Home » » Hiến Pháp Trị(Phần 2)

Hiến Pháp Trị(Phần 2)

Written By kinhtehoc on Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012 | 00:05

Hiến Pháp Trị(Phần 2)
ICEVN - Hiến Pháp trị - Phần 2
Chế độ Hiến pháp trị và di sản của các bậc khai quốc Hoa kỳ

Trật tự theo hiến pháp của xã hội Mỹ đặt cơ sở trên sự tán trợ của mọi người có lương tri nam cũng như nữ; sự thỏa thuận này được biểu hiệu bằng một “khế ước xã hội” ấn định việc ủy thác để thực hiện một số mục đích giới hạn. Các lý thuyết về “khế ước xã hội” được thịnh hành nhiều nhất vào thế kỷ 17 và 18 tại Âu châu, và thường được gắn liền với các triết gia người Anh như Thomas Hobbes và John Locke, và triết gia Pháp Jean Jacques Rousseau[14]. Các nhà tư tưởng này cho rằng, vì lợi ích riêng cho mình và vì lẽ phải, cá nhân phải có nghĩa vụ chính trị đối với tập thể . Các nhà tư tưởng đó nhận thức được các ưu điểm của một xã hội dân sự trong đó các cá nhân vừa có quyền và vừa có nghĩa vụ, so với các khuyết điểm của một “nhà nước tự nhiên”, là tình trạng giả định trong đó hoàn toàn không có một thẩm quyền cai trị nào cả. Ý tưởng “khế ước xã hội” phản ánh nhận thức cơ bản là một tập thể sinh động - chứ không phải chỉ là một chính quyền - phải được thành lập thì mới có được một chính thể tự do trong đó con người được bảo vệ để chống lại sự tiến công của các ý tưởng mê muội gây ra sự hỗn loạn, nạn chuyên chế, và tình trạng nổi loạn chống lại trật tự hợp lý của con người. Trong Luận cương Liên bang số 2 (Federalist Paper No. 2), John Jay[15] nhận xét rằng cá nhân phải nhường một số quyền tự nhiên của họ cho xã hội thì chính quyền mới có quyền lực cần thiết để hành động nhằm bảo đảm lợi ích chung. Do đó, sự tham gia của công dân vào một nền dân chủ theo hiến pháp cũng đòi hỏi người công dân phải có trách nhiệm tôn trọng các luật và các quyết định của tập thể trong các hoạt động công cộng, ngay cả khi cá nhân hoàn toàn không đồng ý với các luật và quyết định đó. Cả “người-vật” - như các kẻ tin vào thuyết hư vô và bọn vô chính phủ - lẫn các “người tự coi mình là thần thánh” -- như những kẻ có khuynh hướng độc tài, toàn quyền thao túng pháp luật -- cả hai loại người này đều bị Aristotle[16], Spinoza[17] cho là phải được trấn áp và xua đuổi ra khỏi xã hội. Hobbes, Locke và các bậc Khai sáng ra nước Mỹ cũng hưởng ứng quan điểm đó. Đó là điều kiện cốt yếu của một xã hội dân sự, không có nó thì xã hội dân sự không thể tồn tại. Các luật lệ và chính sách của một chính quyền theo hiến pháp không những chỉ có tầm mức giới hạn và căn cứ vào sự thỏa thuận mà lại còn phải có nhiệm vụ phải phục vụ cho sự an sinh của mọi người trong xã hội nói chung và còn cho cả từng cá nhân trong xã hội đó. Các chính khách Mỹ - từ những nhà cách mạng đến những người soạn thảo Hiến pháp - đều coi đó là di sản của lịch sử Hoa kỳ. Di sản đó đã bắt đầu xuất hiện từ Tuyên ngôn Độc lập (1776), qua các Điều khoản của Liên bang (1781) [Articles of Confederation (1781)], tới khi kết thúc cuộc chiến tranh cách mạng (1787) [Revolutionary War (1783)], ,lúc hình thành Hiến pháp (1787) và việc phê chuẩn Luật về Quyền Con Người (1791) [Bill of Rights (1791)]. Sau đây là một số các chủ đề chung tiêu biểu cho công cuộc tranh đấu cho tự do và chế độ hiến pháp tại Mỹ.

Chủ quyền về nhân dân

“Chúng tôi Nhân dân .... quy định và lập ra Hiến pháp này.” Những từ đó trong phần Dẫn nhập của Hiến pháp diễn tả chủ thuyết chủ quyền về nhân dân, hay là nhân dân cai trị. Các nhà làm Hiến pháp đã soạn thảo và đệ trình nhân dân phê chuẩn một văn kiện dùng để cai trị, dựa trên quan niệm là quyền chính trị tối hậu không phải thuộc về chính quyền hay bất cứ một viên chức nào trong chính quyền, mà là thuộc về nhân dân. “Nhân dân Chúng tôi” là người sở hữu chính quyền, nhưng dưới chế độ đại diện dân chủ, chúng ta giao quyền cai quản công việc hàng ngày cho một tập thể các đại diện dân cử. Tuy nhiên sự ủy quyền này không hề cản trở hay giảm bớt quyền và trách nhiệm của nhân dân với tư cách là người có thẩm quyền tối cao. Tính cách chính danh của chính quyền vẫn còn thuộc về người dân được cai trị, và người dân vẫn giữ cái quyền bất khả xâm phạm là họ có thể thay đổi chính quyền một cách hoà bình hay thay đổi Hiến pháp của họ.

Chế độ pháp trị

Tuy nhiên, theo thuyết hiến pháp, chính quyền phải ngay thẳng và theo lẽ phải, không những theo quan điểm của đa số quần chúng mà còn theo với một luật cao hơn mà bản Tuyên ngôn Độc lập gọi là “Luật Thiên nhiên hay Luật Thượng đế của Thiên nhiên”. Bộ Luật Tuyên cáo năm 1766 theo đó Quốc hội Anh tuyên bố quyền chiếm hữu thuộc địa Mỹ “ để ràng buộc (họ) trong bất cứ mọi vấn đề gì”, đã làm nổi bật sự tương phản giữa cai trị theo luật pháp và cai trị bằng luật pháp. Cai trị theo luật pháp hàm ý là phải hướng lên một nền công lý và luật pháp ở mức cao hơn (có tính cách siêu việt mà ai cũng hiểu) là mức bình thường của con người hay của luật mà các chính trị gia nhất thời ban hành. Các nhà Lập quốc [Mỹ] tin rằng chế độ pháp trị là giòng máu nuôi sống trật tự xã hội Mỹ và các quyền tự do cơ bản của con người. Chế độ pháp trị cho rằng nếu quan hệ giữa chúng ta (và với nhà nước) được chi phối bởi một số luật lệ tương đối không thiên vị - thay vì là bởi một nhóm người - thì sẽ bớt khả năng là chúng ta trở thành nạn nhân của một chế độ cai trị độc đoán hay chuyên quyền. Ở điểm này, cần ghi nhận là cái nghĩa vụ chính trị bao hàm trong pháp trị áp dụng không những cho những quyền và quyền tự do của các người chịu quyền cai trị và người công dân mà cũng áp dụng cho cả các người có quyền cai trị và các người lãnh đạo. Khi không cho cả cá nhân lẫn Nhà Nước vượt qua luật tối cao của đất nước các nhà soạn thảo hiến pháp lập ra một lớp chắn bảo vệ cho quyền và quyền tự do cá nhân.
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved