữ kiện, tài liệu để không bỏ sót một cái gì trong quá trình nhận thức.
Tóm lại, quá trình nhận thức đúng đắn phải dựa vào năng lực trực giác của linh hồn lý tính để khám phá ra những tri thức bẩm sinh chứa sẵn trong nó. Sau đó, linh hồn lý tính sử dụng hiệu quả tư duy phân tích một cách toàn diẹn và phép suy diễn hợp lý (diễn dịch toán học) để xây dựng mọi tri thức khoa học lý thuyết; đồng thời, qua đó mà hoàn chỉnh lý trí khúc chiết để phát triển chủ nghĩa duy lý.
Khoa học
Vật lí học,
Đêcáctơ xây dựng lý luận về vật chất và vận động.Vật chất bao gồm các hạt nhỏ, mịn có thể phân chia đến vôcùng tận. Bản chất của vật chất là quãng tính.Vận động của vật thể lả vận động cơ giới, nghĩa là sự thay đổi vị trí của vật thể trong không gian, theo thời gian dưới sự chi phối bởi các định luật cơ học.
Sinh học,
Đêcáctơ phát triển tư tưởng duy vật máy móc về sự phụ thuộc của tinh thần (tâm lý) vào cơ cấu vật chất, vào các cơ quan trong cơ thể.Từ đó, ông khẳng định sự hình thành và phát triển của giới thực vật và giới động vật là quá trình hoàn toàn tự nhiên không có sự can thiệp của Thượng đế. Ông là người phát hiện ra cơ chế phản xạ,và coi mọi cơ chế sinh vật đều là các cổ máy có lắp đặt một cơ chế phản xạ. Đêcáctơ thấy rằng cơ thể con người có cấu tạo rất phức tạp,và hoàn thiện hơn các động vật thông thường.Với quan điểm duy vật và khoa học, Đêcáctơ rất kỳ vọng vào y học trong việc cải tạo thể xác và đời sống tinh thần của con người.
Toán học,
Đêcáctơ có những tư tưởng biện chứng vượt thời đại. Đêcáctơ đã đặt nền móng cho toán học hiện đại với việc tìm ra hình học giải tích, hàm số và phương pháp đồ thị.
Đêcáctơ không chỉ là người khôi phục lại mà còn đưa truyền thống duy lý phương Tây lên đỉnh cao. Ông đã đặt nền móng vững chắc cho khoa học lý thuyết. Lịch sử triết học, khoa học và văn minh tinh thần của phương Tây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng của ông.